Quy định khi đánh giá năng lực học sinh năm 2024

Tại khoản 1 Điều 6 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định việc cơ sở đào tạo có thể lựa chọn các phương thức tuyển sinh [thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển với xét tuyển], áp dụng chung cho cả cơ sở đào tạo hoặc áp dụng riêng cho một số chương trình, ngành, lĩnh vực và hình thức đào tạo.

Theo đó, thi đánh giá năng lực [ĐGNL] là kì thi do các trường Đại học tổ chức riêng và sử dụng kết quả thi thực tế đó để xét tuyển. Kì thi này được coi là một bài kiểm tra cơ bản để đánh giá năng lực của thí sinh một cách toàn diện hơn.

Nội dung bài thi đánh giá năng lực tích hợp những kiến thức và tư duy, dưới hình thức cung cấp số liệu và dữ liệu cũng như các công thức cơ bản. Qua đó, đánh giá được những khả năng suy luận và giải quyết vấn đề của thi sinh.

Nguồn: //hcmussh.edu.vn/news/item/24538

Thi đánh giá năng lực là gì? [Hình từ internet]

Cơ cấu đề thi đánh giá năng lực năm 2024 được quy định như thế nào?

Tại Điều 13 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định chung về cấu trúc đề thi như sau

Đề thi
1. Đề thi phải được xây dựng theo đề cương. Đề cương đề thi [bao gồm cấu trúc và dạng thức đề thi, phạm vi và tiêu chí đánh giá] phải thể hiện được yêu cầu về kiến thức nền tảng và năng lực cốt lõi mà thí sinh cần có để học tập thành công ở trình độ đào tạo. Đề cương đề thi phải được công bố cho thí sinh ít nhất 30 ngày trước ngày thi.
2. Cấu trúc đề thi đối với kỳ thi tuyển sinh hoặc kỳ thi độc lập phải chứa thành phần của nội dung môn toán hoặc môn ngữ văn cùng với ít nhất hai môn học khác trong chương trình cấp THPT phù hợp với yêu cầu của lĩnh vực, ngành đào tạo; các nội dung đưa vào đề thi phải phù hợp với những quy định của pháp luật về giáo dục và văn hóa.
3. Phạm vi đánh giá của đề thi đối với kỳ thi tuyển sinh hoặc kỳ thi độc lập chủ yếu nằm trong nội dung của chương trình cấp THPT hiện hành; riêng phạm vi đánh giá của kỳ thi bổ trợ dựa trên yêu cầu về tài năng, năng khiếu hoặc phẩm chất đặc biệt của ngành, lĩnh vực đào tạo. Tiêu chí đánh giá phải dựa trên các cấp độ năng lực, tư duy; phân loại được năng lực của thí sinh, đáp ứng mức độ phù hợp của thí sinh đối với các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi tuyển sinh.
4. Đề thi được xây dựng dựa trên trích xuất ngẫu nhiên từ ngân hàng câu hỏi chuẩn hóa đủ lớn, hoặc được xây dựng mới theo quy trình bảo mật tuyệt đối. Trong trường hợp tổ chức nhiều đợt thi, hoặc một đợt thi có nhiều đề thi thì các đề thi phải bảo đảm tính tương đương. Câu hỏi thi phải được diễn đạt rõ ràng, không đa nghĩa.
5. Đề thi phải được một hội đồng ra đề thi chịu trách nhiệm xây dựng và phải được một hội đồng thẩm định đề thi chịu trách nhiệm thẩm định. Tổ chức và hoạt động của hội đồng ra đề thi và hội đồng thẩm định đề thi phải độc lập với nhau và độc lập với các nhóm xây dựng ngân hàng câu hỏi thi [nếu có].

Theo đó, tùy thuộc vào yêu cầu và mục tiêu tuyển dụng của từng trường sẽ có những cấu trúc bài thi đánh giá năng lực riêng khác nhau với số môn làm bài khác nhau.

Điển hình như cấu trúc bài thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh như sau:

Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo ĐHQG-HCM cho biết: Bài thi ĐGNL của ĐHQG-HCM được xây dựng theo cùng cách tiếp cận với các bài thi đánh giá năng lực phổ biến trên thế giới như SAT [Scholastic Assessment Test] của Hoa kỳ và bài thi TSA [Thinking Skills Assessment] của Anh.

Xét về cấu trúc, bài thi ĐGNL của ĐHQG-HCM tích hợp được các kỹ năng về đọc hiểu, phân tích vốn được nhấn mạnh ở bài thi SAT và kỹ năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề của bài thi TSA. Cụ thể, bài thi ĐGNL của ĐHQG-HCM đánh giá các năng lực cơ bản để học đại học của thí sinh như: sử dụng ngôn ngữ, tư duy logic, xử lý số liệu, giải quyết vấn đề. Nội dung bài thi được tích hợp đầy đủ cả về kiến thức lẫn tư duy dưới hình thức cung cấp số liệu, dữ kiện và các công thức cơ bản.

Bài thi ĐGNL của ĐHQG-HCM gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm với thời gian làm bài là 150 phút. Cấu trúc đề thi như sau:

Mục tiêu đánh giá

Số câu

Nội dung

Phần 1. Sử dụng ngôn ngữ

1.1. Tiếng Việt

20

Các câu hỏi, bài đọc đánh giá kiến thức văn học khả năng dùng từ, khả năng đọc hiểu, khả năng phân tích bài viết Tiếng Việt và Tiếng Anh

1.2. Tiếng Anh

20

Phần 2. Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu

2.1. Toán học

10

Các vấn đề về toán phổ thông.

Các bài suy luận và xác định các quy luật logic.

Các bài phân tích và chọn phương án trả lời tương ứng với từng bảng số liệu cho trước.

2.2. Tư duy logic

10

2.3. Phân tích số liệu

10

Phần 3. Giải quyết vấn đề

3.1. Vấn đề thuộc lĩnh vực hóa học

10

Những vấn đề liên quan đến kiến thức khoa học xã hội và tự nhiên

3.2. Vấn đề thuộc lĩnh vực vật lý

10

3.3. Vấn đề thuộc lĩnh vực sinh học

10

3.4. Vấn đề thuộc lĩnh vực địa lý

10

3.5. Vấn đề thuộc lĩnh vực lịch sử, chính trị, xã hội

10

Tổng cộng

120

Kết quả thi ĐGNL được xác định bằng phương pháp trắc nghiệm hiện đại theo Lý thuyết Ứng đáp Câu hỏi [Item Response Theory - IRT]. Điểm của từng câu hỏi có trọng số khác nhau tùy thuộc vào độ khó và độ phân biệt của câu hỏi. Điểm số tối đa của bài thi là 1.200 điểm, trong đó điểm tối đa phần Sử dụng ngôn ngữ là 400 điểm, phần Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu là 300 điểm, phần giải quyết vấn đề là 500 điểm.

Bên cạnh đó, việc xây dựng cấu trúc đề thi phải đảm bảo các tiêu chí tại Điều 13 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT.

Nguồn: Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Việc tổ chức thi đánh giá năng lực để tuyển sinh của các trường đại học phải đảm bảo những điều kiện nào?

Các trường đại học tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực phải đáp ứng các điều kiện tại khoản 1 Điều 12 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định Cơ sở đào tạo tổ chức thi phải bảo đảm đủ năng lực về đội ngũ, cơ sở vật chất và các điều kiện khác để tổ chức kỳ thi khách quan, nghiêm túc, chuyên nghiệp, an toàn, thuận tiện và hiệu quả; cụ thể như sau:

- Phải có bộ phận chuyên trách công tác khảo thí đủ năng lực quản lý và tổ chức thực hiện toàn bộ quy trình của công tác thi.

- Đội ngũ cán bộ tham gia công tác tổ chức thi phải đủ số lượng, có phẩm chất đạo đức tốt và năng lực chuyên môn phù hợp để bảo đảm thực hiện tốt các nhiệm vụ trong từng quy trình của công tác thi;

- Các quy trình và phân công trách nhiệm các bộ phận tham gia phải đầy đủ, rõ ràng và hiệu quả, bảo đảm tính độc lập, khách quan giữa các khâu và các bộ phận; có biện pháp hiệu quả chống gian lận và lạm dụng;

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị và phần mềm phải phù hợp với quy mô và hình thức tổ chức thi, đáp ứng yêu cầu hỗ trợ hiệu quả cho thực hiện các quy trình trong công tác tổ chức thi, bao gồm cả yêu cầu về bảo mật, an toàn, an ninh, chống gian lận trong kỳ thi;

- Trường hợp tổ chức thi trực tuyến phải thực hiện đầy đủ biện pháp để bảo đảm kết quả đánh giá tin cậy và công bằng như đối với hình thức thi trực tiếp, đồng thời toàn bộ diễn biến của buổi thi được ghi hình, ghi âm và lưu trữ.

Theo đó, cơ sở đào tạo tổ chức thi phải xây dựng quy chế thi và đề án tổ chức thi [có thể tích hợp trong đề án tuyển sinh], công bố trên trang thông tin điện tử của đơn vị đồng thời gửi về cơ quan quản lý trực tiếp và Bộ GDĐT để báo cáo ít nhất 30 ngày trước khi thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi.

Cơ sở đào tạo tổ chức thi chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi công tác trước, trong và sau kỳ thi, bao gồm cả trách nhiệm giải trình trước cơ quan quản lý nhà nước và xã hội về chất lượng đề thi, quy chế thi, đề án tổ chức thi và việc triển khai đề án tổ chức thi.

Đánh giá năng lực của học sinh là gì?

Thi đánh giá năng lực [ĐGNL] là một kỳ thi được tổ chức bởi các trường Đại học nhằm đánh giá và xác định khả năng của thí sinh trong nhiều khía cạnh khác nhau. Đây là một phần quan trọng trong quá trình xét tuyển của một số trường Đại học, bên cạnh việc xem xét kết quả học tập và các yếu tố khác.

Nên học đánh giá năng lực khi nào?

Trong khoảng thời gian từ 1 – 3 tháng trước khi diễn ra kỳ thi thực tế, thí sinh cần chú trọng vào việc luyện đề. Chính vì vậy, nếu bạn là thí sinh dự thi kỳ thi ĐGNL của ĐHQGHN, TPHCM, Bách khoa Hà Nội, Bộ Công an thì khoảng 3 tháng trước kỳ thi là thời điểm luyện đề hợp lý nhất .

Học sinh được thi đánh giá năng lực bao nhiêu lần?

Mỗi phần thi 50 điểm, tổng 150 điểm. Nếu năm 2022 sau 28 ngày thí sinh được đăng ký đợt thi mới, nhiều em thi rất nhiều lần gây tốn kém mà không cải thiện được chất lượng nhiều, năm nay mỗi thí sinh chỉ được thi 2 lần. Thí sinh thi trực tiếp trên máy xong sẽ có kết quả luôn, đảm bảo kết quả minh bạch.

Kỳ thi đánh giá năng lực 2023 tp.hcm khi nào?

Ở đợt thi đầu tiên, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh dự kiến mở cổng đăng ký dự thi từ ngày 1 đến 26/2/2023. Thí sinh dự thi vào ngày 26/3/2023, kết quả thi được công bố vào ngày 4/4.

Chủ Đề