Quy trình kiểm dịch thực vật nhập khẩu

Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật [Phytosanitary certification] là một trong những chứng từ bắt buộc mà nhà nhập khẩu yêu cầu các doanh nghiệp Việt Nam phải cung cấp khi xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm sản ra nước ngoài. Quy trình đăng kí kiểm dịch thực vật cho hàng xuất khẩu không quá khó tuy nhiên đòi hỏi người thực hiện phải nắm vững quy trình để tránh sai sót, tránh trường hợp hàng hóa đã xuất đi mà không đăng kí thành công chứng thư kiểm dịch thực vật. Hôm nay, công ty Giao nhận quốc tế Rồng Biển sẽ gửi đến quý khách toàn bộ quy trình kiểm dịch thức vật cho hàng xuất khẩu như sau:

→ By English

Kiểm dịch thực vật cho hàng xuất khẩu là gì?

Kiểm dịch thực vật là việc mà cơ quan nhà nước yêu cầu kiểm tra hàng hóa để tranh lây lan những dịch bệnh nguy hiểm [do virus, côn trùng hoặc mầm bệnh] gây ảnh hưởng đến thực vật [nông sản] và con người tại lãn thổ Việt Nam.

Những sản phẩm nào cần kiểm dịch thực vật cho hàng xuất khẩu?

Những sản phẩm cần kiểm dịch thực vật là những sản phẩm được làm từ thực vật, cây cối. Ví dụ: nông sản, hoa màu, rau quả, gỗ, ….

Quy trình kiểm dịch thực vật cho hàng xuất khẩu như thế nào?

Bước 1: Đăng ký tài khoản để làm kiểm dịch thực vật:

Lên đăng ký tại phòng đăng ký tài khoản mới của cơ quan kiểm dịch thực vật [CHI CỤC KIỂM DỊCH THỰC VẬT VÙNG], sẽ được phát 02 mẫu gồm: mẫu thông tin đăng ký tài khoản [cần 1 ngày để kích hoạt tài khoản], và phiếu đăng ký kiểm dịch thực vật.

Về tạo tài khoản và làm theo 02 mẫu trên

Hoặc tải 2 mẫu tại đây:

PHIẾU ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN

GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM DỊCH THỰC VẬT

Bước 2: Đăng ký đơn hàng cần kiểm dịch thực vật:

Chủ hàng hoặc người được ủy quyền lên đăng ký kiểm dịch thực vật trước 1-2 ngày tàu chạy với cơ quan kiểm dịch thực vật vùng.

Hồ sơ đăng ký gồm:

  • Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật [theo mẫu của cơ quan kiểm dịch và khai báo đầy đủ thông tin về lô hàng cần kiểm dịch]
  • Hợp đồng mua bán hàng hóa [bắt buộc] cùng vận đơn + invoice + packing list [nếu có]
  • Giấy ủy quyền của chủ hàng [nếu bên đăng ký là người được chủ hàng ủy quyền]

Mọi người nhớ kiểm tra danh mục của sản phẩm thuộc loại nào, để ghi lên đơn đăng ký số tiền kiểm dịch trước nhé, kẻo lên không biết là bị la đấy

Sau khi hồ sơ đạt yêu cầu, lên phòng kế toán của cơ quan kiểm dịch thực vật đóng lệ phí kiểm dịch thực vật.

Bước 3: Làm thủ tục kiểm tra lấy mẫu lô hàng cần kiểm dịch thực vật

Tùy theo loại hàng hóa và yêu cầu của nước nhập khẩu, cơ quan kiểm dịch sẽ tiến hành kiểm tra hàng thực tế tại cảng / sân bay hay kho sản xuất. Hoặc có thể yêu cầu kiểm tra đặc biệt về nhà máy sản xuất, vùng trồng, …v.v

Cơ quan kiểm dịch sẽ tiến hành kiểm tra lấy mẫu để xác định hàng có đủ điều kiện để xuất khẩu hay không

Bước 4: Khai điện tử đơn hàng cần xuất khẩu:

Tiến hành khai báo thông tin lô hàng qua trang web của Chi Cục kiểm dịch vùng [người gửi, người nhận, tên hàng, số lượng, nước xuất xứ, kiểm tra đặc biệt, ... hoặc những yêu cầu khác]. Trong 4 tiếng cơ quan kiểm dịch sẽ gửi lại bản nháp chứng thư qua email cho chủ hàng hoặc người được ủy quyền.

Bước 5: Nộp hồ sơ hoàn chỉnh để lấy chứng thư kiểm dịch

Có bản nháp, kiểm tra và xác nhận với shipper /consignee

Nếu cần chỉnh sửa, sửa trực tiếp lên bản nháp rồi gửi bộ hồ sơ hoàn chỉnh lên chi cục kiểm dịch thực vật.

Sau đó mang hồ sơ hoàn chỉnh nộp tại phòng tiếp nhận của cơ quan kiểm dịch thực vật. Gồm:

  • Số tiếp nhận
  • Bộ hồ sơ ban đầu
  • Bản nháp chứng thư đã được khai báo qua mạng
  • Vận đơn [bill]
  • Invoice
  • Packing list

Bước 6: Tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ

Cơ quan kiểm dịch thực vật sẽ kiểm tra của bộ hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, sẽ cấp chứng thư gốc cho chủ hàng trong vòng 24 tiếng. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, không hợp lệ thì yêu cầu chủ hàng hoặc người được ủy quyền bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

Dịch vụ đăng ký kiểm dịch thực vật cho hàng xuất khẩu của công ty Rồng Biển

Dịch vụ đăng ký kiểm dịch thực vật cho hàng xuất khẩu của công ty Rồng Biển, chuyên tư vấn cho các loại sản phẩm nông sản, thực phẩm xuất đi thị trường khó tính như Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Taiwan,… Và tất nhiên là sẽ có nhiều trường hợp có yêu cầu đặc biệt riêng mà không thể ghi hết trên đây được, vui lòng liên hệ  liên hệ 0902620898 - Mr.Long để được tư vấn thêm nhé. 

Hoặc Tìm hiểu thêm tại ĐÂY .

 

Nguồn: Công ty giao nhận quốc tế Rồng Biển

Bước 1: Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến [nếu có áp dụng] đến Cục Bảo vệ thực vật.

Bước 2: Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định hoặc cần bổ sung tài liệu giải trình, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ Cục Bảo vệ thực vật thông báo để thương nhân hoàn thiện hồ sơ.

Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Cục Bảo vệ thực vật cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu theo Mẫu số 05/BVTV Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 43/2018/TT-BNNPTNT. Trường hợp từ chối cấp phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

1/ Các sản phẩm thuộc diện phải kiểm dịch thực vật nhập khẩu. Bạn Hiệp – ĐT/Zalo: 0986.833.155 // Nhận đăng ký kiểm dịch thực vật nhập khẩu và khai hải quan tại HCM, Vận chuyển hàng hóa đường biển, đường hàng không.

CÁCH ĐĂNG KÝ KIỂM DỊCH THỰC VẬT NHẬP KHẨU

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã ghé thăm website của mình nhé.

Mình là Hiệp làm sales trong lĩnh vực logistics.

Mong được hợp tác và học hỏi thêm từ bạn trong quá trình làm XNK nhé!

1/ Các sản phẩm thuộc diện phải kiểm dịch thực vật nhập khẩu

Bạn Hiệp – ĐT/Zalo: 0986.833.155 // Nhận khai hải quan tại HCM – hoàn thành thủ tục đăng ký kiểm dịch thực vật nhập khẩu – vận chuyển hàng hóa quốc tế đường biển, đường hàng không.

- Theo Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT : Những sản phẩm sau nhập khẩu sẽ phải kiểm dịch thực vật và phải xin giấy phép kiểm dịch thực vật trước khi nhập khẩu.

Điều 1. Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật

1. Thực vật

Cây và các bộ phận còn sống của cây.

2. Sản phẩm của cây

a] Các loại củ, quả, hạt, hoa, lá, thân, cành, gốc, rễ, vỏ cây;

b] Các loại tấm, cám, khô dầu, sợi tự nhiên dạng thô, xơ thực vật;

c] Bột, tinh bột có nguồn gốc thực vật [trừ bột nhào, tinh bột biến tính];

d] Cọng thuốc lá, thuốc lá sợi, thuốc lào sợi, men thức ăn chăn nuôi, bông thô, phế liệu bông, rơm, rạ và thực vật thủy sinh;

đ] Gỗ tròn, gỗ xẻ, pallet gỗ, mùn cưa, mùn dừa;

e] Nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc thực vật;

g] Giá thể trồng cây có nguồn gốc thực vật.

3. Các loại nấm [trừ nấm ở dạng muối, đông lạnh, đóng hộp, nấm men].

4. Kén tằm, gốc rũ kén tằm và cánh kiến.

5. Các loại côn trùng, nhện, nấm bệnh, tuyến trùng, vi khuẩn, virus, phytoplasma, viroids và cỏ dại phục vụ cho công tác giám định, tập huấn, phòng trừ sinh học và nghiên cứu khoa học.

6. Phương tiện vận chuyển, bảo quản vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.

7. Các vật thể khác có khả năng mang theo đối tượng kiểm dịch thực vật sẽ do Cục Bảo vệ thực vật xác định và báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định.

8. Trường hợp xuất khẩu những vật thể không thuộc Danh mục quy định tại Điều này sẽ được thực hiện kiểm dịch thực vật theo yêu cầu của nước nhập khẩu và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết hoặc gia nhập.

=> Bạn hãy tham khảo các bài viết sau để hiểu về việc xin giấy phép  kiểm dịch nhé:

1/ ĐĂNG KÝ XIN GIẤY PHÉP KIỂM DỊCH THỰC VẬT NHẬP KHẨU - THỦ TỤC KIỂM DỊCH THỰC VẬT NHẬP KHẨU

2/ THỦ TỤC KIỂM DỊCH THỰC VẬT NHẬP KHẨU - XIN GIẤY PHÉP KIỂM DỊCH

3/ KIỂM DỊCH THỰC VẬT TẠI VIỆT NAM

- Danh sách mặt hàng làm kiểm dịch thực vật nhập khẩu theo Thông tư 15/2018/TT-BNNPTNT [Mục 11]. Quy định rõ mã hs code từng mặt hàng cụ thể phải kiểm dịch thực vật nhập khẩu. Bạn hãy kiểm tra danh mục này nhé.

=> Để phân biệt sản phẩm nào phải kiểm dịch thực vật, sản phẩm nào phải kiểm tra an toàn thực phẩm và sản phẩm nào phải kiểm dịch thực vật và kiểm tra an toàn thực phẩm.

Bạn tham khảo bài viết : CÁCH PHÂN BIỆT SẢN PHẨM PHẢI LÀM KIỂM DỊCH THỰC VẬT NHẬP KHẨU, KIỂM TRA AN TOÀN THỰC PHẨM

2/ Cách điền hồ sơ kiểm dịch thực vật nhập khẩu trên trang một cửa quốc gia

Bạn Hiệp – ĐT/Zalo: 0986.833.155 // Nhận khai hải quan tại HCM, Vận chuyển hàng hóa đường biển, đường hàng không.

Bạn muốn nộp hồ sơ kiểm dịch thực vật, bạn phải đăng ký mở tài khoản trên trang web một cửa quốc gia.

- Địa chỉ trang web: //vnsw.gov.vn/.

- Việc đăng ký tài khoản tương đối đơn giản. Trang web có phần tài liệu hướng dẫn đăng ký tài khoản. Bạn hãy chủ động đăng ký sớm để thuận lợi cho việc kiểm dịch và làm các thủ tục của các bộ khác nhé!

- Sau khi có tài khoản. Bạn vào Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thông đăng ký thủ tục kiểm dịch thực vật nhé.

- Màn hình sẽ hiện ra như sau: Bạn chọn kiểm dịch thực vật.

Bạn bấm thêm mới để hiện ra giao diện đăng ký hồ sơ.

Bạn điền các thông tin cần thiết vào:

Bạn Hiệp – ĐT/Zalo: 0986.833.155 // Nhận đăng ký kiểm dịch thực vật nhập khẩu và khai hải quan tại HCM, Vận chuyển hàng hóa đường biển, đường hàng không.

* Thông tin của tổ chức/cá nhân đăng ký:

-Số CMND / IdentityCard No : Điền thông tin của bạn hoặc giám đốc công ty bạn

- Nơi cấp CMND / IdentityCard No Place: Điền thông tin của bạn hoặc giám đốc công ty bạn

- Ngày cấp CMND / IdentityCard Date: Điền thông tin của bạn hoặc giám đốc công ty bạn

- Đơn vị kiểm dịch [*]: Nếu hàng hóa thuộc trạm kiểm dịch quản lý thì chọn trạm kiểm dịch, nếu không có trạm kiểm dịch quản lý thì chọn chi cục kiểm dịch quản lý.

Vd: hàng về kho DHL hoặc kho TCS, SCSC ở khu vực sân bay Tân Sơn Nhất. Khi đó, bạn chọn là Trạm KDTV sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.

Vd: hàng về cảng Cát Lái. Bạn kiểm tra không thấy có trạm kiểm dịch nào quản lý thì chọn Chi cục kiểm dịch thực vật vùng 2.

* Thông tin xuất khẩu:

Bạn Hiệp – ĐT/Zalo: 0986.833.155 // Nhận đăng ký kiểm dịch thực vật nhập khẩu và khai hải quan tại HCM, Vận chuyển hàng hóa đường biển, đường hàng không.

- Tổ chức, cá nhân xuất khẩu / Exporter [*]: Điền thông tin cty xuất khẩu trên Hợp đồng và INV vào.

- Mã nước tổ chức, cá nhân xuất khẩu / Exporter State Code[*]: Điền thông tin cty xuất khẩu trên Hợp đồng và INV vào.

- Địa chỉ / Exporter Address [*]: Điền thông tin cty xuất khẩu trên Hợp đồng và INV vào.

- Nước xuất khẩu / Exporter State Name [*]: Theo bill vận chuyển hàng

- Cửa khẩu xuất / Port Of Departure Name [*]: Theo bill vận chuyển hàng

* Thông tin nhập khẩu:

- Tổ chức,cá nhân nhập khẩu / Importer [*]: Điền thông tin cty xuất khẩu trên Hợp đồng và INV vào.

- Địa chỉ / Importer Address [*]: Điền thông tin cty xuất khẩu trên Hợp đồng và INV vào.

- Cửa khẩu nhập / Port Of Destination Name [*]: Theo bill vận chuyển hàng

- Phương tiện vận chuyển / TransportType [*]:

Đi bằng đường bộ :Oto, xe tải, tàu hỏa…

Đi bằng đường biển: container [ nếu hàng nguyên container], hàng lẻ, hàng rời…

Đi bằng máy bay hoặc chuyển phát nhanh: máy bay

* Thông tin khác:

Bạn Hiệp – ĐT/Zalo: 0986.833.155 // Nhận đăng ký kiểm dịch thực vật và khai hải quan tại HCM, Vận chuyển hàng hóa đường biển, đường hàng không.

- Mục đích sử dụng / Uses [*]: Tùy theo mục đích sử dụng bạn khai nhé: Nguyên liệu sản xuất, bán lẻ, bán buôn, kinh doanh, thương mại….

- Giấy phép kiểm dịch nhập khẩu [nếu có] / License Import No : Đối với các sản phẩm phải xin giấy phép kiểm dịch nhập khẩu – mình có nêu cách xin giấy phép ở bài trước. Bạn tham khảo thêm.

- Địa điểm kiểm dịch / Place Of Phytosanitary [*]: Nơi hàng hóa đang được lưu giữ. Vd : Hàng chuyển phát nhanh về kho DHL HCM. Bạn ghi: Sân bay Tân Sơn Nhất [ kho DHL ]

- Thời gian kiểm dịch / DateOfPhytosanitar [*]: thời gian bạn dự kiến hàng về và có thể lấy mẫu kiểm dịch được. Bạn nên ghi ngày kiểm dịch sau ngày dự kiến mở tờ khai hải quan. VD: Bạn mở tờ khai ngày 10/08/2020 thì nên  đăng ký kiểm dịch sau ngày 10/08/2020. Nếu luồng đỏ, phải kiểm hóa hàng và lấy mẫu kiểm dịch luôn một ngày cho tiện.

- Nơi hàng đến / Place [*]: Nơi dự kiến bạn sẽ vận chuyển hàng đến sau khi thông quan. Vd: Địa chỉ kho hàng của bạn.

Thông tin hàng hóa:

Bạn Hiệp – ĐT/Zalo: 0986.833.155 // Nhận đăng ký kiểm dịch thực vật nhập khẩu và khai hải quan tại HCM, Vận chuyển hàng hóa đường biển, đường hàng không.

- Tên hàng hoá[*]: Tên hàng ở đây nên giống tên mà bạn mở tờ khai hải quan

- Tên khoa học: Bạn kiểm tra trên Phyto và điền vào. Trên đó sẽ có tên khoa học của sản phẩm

- Mã số [nếu có]: bạn có thể không điền

- Cơ sở sản xuất[*]: Công ty sản xuất hàng hóa. Nếu khác với công ty trên INV, hợp đồng bạn nên tìm hiểu và điền đúng thông tin công ty sx nhé.

- Địa chỉ[*]: Địa chỉ cơ sở sản xuất bên trên

- Số lượng: Căn cứ theo Packing list và Invoice

- Khối lượng tịnh: Căn cứ theo Packing list, tem dán trên sản phẩm, catalogue sản phẩm…

- Khối lượng cả bì: Căn cứ theo Packing list, tem dán trên sản phẩm, catalogue sản phẩm…

- Số hợp đồng hoặc số chứng từ thanh toán [L/C, TTr...]: Bạn điền số Hợp đồng hoặc số Invoice vào. Vd: Invoice-1234

- Mã số HS[*]: HS code sản phẩm ở đây phải khớp với hs code dùng để khai hải quan.

3/ Hồ sơ cần chuẩn bị để kiểm dịch thực vật nhập khẩu

Bạn Hiệp – ĐT/Zalo: 0986.833.155 // Nhận đăng ký kiểm dịch thực vật nhập khẩu và khai hải quan tại HCM, Vận chuyển hàng hóa đường biển, đường hàng không.

- Sau khi khai xong bản đăng ký, bạn truyền chính thức tờ đăng ký. Đợi phản hồi thông tin từ cơ quan xử lý.

- Khi có kết quả chấp nhận bản đăng ký. Bạn in bản đăng ký + Phyto gốc lên Đơn vị kiểm dịch [*]: Nếu hàng hóa thuộc trạm kiểm dịch quản lý thì chọn trạm kiểm dịch, nếu không có trạm kiểm dịch quản lý thì chọn chi cục kiểm dịch quản lý.

Vd: hàng về kho DHL hoặc kho TCS, SCSC ở khu vực sân bay Tân Sơn Nhất. Khi đó, bạn chọn là Trạm KDTV sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.

Vd: hàng về cảng Cát Lái. Bạn kiểm tra không thấy có trạm kiểm dịch nào quản lý thì chọn Chi cục kiểm dịch thực vật vùng 2.

Nộp hồ sơ và đóng tiền lệ phí kiểm dịch.

4/ Mở tờ khai hải quan

- Bạn chuẩn bị bộ hồ sơ như bình thường. Ngoài ra, ghi chú số tiếp nhận Kiểm dịch thực vật lên tờ khai hải quan ở phần Ghi chú. Để hải quan kiểm tra trên mạng khi có kết quả kiểm dịch thực vật.

- Hồ sơ nộp hải quan: hợp đồng, INV, PKL, Bill, tờ khai, bản photo tờ đăng ký kiểm dịch thực vật.

5/ Lấy mẫu và cấp giấy xác nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu.

Bạn Hiệp – ĐT/Zalo: 0986.833.155 // Nhận đăng ký kiểm dịch thực vật và khai hải quan tại HCM, Vận chuyển hàng hóa đường biển, đường hàng không.

- Sau khi mở tờ khai bạn nên liên hệ cán bộ phụ trách lấy mẫu tại khu vực lưu giữ hàng của bạn. Khi nộp Phyto gốc và đóng phí bạn nên hỏi số điện thoại ai sẽ phụ trách lấy mẫu kiểm dịch để tiện liên hệ.

- Khi lấy mẫu xong, bạn hỏi cán bộ phụ trách khi nào có kết quả. Để kịp thời lên trang một cửa quốc gia lấy kết quả kiểm dịch và liên hệ hải quan để thông quan hàng.

Như vậy, Hiệp đã nêu cụ thể các bước thực hiện kiểm dịch thực vật nhập khẩu. Với bài viết của mình, mong rằng sẽ giúp ích cho bạn nhiều hơn trong quá trình nhập khẩu hàng hóa.

Nếu bạn cần Vận Chuyển Hàng Từ NƯỚC NGOÀI VỀ VIỆT NAM hãy liên hệ CHÚNG TÔI !!!!!!!!!!!!!!!!!! 

 Liên hệ : Hiệp [Mr] - 0986 833 155

  Mail: 

 
 Zalo : 0986 833 155

  Skype : Henryhiep.456

Video liên quan

Chủ Đề