Sai phạm trọng yếu là gì

Tính trọng yếu [tiếng Anh: Materiality] là cái ngưỡng để xem xét xem sai phạm có thể được chấp nhận hay không trong kiểm toán, còn gọi là mức trọng yếu.

  • 23-08-2019Kiểm toán [Audit] là gì? Sự cần thiết khách quan của kiểm toán trong nền kinh tế thị trường
  • 23-08-2019Kiểm toán báo cáo tài chính [Audit of Financial Statements] là gì?
  • 23-08-2019Gian lận [Fraud] và Sai sót [Errors] là gì? Những biểu hiện của gian lận và sai sót

Hình minh họa. Nguồn: accountlearning.com

Trọng yếu

Định nghĩa

Tính trọng yếu trong tiếng Anh gọi là Materiality.

Tính trọng yếu được định nghĩa như sau: "Là một mức giá trị do kiểm toán viên xác định tùy thuộc vào tầm quan trọng và tính chất của thông tin hay sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Mức trọng yếu là một ngưỡng, một điểm chia cắt chứ không phải là nội dung của thông tin cần phải có. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét cả trên phương diện định lượng và định tính"

[Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 320]

Ý nghĩa của tính trọng yếu trong kiểm toán

Tính trọng yếu giúp cho kiểm toán viên xác định nội dung, phạm vi, thời gian của các thủ tục kiểm toán, giúp kiểm toán viên xác định thông tin trên báo cáo tài chính có trung thực và hợp lí không.

Kiểm toán viên sử dụng tính trọng yếu để đánh giá ảnh hưởng của những sai sót đến báo tài chính. Nếu kiểm toán viên xác định rằng báo cáo tài chính là trung thực trên mọi khía cạnh trọng yếu, điều này có nghĩa là báo cáo tài chính của doanh nghiệp vẫn có thể tồn tại những gian lận, sai sót, nhưng những gian lận, sai sót này vẫn ở mức chấp nhận được.

Đánh giá tính trọng yếu

Việc đánh giá tính trọng yếu là vấn đề phụ thuộc rất lớn vào bản thân mỗi kiểm toán viên do phụ thuộc vào tính chủ quan và khả năng xét đoán nghề nghiệp.

- Tính trọng yếu là khái niệm tương đối hơn là tuyệt đối.

- Tính trọng yếu phải được xem xét trên cả 2 mặt định tính và định lượng.

Về mặt định lượng, tính trọng yếu luôn phải được xem xét trong mối quan hệ chặt chẽ giữa các sai phạm. Tuỳ vào từng doanh nghiệp mà độ lớn của từng sai phạm có thể là trọng yếu hoặc không trọng yếu. Hoặc nếu xét đơn lẻ thì một sai phạm không phải là trọng yếu nhưng nếu xét tổng hợp các sai phạm thì lại thành trọng yếu.

Về mặt định tính, trọng yếu nói lên bản chất của sai phạm. Có những sai phạm không xác định độ lớn nhưng vẫn được coi là trọng yếu như các sai phạm liên quan đến: luật pháp, chính sách chế độ, qui tắc; tính trung thực của quản lí cấp cao; liên quan đến doanh thu, lợi nhuận; sai phạm mang tính dây chuyền hoặc đã được chỉ ra nhưng không được sửa chữa kịp thời.

[Tài liệu tham khảo: Giáo trình lí thuyết kiểm toán, NXB Tài chính]

Gian lận [Fraud] và Sai sót [Errors] là gì? Những biểu hiện của gian lận và sai sót

Chủ Đề