Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ trong trường mầm non

sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp đảm bảo trường học an toàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.28 KB, 14 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thị Trấn , ngày 07 tháng 4 năm 2016
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài: Một số biện pháp đảm bảo trường học an toàn
phòng chống tai nạn thương tích.
I. Sơ lược lý lịch:
- Ông (bà): Nguyễn Thị Hồng Ngọc.
- Năm sinh: 1975.
- Nơi thường trú: ấp Tân Phước, xã Tân Kim, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long
An.
- Chức vụ đơn vị công tác: Hiệu trưởng.
- Nhiệm vụ được phân công: Quản lý chung.
II. Nội dung:
1. Thực trạng công tác đặt ra yêu cầu phải giải quyết và nâng cao hiệu quả
công tác
Trường Mầm Non Thị Trấn là trường bán trú với số lượng trẻ mầm non là 506
trẻ từ 24 tháng đến 6 tuổi. Với số lượng trẻ đông, nhiều độ tuổi và tổ chức nuôi dạy bán
trú, tất cả mọi hoạt động của trẻ đều diễn ra tại trường từ 6giờ 30 phút sáng cho đến 17
giờ chiều. Trẻ mầm non còn nhỏ rất hồn nhiên, vô tư chưa biết cách tự bảo vệ bản thân,
chưa biết các nguyên nhân, hay các vật dụng có thể làm cho trẻ bị tổn thương, đau đớn.
Vì thế việc chủ động thực hiện các biện pháp để có được một môi trường an toàn để trẻ
được phát triển một cách tốt nhất là vô cùng cần thiết và quan trọng.
Đối với trẻ mầm non, ngoài việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ theo chương
trình giáo dục của từng độ tuổi thì công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trong
các trường mầm non không chỉ có tác động tới sức khoẻ và tính mạng của trẻ mà
còn là yếu tố quan trọng đảm bảo cho trẻ được phát triển một cách toàn diện.
Ngay từ đầu năm học Ủy ban Nhân Dân Thị Trấn, Phòng GDĐT, Sở GDĐT
đã ban hành các công văn, kế hoạch về công tác đảm bảo an toàn, phòng chống tai
nạn thương tích cho trẻ mầm non để chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm
túc công tác này.


Căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị, trường đã xây dựng kế hoạch an toàn
phòng chống tai nạn thương tích trong trường mầm non và triển khai trong tập thể,
nhưng trong quá trình tổ chức thực hiện vẫn còn gặp một số khó khăn như:


+ Cơ sở vật chất của trường có khu A và B đã xuống cấp, nhất là nền nhà của
khu B rất thấp so với mặt sân làm ảnh hưởng đến các hoạt động của trẻ khi thời tiết
mưa, bão.
+ Một số giáo viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác đảm
bảo an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ nên chưa tập trung khi được
tập huấn về sơ cứu một số tai nạn thường gặp, đôi lúc chưa quản trẻ chặt chẽ.
+ Cha mẹ trẻ đa số chưa nhận thức được những nguyên nhân gây tai nạn cho trẻ,
chưa kết hợp với nhà trường trong việc an toàn phòng chống tai nạn thương tích.
Chính trong quá trình triển khai thực hiện công tác này đã khiến tôi phải tìm
ra những giải pháp tích cực, phù hợp, hiệu quả để nâng cao chất lượng chăm sóc
giáo dục trẻ, mang lại uy tín, thương hiệu cho đơn vị mình.
* Ý tưởng và quá trình hình thành sáng kiến của bản thân.
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”, câu nói của Bác muốn nhắc nhỡ chúng
ta- những người thực hiện công tác giáo dục- là trẻ em chính là tương lai của đất
nước, đất nước có phồn vinh hay không là phụ thuộc vào thế hệ trẻ có được chăm
sóc giáo dục tốt hay không?
Với trẻ ở lứa tuổi mầm non thì cơ thể trẻ phát triển rất nhanh, nhiệm vụ của
trường mầm non là tổ chức thực hiện công tác chăm sóc- nuôi dưỡng- giáo dục trẻ
để trẻ được phát triển toàn diện theo năm mặt: Thể chất, Nhận thức, Ngôn ngữ,
Thẩm mỹ và Tình cảm- Xã hội. Trong công tác chăm sóc giáo dục toàn diện cho trẻ
thì công tác chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an toàn cho trẻ được xem là một trong
những mục tiêu vô cùng quan trọng. Do vậy, việc đảm bảo an toàn, phòng chống
tai nạn thương tích cho trẻ được quan tâm hàng đầu.
Trong mấy năm gần đây, tình hình trẻ bị tai nạn, bị bạo hành trong các cơ sở
giáo dục mầm non trong và ngoài công lập đã khiến cho niềm tin của nhân dân vào

các biện pháp giáo dục của ngành có phần giảm sút. Trong đó có những lý do
khách quan, chủ quan, nhưng dù là lý do nào thì vẫn là trách nhiệm của người làm
công tác giáo dục theo tôi là chưa được chú trọng.
Tại trường Mầm Non Thị Trấn cũng không ngoại lệ, mặc dù đa số cha mẹ
học sinh rất an tâm và tin tưởng vào các biện pháp giáo dục trẻ cũng như cơ sở vật
chất của nhà trường bởi vì gia đình họ đã có biết bao thế hệ đã được học, lớn lên từ
ngôi trường này, nhưng cũng còn một số phụ huynh chưa tin tưởng thật sự bởi
những sự việc không may của trẻ tại các cơ sở giáo dục thường xuyên xuất hiện
trên báo, đài....Và việc giáo viên sơ suất để trẻ chạy nhảy khi vui chơi ngoài trời bị
trầy sướt chân thì phụ huynh lại tưởng tượng ra rất nhiều nguyên nhân đáng sợ làm
cho bé bị đau- chủ yếu là nghi ngờ giáo viên đã bạo hành trẻ nên như vậy- điều này
đã làm ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của đội ngũ giáo viên trong quá trình công tác.


Hơn ai hết, tôi thấu hiểu được nỗi oan của giáo viên, đó chính là do sân chơi
còn chật hẹp, do trẻ chưa ý thức được phải làm theo lời cô dạy rằng đừng chạy
nhảy khi vui chơi ngoài trời, do phụ huynh đã yêu thương con quá đỗi nên mới
hành xử một cách thiếu bình tĩnh với người đã yêu thương và chăm sóc con mình
hàng ngày.
Chính vì vậy làm thế nào để đảm bảo cho trẻ được nuôi dạy trong một môi
trường an toàn để phát triển một cách tốt nhất, toàn diện nhất, quan trọng là lấy lại
lòng tin của cha mẹ trẻ là một nhiệm vụ không hề đơn giản. Đó điều mà tôi luôn trăn
trở và quyết tâm phải thực hiện thật tốt.
2. Mục tiêu dự kiến cần đạt được.
- Tham mưu các cấp lãnh đạo, thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục để trường
được trang bị cơ sở vật chất đầy đủ, phù hợp độ tuổi trẻ mầm non.
- Nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên, trong công tác đảm bảo
an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mầm non.
- Trẻ được đảm bảo an toàn tuyệt đối trong thời gian học tập, sinh hoạt, vui chơi
tại trường.

- Nâng cao hơn nữa ý thức của cha mẹ học sinh trong việc phối hợp với nhà
trường thực hiện các biên pháp đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho
trẻ ở trường và ở tại gia đình, giúp cha mẹ học sinh an tâm khi gửi bé vào trường.
3. Các giải pháp đã thực hiện, những cách làm cụ thể để đạt được mục tiêu
đã định hướng
Giải pháp 1: Triển khai, quán triệt đến tập thể sư phạm tầm quan trọng của
công tác đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong đơn vị.
Ngay từ đầu năm học, trường đã triển khai đến tập thể Thông tư 13/2010/TTBGDĐT ngày 15 tháng 4 năm 2010 của BGDĐT Thông tư Ban hành Quy định về
Xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trong cơ sở giáo
dục mầm non cùng các công văn, kế hoạch của các cấp về công tác này, quá đó để
tập thể nhận thức được tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn phòng chống tai
nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non.
Việc này đòi hỏi tất cả các cán bộ, giáo viên, nhân viên đều phải chung tay
góp sức để xây dựng một môi trường học tập, sinh hoạt an toàn tuyệt đối cho trẻ.
Qua đó tôi nhắc nhỡ cho cán bộ, giáo viên, nhân viên chú trọng từng chi tiết nhỏ
trong quá trình công tác:
+ Nhân viên bảo vệ phải luôn chú ý từ việc đóng mở cổng trường, quan sát
đồ chơi ngoài trời để sửa chữa kịp thời, chặt tỉa các cành cây để trẻ được an toàn
khi ra sân chơi, thường xuyên giám sát hệ thống đường dây điện....


+ Nhân viên câp dưỡng thì chú trọng công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm, nhất là việc cho trẻ ăn tráng miệng bằng các loaị quả có hạt.
+ Nhân viên y tế học đường phải thường xuyên thăm nắm tình hình sức
khỏe, nhất là theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh, trang bị tủ thuốc đầy đủ danh
mục theo quy định, thường xuyên truy cập mạng để có các bài tuyên truyền sức
khỏe, dịch bệnh đến giáo viên, phụ huynh phù hợp từng mùa, tập huấn lại cho giáo
viên một các sơ cứu thông thường...
+ Giáo viên phải thực hiện đúng lịch sinh hoạt một ngày của trẻ: đi đúng giờ,
đón và trả trẻ tận tay phụ huynh, loại bỏ tất cả các đồ dùng, vật dụng hư cũ có thể

gây thương tích cho trẻ; giáo viên luôn ở bên cạnh để loại trừ mọi nguy hiểm quanh
trẻ, trang bị những kiến thức cần thiết đơn giản về phòng tránh tai nạn thương tích
cho trẻ và luôn trao đổi với phụ huynh để tuyên truyền, phối hợp cùng thực hiện
công tác này.
Việc phổ biến các công văn chỉ đạo của ngành, nhắc nhỡ thường xuyên và
kịp thời về công tác đảm bào an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ giúp
cho đội ngũ luôn ý thức và thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo cho trẻ được an
toàn trong mọi sinh hoạt trong thời gian trẻ ở trường.
Giải pháp 2: Xây dựng Kế hoạch trường học an toàn phòng chống tai nạn
thương tích trong trường mầm non năm học 2015-2016, triển khai đến tập thể,
phối hợp các ban ngành có liên quan trong quá trình thực hiện
Căn cứ vào tình hình thực tế của trường mà tôi xây dựng Kế hoạch trường
học an toàn phòng chống tai nạn thương tích trong trường mầm non năm học 20152016, trong đó có đề ra mục tiêu, công tác tổ chức, nội dung, xây dựng các điều
kiện thực hiện thực hiện và thành lập Ban chỉ đạo xây dựng trường học an toàn,
phòng chống tai nạn thương tích. Nội dung thực hiện như sau:
THỜI
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
NGƯỜI
GIAN
THỰC HIỆN
Tháng
- Xây dựng và triển khai các kế hoạch, Hiệu trưởng
8,9,10/2015 phương án đến tập thể:
+ Kế hoạch trường học an toàn phòng
chống tai nạn thương tích trong trường
mầm non.
+ Kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo y tế
trường học, trong đó có phân công nhiệm
vụ từng thành viên trong ban chỉ đạo.
+ Phương án phòng chống tai nạn thương

tích- cháy nổ- dịch bệnh- ngộ độc thực
phẩm trong nhà trường; Phương án đảm
bảo an ninh chính trị, trật tự trong trường

GHI
CHÚ


Tháng
11/2015

Tháng
12/2015

mầm non.
- Tập huấn cho CB-GV-NV cách xử trí một
số tai nạn thường gặp với trẻ, cách phòng
tránh và xử trí một số bệnh dịch thường
gặp ở trẻ mầm non
- Tổ chức tuyên truyền những kiến thức về
các yếu tố nguy cơ và cách phòng, chống
tai nạn thương tích cho toàn thể CBGVNV
và cha mẹ học sinh.
- Tuyên truyền, giáo dục ý thức về ATGT.
- Thực hiện cân đo, chấm biểu đồ lần 1 cho
trẻ kết hợp xổ giun, tổ chức khám sức khỏe
cho toàn bộ CBGVNV.
- Thường xuyên nhắc nhỡ phụ huynh cắt
móng tay cho trẻ.
- Cắt tỉa cành cây trong sân trường.

- Thực hiện các Chuyên đề GD KNS, GD
ATGT cho từng độ tuổi
- Đảm bảo ATVSTP bếp bán trú.
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các kế
hoạch, phương án đề ra.
- Kiểm tra độ an toàn của cơ sở vật chất:
bàn, ghế, tủ, bốn rữa tay, thay thế các đồ
dùng, đồ chơi hư cũ.
- Nhắc nhở phụ huynh cẩn thận khi đưa –
đón trẻ trên đường bằng xe( không cho trẻ
ngồi một mình trên xe, khi xe ngừng chạy
phải lấy chìa khóa xe ra. Đội mũ bảo hiểm
cho trẻ khi tham gia giao thông).
- Tuyên truyền bảo đảm an toàn, tính mạng
cho trẻ, chú ý cẩn thận quản lý trẻ trong
giờ ra về.
- Thường xuyên nhắc nhỡ phụ huynh cắt
móng tay cho trẻ.
- Tiếp tục thực hiện các Chuyên đề GD
KNS, GD ATGT cho từng độ tuổi
- Đảm bảo ATVSTP bếp bán trú.
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các kế
hoạch, phương án đề ra.
- Kiểm tra độ an toàn của cơ sở vật chất,
sửa chữa, gia cố hệ thống điện cho toàn bộ

Phó
HTBTNhân
viên
YTHĐ


Toàn thể CBGV
Toàn
thể
CBGVNV
GVCN
NVBV
GVCN
PHTBT-NVCD
Ban giám hiệu
Hiệu
trưởng,
giáo viên.
Giáo viên

GVCN

PHTBT-NVCD
Ban giám hiệu
Toàn
CBGVNV

thể


01/2016

Tháng
2,3/2016


Tháng
4,5/2016

các phòng học.
- Tuyên truyến đến cha mẹ học sinh các
biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ khi ở
nhà, cách giữ gìn vệ sinh và các nguy cơ
trẻ hay gặp trong dịp tết.
- Trong các hoạt động của trẻ giáo viên
phải luôn có mặt, quản cháu an toàn, không
để xảy ra các trường hợp trẻ cắn, cấu ...lẫn
nhau.
- Thực hiện cân đo, chấm biểu đồ lần 2.
- Kiểm tra độ an toàn của đồ chơi ngoài
trời.
- Tiếp tục thực hiện các Chuyên đề GD
KNS, GD ATGT cho từng độ tuổi
- Thường xuyên nhắc nhỡ phụ huynh cắt
móng tay cho trẻ.
- Đảm bảo ATVSTP bếp bán trú.
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các kế
hoạch, phương án đề ra.
- Tiếp tục tuyên truyền về ATGT đến cha
mẹ học sinh.
- Cân đo lần 3, chấm biểu đồ tăng trưởng.
- Kiểm tra các ổ điện có nắp đậy hay không
có bị rớt xuống thấp ngang tầm với của trẻ
hay không.
- Tiếp tục thực hiện các Chuyên đề GD
KNS, GD ATGT cho từng độ tuổi

- Thường xuyên nhắc nhỡ phụ huynh cắt
móng tay cho trẻ.
- Đảm bảo ATVSTP bếp bán trú.
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các kế
hoạch, phương án đề ra.
- Tuyên truyền phòng chống tai nạn ao, hồ,
sông nước trong những ngày hè.
- Tổ chức tẩy giun lần 2.

PHTBT-GV
GVCN

NVYTHĐ-GV
HT-NVBV
GVCN

PHTBT-NVCD
Ban giám hiệu
GVCN
GVCNNVYTHĐ
GVCN

PHTBT-NVCD
Ban giám hiệu
GVCN

PHTBTNVYTHĐ
- Tiếp tục thực hiện các Chuyên đề GD GVCN
KNS, GD ATGT cho từng độ tuổi
- Thường xuyên nhắc nhỡ phụ huynh cắt

móng tay cho trẻ.
- Đảm bảo ATVSTP bếp bán trú.
PHTBT-NVCD


- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các kế Ban giám hiệu
hoạch, phương án đề ra.
- Tổng kết công tác đảm bảo an toàn, Hiệu trưởng
phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ
trong năm học.
- Tham mưu các cấp lãnh đạo và vận động
nhân dân them gia xã hội hóa giáo dục tu
sửa, nâng cấp CSVC, chuẩn bị các điều
kiện cho năm học mới.
Trong kế hoạch hoạt động y tế trường học và thành lập Ban chỉ đạo Y tế
trường học, tôi cũng đề ra từng nhiệm vụ cho từng thành viên cụ thể và bám sát
thực hiện, có nhận xét sau mỗi tháng cho giáo viên, nhân viên rút kinh nghiệm và
cũng phối hợp chặt chẽ với cán bộ y tế địa phương trong việc tuyên truyền đến cha
mẹ học sinh các chương trình tiêm chủng, uống VitaminA, khám sức khỏe, tẩy giun
cho trẻ....
Đối với Phương án phòng chống tai nạn thương tích- cháy nổ- dịch bệnhngộ độc thực phẩm trong nhà trường; Phương án đảm bảo an ninh chính trị, trật tự
an toàn trong trường mầm non thì tôi có đặt ra nhiều trường hợp giả định cho từng
loại tai nạn để giáo viên, nhân viên biết được công tác phối hợp của mình khi xảy
ra vụ việc: ngã do trơn trợt, bỏng, đuối nước, điện giật, ngộ độc thức ăn, hóc sặc,
nuốt phải dị vật, có người lạ vào trường quấy rối....trong đó ghi rõ nhiệm vụ của
giáo viên tại lớp xảy ra tai nạn, giáo viên các lớp bạn, nhân viên y tế, Phó Hiệu
trưởng, Hiệu trưởng để mọi người cùng phối hợp sơ cứu một cách đồng bộ.
Các phương án trên đề được các cấp phối hợp ký giao ước cùng thực hiện và
đã được các cơ quan quan tâm, hỗ trợ, bổ sung cho phương án ngày càng hoàn
thiện hơn. Qua đó UBND Thị Trấn hiểu được các khó khăn của nhà trường trong

việc thực hiện công tác đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ,
mỗi dịp trường tổ chức cho trẻ tham quan Bia tưởng niệm Bà Nguyễn Thị Bảy,
Doanh trại bộ đội, Nhà sách Cần Giuộc, Đài liệt sĩ, Trường Tiểu học Nguyễn Thái
Bình thì lãnh đạo UBND đều chỉ đạo lực lượng công an, dân quân hỗ trợ. Đặc biệt
trong Lễ hội Trăng rằm, trường có kế hoạch cho cháu trước đèn trên đường phố thì
UBND đã huy động tất cả các đoàn thể của Thị Trấn tham gia như Công an, dân
quân, cán bộ 4 khu phố hỗ trợ chốt chặn các ngã đường đảm bảo an toàn khi cháu
rước đèn, Hội phụ nữ và Đoàn Thanh niên hỗ trợ giáo viên dắt trẻ đi theo hàng theo
từng lớp....và chuyến rước đèn của trẻ rất an toàn từ lúc sang Nhà Văn hóa Thiếu
nhi xem biểu diễn văn nghệ đến lúc rước đèn về trường.
Với mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” đã được triển khai từ đầu
năm học, trường luôn có lực lượng dân quân hỗ trợ trong già đón và trả trẻ nhằm


hạn chế tuyệt đối không có tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường, tình
trạng trẻ bị phỏng pô xe khi đi học không còn nữa, cha mẹ trẻ cũng tự giác dắt xe
lên lề đường và an tâm vì xe đã có lực lượng dân quân trông coi, bảo vệ.
Trường cũng được sự hỗ trợ, góp ý xây dựng kịp thời của ban lãnh đạo Trạm
y tế Thị Trấn trong công tác tuyên truyền, phổ biến đến cha mẹ học sinh những
kiến thức về phòng chống dịch bệnh, các tai nạn thường gặp đối với trẻ.... từ đó thì
tập thể giáo viên, nhân viên của trường cũng được cập nhật thêm những kiến thức
quý báu trong công tác đảm bảo an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ
trong trường mầm non. Cha mẹ trẻ cũng rất an tâm vì các biện pháp để đảm bảo an
toàn, sơ cứu tại chổ của nhà trường rất sát thực tế và phù hợp kiến thức y khoa.
Giải pháp 3: Bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên những kiến
thức, kỹ năng cơ bản để phòng chống và xử trí các tình huống khi tai nạn xảy
ra
Tổ chức cho toàn thể cán bộ, giáo viên tham dự buổi tập huấn về sơ cứu các
tai nạn thường gặp ở trẻ mầm non luôn được nhà trường thực hiện nghiêm túc. Ban
đầu khi tổ chức một số giáo viên không quan tâm lắm đến nội dung bồi dưỡng,

nhưng đến khi có sự việc xảy ra rất đơn giản, đó là trường hợp bé bị chảy máu cam
nhưng giáo viên lại không giữ được bình tĩnh và thực các biện pháp sư cứu không
phù hợp. Qua đó, tôi thấy rằng việc giáo viên ghi chép đầy đủ nội dung được tập
huấn chưa hẳn làm tôi an tâm về công tác bồi dưỡng chuyên đề này, điều quan
trọng là nội dung đó phải được nhắc lại vài lần thậm chí nhiều lần trong thời gian
công tác thì bản thân giáo viên mới thấm nhuần và xử lý một cách nhanh nhẹn,
khéo léo, không làm cho trẻ sợ hoặc đau thêm.
Song song với việc tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên về các biện pháp đảm
bảo an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ, tôi luôn động viên, nhắc nhỡ
chị em giáo viên cần nghiên cứu thêm sách báo để hoàn thiện nội dung về phòng,
chống tai nạn, thương tích cho phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi và tình
hình thực tế của trường. Thực hiện nghiêm túc nội dung giáo dục phòng, tránh tai
nạn, thương tích trong chuyên đề dạy trẻ Kỷ năng sống. Cần chú trọng việc trang bị
kiến thức và hình thành kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ. Khi trẻ
bị tai nạn phải bình tĩnh xử trí sơ cứu ban đầu tại chỗ, đồng thời báo cho cha mẹ và
chuyển trẻ đến cơ quan y tế nơi gần nhất để cấp cứu kịp thời cho trẻ. Tham mưu
kịp thời với ban giám hiệu bổ sung cơ sở vật chất, sửa chữa, thanh lý các trang thiết
bị, đồ dùng hư cũ để đáp ứng được nhiệm vụ phòng, tránh tai nạn, thương tích; phát
hiện và xử lý kịp thời khi có tai nạn thương tích xảy ra trong nhà trường.
Sau những buổi tập huấn rất hữu ích và những tài liệu mà nhà trường cung
cấp, những góp ý, rút kinh nghiệm thì tôi nhận thấy đội ngũ đã tự nâng cao được


kiến thức về phòng tránh tai nạn thương tích và biết cách xử lý kịp thời các tai nạn
không may xảy đến với trẻ. Có trường hợp tai nạn xảy ra lúc ban giám hiệu đi công
tác, đó là trường hợp bé va chạm nhau trong giờ vui chơi làm cho một bé trai bị
rách trán, tự giáo viên và nhân viên y tế học đường đã sơ cứu, đưa bé đi bệnh viện,
liên hệ báo tin cho gia đình trẻ...điều này làm cho cha mẹ của bé rất an tâm, tin
tưởng vào quá trình sơ cứu của giáo viên, và tôi cũng nhận thấy được hiệu quả tích
cực của giải pháp này trong công tác đảm bảo an toàn cho trẻ.

Giải pháp 4: Tuyên truyền và phối hợp phụ huynh học sinh trong việc thực
hiện các biện pháp phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ.
Việc tuyên truyền đến phụ huynh các biện pháp đảm bảo an toàn, phòng chống
tai nạn thương tích cho trẻ không ở trường mà con là ở nhà, khi tham gia giao thông, bởi
vì tai nạn luôn tồn tại xung quanh trẻ, nếu người lớn sơ suất thì dù trong tích tắc tai nạn
sẽ đến với bé.
Do vậy, ngay từ đầu năm học và trong nội quy của trường tôi cũng nhắc nhỡ
cha mẹ trẻ và tập trung vào các nội dung:
+ Không nên cho trẻ đeo nữ trang, nhất là các vòng hạt vì trẻ có thể bị tổn
thương do nhẫn hay dây chuyền, và khi xâu hạt bị đứt trẻ có lấy hạt nhét bào mũi,
vào tai, các loại vòng bằng đá có thể bị vỡ khi va chạm và gây tổn thương cho bé;
+ Không cho trẻ mang guốc hoặc giày cao gót, trẻ sẽ dễ bị ngã hoặc giẫm lên
chân của bạn;
+ Không hướng dẫn, cho phép trẻ sử dụng máy nước nóng- lạnh vì trẻ có thể
nghịch phá gây tai nạn cho mình;
+ Tại gia đình không nên chứa nước trong các thau, thùng lớn vì đó có thể
gây ngạt nước nếu không có người trông coi trẻ cần thận;
+ Khuyến khích phụ huynh dán những cảnh báo nguy hiểm ở ổ điện, để
những vật dụng gây nguy hiểm lên cao, đúng nơi quy định nhất là các loại dao kéo,
phích nước, các loại thuốc…
+ Thường xuyên loại bỏ những đồ chơi gây nguy hiểm ở nhà, kiểm tra quần
áo trước khi mặc cho trẻ tránh trường hợp có côn trùng bám vào sẽ cho trẻ khiến trẻ
ngứa ngáy khó chịu khi mặc;
+ Nhắc phụ huynh cẩn thận khi cho trẻ ăn các loại quả có hạt, các loại thạch,
kẹo cứng;
+ Tuyệt đối không để trẻ nhỏ đón bé khi tan trường...
+ Phụ huynh dừng xe mà không tắt máy thì trẻ có thể vặn ga gây tai nạn,
không dắt xe lên lề đường làm cho trẻ phải chen chúc và gây phỏng pô; không
trang bị nón bảo hiểu cho trẻ khi tham gia giao thông; hay phụ huynh dắt trẻ đi trên
lề đường nhưng là để cho bé đi ở phía bên ngoài rất nguy hiểm nếu có xe chạy sát

lề va quẹt trẻ gây tai nạn.....
Ngoài việc tuyên truyền đến cha mẹ trẻ trong các cuộc họp cha mẹ học sinh,
thì ở lớp giáo viên có cơ hội trao đổi với phụ huynh thường xuyên và sát hơn phù


hợp với điều kiện sống của từng gia đình trẻ. Các biểu bảng của lớp của trường
luôn được trang trí bắt mắt và có nội dung thay đổi hàng tháng nên rất thu hút phụ
huynh quan tâm theo dõi. Nhờ vậy mà giáo viên và phụ huynh hiểu nhau hơn, từ đó
giúp giáo viên thuận lợi trong việc giáo dục trẻ tránh những nơi nguy hiểm, không
an toàn với trẻ. Về tâm lý thì đa số phụ huynh yên tâm hơn về công tác phòng tránh
tai nạn tại nhà của mình và an tâm khi đưa trẻ đến trường mầm non.
Giải pháp 5: Rà soát tất cả các điều kiện về cơ sở vật chất, loại bỏ tất cả các
yếu tố gây nguy hiểm đến trẻ, xây dựng môi trường an toàn cho trẻ trong các
hoạt động ở lớp, ở trường.
Trong các hoạt động ở trường của trẻ thì hoạt động vui chơi đóng vai trò chủ
đạo ‘Trẻ học bằng chơi, chơi mà học” vì vậy đồ chơi là một trong những đồ dùng
không thể thiếu đối với trẻ. Nếu trong một ngày ở lớp trẻ hoạt động mà không có
đồ chơi thì coi như hoạt động đó không thành công, qua đó nói nên tầm quan trọng
của đồ chơi là rất cần thiết cho trẻ. Và thời gian trẻ được tiếp xúc với đồ chơi trong
một ngày là rất nhiều, chính vì vậy phải thường xuyên loại bỏ những đồ chơi gây
nguy hiểm cho trẻ.
Công tác vệ sinh trường lớp luôn được nhắc nhỡ và thực hiện theo lịch đã
trở thành nền nếp của trường, giáo viên phải thường xuyên vệ sinh đồ dùng, đồ
chơi hàng ngày, hàng tuần để đảm bảo vệ sinh và loại bỏ những đồ chơi gây nguy
hiểm cho trẻ. Những đồ chơi đã bị hư hỏng trở nên sắc nhọn rất nguy hiểm. Cơ thể
trẻ còn rất non yếu, làn da mỏng manh của trẻ rất dễ bị trầy sước vì thế khi chơi dễ
gây ra nguy hiểm cho trẻ như trầy tay, xước da, nghiêm trọng hơn có thể làm nguy
hiểm đến mắt cũng như chảy máu cơ thể trẻ. Ở các góc chơi có những đồ chơi nhỏ
như xâu hột, hạt thì khi trẻ chơi cô cần chú ý quan sát tránh để trẻ đưa vào miệng.
Khi chơi xong cô cần cất dọn cẩn thận không để trẻ tự ý lấy chơi, giáo viên phải

luôn cẩn trọng với đồ dùng của cô như: dao, kéo, thước kẻ …khi dùng xong phải
cất gọn đúng nơi quy định, cất cao khỏi tầm tay với của trẻ.
Việc trang bị đồ chơi cho trẻ được giáo viên đề xuất dựa theo quy định bộ đồ
dùng đồ chơi của Thông tư số 02/2010/TT-BGDĐT ngày 11/2/2010 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong quá trình mua sắm các đồ dùng đồ chơi ngoài danh
mục, tôi luôn chú ý đến nguyên vật liệu tạo ra sản phấm, tuyệt đối không sử dụng
các mặt hàng lạ có xuất xứ từ Trung Quốc.
Đối với cơ sở vật chất của trường, với thực tế năm học trước thì trẻ học ở các
lớp Khu B thường phải thức giữa trưa nếu trời mưa, vì sàn nhà của lớp rất thấp.
Điều này cứ làm tôi trăn trở mãi, cuối năm học 2014-2015 tôi đã mạnh dạn đề xuất
cha mẹ học sinh hỗ trợ kinh phí nâng nền cho 03 phòng học và tổ chức thực hiện
trong thời gian hè. Đa số phụ huynh thấy được khó khăn về kinh phí của trường và
việc nâng nền sẽ góp phần rất lớn cho việc đảm bảo điều kiện học tập, vui chơi,


sinh hoạt cho trẻ nhỏ và đồng thuận rất cao. Và công trình đã hoàn thành, nghiệm
thu, đưa vào sử dụng vào đầu năm học mới, việc thực hiện vận động kinh phí được
công khai rõ ràng, phụ huynh rất tin tưởng vào công tác của nhà trường, tích cực
tham gia xã hội hóa giáo dục góp phần xây dựng môi trường an toàn cho trẻ học
tập, vui chơi.
Giải pháp 6: Nghiêm túc thực hiện Chuyên đề giáo dục kỷ năng sống,
Chuyên đề Giáo dục An toàn giao thông, ứng dụng công nghệ thông tin trong quá
trình truyền đạt kiến thức đến trẻ.
Nội dung giáo dục trẻ biết các phòng tránh các tai nạn thường gặp được lồng
ghép trong việc tổ chức thực hiện Chuyên đề Kỷ năng sống và Chuyên đề Giáo dục An
toàn giao thông. Nhưng đối với trẻ mầm non thì việc giáo dục trẻ biết tự phòng tránh
các đồ dùng đồ chơi gây nguy hiển, hạn chế chạy nhảy... là một việc vô cùng khó, trẻ rất
dễ nhớ, nhưng cũng mau quên, rất thích khám phá và trải nghiệm những điều mới lạ
làm cho giáo viên gặp nhiều khó khăn khi truyền đạt kiến thức cho trẻ. Nhưng chính sự
hồn nhiên, vô tư, trong sáng trước nhưng mối nguy hiểm tưởng chừng như không hề có

lại xảy ra và đòi hỏi người giáo viên phải luôn quan sát, không rời trẻ dù một phút giây
nào.
Trong giờ cho trẻ lớp Lá sử dụng và thực hành quyển tập tô đồ chữ cái, có một
bé gái cầm bút chì và vẽ chân mày cho bạn, giáo viên đã phát kiện và ngăn cản kịp thời,
khi được hỏi: “Con làm vậy không sợ bạn bị đau à?”, bé hồn nhiên trả lời “Mẹ con vẽ
mắt rất đẹp, con muốn bạn cũng được đẹp như mẹ con!”, thật đáng yêu làm sao! Thế là
giáo viên phải giải thích rất lâu bé mới hiểu rằng bút chì của mẹ là lọai bút dùng để
trang điểm nên ngòi bút rất mềm, còn cây bút của con là dùng để viết trên giấy nên ngòi
rất cứng, nếu lỡ tay con sẽ làm đau cho bạn của mình. Như vậy, với suy nghĩ non nớt
hiểu không đúng về công dụng của một đồ vật quen thuộc và nếu giáo viên không quản
trẻ tốt thì cây bút chì nhỏ cũng là một nguyên nhân có thể gây tai nạn cho trẻ.
Chính vì vậy, Chuyên đề dạy trẻ Kỷ năng sống luôn được giáo viên quan tâm và
thực hiện giáo dục đều đặn, lồng ghép một cách phù hợp, khoa học vào chương trình
giáo dục trẻ hàng ngày, hàng tháng. Và chuyên đề này luôn trở nên hứng thú đối với trẻ
bởi vì giáo viên thường giáo dục trẻ bằng những tình huống giả định, quen thuộc trong
đời sống hàng ngày của trẻ.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin đã mang lại một hiệu quả tích cực khi trẻ
được xem các đoạn clip có nội dung giáo dục, nhắc nhỡ trẻ các nguyên nhân dễ gây tại
nạn như: nhét hạt vào mũi, vào tai; phỏng pô xe, phỏng trong giờ ăn do cơm canh còn
nóng; chơi đu quay quá nhanh....Với việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng
dạy đã giúp cho giáo viên năng động, sáng tạo hơn khi lựa chọn biện pháp giáo dục trẻ
biết cách tự bảo vệ mình, mặc khác ứng dụng công nghệ thông tin giúp trẻ và cô cập
nhật những thông tin về sự kiện xã hội một cách kịp thời. Cụ thể như việc trẻ không
dám vừa xem phim bằng điện thoại vừa sạc pin, hay gần nhất là việc có thông tin về bắt


cóc trẻ em tại các trường học, trẻ biết nếu có người lạ đứng ngoài cổng và gọi tên trẻ thì
trẻ sẽ không theo người lạ và kể ngay với cô giáo, chú bảo vệ.....
Với chuyên đề Giáo dục An toàn giao thông thì ngoài việc cho trẻ xem ký hiệu
các biển báo giao thông, cô giáo còn cho trẻ biết một số cách hướng dẫn của các cô chú

công an khi điều khiển lưu thông cho các phương tiện giao thông trên đường. Qua việc
tổ chức cho trẻ xem các đoạn clip có nội dung giáo dục về An toàn giao thông giúp cháu
ghi nhớ tốt hơn, thậm chí trẻ còn chủ động nhắc cha mẹ dắt xe lên lề đường để tránh ùn
tắc giao thông......như vậy việc giáo dục tốt cho một đứa trẻ thì người lớn xung quanh
trẻ- như cha, mẹ- cũng luôn được nhắc nhỡ về các biện pháp để bảo vệ cho đúa con thân
yêu của mình.
Giải pháp 7: Kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện công tác đảm bảo
an toàn phòng chống tai nạn thương tích trong đơn vị.
Khi đã đề ra, xây dựng các kế hoạch, phương án về đảm bảo an toàn, phòng
chống tai nạn thương tích trong trường mầm non hoặc bất kỳ kế hoạch nào thì
ngoài việc tổ chức thực hiện, công tác kiểm tra, giám sát luôn được chú trọng. Thực
hiện tốt công tác này giúp cho nhà trường định hướng được cách thức tổ chức, rút
kinh nghiệm cho quá trình thực hiện tiếp theo và có những điều chỉnh hoặc bổ sung
thêm các biện pháp phù hợp tình hình mới.
Hàng tháng trong cuộc họp hội đồng, song song với các nội dung thường kỳ,
tôi luôn có những nhận xét, nhắc nhỡ, tuyên dương hay rút kinh nghiệm để tập thể
thực hiện nghiêm túc. Qua đó tập thể sư phạm nhà trường rút được kinh nghiệm
cho từng cá nhân và thực hiện công tác này ngày càng tốt hơn. Mặc khác, tôi cũng
luôn lắng nghe ý kiến của tập thể và cố gắng đáp ứng những đề nghị xác đáng như
trang bị thêm cơ sở vật chất thay thế cho đồ dùng hư cũ, gia cố lại bàn, ghế, tủ bị
hỏng hóc....
Như vậy, trong quá trình kiểm tra, giám sát tập thể, tôi cũng xác định được
những việc mình cần làm ngay, cần bổ sung để hỗ trợ cho giáo viên thực hiện tốt
công tác của lớp, của trường. Trong quá trình kiểm tra thì ngoài việc tìm hiểu, giám
sát công tác của giáo viên, nhân viên thì chính công tác này cũng giúp người quản
lý nhận định một cách chính xác cho phương án, kế hoạch mình đã đề ra. Chính
nhờ quá trình kiểm tra mà công tác phối hợp của các thành viên trong ban chỉ đạo,
trong nhà trường ngày càng thắt chặt, đoàn kết, đội ngũ sư phạm nhà trường ngày
càng ý thức rõ hơn và tích cực thực hiện phương án, kế hoạch đề ra với mục tiêu
chung là đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.

4. Hiệu quả đạt được sau khi triển khai thực hiện
- Với những giải pháp nêu trên, đến thời điểm cuối năm học 2015-2016, trường
Mầm Non Thị Trấn đã thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn
thương tích cho trẻ mầm non. Cụ thể:


+ Kiến thức, kỹ năng thực hiện các biện pháp sơ cứu ban đầu của đội ngũ được
nâng cao rõ rệt.
+ Trẻ có hiểu biết về các nguyên nhân gây tại nạn, thương tích và biết cách bảo
vệ cho bản thân.
+ Cơ sở vật chất của trường được nâng cấp, bổ sung, thay mới giúp tập thể có
điều kiện tốt hơn trong quá trình công tác và thực hiện tốt hơn công tác đảm bảo an
toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non.
+ Cha mẹ học sinh được tuyên truyền, chấp hành nghiêm túc nội quy của trường
và phối hợp với giáo viên trong việc thực hiện các biện pháp để đảm bảo an toàn cho trẻ
ở trường và ở nhà.
+ Các ban ngành có sự phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ nhà trường một cách tích cực,
hiệu quả trong quá trình thực hiện các kế hoạch, phương án về đảm bảo an toàn, phòng
chống tai nạn thương tích.
* Nêu rõ phạm vi áp dụng của sáng kiến, so sánh hiệu quả đạt được
trước và sau khi triển khai áp dụng sáng kiến.
Sáng kiến “Một số biện pháp đảm bảo trường học an toàn phòng chống tai
nạn thương tích”có khả năng áp dụng tại Trường Mầm Non Thị Trấn, các trường mầm
non, mẫu giáo trong huyện và tỉnh do hiệu quả mang lại khai dục cao.
So sánh kết quả đạt được trước và sau khi áp dụng sáng kiến:
Nội dung

Trước khi triển khai áp
dụng sáng kiến


Sau khi triển khai áp dục
sáng kiến

Năm học 2014-2015

Năm học 2015-2016

Số giáo viên được
bồi dưỡng kiến
thức về đảm bảo
an toàn, phòng
tránh
tai
nạn
thương tích

23/23

32/32

Khả năng sơ cứu
ban đầu của giáo
viên khi có tai nạn
xảy ra

18/23 giáo viên

29/32

Trẻ bị phỏng do

thức ăn

1

0

Ghi chú

Tăng giáo
viên mới về
trường


Trẻ bị phỏng pô xe

3

0

Trẻ bị tại nạn khi
vui chơi

4

1

(Trẻ bị trặc chân, rách
trán, trầy tay khi vui chơi
và do đồ chơi cũ)


(Trẻ bị rách trán do va
chạm nhau khi vui chơi)

Thỉnh thoảng xảy ra

Không

Sơn, sửa đồ chơi ngòai
trời, 04 máy lạnh

Nâng nển 03 phòng học,
05 máy lạnh, 01 máy
nước nóng.

Ùn tắc giao thông
trước cổng trường
Cơ sở vật chất

Kinh
phí
của trường,
và XHHGD

Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp đảm bảo trường học
an toàn phòng chống tai nạn thương tích” mà tôi đã triển khai áp dụng và đạt hiệu
quả rất cao tại Trường Mầm Non Thị Trấn. Kính mong nhận được sự xây dựng,
góp của Qúy lãnh đạo và các chị em đồng nghiệp để sáng kiến ngày càng hoàn
thiện hơn, góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ mầm
non trong huyện và tỉnh.
Thủ trưởng đơn vị xác nhận, đề nghị

(ký, đóng dấu)

Người viết
(ký, ghi rõ họ tên)



Skkn một số biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ lớp lá 4, trường mầm non họa mi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 23 trang )

SKKN: Một số biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ lớp lá 4, trường Mầm non Họa Mi

I.Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Trong cuộc sống, mỗi mầm non đều cần được nâng niu, cũng như mọi
đứa trẻ đều cần được bảo vệ. Tôi luôn yêu những câu hát trong trẻo ngân vang
từ những cô cậu bé đáng yêu:
“Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai
Đó là vần thơ cũng là câu hát”
Trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước, là búp măng non lớn lên trong
sự tin yêu và trân quý của cả dân tộc.Mỗi đứa trẻ đều có quyền được trưởng thành
vững chãi như những thân tre, quật khởi oai hùng cùng dân ta đánh giặc. Mỗi đứa
trẻ đều có quyền trở thành Thánh Gióng, cưỡi ngựa sắt làm nên khúc hùng ca.
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hành trang khôn lớn của các em, năm 1989, Công
ước Liên hợp quốc về Quyền Trẻ em ra đời đã ghi nhận các quyền cơ bản của trẻ
em như các nhóm quyền sống còn, nhóm quyền bảo vệ, nhóm quyền phát triển và
nhóm quyền tham gia. Công ước này thể hiện sự tôn trọng và quan tâm của cộng
đồng quốc tế đối với trẻ em, là điều kiện cần thiết để trẻ em được phát triển đầy đủ
trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương.Năm 1990, Tuyên bố thế giới về sự
sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em đã đề ra những nhiệm vụ cụ
thể và toàn diện nhằm bảo vệ và chăm sóc trẻ em cùng với một bản kế hoạch hành
động khá chi tiết trên từng mặt cơ bản.Tuyên bố này một lần nữa thể hiện sự quan
tâm thích đáng của cộng đồng quốc tế đối với các quyền lợi và tương lai của trẻ
em.Vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em cũng được Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan
tâm.Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới kí và phê chuẩn Công ước của Liên hợp
quốc về Quyền Trẻ em. Trên cơ sở đường lối, chiến lược phát triển đó, chính quyền
địa phương các cấp đã vạch kế hoạch, hành động cụ thể nhằm đảm bảo các quyền
lợi của trẻ em như các chính sách hỗ trợ kinh tế đối với trẻ em nghèo để các em có
thể đến trường, quan tâm xây dựng cơ sở vật chất, trường học, thiết bị dạy học... để
nâng cao chất lượng giáo dục...Cả nước luôn hướng tình cảm đặc biệt đến thế hệ
tương lai ấy của đất nước.


Tuy nhiên, vì lứa tuổi còn nhỏ và chưa có những kỹ năng quan trọng để tự
bảo vệ bản thân, trẻ em dễ trở thành nạn nhân của những mầm dịch không mong
muốn, của những tình huống vô cùng nguy hiểm. Hiện nay, vì môi trường ô nhiễm
1
Giáo viên: Trương Thị Minh Trang


SKKN: Một số biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ lớp lá 4, trường Mầm non Họa Mi

khói bụi, hoá chất, vi khuẩn vi rút biến dị ngày càng sinh sôi, nhiều căn bệnh dịch
đã gõ cửa các trường học mầm non: tay chân miệng, sởi, quai bị, thuỷ đậu, sốt xuất
huyết, sốt virut, cúm… Ngoài dịch bệnh,tai nạn thương tích cũng trở thành vấn đề
bức xúc của toàn xã hội. Tai nạn thương tích đang là một trong những nguyên
nhân hàng đầu gây tử vong trẻ em ở Việt Nam. Số trẻ em bị chết do tai nạn thương
tích hàng năm nhiều hơn so với số trẻ bị chết do các bệnh truyền nhiễm. Chúng ta
không khỏi đau lòng khi nhìn thấy những đứa trẻ bị tai nạn khi đang chơi đùa
trong lớp, hay dạo gần đây, vào tháng 02/2017, là việc bé An ở trường Mầm non
Krông Ana không may bị ngã xuống hầm nhà vệ sinh trường. Nhìn vào những con
số tai nạn thương tích trẻ em đang gia tăng, tôi nhận thấy một phần rất lớn nguyên
nhân bắt nguồn từ sự bất cẩn và chủ quan của người lớn trong cách giáo dục trẻ.
Nhận thấy tầm quan trọng to lớn của việc hạn chế tai nạn thương tích, đảm
bảo an toàn tính mạng cho học sinh, sinh viên, đặc biệt là trẻ nhỏ ở cơ sở giáo dục
mầm non, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu: “các cơ sở giáo dục tăng
cường công tác phòng, tránh tai nạn thương tích”. Bởi lẽ, trẻ em ở lứa tuổi từ 0-5
tuổi là giai đoạn thể trạng và tư duy phát triển vô cùng nhanh chóng. Đây là giai
đoạn trẻ phát cảm ngôn ngữ, hình thành nhận thức về thế giới xung quanh. Trẻ ưa
thích khám phá, trải nghiệm, tìm hiểu cuộc sống hằng ngày bằng chính khả năng tự
mày mò. Tuy nhiên, cũng chính ở lứa tuổi này, vì hay hiếu động và tò mò trong khi
hoàn toàn chưa có kinh nghiệm phòng tránh tai nạn và đảm bảo an toàn cho chính
mình, trẻ thường tự đặt mình vào nhiều tình huống nguy hiểm. Tâm lý trẻ vốn dễ

nhớ nhưng cũng mau quên, hơn nữa, trẻ thường thích học, ăn hoặc chơi theo sở
thích, thói quen của mình mà không chú ý đến những rủi ro có thể xảy ra.Không ai
mong muốn những tai nạn ảnh hưởng đến trẻ xảy ra, nhưng tất cả tai nạn ấy đều
phát sinh một cách bất ngờ, khi trẻ tự sinh hoạt mà không có người lớn bên cạnh.
Vì vậy, để đảm bảo cho trẻ được phát triển toàn diện cả thể chất và tinh thần, nhiệm
vụ cần thiết đối với giáo viên mầm non và cả các bậc cha mẹ, là phải hiểu biết về
các đặc điểm sinh lí, bệnh lí của trẻ em, ứng dụng vào việc chăm sóc, nuôi dưỡng,
bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Trong các giờ học, ngoài việc được dạy các kiến thức, trẻ
còn cần đượcdạy về các kỹ năng xử lý khi bị tai nạn hoặc gặp các tình huống xấu
xảy ra.Trường học cần có một môi trường an toàn, lành mạnh để trẻ học tập, vui
chơi một cách thoải mái mà không có các nguy cơ xảy ra tai nạn hay bệnh tật. Tai
nạn thương tích ở trường học luôn đe dọa xảy ra với trẻ, nhưng chúng ta cũng hoàn
toàn có thể phòng tránh và khắc phụcnếu có sự chuẩn bị chu đáo vốn kiến thức và
kỹ năng cho cô và trẻ. Xác định đảm bảo an toàn cho trẻ là nhiệm vụ quan trọng
2
Giáo viên: Trương Thị Minh Trang


SKKN: Một số biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ lớp lá 4, trường Mầm non Họa Mi

hàng đầu quyết định đến chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Xuất phát từ những lý
do trên,tôi quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ lớp
lá 4,trường Mầm non Họa Mi”để nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao hơn nữa
chất lượng chăm sóc giáo dục và chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ lớp lá 4 nói
riêng cũng như nhà trường nói chung. Tôi mong muốn tính khả thi và hiệu quả của
đề tài sẽ được nhân rộng trong năm học này và phát triển thêm trong những năm
học tiếp theo.
2.Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Tạo môi trường sống an toàn, lành mạnh cho mọi trẻ. Chủ động phòng ngừa,
giảm thiểu và loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây tai nạn thương tích cho trẻ trong gia

đình, nhà trường và cộng đồng.
Biết được tầm quan trọng của việc bảo vệ an toàn và phòng tránh tai nạn
thương tích cho trẻ trong trường mầm non.
Tìm ra nhiều biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích và đảm bảo an toàn
cho trẻ mọi lúc mọi nơi.
Nâng cao ý thức,vai trò trách nhiệm, góp phần củng cố, nhằm đảm bảo an
toàn tuyệt đối cho trẻ.
Củng cố và cập nhật kiến thức về đảm bảo an toàn cho trẻ và cách sơ cứu,cấp
cứu thông thường xử lý ngay, kịp thời khi có tai nạn xảy ra.
3.Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ lớp lá 4,trường Mầm non Họa Mi,
xã Quảng Điền, huyện Krông Ana.
4. Giới hạn của đề tài
Học sinh lớp lá 4, trường Mầm non Họa Mi, xã Quảng Điền, huyện Krông
Ana.
5.Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp dùng tình cảm khích lệ.
3
Giáo viên: Trương Thị Minh Trang


SKKN: Một số biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ lớp lá 4, trường Mầm non Họa Mi

- Phương pháp nghiên cứu lý luận: đọc, phân tích, khái quát, hệ thống hóa
các tài liệu có liên quan .
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục.
II. Phần nội dung


1. Cơ sở lý luận
Tai nạn là một sự kiện xảy ra bất ngờ ngoài ý muốn, do một tác nhân bên
ngoài gây nên các tổn thương, thương tích cho cơ thể về thể chất hay tâm hồn của
nạn nhân.Đảm bảo an toàn cho trẻ là phòng tránh tai những tai nạn thương tích,
phòng tránh tối thiểu những nguy cơ, nguyên nhân dẫn tới tai nạn thương tích, làm
tổthương đến thể xác và tinh thần của con người.
Tai nạn thương tích luôn rình rập quanh ta, có thể xảy ra ở mọi lúc, mọi nơi,
mọi lứa tuổi nhưng tập trung nhiều ở lứa tuổi mầm non. Vì ở độ tuổi này trẻ chưa
biết tự bảo vệ mình, cơ thể trẻ còn non yếu, sức đề kháng kém, sở thích của trẻ hay
tò mò, hiếu động, nhiều khi không phân biệt được những điều nên hay không nên
làm. Môi trường sống của trẻ em ở gia đình, nhà trường cũng như xã hội chưa thật
sự an toàn, các nguy cơ gây tai nạn thương tích cho trẻ em vẫn đang hàng ngày đe
dọa trẻ. Tuy nhiên, việc phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm
non nếu được giáo dục thường xuyên sẽ hạn chế được những tai nạn thương tích.
Thực hiện Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT, các trường mầm non cần xây
dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, môi trường “học bằng chơi” cho trẻ.
Theo Chỉ thị số 20-CT/TW, Bộ Chính trị ngày 5/11/2012 về tăng cường lãnh đạo
của Đảng đối với chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới, việc
giáo dục và chăm sóc trẻ em là vấn đề có tính chiến lược lâu dài, góp phần nâng
cao nguồn lực sau này của đất nước. Đó là nhiệm vụ của ngành giáo dục nói chung
và của giáo dục mầm non nói riêng, đáp ứng yêu cầu của xã hội, tạo nên lòng tin
của phụ huynh với giáo viên, giữ vững uy tín của trường học.
Phòng tránh được tai nạn thương tích sẽ giúp trẻ phát triển về mặt tình cảm
xã hội. Phòng tránh tai nạn thương tích có vai trò quan trọng đến sự phát triển toàn

4
Giáo viên: Trương Thị Minh Trang


SKKN: Một số biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ lớp lá 4, trường Mầm non Họa Mi


diện về mặt nhân cách cho trẻ. Về mặt thể chất: cơ thể trẻ được khỏe mạnh, không
bị tổn thương về da thịt, trẻ được vận động nhanh nhẹn, bình thường.
Không những sẽ phát triển về mặt thể chất mà còn giúp cho trẻ phát triển về
mặt nhận thức. Nếu trẻ không bị tổn thương về mặt thể xác hay về mặt tinh thần thì
trẻ được tìm hiểu, khám phá về thế giới xung quanh tốt hơn. Trẻ tích lũy được vốn
kiến thức, kỹ năng để có thêm kinh nghiệm, làm hành trang để trải nghiệm cuộc
sống.
Hơn nữa, phòng tránh được tai nạn thương tích cho trẻ sẽ giúp trẻ phát triển
về mặt ngôn ngữ. Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ là phương tiện của tư duy, nếu
không có ngôn ngữ thì sẽ không phát triển được tư duy. Những tổn thương khi bị
ngạt, hay bị vật nhọn đâm vào miệng cũng có thể tổn thương về ngôn ngữ của trẻ.
Ngoài ra, phòng tránh được tai nạn thương tích sẽ giúp trẻ phát triển về mặt
tình cảm xã hội. Trẻ được sống trong một môi trường an toàn, không làm tổn
thương đến trẻ, trẻ cảm nhận được những tình cảm, sự yêu thương, quan tâm, chăm
sóc của người lớn. Qua đó trẻ biết yêu quý, trân trọng mọi người xung quanh, biết
giúp đỡ người khác.
Không chỉ thế, còn giúp trẻ phát triển về mặt thẩm mỹ. Giáo viên tạo môi
trường an toàn, đẹp sẽ giúp trẻ muốn cảm nhận được cái đẹp từ con người, môi
trường. Từ đó trẻ muốn tạo cho bản thân mình có những hành động, việc làm đẹp
cho xã hội, tạo ra một môi trường an toàn cho chính mình và cho cả mọi người.
2.Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
Hiện nay, tình trạng trẻ thiếu các kĩ năng cơ bản về xử lý tình huống khi gặp
nguy hiểm diễn ra ở hầu hết các lớp trong trường Mầm non Họa Mi. Để đưa ra cái
nhìn chính xác hơn về thực trạng này, tôi đã làm khảo sát với đối tượng là học sinh
lớp lá 4.
Tổng số học sinh 37 cháu, nữ 15 cháu trẻ tương đối ngoan lễ phép.
Lớp học có tương đối đầy đủ cơ sở vật chất theo quy định trường chuẩn
quốc gia.
Hàng năm Ban giám hiệu nhà trường đã tổ chức chuyên đề trường học an

toàn phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ .

5
Giáo viên: Trương Thị Minh Trang


SKKN: Một số biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ lớp lá 4, trường Mầm non Họa Mi

Nhà trường trang bị đầy đủ tài liệu về cách phòng tránh tai nạn thương tích
cho giáo viên.
Trường có nhân viên y tế, phòng y tế trang thiết bị y tế tương đối đầy đủ
phục vụ cho công tác sơ cứu ban đầu nếu có trẻ chẳng may tai nạn xảy ra.
Bản thân luôn tâm huyết với nghề, yêu thương trẻ có ý thức trách nhiệm
trong vấn đề đảm bảo an toàn cho trẻ.
*Khảo sát, khảo nghiệm đầu năm:
STT

Nội dung khảo sát

Đạt

Không đạt

Số trẻ

Tỉ lệ

Số trẻ Tỉ lệ

1


Trẻ biết 1 số nơi nguy hiểm
cần tránh

10/37

27%

27/37

73%

2

Trẻ tích cực tham gia các
hoạt động bảo đảm an toàn
cho bản thân

15/37

41%

22/37

59%

3

Trẻ có kỹ năng sơ cứu cơ bản
khi bị chấn thương


6/37

16%

31/37

84%

4

Trẻ biết được số điện thoại
cấp cứu và số ba mẹ khi cần

8/37

22%

29/37

78%

5

Trẻ có ý thức trong khi học
và thói quen tốt để đảm bảo
an toàn

10/37


27%

27/37

73%

Ghi chú

Giáo viên trong trường đa phần là giáo viên trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm,
thiếu kỹ năng xử lí tình huống nên đã xảy ra sai sót trong quá trình chăm sóc, giáo
dục trẻ. Thêm vào đó, trong quá trình công tác, giáo viên thường bị áp lực về thời
gian làm việc, khối lượng công việc phải đảm nhiệm trong ngày nhiều dẫn tới bị
căng thẳng nghề nghiệp, khiến chất lượng chăm sóc trẻ bị giảm sút.
Do một số trẻ đang trong độ tuổi thích khám phá, hiếu kỳ, hay chạy nhảy nên
khả năng bị tai nạn thương tích là rất cao. Môi trường vật chất trong và ngoài lớp
6
Giáo viên: Trương Thị Minh Trang


SKKN: Một số biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ lớp lá 4, trường Mầm non Họa Mi

học không đảm bảo an toàn, nhà trường chưa có điều kiện đẩy mạnh trong công tác
kiểm tra, phát hiện nguy cơ tiềm ẩn để sửa chữa khắc phục.
*Nguyên nhân chủ quan:
Số lượng trẻ trên lớp quá đông, trong khi đó, trẻ lại rất hiếu động, tò mò, sức
đề kháng còn yếu, nên rất dễ bị thương tích khi xảy ra các tai nạn như: ngã, chấn
thương chảy máu, hóc sặc, bỏng, …
Mặt khác do trẻ em ngày nay có điều kiện tiếp xúc với rất nhiều loại đồ chơi
sắc nhọn, nguy hiểm. Môi trường xung quanh có nhiều vật cứng, vật nhỏ trong tầm
tay trẻ đồ dùng để trên cao có thể rơi vỡ. Người lớn không có sự chọn lọc đồ chơi

cho trẻ thì tai nạn thương tích xảy ra khó lường được.
Cô giáo thiếu kiến thức khi chăm sóc trẻ, kĩ năng sơ cứu y tế tạm thời,chưa
tốt, đôi khi còn xử lý bằng thói quen của bản thân nên có nguy cơ gây nguy hiểm
hơn cho vết thương của trẻ. Giáo viên ít tìm tòi kiến thức sơ cứu tạm thời để xử lý
những vết thương dễ gặp của trẻ, chưa nhuần nhuyễn thao tác xử lí những tình
huống cấp bách, chưa có kinh nghiệm cấp cứu trẻ dẫn đến việc chưa đảm bảo an
toàn tuyệt đối cho trẻ.
Đa số phụ huynh làm nghề nông, đi làm ruộng, rẫy từ sáng sớm nên ít có thời
gian trò chuyện, hướng dẫn con về việc tự bảo vệ mình và cách nhận biết những
nguy hiểm xung quanh mình…
*Nguyên nhân khách quan
Môi trường ngày càng ô nhiễm, khói bụi từ đường sá, phương tiên giao thông
khiến trẻ dễ mắc nhiều căn bệnh nguy hiểm như tả, lỵ, tai chân miệng, cảm, sốt…
Trẻ nô đùa thường không chú ý đến môi trường xung quanh nên dễ gặp sự
kiện bất ngờ không lường trước được như trượt ngã, va vấp đồ vật xung quanh…
Cha mẹ, giáo viên thường phải đảm đương nhiều công việc một lúc nên dễ lơ
là trong chăm sóc, quản lý trẻ nhỏ.
Bản thân là người giáo viên luôn tâm huyết với nghề, yêu thương trẻ, luôn
coi trọng ý thức trách nhiệm trong công việc, tôi trăn trở và cố gắng tìm ra hướng
giải quyết cho thực trạng nói trên. Trẻ nhỏ tuy hiếu động nhưng tương đối ngoan và
lễ phép nên giáo viên có thể giáo dục dần dần để thay đổi tư duy của trẻ.
Đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non một vấn đề tưởng chừng đơn giản nhưng
thực tế vẫn đang còn gặp phải nhiều vướng mắc. Là một giáo viên trẻ, nhiệt tình
7
Giáo viên: Trương Thị Minh Trang


SKKN: Một số biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ lớp lá 4, trường Mầm non Họa Mi

với nghề, tôi mong muốn tìm ra biện pháp phù hợp với điều kiện của lớp lá 4 nói

riêng và trường Mầm non Họa Mi nói chung, hướng đến mục đích xây dựng môi
trường học tập an toàn cho trẻ.
3.Nội dung và hình thức của giải pháp
a. Mục tiêu của giải pháp
Mục tiêu của các biện pháp là nhằm bổ sung kiến thức, hoàn thiện kĩ năng sư
phạm, đẩy mạnh sự phát triển về nghiệp vụ cho bản thân.
Qua các biện pháp đã thỏa mãn được nhu cầu học tập, vui chơi của trẻ mà
vẫn đảm bảo an toàn mọi lúc, mọi nơi cho trẻ góp phần vào việc “xây dựng trường
học an toàn” và đẩy mạnh công cuộc xã hội hóa giáo dục còn gặp nhiều khó khăn ở
địa phương. Những biện pháp sẽ được áp dụng luôn tạo được niềm tin nơi phụ
huynh rằng họ đang có người đồng hành trên con đường xây đắp hạnh phúc và
tương lai phồn thịnh cho thế hệ măng non chủ nhân của đất nước.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
Biện pháp 1: Tự bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng cơ bản bảo cho bản thân để
đảm an toàn cho trẻ
Giáo viên là người trực tiếp chăm sóc trẻ khi ở lớp, vì vậy, việc tự học bồi
dưỡng kiến thức về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ là rất quan trọng.
Hơn ai hết giáo viên, phải là người nắm vững những kiến thức, kỹ năng cơ
bản về phòng, tránh và xử lý các tình huống khi tai nạn xảy ra. Nếu không được bồi
dưỡng thường xuyên thì không thể có kiến thức và khó xử trí được các tình huống
khi tai nạn xảy ra với trẻ.
Ngoài ra cần phối hợp với nhà trường phụ huynh tạo cho trẻ môi trường an
toàn về sức khỏe, tâm lý và thân thể. Phải thường xuyên bao quát trẻ ở mọi lúc mọi
nơi. Khi trẻ bị tai nạn phải bình tĩnh xử trí sơ cứu ban đầu tại chỗ, đồng thời báo
cho cha mẹ trẻ và đưa trẻ đến y tế nơi gần nhất để cấp cứu kịp thời cho trẻ.
Tham gia các buổi chuyên đề về kiến thức cách phòng tránh và thực hành kỹ
năng xử trí một số tai nạn thường gặp với trẻ như giả định một số tình huống sau:
*Giả định tình huống tai nạn: Cháu bị gãy xương cánh tay
- Cách xử trí:
8

Giáo viên: Trương Thị Minh Trang


SKKN: Một số biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ lớp lá 4, trường Mầm non Họa Mi

+ Để cánh tay sát thân mình, cẳng tay vuông góc với cánh tay( tư thế co).
+ Nhẹ nhàng đặt băng ở dưới cánh tay của trẻ, đặt điểm ở dưới khuỷu tay.
+ Cho đầu trên của băng vòng qua sau gáy của trẻ,chừa một đoạn ngắn để
buộc lại ở khoảng xương đòn ở bên bị thương.
+ Đầu trên của băng vòng qua cổ,buộc đầu băng ở khoảng xương đòn.
+ Cẩn thận đưa đầu dưới của băng lên, sao cho băng nâng đỡ cánh tay đúng
mức, buộc cố định nút thắt hay nút bướm.
+ Để nâng đỡ thêm có thể dùng một băng tam giác khác gấp làm ba quấn
quanh cánh tay, tránh chỗ bị gãy, để cố định cánh tay.
- Sau khi đã sơ cứu cho trẻ xong giáo viên cần báo cho gia đình đồng thời
đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị.
* Giả định trẻ bị hóc (sặc) dị vật đường thở
-Dấu hiệu: Trẻ đang ăn, uống hoặc chơi đột ngột ho sặc sụa , thở rít, mặt đỏ,
chảy nước mắt; Ngoài ra, trẻ khó thở dội , mặt môi tím tái có thể ngừng thở…
- Đề phòng dị vật đường thở: Không cho trẻ cầm các đồ chơi quá nhỏ có thể
cho vào miệng , mũi. Giáo dục trẻ khi ăn không đùa nghịch hoặc nói chuyện.
Không ép trẻ ăn khi trẻ đang khóc.
Trong quá trình xử lý cô cần nhẹ nhàng, trấn an tinh thần để bé không ngọ
nguậy có thể gây tổn thương vùng họng.
* Tình huống trẻ bị vật sắc nhọn đâm:
- Cách phòng tránh: Cất giữ, để trên cao vật dụng sắc nhọn xa tầm với của
trẻ; loại bỏ các vật sắc nhọn bằng kim loại, mảnh thủy tinh, gốm, sắt, …khỏi nơi
vui chơi của trẻ. Cần chỉ dẫn cho trẻ thấy được sự nguy hiểm khi sử dụng hoặc chơi
đùa bên cạnh các đồ vật sắc nhọn. Người lớn nên dạy trẻ không chơi các trò nguy
hiểm như trèo cây, đấu kiếm, không nên bắt chước người lớn làm công việc có


9
Giáo viên: Trương Thị Minh Trang


SKKN: Một số biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ lớp lá 4, trường Mầm non Họa Mi

nguy cơ gây thương tích khi không có sự giám sát của người lớn như: gọt hoa quả,
thái thịt, khâu vá...

Cô sơ cứu xử lý vết thương do trẻ chạy nhảy bị vật sắc nhọn đâm vào

- Cách xử trí: Khi trẻ bị thương tích, nếu vết thương có đất cát, dị vật bẩn có
thể dùng nước sạch rửa nhẹ nhàng; sau đó, nên bôi cồn y tế 700 xung quanh vết
thương, không được dội cồn trực tiếp vào vết thương vì sẽ gây xót hoặc có thể đẩy
các dị vật như đất, cát vào sâu hơn. Nếu vết rách nhỏ, nên dùng băng dính y tế che
vết thương để tránh nhiễm trùng.Nếu vết rách rộng và chảy nhiều máu, cần tiến
hành băng cầm máu nhanh cho trẻ. Khi băng cầm máu cho trẻ, không được xối rửa,
kỳ cọ hay dùng dụng cụ để lấy dị vật ra, nhất là khi vết thương xuyên vào bụng,
vào ngực, nách, đùi và mắt. Nếu dị vật quá dài gây khó khăn cho việc di chuyển
nạn nhân thì cần dùng phương tiện cắt bớt dị vật sau đó chuyển trẻ tới cơ sở y tế
gần nhất. Trên đường di chuyển, người sơ cứu cũng có thể cho trẻ dùng thuốc giảm
đau.
* Giả định tình huống trẻ bị động vật cắn:
Cách phòng động vật cắn: Không cho trẻ đến gần hoặc trêu chó mèo lạ,
không để trẻ chơi gần bụi rậm để đề phòng rắn cắn, ong đốt. Không cho phép trẻ
hôn vào miệng thú nuôi và dạy trẻ không được cho tay vào miệng sau khi chạm thú
nuôi.

10

Giáo viên: Trương Thị Minh Trang


SKKN: Một số biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ lớp lá 4, trường Mầm non Họa Mi

Chăm sóc sức khỏe thú nuôi nhà bạn và thường xuyên đưa chúng đến bác sĩ
thú y để kiểm tra, đồng thời giữ cho chúng sạch, không có ve, bọ chét… trên người.
Cách xử trí: Việc cần làm ngay là phải rửa sạch vết thương bằng nước sạch
và xà phòng, sau đó phủ lên vết thương miếng vải sạch hoặc băng gạc. Nếu vết
thương bị chảy máu, hãy ấn và giữ chặt vết thương trong 5 phút hoặc cho đến khi
cầm máu.
Nếu vết thương làm rách da trẻ, bạn cần gọi ngay cho bác sĩ để xác định xem
liệu trẻ đã được tiêm phòng uốn ván hay chưa, hoặc những nguy cơ về phơi nhiễm
với bệnh dại, hoặc cần đưa trẻ đến phòng khám ngay. Nếu không có gì nguy hiểm,
bạn nên bắt hoặc nhốt con vật đã cắn trẻ lại. Bạn không được giết con vật đó mà
gọi cảnh sát đến giúp bạn xử lý nó. Nếu động vật đã bị giết, hãy gọi cho nhân viên
kiểm soát vật nuôi địa phương (MI) hoặc bác sĩ thú y để tìm cách lây mẫu xét
nghiệm kiểm tra dại. Nếu trẻ bị rắn cắn, cần đưa trẻ đến ngay trung tâm cấp cứu
gần nhất nếu bạn không biết rõ loại rắn đã cắn trẻ, hoặc không biết nó có phải rắn
độc hay không. Bạn nên giữ cho trẻ nghỉ ngơi tại chỗ và không được chườm đá lên
vết cắn. Dùng nẹp nẹp nhẹ vào chỗ bị thương của trẻ và giữ cố định ở vị trí nằm
ngang với tim hoặc ở phía dưới tim. Nếu bạn đẽ giết con rắn, hãy cẩn thận đặt nó
vào cái túi hoặc hộp và mang nó đến trung tâm cấp cứu để xác định loại rắn.
*Giả định trẻ bị chảy máu cam:
Khi trẻ bị chảy máu mũi, điều quan trọng cô giáo cần phải bình tĩnh vì lúc đó
trẻ sợ hãi, khóc lóc càng khiến máu chảy ra nhiều. Cô giáo có thể hạn chế máu mũi
chảy bằng cách để trẻ ngồi dậy, đầu hơi cúi về phía trước, không nên ngả người về
phía sau giúp trẻ khỏi nuốt máu mũi vào cổ.
Nếu trẻ đã lớn nên bảo trẻ thở bằng miệng, sau đó dùng tay kẹp chặt 2 bên
cánh mũi, ngay đoạn dưới xương sụn mũi trong vòng 5-10 phút. Máu mũi vẫn chảy

tiếp có nghĩa là bạn bóp cánh mũi của trẻ chưa đúng chỗ, cần phải bóp lại một lần
nữa.
Nếu máu tiếp tục chảy quá 15 phút hoặc khi thấy trẻ đã nuốt quá nhiều máu
chảy xuống họng, phải lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
Qua đó, rút kinh nghiệm chăm sóc và đảm bảo an toàn cho trẻ.

11
Giáo viên: Trương Thị Minh Trang


SKKN: Một số biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ lớp lá 4, trường Mầm non Họa Mi

Biện pháp 2: Thường xuyên loại bỏ đồ dùng, đồ chơi gây nguy hiểm cho trẻ
Một trong những khái niệm về đồ chơi, thì đồ chơi là một trong những đồ
dùng không thể thiếu đối với trẻ nhỏ, đồ chơi cần cho trẻ được ví như cơm ăn nước
uống hàng ngày của trẻ. Nếu trong một ngày ở lớp trẻ hoạt động mà không có đồ
chơi thì coi như hoạt động đó không thành công, qua đó nói nên tầm quan trọng của
đồ chơi là rất cần thiết cho trẻ. Thời gian trẻ được tiếp xúc với đồ chơi trong một
ngày là rất nhiều, chính vì vậy, phải thường xuyên loại bỏ những đồ chơi gây nguy
hiểm cho trẻ.
Theo quy định của nhà trường, giáo viên phải thường xuyên vệ sinh đồ dùng,
đồ chơi hàng ngày, hàng tuần để đảm bảo vệ sinh phòng chống dịch bệnh và loại
bỏ những đồ chơi gây nguy hiểm cho trẻ. Những đồ chơi đã bị hư hỏng trở nên sắc
nhọn rất nguy hiểm. Cơ thể trẻ còn rất non yếu, làn da mỏng manh của trẻ rất dễ bị
trầy xước vì thế khi chơi dễ gây ra nguy hiểm cho trẻ như đứt tay, xước da. Vật sắc
nhọn làm nguy hiểm đến mắt cũng như chảy máu cơ thể trẻ.
Những đồ chơi nhỏ như hột hạt ở các góc khi trẻ chơi cô cần chú ý quan sát
tránh để trẻ đưa vào miệng, khi chơi xong cô cần cất dọn cẩn thận không để trẻ tự ý
lấy chơi. Giáo viên luôn cố gắng sáng tạo ra những loại đồ chơi mới phù hợp với
lứa tuổi mà vẫn đảm bảo tính khoa học của hoạt động. Với những đồ chơi hiện nay

đa phần là đồ chơi xuất xứ từ Trung Quốc, với nhiều chất liệu độc hại như chì, các
chất gây rối loạn nội tiết, gây ung thư... một số là loại nhựa giòn dễ vỡ gây nguy
hiểm vì vậy khi chọn lựa đồ chơi cho trẻ giáo viên cần lưu ý chọn cho trẻ đồ chơi
có xuất xứ rõ ràng, các thông số về kỹ thuật cũng như chất liệu tạo thành được nhà
sản xuất ghi đầy đủ, rõ ràng trên bao bì sản phẩm đảm bảo an toàn cho trẻ khi chơi.
Song song với việc loại bỏ đồ dùng, đồ chơi nguy hiểm tôi luôn cẩn trọng với đồ
dùng của cô như: dao, kéo, thước kẻ, súng bắn nến…khi dùng song phải cất gọn
đúng nơi quy định, cất cao khỏi tầm với của trẻ.
Thường xuyên kiểm tra lớp, sân chơi để phát hiện các đồ dùng, đồ chơi trong
lớp, đồ chơi ngoài trời có nguy cơ gây tai nạn thương tích cho trẻ, có biện pháp loại
bỏ, sửa chữa xử lý kịp thời.
Tìm tòi, sáng tạo, ra những loại đồ chơi mới phù hợp với lứa tuổi mà vẫn
đảm bảo tính khoa học của hoạt động.

12
Giáo viên: Trương Thị Minh Trang


SKKN: Một số biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ lớp lá 4, trường Mầm non Họa Mi

Cô loại bỏ đồ dung đồ chơi cũ, hỏng không đảm bảo an toàn cho trẻ

Báo ngay với Ban giám hiệu nếu trong lớp có đồ dùng, đồ chơi bị hỏng để
thay thế đồ dùng đồ chơi mới ngay đảm bảo an toàn và có đồ chơi cho trẻ.
Việc thường xuyên loại bỏ đồ dùng, đồ chơi nguy hiểm hàng ngày là việc dễ
làm và đơn giản giúp phòng tránh tai nạn thương tích và dị vật đường thở cho trẻ.
Nhờ việc thường xuyên loại bỏ đồ dùng đồ chơi nguy hiểm giờ đây đồ dùng
đồ chơi lớp tôi luôn đảm bảo được an toàn cho trẻ, lớp không có trường hợp nào
bị tai nạn do bị hóc, sặc, trầy xước da,.. do đồ chơi hư hỏng.
Biện pháp 3: Thường xuyên quan sát trẻ để đảm bảo an toàn cho trẻ mọi lúc

mọi nơi
Giáo viên không nên để trẻ chơi mà không có sự theo dõi của cô dù chỉ trong
tích tắc. Trẻ phải luôn luôn được sự chăm sóc, trông coi của người có trách nhiệm.
Cô giáo phải thường xuyên theo dõi, bao quát cháu mọi lúc mọi nơi, trong mọi hoạt
động. Luôn luôn để mắt đến trẻ vì ở tuổi mầm non trẻ hiếu động và luôn muốn
khám phá mọi đồ vật xung quanh bằng tất cả khả năng của mình: Mắt nhìn, tay sờ
và ngậm vào miệng để nếm thử hoặc là đưa vào mũi, tai... Vì thế mà trẻ thường
mắc phải các tai nạn về đường hô hấp do hít và nuốt phải các dị vật. Hàng ngày
giáo viên nhận trẻ trực tiếp từ tay cha mẹ trẻ, đếm và kiểm tra trẻ nhiều lần trong
13
Giáo viên: Trương Thị Minh Trang


SKKN: Một số biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ lớp lá 4, trường Mầm non Họa Mi

ngày ( nhất là đầu năm học), chú ý những lúc đưa trẻ ra ngoài sân trường để tham
gia các hoạt động ngoài trời hoặc thăm quan. Bàn giao số trẻ khi giao ca, đóng
cổng trường khi không có người ra vào.
Khi trò chuyện với trẻ cô tổ chức chơi một số trò chơi như tập vông, tay
xinh...( gợi ý xem trẻ có đồ gì trong túi thì bỏ ra chơi cùng ) để xem ai có gì trong
túi quần áo không, từ đó cô có thể loại bỏ những đồ chơi nhỏ mà trẻ nhặt được hoặc
mang từ nhà đến.
Hoạt động học: Thường ít gây ra tai nạn nhưng giáo viên cũng cần phải lưu
ý, trẻ có thể đùa nghịch chọc bút vào mặt nhau ( chọc vào mắt nhau). Nhất là với
các hoạt động sử dụng đất nặn cần chú ý không để trẻ nghịch đất nặn nhét vào tai,
mũi của nhau rất nguy hiểm. Không sử dụng các loại chai, lọ đựng thuốc, đựng
màu độc hại làm đồ chơi cho trẻ.
VD: Chủ đề “Gia đình” lồng ghép các câu hỏi: “Những đồ dùng nào trong
gia đình có thể gây nguy hiểm trẻ không được đến gần”? ( các đồ dùng sử dụng
điện, phích đựng nước nóng, dao, kéo...)

Chủ đề : Phương tiện giao thông: biển báo giao thông đơn giản, đèn tín hiệu,
khi tham gia giao thông các bé cũng phải nhớ đội mũ bảo hiểm....
Chủ đề “ Đồ dùng, đồ chơi trong lớp bé”: khi chơi đồ chơi phải như thế nào,
nếu đưa vào miệng sẽ bị làm sao...
Chủ đề “Cây xanh và môi trường sống”: Giáo dục trẻ không được leo trèo
lên cành cây sẽ bị ngã rất nguy hiểm. Cho trẻ làm quen với những biển cấm, biển
báo nguy hiểm, cảnh báo những đồ vật gây nguy hiểm và những nơi nguy hiểm trẻ
không được đến gần.
Hoạt động ngoài trời: Trong giờ chơi vì ở ngoài trời, trẻ rất ham chơi nên có
thể gặp các tai nạn như: Chấn thương phần mềm, rách da, gãy xương...nguyên nhân
thường do trẻ đùa nghịch, xô đẩy nhau, dùng que làm kiếm nghịch, đấu kiếm, chọc
vào nhau và trẻ có thể vô tình chọc vào mắt gây chấn thương. Ngoài ra, trẻ còn chơi
đùa cầm gạch, sỏi, đá ném nhau hoặc chạy nhảy va vào các bậc thềm gây chấn
thương. Vì vậy, trước khi cho trẻ ra hoạt động ngoài trời cô chú ý đếm trẻ, kiểm tra
khu vực sân trẻ quan sát có chủ đích, giao hẹn sân chơi quy định,... phải đảm bảo
đó là nơi thoáng mát. Không để trẻ chơi gần các bụi rậm, nơi có tổ ong, tổ kiến để
đề phòng rắn cắn, ong đốt, kiến cắn. Loại bỏ các vật sắc nhọn bằng kim loại, mảnh

14
Giáo viên: Trương Thị Minh Trang


SKKN: Một số biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ lớp lá 4, trường Mầm non Họa Mi

thủy tinh, gốm, sắt, đá, sỏi...khỏi nơi vui chơi của trẻ, cô phải luôn bao quát ở bên
trẻ để đảm bảo trẻ vui chơi mà vẫn an toàn.
Ở thang leo, xích đu, cầu trượt cần đặt các miếng thảm gai để khi trẻ tiếp đất
được an toàn, không bị trầy xước khi va vào nền bê tông. Cô kịp thời giải thích
ngay cho trẻ về sự nguy hiểm của các vật nhọn khi chơi, đùa nghịch hay sinh hoạt
để trẻ có thể ghi nhớ và cẩn thận hơn khi chơi.

Hoạt động ăn: Vào giờ ăn trẻ rất hiếu động háu ăn vì thế khi thức ăn mang từ
nhà bếp lên còn đang còn nóng cô cần để nguội bớt rồi mới chia về bàn cho trẻ.
Kiểm tra thức ăn trước khi cho trẻ ăn, uống. Tránh cho trẻ ăn thức ăn, nước uống
còn quá nóng. Không ép trẻ ăn, uống khi trẻ đang khóc, trẻ vừa ăn, vừa cười đùa
hoặc khi trẻ đang khóc mà cô cố ép trẻ ăn, uống đều rất dễ gây sặc cho trẻ. Vì thế,
cô phải để trẻ ăn trong tâm trạng thật thoải mái. Khi ăn cần cho trẻ ăn ở tư thế ngồi,
nhắc trẻ ăn từ từ, nhai kỹ. Giáo dục trẻ khi ăn không được vừa ăn, vừa đùa nghịch,
nói chuyện dễ bị sặc, nghẹn. Dị vật đường ăn thường gặp là hóc xương, nghẹn. Khi
cho trẻ ăn các quả tráng miệng nếu ăn quả có hạt cô nên theo dõi, hướng dẫn trẻ ăn
chú ý bóc bỏ hạt .
Giờ ngủ: Khi trẻ chuẩn bị đi ngủ giáo viên chú ý xem trẻ còn ngậm thức ăn
trong miệng không, kiểm tra tay, túi quần áo xem có vật nhỏ lạ, các loại hạt, kẹo
cứng, đồ chơi trên người trẻ tránh trường hợp khi ngủ trẻ trêu ghẹo nhét vào miệng,
mũi, tai nhau, để dị vật rơi vào đường thở gây ngạt thở. Phòng ngủ phải được thông
thoáng tránh trường hợp khi trẻ ngủ trẻ hít phải khí độc từ các nguồn gây ô nhiễm
không khí rất dễ bị ngộ độc. Giáo viên luôn bao quát trẻ không để trẻ ngủ lâu trong
tư thế nằm sấp xuống đệm, úp mặt xuống gối sẽ thiếu dưỡng khí gây ngạt thở.
Giờ chơi tự do trong lớp: Khi chơi trong lớp, trẻ có thể gặp các tai nạn như dị
vật mũi, tai do trẻ tự nhét đồ chơi ( hạt cườm, con xúc sắc, các loại hạt quả, đất
nặn...) vào mũi, tai mình hoặc nhét vào tai bạn, mũi bạn. Trẻ hay ngậm hoặc chọc
đồ chơi vào mồm gây rách niêm mạc miệng, hít vào gây dị vật đường thở, nuốt vào
gây dị vật đường ăn. Vì vậy, cô không cho trẻ cầm các đồ chơi quá nhỏ, để tránh
trường hợp trẻ cho vào miệng mũi. Trẻ chơi tự do trong nhóm, lớp giáo viên không
cho trẻ chạy, xô đẩy nhau tránh va vào thành bàn, cạnh ghế, mép tủ...có thể gây
chấn thương. Không nên để trẻ một mình vào nơi chứa nước kể cả xô chậu nước,
khi dùng xong giáo viên cần đổ hết nước, úp xô, chậu, đảm bảo các xô, thùng
không chứa nước trong nhà vệ sinh, quan sát khi trẻ đi vệ sinh, khi trẻ chơi gần khu
vực có chứa nguồn nước.
15
Giáo viên: Trương Thị Minh Trang



SKKN: Một số biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ lớp lá 4, trường Mầm non Họa Mi

Bằng việc thường xuyên giám sát, ở gần trẻ lớp tôi đã loại bỏ được hết những tai
nạn có thể xảy ra. Đồng thời trẻ đã nhận biết được một số nguy cơ gây nguy hiểm
cho bản thân và biết cách phòng tránh.

Cô bao quát, quan sát trẻ, xử lý các tình huống trẻ gặp nguy hiểm

Phòng chống tai nạn gây chấn thương: Thường xuyên kiểm tra chắn song cửa
sổ, cửa kính, cửa ra vào và đồ chơi ngoài trời kịp thời báo cáo để khắc phục, sửa
chữa ngay.
Trước khi cho trẻ ăn, uống phải kiểm tra độ nóng của thức ăn mới đựơc
mang vào lớp và cho trẻ ăn.
Tiếp tục giáo dục trẻ vệ sinh cá nhân,vệ sinh thân thể, các hành vi vệ sinh
văn minh .
Biện pháp 4: Tuyên truyền phối hợp với phụ huynh để đảm bảo an toàn
cho trẻ
Ngoài công tác tuyên truyền trên loa đài, khẩu hiệu, tranh áp phích, tờ rơi…
về công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ thì công tác tuyên truyền trực
tiếp với phụ huynh học sinh là một trong những biện pháp quan trọng . Cần nhắc
nhở và tuyên truyền cho phụ huynh thực hiện các biện pháp an toàn cho trẻ, để
phòng tránh những tai nạn cho trẻ có thể xảy ra tại gia đình, trên đường đến trường
hoặc đón trẻ từ trường về nhà,tuyệt đối không để trẻ nhỏ đi đón nhau.

16
Giáo viên: Trương Thị Minh Trang



SKKN: Một số biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ lớp lá 4, trường Mầm non Họa Mi

Vì đa phần phụ huynh rất bận, nên giáo viên thường tranh thủ trao đổi vào
giờ đón , trả trẻ về cách phòng tránh tai nạn thương tích tại nhà như khuyến khích
phụ huynh dán những cảnh báo nguy hiểm ở ổ điện , cất những vật dụng gây nguy
hiểm lên cao, đúng nơi quy định nhất là các loại dao kéo, phích nước, các loại
thuốc…thường xuyên loại bỏ những đồ chơi gây nguy hiểm ở nhà, kiểm tra quần
áo trước khi mặc cho trẻ tránh trường hợp có côn trùng bám vào khi phơi lại mặc
cho trẻ khiến trẻ ngứa ngáy khó chịu.
Giếng nước, bồn nước và các dụng cụ chứa nước như chum, vại... cần có nắp
đậy chắc chắn hoặc khóa cẩn thận. Không nên để trẻ một mình ở dưới nước hoặc
gần nơi nguy hiểm. Nếu gia đình nào có điều kiện nên dạy trẻ tập bơi sớm để
phòng tránh đuối nước.
Nhắc phụ huynh cẩn thận khi cho trẻ ăn các loại quả có hạt, các loại thạch,
kẹo cứng…Điều quan trọng nhất là phải luôn giám sát trẻ để chắc chắn rằng con
mình luôn được đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Để việc cung cấp kiến thức được hiệu quả, dễ nhớ tôi đã dán những hình ảnh
về một số cách phòng tránh tai nạn thương tích đơn giản ở góc tuyên truyền. Ở đó
dán những hình ảnh đẹp, dễ bắt mắt được phụ huynh lưu tâm đọc hằng ngày.
Công tác tuyên truyền phòng tránh tai nạn thương tích với phụ huynh là việc
vừa dễ lại vừa khó, dễ vì đây là công việc hàng ngày của giáo viên, khó ở đây là
giáo viên phải có những lời nói thuyết phục, biết chọn lọc những nội dung tuyên
truyền thiết thực, thu hút được phụ huynh để phụ huynh dễ hiểu và dễ thực hiện.
Biện pháp tuyên truyền kết hợp với phụ huynh tại lớp giúp giáo viên và phụ
huynh hiểu nhau hơn, từ đó giúp giáo viên thuận lợi trong việc giáo dục trẻ tránh
những nơi nguy hiểm, không an toàn với trẻ. Và cũng yên tâm hơn trong công tác
phòng tránh tai nạn tại nhà vì phụ huynh đã có kiến thức về cách phòng tránh tai
nạn và họ biết điều gì mình nên làm... Giáo viên phối hợp với phụ huynh là việc
làm rất cần thiết tạo cho trẻ một môi trường an toàn về sức khỏe, tâm lí và thân thể.
Vận động phụ huynh đóng góp tự nguyện ngoài các khoản quy định,

để mua sắm trang thiết bị xây dựng trường trường học an toàn.

17
Giáo viên: Trương Thị Minh Trang


SKKN: Một số biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ lớp lá 4, trường Mầm non Họa Mi

Cô trao đổi phụ huynh cùng quan tâm chăm sóc sức khỏe cho trẻ

Bằng nhiều hình thức tuyên truyền tốt, khéo léo, rõ ràng, rộng rãi như: thông
qua bản tin ở trường, bản tuyên truyền ở lớp, loa, đài, trao đổi trực tiếp, họp phụ
huynh...nhằm làm cho đông đảo nhân dân, phụ huynh cộng đồng xã hội hiểu rõ về
mục đích luôn đảm bảo an toàn cho trẻ mọi lúc mọi nơi. Qua đó, thu hút được
nhiều trẻ đến trường, nhận được nhiều sự quan tâm ủng hộ của nhân dân của cha
mẹ trẻ và cộng đồng xã hội ở địa phương để nâng cao chất lượng dạy học.
Nâng cao được ý thức trách nhiệm của cha mẹ trẻ khi cho con đi học, có tinh
thần đóng góp tự nguyện để xây dựng trường học an toàn, phòng, chống, tai nạn
thương tích cho trẻ.
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
Mỗi biện pháp có những đặc điểm về tính chất, nội dung cụ thể khác nhau,
nhưng luôn có sự liên kết chặt chẽ với nhau, có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau và nội
dung cùng hướng tới việc thực hiện mục tiêu giáo dục phòng tránh tai nạn gây
thương tích cho trẻ trong nhà trường. Mỗi biện pháp như mỗi bước trong quy trình
sản xuất dây truyền, gắn kết chặt chẽ và có mối liên hệ khăng khít không thể tách
18
Giáo viên: Trương Thị Minh Trang


SKKN: Một số biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ lớp lá 4, trường Mầm non Họa Mi


rời, giúp giáo viên và nhân viên y tế có thể nhận thức sâu sắc hơn tầm quan trọng
của việc hiểu biết về y tế trong quá trình chăm sóc trẻ. Để đạt được mục tiêu mà đề
tài đặt ra, mỗi biện pháp được xác định phù hợp với điều kiện nhà trường, của lớp
và tâm lý trẻ để dần hình thành cho trẻ thói quen tự bảo vệ mình tránh xa những nơi
nguy hiểm,và biết cần sự giúp đỡ của người lớn khi cần thiết.
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và
hiệu quả ứng dụng
Kết quả khảo nghiệm cuối năm:
Nội dung khảo sát

Đầu năm
Đạt
Số
trẻ

Cuối năm

Không đạt
Tỉ
lệ

Số
trẻ

Tỉ
lệ

Đạt
Số

trẻ

Không đạt
Tỉ
lệ

Số
trẻ

Tỉ
lệ

Trẻ biết 1 số nơi
nguy hiểm cần tránh

10/37 27% 27/37 73% 32/37 86%

5/37

14%

Trẻ tích cực tham gia
các hoạt động bảo
đảm an toàn cho bản
thân

15/37 41% 22/37 59% 33/37 89%

4/37


11%

Trẻ có kỹ năng sơ cứu
cơ bản khi bị chấn
thương .

6/37

16% 31/37 84% 30/37 81%

7/37

19%

Trẻ biết được số điện
thoại cấp cứu và số ba
mẹ khi cần

8/37

22% 29/37 78% 35/37 95%

2/37

5%

Trẻ có ý thức trong 10/37 27% 27/37 73% 35/37 95%
khi học và thói quen
tốt để đảm bảo an
toàn.


2/37

5%

19
Giáo viên: Trương Thị Minh Trang


SKKN: Một số biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ lớp lá 4, trường Mầm non Họa Mi

III. Phần kết luận và kiến nghị
1.Kết luận
Trẻ cần được giáo dục tốt để hình thành những thói quen, kỹ năng tự bảo vệ
chính mình.Đây là tránh nhiệm và lương tâm, của mỗi người lớn chúng ta.Qua thời
gian thực hiện đề tài,tôi nhận thấy vấn đề đảm bảo an toàn,phóng chống tai nạn
thương tích ở lớp lá 4 đã có nhiều chuyển biến rõ rệt,trẻ biết cách xử lý tình huống
khi gặp sự cố, môi trường học được sửa đổi sao cho đảm bảo an toàn cho trẻ. Mỗi
ngày đến trường trẻ học được biết bao điều hay trong vòng tay che chở của ngôi
nhà thứ hai. Từ đó, phụ huynh quan tâm hơn trong việc giao phó trọng trách giáo
dục, bảo vệ con em mình cho nhà trường.
Thực hiện “lớp học an toàn, học sinh tích cực”, phòng tránh tai nạn thương
tích cho trẻ là một vấn đề hết sức cần thiết trong các trường mầm non. Qua đề tài
này, tôi mong muốn góp phần giảm thiểu tai nạn thương tích cho trẻ, giúp bản thân
viên có được kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết trong chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Bên
cạnh đó, trẻ có được những kiến thức cần thiết trong lĩnh vực tự phòng tránh tai nạn
cho chính bản thân mình. Trong quá trình thực hiên đề tài, tôi cũng rút ra cho mình
một số kinh nghiệm:
Để kết quả đạt như mong muốn trước hết cần làm tốt công tác tuyên truyền
tới các bậc phụ huynh, mọi cấp,mọi ngành có liên quan để họ nhận thức được vấn

đề phù hợp và rộng rãi hơn, nâng cao tầm quan trong của giáo phòng chống tai nạ
thương tích trong trường mầm non.
Đối với cô giáo không ngừng nâng cao trình độ năng lực chuyên môn, linh
hoạt trong cách trang trí lớp, tạo môi trường học tập an toàn,tạo cảm giác yên tâm
cho trẻ khi đến trường, cô giáo luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Góc
tuyên truyền được trang trí phù hợp, sưu tầm những hình ảnh về những tai nạn dễ
xảy ra và cách phòng tránh để thu hút sự chú ý của trẻ và phụ huynh.
Bởi lẽ, phòng tránh tai nạn thương tích có vai trò hết sức to lớn đối với sự
phát triển cho trẻ. Vì thế mỗi chúng ta phải cùng nhau tìm những biện pháp để khắc
phục đến mức tối thiểu những tai nạn cho trẻ. Tất cả vì trẻ em là chủ nhân tương lai
của đất nước, là những mầm xanh lưu giữ dòng máu của dân tộc.
2. Kiến nghị:

20
Giáo viên: Trương Thị Minh Trang


SKKN: Một số biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ lớp lá 4, trường Mầm non Họa Mi

Người viết

Trương Thị Minh Trang

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SKKN CẤP TRƯỜNG
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

21
Giáo viên: Trương Thị Minh Trang


SKKN: Một số biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ lớp lá 4, trường Mầm non Họa Mi

TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÊN TÀI LIỆU
STT
1
Tài liệu bồi dưỡng thường
xuyên Cán bộ quản lý và giáo
viên mầm non 2014-2015
2
Sổ tay kiến thức phòng chống
tai nạn thương tích cho trẻ em
3
Kĩ năng sơ cấp cứu các tai nạn
thương tích trong trường học.
4

5
6

Hướng dẫn thực hiện chương
trình giáo dục mầm non (3 độ
tuổi )
Tâm lý học tuổi mầm non

Sách phòng chống tai nạn
thương tích trẻ em
Báo tài chính - Vì cuộc sống an
toàn, phòng, chống tai nạn
thương tích cho trẻ em

TÁC GIẢ-NHÀ XUẤT BẢN
Tác giả : Hoàng Đức Minh; Lý Thị
Hằng -Nhà xuất bản giáo dục Việt
Nam
Bộ lao động thương binh và xã hội
Báo điện tử Việt Nam net

Tác giả:Trần Thị Ngọc Trâm ;Lê
Thu Hương; Lê Thị Ánh TuyếtNhà xuất bản giáo dục Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Như Mai- ĐH sư
phạm Hà Nội
UNICEF-2011
Bộ Lao động – Thương binh và Xã
hội 25/5/2016

22
Giáo viên: Trương Thị Minh Trang


SKKN: Một số biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ lớp lá 4, trường Mầm non Họa Mi

MỤC LỤC
I.


Phần mở đầu

II.

23
Giáo viên: Trương Thị Minh Trang



Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ lớp lá 4, trường Mầm non Họa Mi

Mục tiêu của sáng kiến kinh nghiệm này nhằm tạo môi trường sống an toàn, lành mạnh cho mọi trẻ. Chủ động phòng ngừa, giảm thiểu và loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây tai nạn thương tích cho trẻ trong gia đình, nhà trường và cộng đồng. Biết được tầm quan trọng của việc bảo vệ an toàn và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non. Tìm ra nhiều biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích và đảm bảo an toàn cho trẻ mọi lúc mọi nơi. SKKN:Mộtsốbiệnphápđảmbảoantoànchotrẻlớplá4,

Thể loại Tài liệu miễn phí Sáng kiến kinh nghiệm

Số trang 26

Ngày tạo 6/18/2020 8:25:23 AM +00:00

Loại tệp DOCX

Kích thước 1.43 M

Tên tệp

Tải Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp đảm bảo an... (.pdf)

SKKN: Một số biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ lớp lá 4, trường Mầm non Họa Mi

Đề tài “Một số biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ lớp lá 4,trường Mầm non Họa Mi”để nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng chăm sóc giáo dục và chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ lớp lá 4.

Tóm tắt nội dung tài liệu

SKKN:Mộtsốbiệnphápđảmbảoantoànchotrẻlớplá4,trườngMầmnon
HọaMi
I.Phầnmởđầu
1.Lýdochọnđềtài
Trongcuộcsống,mỗimầmnonđềucầnđượcnângniu,cũngnhưmọi
đứatrẻ đềucầnđượcbảovệ.Tôiluônyêunhữngcâuháttrongtrẻongân
vangtừnhữngcôcậubéđángyêu:
“Trẻemhômnaythếgiớingàymai
Đólàvầnthơcũnglàcâuhát”
Trẻemlàchủnhântươnglaicủađấtnước,làbúpmăngnonlớnlêntrong
sự tinyêuvàtrânquýcủacả dântộc.Mỗiđứatrẻ đềucóquyềnđượctrưởng
thànhvữngchãinhư nhữngthântre,quậtkhởioaihùngcùngdântađánhgiặc.
Mỗiđứatrẻ đềucóquyềntrở thànhThánhGióng,cưỡingựasắtlàmnênkhúc
hùngca.Nhằmtạođiềukiệnthuậnlợichohànhtrangkhônlớncủacácem,năm
1989,CôngướcLiênhợpquốcvềQuyềnTrẻemrađờiđãghinhậncácquyền
cơ bảncủatrẻ emnhư cácnhómquyềnsốngcòn,nhómquyềnbảovệ,nhóm
quyềnpháttriểnvànhómquyềnthamgia.Công ướcnàythể hiệnsự tôntrọng
vàquantâmcủacộngđồngquốctếđốivớitrẻem,làđiềukiệncầnthiếtđểtrẻ
emđượcpháttriểnđầyđủ trongbầukhôngkhíhạnhphúc,yêuthương.Năm
1990,Tuyênbốthế giớivềsựsốngcòn,quyềnđượcbảovệ vàpháttriểncủa
trẻemđãđềranhữngnhiệmvụcụthểvàtoàndiệnnhằmbảovệvàchămsóc
trẻ emcùngvớimộtbảnkế hoạchhànhđộngkháchitiếttrêntừngmặtcơ
bản.Tuyênbố nàymộtlầnnữathểhiệnsựquantâmthíchđángcủacộngđồng
quốctếđốivớicácquyềnlợivàtươnglaicủatrẻem.Vấnđềbảovệ,chămsóc
trẻemcũngđượcChínhphủViệtNamđặcbiệtquantâm.ViệtNamlànướcthứ
haitrênthế giớikívàphêchuẩnCông ướccủaLiênhợpquốcvề QuyềnTrẻ
em.Trêncơsởđườnglối,chiếnlượcpháttriểnđó,chínhquyềnđịaphươngcác
cấpđãvạchkế hoạch,hànhđộngcụthểnhằmđảmbảocácquyềnlợicủatrẻ
emnhưcácchínhsáchhỗtrợkinhtếđốivớitrẻemnghèođểcácemcóthểđến
trường,quantâmxâydựngcơ sở vậtchất,trườnghọc,thiếtbị dạyhọc...để
nângcaochấtlượnggiáodục...Cả nướcluônhướngtìnhcảmđặcbiệtđếnthế
hệtươnglaiấycủađấtnước.



1
Giáoviên:TrươngThịMinhTrang
SKKN:Mộtsốbiệnphápđảmbảoantoànchotrẻlớplá4,trườngMầmnon
HọaMi
Tuynhiên,vìlứatuổicònnhỏvàchưacónhữngkỹnăngquantrọngđểtự
bảovệ bảnthân,trẻ emdễ trở thànhnạnnhâncủanhữngmầmdịchkhông
mongmuốn,củanhữngtìnhhuốngvôcùngnguyhiểm.Hiệnnay,vìmôitrường
ônhiễmkhóibụi,hoáchất,vikhuẩnvirútbiếndịngàycàngsinhsôi,nhiềucăn
bệnhdịchđãgõcửacáctrườnghọcmầmnon:taychânmiệng,sởi,quaibị,thuỷ
đậu,sốtxuấthuyết,sốtvirut,cúm…Ngoàidịchbệnh,tainạnthươngtíchcũng
trởthànhvấnđềbứcxúccủatoànxãhội.Tainạnthươngtíchđanglàmộttrong
nhữngnguyênnhânhàngđầugâytửvongtrẻemởViệtNam.Sốtrẻembịchết
dotainạnthươngtíchhàngnămnhiềuhơnsovớisố trẻ bị chếtdocácbệnh
truyềnnhiễm.Chúngtakhôngkhỏiđaulòngkhinhìnthấynhữngđứatrẻbịtai
nạnkhiđangchơiđùatronglớp,haydạogầnđây,vàotháng02/2017,làviệcbé
An ở trườngMầmnonKrôngAnakhôngmaybị ngãxuốnghầmnhàvệ sinh
trường.Nhìnvàonhữngconsố tainạnthươngtíchtrẻ emđanggiatăng,tôi
nhậnthấymộtphầnrấtlớnnguyênnhânbắtnguồntừsựbấtcẩnvàchủquan
củangườilớntrongcáchgiáodụctrẻ.
Nhậnthấytầmquantrọngtolớncủaviệchạnchế tainạnthươngtích,
đảmbảoantoàntínhmạngchohọcsinh,sinhviên,đặcbiệtlàtrẻ nhỏ ởcơsở
giáodụcmầmnon,BộtrưởngBộGiáodụcvàĐàotạoyêucầu:“cáccơsởgiáo
dụctăngcườngcôngtácphòng,tránhtainạnthươngtích”.Bởilẽ,trẻemởlứa
tuổitừ0­5tuổilàgiaiđoạnthểtrạngvàtưduypháttriểnvôcùngnhanhchóng.
Đâylàgiaiđoạntrẻphátcảmngônngữ,hìnhthànhnhậnthứcvềthếgiớixung
quanh.Trẻưathíchkhámphá,trảinghiệm,tìmhiểucuộcsốnghằngngàybằng
chínhkhả năngtự màymò.Tuynhiên,cũngchính ở lứatuổinày,vìhayhiếu
độngvàtòmòtrongkhihoàntoànchưacókinhnghiệmphòngtránhtainạnvà
đảmbảoantoànchochínhmình,trẻ thườngtựđặtmìnhvàonhiềutìnhhuống
nguyhiểm.Tâmlýtrẻ vốndễ nhớnhưngcũngmauquên,hơnnữa,trẻ thường
thíchhọc,ănhoặcchơitheosở thích,thóiquencủamìnhmàkhôngchúýđến
nhữngrủirocóthểxảyra.Khôngaimongmuốnnhữngtainạn ảnhhưởngđến
trẻ xảyra,nhưngtấtcảtainạn ấyđềuphátsinhmộtcáchbấtngờ,khitrẻ tự
sinhhoạtmàkhôngcóngườilớnbêncạnh.Vìvậy,để đảmbảochotrẻ được
pháttriểntoàndiệncả thể chấtvàtinhthần,nhiệmvụ cầnthiếtđốivớigiáo
viênmầmnonvàcảcácbậcchamẹ,làphảihiểubiếtvềcácđặcđiểmsinhlí,
bệnhlícủatrẻ em, ứngdụngvàoviệcchămsóc,nuôidưỡng,bảovệsứckhỏe

2
Giáoviên:TrươngThịMinhTrang
SKKN:Mộtsốbiệnphápđảmbảoantoànchotrẻlớplá4,trườngMầmnon
HọaMi
chotrẻ.Trongcácgiờ học,ngoàiviệcđượcdạycáckiếnthức,trẻ còncần
đượcdạyvề cáckỹnăngxử lýkhibị tainạnhoặcgặpcáctìnhhuốngxấuxảy
ra.Trườnghọccầncómộtmôitrườngantoàn,lànhmạnhđể trẻ họctập,vui
chơimộtcáchthoảimáimàkhôngcócácnguycơ xảyratainạnhaybệnhtật.
Tainạnthươngtích ở trườnghọcluônđedọaxảyravớitrẻ,nhưngchúngta
cũnghoàntoàncóthểphòngtránhvàkhắcphụcnếucósựchuẩnbịchuđáovốn
kiếnthứcvàkỹnăngchocôvàtrẻ.Xácđịnhđảmbảoantoànchotrẻ lànhiệm
vụquantrọnghàngđầuquyếtđịnhđếnchấtlượngchămsóc,giáodụctrẻ.Xuất
pháttừnhữnglýdotrên,tôiquyếtđịnhchọnđề tài“Mộtsốbiệnphápđảmbảo
antoànchotrẻ lớplá4,trườngMầmnonHọaMi” để nghiêncứunhằmgóp
phầnnângcaohơnnữachấtlượngchămsócgiáodụcvàchămsócsứckhỏetoàn
diệnchotrẻ lớplá4nóiriêngcũngnhư nhàtrườngnóichung.Tôimongmuốn
tínhkhảthivàhiệuquảcủađềtàisẽđượcnhânrộngtrongnămhọcnàyvàphát
triểnthêmtrongnhữngnămhọctiếptheo.
2.Mụctiêu,nhiệmvụcủađềtài
Tạomôitrườngsốngantoàn,lànhmạnhchomọitrẻ.Chủ độngphòng
ngừa,giảmthiểuvàloạibỏcácyếutốnguycơgâytainạnthươngtíchchotrẻ
tronggiađình,nhàtrườngvàcộngđồng.
Biếtđượctầmquantrọngcủaviệcbảovệantoànvàphòngtránhtainạn
thươngtíchchotrẻtrongtrườngmầmnon.
Tìmranhiềubiệnphápphòngtránhtainạnthươngtíchvàđảmbảoan
toànchotrẻmọilúcmọinơi.
Nângcaoýthức,vaitròtráchnhiệm,gópphầncủngcố,nhằmđảmbảoan
toàntuyệtđốichotrẻ.
Củngcố vàcậpnhậtkiếnthứcvề đảmbảoantoànchotrẻ vàcáchsơ
cứu,cấpcứuthôngthườngxửlýngay,kịpthờikhicótainạnxảyra.
3.Đốitượngnghiêncứu
Mộtsốbiệnphápđảmbảoantoànchotrẻlớplá4,trườngMầmnonHọa
Mi,xãQuảngĐiền,huyệnKrôngAna.
4.Giớihạncủađềtài


3
Giáoviên:TrươngThịMinhTrang
SKKN:Mộtsốbiệnphápđảmbảoantoànchotrẻlớplá4,trườngMầmnon
HọaMi
Họcsinhlớplá4,trườngMầmnonHọaMi,xãQuảngĐiền,huyệnKrông
Ana.
5.Phươngphápnghiêncứu.
­Phươngphápnghiêncứuthựctiễn.
­Phươngphápdùngtìnhcảmkhíchlệ.
­Phươngphápnghiêncứulýluận:đọc,phântích,kháiquát,hệthốnghóa
cáctàiliệucóliênquan.
­Phươngphápđiềutra.
­Phươngpháptổngkếtkinhnghiệmgiáodục.
II.Phầnnộidung

1. Cơsởlýluận
Tainạnlàmộtsựkiệnxảyrabấtngờngoàiýmuốn,domộttácnhânbên
ngoàigâynêncáctổnthương,thươngtíchchocơ thể về thể chấthaytâmhồn
củanạnnhân.Đảmbảoantoànchotrẻ làphòngtránhtainhữngtainạnthương
tích,phòngtránhtốithiểunhữngnguycơ,nguyênnhândẫntớitainạnthương
tích,làmtổthươngđếnthểxácvàtinhthầncủaconngười.
Tainạnthươngtíchluônrìnhrậpquanhta,cóthể xảyra ở mọilúc,mọi
nơi,mọilứatuổinhưngtậptrungnhiều ởlứatuổimầmnon.Vìở độ tuổinày
trẻ chưabiếttự bảovệ mình,cơ thể trẻ cònnonyếu,sứcđề khángkém,sở
thíchcủatrẻhaytòmò,hiếuđộng,nhiềukhikhôngphânbiệtđượcnhữngđiều
nênhaykhôngnênlàm.Môitrườngsốngcủatrẻemởgiađình,nhàtrườngcũng
nhưxãhộichưathậtsựantoàn,cácnguycơgâytainạnthươngtíchchotrẻem
vẫnđanghàngngàyđedọatrẻ.Tuynhiên,việcphòngtránhtainạnthươngtích
chotrẻ trongtrườngmầmnonnếuđượcgiáodụcthườngxuyênsẽ hạnchế
đượcnhữngtainạnthươngtích.
ThựchiệnThôngtưsố13/2010/TT­BGDĐT,cáctrườngmầmnoncầnxây
dựngmôitrườnggiáodụcantoàn,thânthiện,môitrường“họcbằngchơi”cho
trẻ.TheoChỉthịsố20­CT/TW,BộChínhtrịngày5/11/2012vềtăngcườnglãnh
đạocủaĐảngđốivớichămsóc,giáodụcvàbảovệtrẻemtrongtìnhhìnhmới,
việcgiáodụcvàchămsóctrẻemlàvấnđềcótínhchiếnlượclâudài,gópphần
nângcaonguồnlựcsaunàycủađấtnước.Đólànhiệmvụ củangànhgiáodục
4
Giáoviên:TrươngThịMinhTrang
SKKN:Mộtsốbiệnphápđảmbảoantoànchotrẻlớplá4,trườngMầmnon
HọaMi
nóichungvàcủagiáodụcmầmnonnóiriêng,đápứngyêucầucủaxãhội,tạo
nênlòngtincủaphụhuynhvớigiáoviên,giữvữnguytíncủatrườnghọc.
Phòngtránhđượctainạnthươngtíchsẽ giúptrẻ pháttriểnvề mặttình
cảmxãhội.Phòngtránhtainạnthươngtíchcóvaitròquantrọngđếnsự phát
triểntoàndiệnvề mặtnhâncáchchotrẻ.Về mặtthể chất:cơ thể trẻ được
khỏemạnh,khôngbịtổnthươngvềdathịt,trẻđượcvậnđộngnhanhnhẹn,bình
thường.
Khôngnhữngsẽpháttriểnvềmặtthểchấtmàcòngiúpchotrẻpháttriển
vềmặtnhậnthức.Nếutrẻkhôngbịtổnthươngvềmặtthểxáchayvềmặttinh
thầnthìtrẻ đượctìmhiểu,khámphávề thế giớixungquanhtốthơn.Trẻ tích
lũyđượcvốnkiếnthức,kỹnăngđểcóthêmkinhnghiệm,làmhànhtrangđểtrải
nghiệmcuộcsống.
Hơnnữa,phòngtránhđượctainạnthươngtíchchotrẻ sẽ giúptrẻ phát
triểnvề mặtngônngữ.Như chúngtađãbiết,ngônngữ làphươngtiệncủatư
duy,nếukhôngcóngônngữ thìsẽ khôngpháttriểnđượctư duy.Nhữngtổn
thươngkhibịngạt,haybịvậtnhọnđâmvàomiệngcũngcóthể tổnthươngvề
ngônngữcủatrẻ.
Ngoàira,phòngtránhđượctainạnthươngtíchsẽ giúptrẻ pháttriểnvề
mặttìnhcảmxãhội.Trẻ đượcsốngtrongmộtmôitrườngantoàn,khônglàm
tổnthươngđếntrẻ,trẻ cảmnhậnđượcnhữngtìnhcảm,sự yêuthương,quan
tâm,chămsóccủangườilớn.Quađótrẻ biếtyêuquý,trântrọngmọingười
xungquanh,biếtgiúpđỡngườikhác.
Khôngchỉthế,còngiúptrẻpháttriểnvềmặtthẩmmỹ.Giáoviêntạomôi
trườngantoàn,đẹpsẽgiúptrẻmuốncảmnhậnđượccáiđẹptừconngười,môi
trường.Từ đótrẻ muốntạochobảnthânmìnhcónhữnghànhđộng,việclàm
đẹpchoxãhội,tạoramộtmôitrườngantoànchochínhmìnhvàchocả mọi
người.
2.Thựctrạngvấnđềnghiêncứu:
Hiệnnay,tìnhtrạngtrẻthiếucáckĩnăngcơbảnvềxửlýtìnhhuốngkhi
gặpnguyhiểmdiễnra ở hầuhếtcáclớptrongtrườngMầmnonHọaMi.Để
đưaracáinhìnchínhxáchơnvề thựctrạngnày,tôiđãlàmkhảosátvớiđối
tượnglàhọcsinhlớplá4.
5
Giáoviên:TrươngThịMinhTrang
SKKN:Mộtsốbiệnphápđảmbảoantoànchotrẻlớplá4,trườngMầmnon
HọaMi
Tổngsốhọcsinh37cháu,nữ15cháutrẻtươngđốingoanlễphép.
Lớphọccótươngđốiđầyđủcơsởvậtchấttheoquyđịnhtrườngchuẩn
quốcgia.
HàngnămBangiámhiệunhàtrườngđãtổchứcchuyênđềtrườnghọcan
toànphòngtránhtainạnthươngtíchchotrẻ.
Nhàtrườngtrangbị đầyđủ tàiliệuvề cáchphòngtránhtainạnthương
tíchchogiáoviên.
Trườngcónhânviênytế,phòngytếtrangthiếtbịytếtươngđốiđầyđủ
phụcvụchocôngtácsơcứubanđầunếucótrẻchẳngmaytainạnxảyra.
Bảnthânluôntâmhuyếtvớinghề,yêuthươngtrẻ cóýthứctráchnhiệm
trongvấnđềđảmbảoantoànchotrẻ.
*Khảosát,khảonghiệmđầunăm:




6
Giáoviên:TrươngThịMinhTrang
SKKN:Mộtsốbiệnphápđảmbảoantoànchotrẻlớplá4,trườngMầmnon
HọaMi
STT N ộ i Đạt Không Ghichú
dung đạt
khảosát

Sốtrẻ Tỉlệ Sốtrẻ Tỉlệ

1 Trẻbiết 10/37 27% 27/37 73%
1sốnơi
nguy
hiểmcần
tránh

2 Trẻtích 15/37 41% 22/37 59%
cựctham
giacác
hoạt
độngbảo
đảman
toàncho
bảnthân

3 Trẻcókỹ 6/37 16% 31/37 84%
năngsơ
cứucơ
bảnkhibị
chấn
thương

4 Trẻbiết 8/37 22% 29/37 78%
đượ csố
điện
thoạicấp
cứuvàsố
bamẹ
khicần

7
Giáoviên:TrươngThịMinhTrang
SKKN:Mộtsốbiệnphápđảmbảoantoànchotrẻlớplá4,trườngMầmnon
HọaMi
5 Trẻcóý 10/37 27% 27/37 73%
thức
trongkhi
họcvà
thóiquen
tốtđể
đảmbảo
antoàn



Giáo viên trong trường đa phần là giáo viên trẻ, chưa có nhiều kinh
nghiệm,thiếukỹnăngxửlítìnhhuốngnênđãxảyrasaisóttrongquátrìnhchăm
sóc,giáodụctrẻ.Thêmvàođó,trongquátrìnhcôngtác,giáoviênthườngbị áp
lựcvề thờigianlàmviệc,khốilượngcôngviệcphảiđảmnhiệmtrongngày
nhiềudẫntớibị căngthẳngnghề nghiệp,khiếnchấtlượngchămsóctrẻ bị
giảmsút.
Domộtsốtrẻđangtrongđộtuổithíchkhámphá,hiếukỳ,haychạynhảy
nênkhả năngbị tainạnthươngtíchlàrấtcao. Môitrườngvậtchấttrongvà
ngoàilớphọckhôngđảmbảoantoàn,nhàtrườngchưacóđiềukiệnđẩymạnh
trongcôngtáckiểmtra,pháthiệnnguycơtiềmẩnđểsửachữakhắcphục.
*Nguyênnhânchủquan:
Sốlượngtrẻtrênlớpquáđông,trongkhiđó,trẻlạirấthiếuđộng,tòmò,
sứcđềkhángcònyếu,nênrấtdễbịthươngtíchkhixảyracáctainạnnhư:ngã,
chấnthươngchảymáu,hócsặc,bỏng,…
Mặtkhácdotrẻ emngàynaycóđiềukiệntiếpxúcvớirấtnhiềuloạiđồ
chơisắcnhọn,nguyhiểm.Môitrườngxungquanhcónhiềuvậtcứng,vậtnhỏ
trongtầmtaytrẻđồdùngđểtrêncaocóthểrơivỡ.Ngườilớnkhôngcósựchọn
lọcđồchơichotrẻthìtainạnthươngtíchxảyrakhólườngđược.
Côgiáothiếukiếnthứckhichămsóctrẻ,kĩnăngsơcứuytếtạm
thời,chưatốt,đôikhicònxửlýbằngthóiquencủabảnthânnêncónguycơgây
nguyhiểmhơnchovếtthươngcủatrẻ.Giáoviêníttìmtòikiếnthứcsơcứutạm

8
Giáoviên:TrươngThịMinhTrang
SKKN:Mộtsốbiệnphápđảmbảoantoànchotrẻlớplá4,trườngMầmnon
HọaMi
thờiđểxửlýnhữngvếtthươngdễgặpcủatrẻ,chưanhuầnnhuyễnthaotácxử
línhữngtìnhhuốngcấpbách,chưacókinhnghiệmcấpcứutrẻdẫnđếnviệc
chưađảmbảoantoàntuyệtđốichotrẻ.
Đasố phụhuynhlàmnghề nông,đilàmruộng,rẫytừsángsớmnên ítcó
thờigiantròchuyện,hướngdẫnconvềviệctựbảovệmìnhvàcáchnhậnbiết
nhữngnguyhiểmxungquanhmình…
*Nguyênnhânkháchquan
Môitrườngngàycàngônhiễm,khóibụitừ đườngsá,phươngtiêngiao
thôngkhiếntrẻ dễ mắcnhiềucănbệnhnguyhiểmnhư tả,lỵ,taichânmiệng,
cảm,sốt…
Trẻnôđùathườngkhôngchúýđếnmôitrườngxungquanhnêndễgặpsự
kiện bất ngờ không lường trước được như trượt ngã, va vấp đồ vật xung
quanh…
Chamẹ,giáoviênthườngphảiđảmđươngnhiềucôngviệcmộtlúcnên
dễlơlàtrongchămsóc,quảnlýtrẻnhỏ.
Bảnthânlàngườigiáoviênluôntâmhuyếtvớinghề,yêuthươngtrẻ,luôn
coitrọngý thứctráchnhiệmtrongcôngviệc,tôitrăntrở vàcố gắngtìmra
hướnggiảiquyếtchothựctrạngnóitrên.Trẻ nhỏ tuyhiếuđộngnhưngtương
đốingoanvàlễ phépnêngiáoviêncóthể giáodụcdầndầnđể thayđổitư duy
củatrẻ.
Đảmbảoantoànchotrẻ mầmnonmộtvấnđề tưởngchừngđơngiản
nhưngthựctế vẫnđangcòngặpphảinhiềuvướngmắc.Làmộtgiáoviêntrẻ,
nhiệttìnhvớinghề,tôimongmuốntìmrabiệnphápphùhợpvớiđiềukiệncủa
lớplá4nóiriêngvàtrườngMầmnonHọaMinóichung,hướngđếnmụcđích
xâydựngmôitrườnghọctậpantoànchotrẻ.
3.Nộidungvàhìnhthứccủagiảipháp
a.Mụctiêucủagiảipháp
Mụctiêucủacácbiệnpháplànhằmbổsungkiếnthức,hoànthiệnkĩnăng
sưphạm,đẩymạnhsựpháttriểnvềnghiệpvụchobảnthân.


9
Giáoviên:TrươngThịMinhTrang
SKKN:Mộtsốbiệnphápđảmbảoantoànchotrẻlớplá4,trườngMầmnon
HọaMi
Quacácbiệnphápđãthỏamãnđượcnhucầuhọctập,vuichơicủatrẻmà
vẫnđảmbảoantoànmọilúc,mọinơichotrẻ gópphầnvàoviệc“xâydựng
trườnghọcantoàn”vàđẩymạnhcôngcuộcxãhộihóagiáodụccòngặpnhiều
khókhănởđịaphương.Nhữngbiệnphápsẽđượcápdụngluôntạođượcniềm
tinnơiphụ huynhrằnghọ đangcóngườiđồnghànhtrênconđườngxâyđắp
hạnhphúcvàtươnglaiphồnthịnhchothếhệmăngnonchủnhâncủađấtnước.
b.Nộidungvàcáchthứcthựchiệngiảipháp
Biệnpháp1:Tự bồidưỡngkiếnthức,kĩnăngcơ bảnbảochobảnthân
đểđảmantoànchotrẻ
Giáoviênlàngườitrựctiếpchămsóctrẻkhiởlớp,vìvậy,việctựhọc
bồidưỡngkiếnthứcvềphòngtránhtainạnthươngtíchchotrẻlàrấtquan
trọng.
Hơnaihếtgiáoviên,phảilàngườinắmvữngnhữngkiếnthức,kỹnăng
cơbảnvềphòng,tránhvàxửlýcáctìnhhuốngkhitainạnxảyra.Nếukhông
đượcbồidưỡngthườngxuyênthìkhôngthểcókiếnthứcvàkhóxửtríđượccác
tìnhhuốngkhitainạnxảyravớitrẻ.
Ngoàiracầnphốihợpvớinhàtrườngphụ huynhtạochotrẻmôitrường
antoànvề sứckhỏe,tâmlývàthânthể.Phảithườngxuyênbaoquáttrẻ ở mọi
lúcmọinơi. Khitrẻ bị tainạnphảibìnhtĩnhxử trísơ cứubanđầutạichỗ,
đồngthờibáochochamẹtrẻvàđưatrẻ đếnytếnơigầnnhấtđể cấpcứukịp
thờichotrẻ.
Thamgiacácbuổichuyênđềvềkiếnthứccáchphòngtránhvàthựchành
kỹ năng xử trímộtsố tainạnthườnggặpvớitrẻ như giả địnhmộtsố tình
huốngsau:
*Giảđịnhtìnhhuốngtainạn:Cháubịgãyxươngcánhtay
­Cáchxửtrí:
+Đểcánhtaysátthânmình,cẳngtayvuônggócvớicánhtay(tưthếco).
+Nhẹ nhàngđặtbăng ở dướicánhtaycủatrẻ,đặtđiểm ở dướikhuỷu
tay.
+Chođầutrêncủabăngvòngquasaugáycủatrẻ,chừamộtđoạnngắnđể
buộclạiởkhoảngxươngđònởbênbịthương.

10
Giáoviên:TrươngThịMinhTrang
SKKN:Mộtsốbiệnphápđảmbảoantoànchotrẻlớplá4,trườngMầmnon
HọaMi
+Đầutrêncủabăngvòngquacổ,buộcđầubăngởkhoảngxươngđòn.
+Cẩnthậnđưađầudướicủabănglên,saochobăngnângđỡ cánhtay
đúngmức,buộccốđịnhnútthắthaynútbướm.
+Để nângđỡthêmcóthể dùngmộtbăngtamgiáckhácgấplàmbaquấn
quanhcánhtay,tránhchỗbịgãy,đểcốđịnhcánhtay.
­Saukhiđãsơcứuchotrẻxonggiáoviêncầnbáochogiađìnhđồngthời
đưatrẻđếnbệnhviệnđểđiềutrị.
*Giảđịnhtrẻbịhóc(sặc)dịvậtđườngthở
­Dấuhiệu:Trẻđangăn,uốnghoặcchơiđộtngộthosặcsụa,thởrít,mặt
đỏ,chảynướcmắt;Ngoàira,trẻ khóthở dội,mặtmôitímtáicóthể ngừng
thở…
­Đề phòngdịvậtđườngthở:Khôngchotrẻcầmcácđồ chơiquánhỏ có
thểchovàomiệng,mũi.Giáodụctrẻkhiănkhôngđùanghịchhoặcnóichuyện.
Khôngéptrẻănkhitrẻđangkhóc.
Trongquátrìnhxửlýcôcầnnhẹnhàng,trấnantinhthầnđểbékhôngngọ
nguậycóthểgâytổnthươngvùnghọng.
*Tìnhhuốngtrẻbịvậtsắcnhọnđâm:
­Cáchphòngtránh: Cấtgiữ,để trêncaovậtdụngsắcnhọnxatầmvới
củatrẻ;loạibỏ cácvậtsắcnhọnbằngkimloại,mảnhthủytinh,gốm,sắt,…
khỏinơivuichơicủatrẻ.Cầnchỉdẫnchotrẻthấyđượcsự nguyhiểmkhisử
dụnghoặcchơiđùabêncạnhcácđồvậtsắcnhọn.Ngườilớnnêndạytrẻkhông
chơicáctrònguyhiểmnhưtrèocây,đấukiếm,khôngnênbắtchướcngườilớn
làmcôngviệccónguycơ gâythươngtíchkhikhôngcósự giámsátcủangười
lớnnhư:gọthoaquả,tháithịt,khâuvá...




11
Giáoviên:TrươngThịMinhTrang
SKKN:Mộtsốbiệnphápđảmbảoantoànchotrẻlớplá4,trườngMầmnon
HọaMi




Côsơcứuxửlývếtthươngdotrẻchạynhảybịvậtsắcnhọnđâmvào
­Cáchxửtrí:Khitrẻbịthươngtích,nếuvếtthươngcóđấtcát,dịvậtbẩn
cóthểdùngnướcsạchrửanhẹnhàng;sauđó,nênbôicồnytế700 xungquanh
vếtthương,khôngđượcdộicồntrựctiếpvàovếtthươngvìsẽgâyxóthoặccó
thể đẩycácdị vậtnhư đất,cátvàosâuhơn.Nếuvếtráchnhỏ,nêndùngbăng
dínhytếchevếtthươngđểtránhnhiễmtrùng.Nếuvếtráchrộngvàchảynhiều
máu,cầntiếnhànhbăngcầmmáunhanhchotrẻ.Khibăngcầmmáuchotrẻ,
khôngđượcxốirửa,kỳ cọ haydùngdụngcụ để lấydị vậtra,nhấtlàkhivết
thươngxuyênvàobụng,vàongực,nách,đùivàmắt.Nếudịvậtquádàigâykhó
khănchoviệcdichuyểnnạnnhânthìcầndùngphươngtiệncắtbớtdịvậtsau
đóchuyểntrẻ tớicơ sở ytế gầnnhất.Trênđườngdichuyển,ngườisơ cứu
cũngcóthểchotrẻdùngthuốcgiảmđau.
*Giảđịnhtìnhhuốngtrẻbịđộngvậtcắn:
Cáchphòngđộngvậtcắn:Khôngchotrẻ đếngầnhoặctrêuchómèolạ,
khôngđểtrẻ chơigầnbụirậmđể đề phòngrắncắn,ongđốt.Khôngchophép
trẻ hônvàomiệngthúnuôivàdạytrẻ khôngđượcchotayvàomiệngsaukhi
chạmthúnuôi.
Chămsócsứckhỏethúnuôinhàbạnvàthườngxuyênđưachúngđếnbác
sĩthúyđểkiểmtra,đồngthờigiữchochúngsạch,khôngcóve,bọ chét…trên
người.
Cáchxử trí:Việccầnlàmngaylàphảirửasạchvếtthươngbằngnước
sạchvàxàphòng,sauđóphủ lênvếtthươngmiếngvảisạchhoặcbănggạc.
12
Giáoviên:TrươngThịMinhTrang
SKKN:Mộtsốbiệnphápđảmbảoantoànchotrẻlớplá4,trườngMầmnon
HọaMi
Nếuvếtthươngbịchảymáu,hãyấnvàgiữchặtvếtthươngtrong5phúthoặc
chođếnkhicầmmáu.
Nếuvếtthươnglàmráchdatrẻ,bạncầngọingaychobácsĩđể xácđịnh
xemliệutrẻđãđượctiêmphònguốnvánhaychưa,hoặcnhữngnguycơvềphơi
nhiễmvớibệnhdại,hoặccầnđưatrẻ đếnphòngkhámngay.Nếukhôngcógì
nguyhiểm,bạnnênbắthoặcnhốtconvậtđãcắntrẻlại.Bạnkhôngđượcgiết
convậtđómàgọicảnhsátđếngiúpbạnxửlýnó.Nếuđộngvậtđãbịgiết,hãy
gọichonhânviênkiểmsoátvậtnuôiđịaphương(MI)hoặcbácsĩthúyđể tìm
cáchlâymẫuxétnghiệmkiểmtradại.Nếutrẻbịrắncắn,cầnđưatrẻđếnngay
trungtâmcấpcứugầnnhấtnếubạnkhôngbiếtrõloạirắnđãcắntrẻ,hoặc
khôngbiếtnócóphảirắnđộchaykhông.Bạnnêngiữchotrẻnghỉngơitạichỗ
vàkhôngđượcchườmđálênvếtcắn.Dùngnẹpnẹpnhẹvàochỗbịthươngcủa
trẻvàgiữcốđịnhởvịtrínằmngangvớitimhoặcởphíadướitim.Nếubạnđẽ
giếtconrắn,hãycẩnthậnđặtnóvàocáitúihoặchộpvàmangnóđếntrungtâm
cấpcứuđểxácđịnhloạirắn.
*Giảđịnhtrẻbịchảymáucam:
Khitrẻbịchảymáumũi,điềuquantrọngcôgiáocầnphảibìnhtĩnhvìlúc
đótrẻ sợ hãi,khóclóccàngkhiếnmáuchảyranhiều.Côgiáocóthể hạnchế
máumũichảybằngcáchđểtrẻngồidậy,đầuhơicúivềphíatrước,khôngnên
ngảngườivềphíasaugiúptrẻkhỏinuốtmáumũivàocổ.
Nếutrẻ đãlớnnênbảotrẻ thởbằngmiệng,sauđódùngtaykẹpchặt2
bêncánhmũi,ngayđoạndướixươngsụnmũitrongvòng5­10phút.Máumũi
vẫnchảytiếpcónghĩalàbạnbópcánhmũicủatrẻchưađúngchỗ,cầnphảibóp
lạimộtlầnnữa.
Nếumáutiếptụcchảyquá15phúthoặckhithấytrẻ đãnuốtquánhiều
máuchảyxuốnghọng,phảilậptứcđưatrẻđếncơsởytếgầnnhất.
Quađó,rútkinhnghiệmchămsócvàđảmbảoantoànchotrẻ.
Biệnpháp2:Thườngxuyênloạibỏ đồ dùng,đồ chơigâynguyhiểmcho
trẻ
Mộttrongnhữngkháiniệmvềđồchơi,thìđồchơilàmộttrongnhữngđồ
dùngkhôngthểthiếuđốivớitrẻnhỏ,đồ chơicầnchotrẻđượcvínhư cơmăn
nướcuốnghàngngàycủatrẻ.Nếutrongmộtngày ở lớptrẻ hoạtđộngmà
13
Giáoviên:TrươngThịMinhTrang
SKKN:Mộtsốbiệnphápđảmbảoantoànchotrẻlớplá4,trườngMầmnon
HọaMi
khôngcóđồchơithìcoinhưhoạtđộngđókhôngthànhcông,quađónóinêntầm
quantrọngcủađồchơilàrấtcầnthiếtchotrẻ.Thờigiantrẻđượctiếpxúcvới
đồ chơitrongmộtngàylàrấtnhiều,chínhvìvậy,phảithườngxuyênloạibỏ
nhữngđồchơigâynguyhiểmchotrẻ.
Theoquyđịnhcủanhàtrường,giáoviênphảithườngxuyênvệ sinhđồ
dùng,đồchơihàngngày,hàngtuầnđểđảmbảovệsinhphòngchốngdịchbệnh
vàloạibỏnhữngđồchơigâynguyhiểmchotrẻ.Nhữngđồ chơiđãbị hưhỏng
trởnênsắcnhọnrấtnguyhiểm.Cơthểtrẻcònrấtnonyếu,làndamỏngmanh
củatrẻrấtdễbịtrầyxướcvìthếkhichơidễgâyranguyhiểmchotrẻnhưđứt
tay,xướcda.Vậtsắcnhọnlàmnguyhiểmđếnmắtcũngnhưchảymáucơ thể
trẻ.
Nhữngđồchơinhỏnhưhộthạtởcácgóckhitrẻchơicôcầnchúýquan
sáttránhđểtrẻđưavàomiệng,khichơixongcôcầncấtdọncẩnthậnkhôngđể
trẻ tự ýlấychơi.Giáoviênluôncố gắngsángtạoranhữngloạiđồ chơimới
phùhợpvớilứatuổimàvẫnđảmbảotínhkhoahọccủahoạtđộng.Vớinhững
đồchơihiệnnayđaphầnlàđồchơixuấtxứtừTrungQuốc,vớinhiềuchấtliệu
độchạinhư chì,cácchấtgâyrốiloạnnộitiết,gâyungthư...mộtsố làloại
nhựagiòndễ vỡ gâynguyhiểmvìvậykhichọnlựađồ chơichotrẻ giáoviên
cầnlưuýchọnchotrẻ đồ chơicóxuấtxứ rõràng,cácthôngsố về kỹ thuật
cũngnhưchấtliệutạothànhđượcnhàsảnxuấtghiđầyđủ,rõràngtrênbaobì
sảnphẩmđảmbảoantoànchotrẻ khichơi.Songsongvớiviệcloạibỏ đồ
dùng,đồ chơinguyhiểmtôiluôncẩntrọngvớiđồ dùngcủacônhư:dao,kéo,
thướckẻ,súngbắnnến…khidùngsongphảicấtgọnđúngnơiquyđịnh,cấtcao
khỏitầmvớicủatrẻ.
Thườngxuyênkiểmtralớp,sânchơiđể pháthiệncácđồ dùng,đồ chơi
tronglớp,đồchơingoàitrờicónguycơgâytainạnthươngtíchcho trẻ,cóbiện
pháploạibỏ,sửachữaxửlýkịpthời.
Tìmtòi,sángtạo,ranhữngloạiđồchơimớiphùhợpvớilứatuổimàvẫn
đảmbảotínhkhoahọccủahoạtđộng.




14
Giáoviên:TrươngThịMinhTrang
SKKN:Mộtsốbiệnphápđảmbảoantoànchotrẻlớplá4,trườngMầmnon
HọaMi




Côloạibỏđồdungđồchơicũ,hỏngkhôngđảmbảoantoànchotrẻ
BáongayvớiBangiámhiệunếutronglớpcóđồdùng,đồchơibịhỏngđể
thaythếđồdùngđồchơimớingayđảmbảoantoànvàcóđồchơichotrẻ.
Việcthườngxuyênloạibỏđồdùng,đồchơinguyhiểmhàngngàylàviệc
dễlàmvàđơngiảngiúpphòngtránhtainạnthươngtíchvàdịvậtđườngthởcho
trẻ.
Nhờ việcthườngxuyênloạibỏ đồ dùngđồ chơinguyhiểmgiờ đâyđồ
dùngđồ chơilớptôiluônđảmbảođượcantoànchotrẻ,lớpkhôngcótrường
hợpnàobịtainạndobịhóc,sặc,trầyxướcda,..dođồchơihưhỏng.
Biệnpháp3:Thườngxuyênquansáttrẻđểđảmbảoantoànchotrẻmọi
lúcmọinơi
Giáoviênkhôngnênđể trẻ chơimàkhôngcósự theodõicủacôdùchỉ
trongtíchtắc.Trẻphảiluônluônđượcsựchămsóc,trôngcoicủangườicótrách
nhiệm.Côgiáophảithườngxuyêntheodõi,baoquátcháumọilúcmọinơi,trong
mọihoạtđộng.Luônluônđể mắtđếntrẻ vìở tuổimầmnontrẻhiếuđộngvà
luônmuốnkhámphámọiđồ vậtxungquanhbằngtấtcả khả năngcủamình:
Mắtnhìn,taysờvàngậmvàomiệngđể nếmthửhoặclàđưavàomũi,tai...Vì

15
Giáoviên:TrươngThịMinhTrang
SKKN:Mộtsốbiệnphápđảmbảoantoànchotrẻlớplá4,trườngMầmnon
HọaMi
thế màtrẻ thườngmắcphảicáctainạnvề đườnghôhấpdohítvànuốtphải
cácdị vật.Hàngngàygiáoviênnhậntrẻ trựctiếptừ taychamẹ trẻ,đếmvà
kiểmtratrẻ nhiềulầntrongngày(nhấtlàđầunămhọc),chúýnhữnglúcđưa
trẻ rangoàisântrườngđể thamgiacáchoạtđộngngoàitrờihoặcthămquan.
Bàngiaosốtrẻkhigiaoca,đóngcổngtrườngkhikhôngcóngườiravào.
Khitròchuyệnvớitrẻcôtổ chứcchơimộtsốtròchơinhưtậpvông,tay
xinh...(gợiýxemtrẻcóđồgìtrongtúithìbỏrachơicùng)đểxemaicógìtrong
túiquầnáokhông,từđócôcóthểloạibỏnhữngđồchơinhỏmàtrẻnhặtđược
hoặcmangtừnhàđến.
Hoạtđộnghọc:Thườngítgâyratainạnnhưnggiáoviêncũngcầnphải
lưuý,trẻcóthểđùanghịchchọcbútvàomặtnhau(chọcvàomắtnhau).Nhấtlà
vớicáchoạtđộngsửdụngđấtnặncầnchúýkhôngđểtrẻnghịchđấtnặnnhét
vàotai,mũicủanhaurấtnguyhiểm.Khôngsử dụngcácloạichai,lọ đựng
thuốc,đựngmàuđộchạilàmđồchơichotrẻ.
VD:Chủđề“Giađình”lồngghépcáccâuhỏi:“Nhữngđồdùngnàotrong
giađìnhcóthểgâynguyhiểmtrẻkhôngđượcđếngần”?(cácđồdùngsửdụng
điện,phíchđựngnướcnóng,dao,kéo...)
Chủ đề :Phươngtiệngiaothông:biểnbáogiaothôngđơngiản,đèntín
hiệu,khithamgiagiaothôngcácbécũngphảinhớđộimũbảohiểm....
Chủđề“Đồdùng,đồchơitronglớpbé”:khichơiđồ chơiphảinhưthế
nào,nếuđưavàomiệngsẽbịlàmsao...
Chủđề“Câyxanhvàmôitrườngsống”:Giáodụctrẻkhôngđượcleotrèo
lêncànhcâysẽ bị ngãrấtnguyhiểm.Chotrẻ làmquenvớinhữngbiểncấm,
biểnbáonguyhiểm,cảnhbáonhữngđồ vậtgâynguyhiểmvànhữngnơinguy
hiểmtrẻkhôngđượcđếngần.
Hoạtđộngngoàitrời:Tronggiờchơivìởngoàitrời,trẻrấthamchơinên
có thể gặp các tai nạn như: Chấn thương phần mềm, rách da, gãy
xương...nguyênnhânthườngdotrẻđùanghịch,xôđẩynhau,dùngquelàmkiếm
nghịch,đấukiếm,chọcvàonhauvàtrẻ cóthể vôtìnhchọcvàomắtgâychấn
thương.Ngoàira,trẻcònchơiđùacầmgạch,sỏi,đánémnhauhoặcchạynhảy
vavàocácbậcthềmgâychấnthương.Vìvậy,trướckhichotrẻ rahoạtđộng
ngoàitrờicôchúýđếmtrẻ,kiểmtrakhuvựcsântrẻ quansátcóchủđích,giao
16
Giáoviên:TrươngThịMinhTrang
SKKN:Mộtsốbiệnphápđảmbảoantoànchotrẻlớplá4,trườngMầmnon
HọaMi
hẹnsânchơiquyđịnh,...phảiđảmbảođólànơithoángmát.Khôngđểtrẻchơi
gầncácbụirậm,nơicótổong,tổkiếnđểđềphòngrắncắn,ongđốt,kiếncắn.
Loại bỏ các vật sắc nhọn bằng kim loại, mảnh thủy tinh, gốm, sắt, đá,
sỏi...khỏinơivuichơicủatrẻ,côphảiluônbaoquátở bêntrẻ để đảmbảotrẻ
vuichơimàvẫnantoàn.
Ởthangleo,xíchđu,cầutrượtcầnđặtcácmiếngthảmgaiđểkhitrẻtiếp
đấtđượcantoàn,khôngbị trầyxướckhivavàonềnbêtông.Côkịpthờigiải
thíchngaychotrẻ về sự nguyhiểmcủacácvậtnhọnkhichơi,đùanghịchhay
sinhhoạtđểtrẻcóthểghinhớvàcẩnthậnhơnkhichơi.
Hoạtđộngăn:Vàogiờăntrẻrấthiếuđộngháuănvìthếkhithứcănmang
từnhàbếplêncònđangcònnóngcôcầnđể nguộibớtrồimớichiavềbàncho
trẻ.Kiểmtrathứcăntrướckhichotrẻăn,uống.Tránhchotrẻănthứcăn,nước
uốngcònquánóng.Khôngéptrẻ ăn,uốngkhitrẻ đangkhóc,trẻ vừaăn,vừa
cườiđùahoặckhitrẻ đangkhócmàcôcố éptrẻ ăn,uốngđềurấtdễ gâysặc
chotrẻ.Vìthế,côphảiđểtrẻăntrongtâmtrạngthậtthoảimái.Khiăncầncho
trẻănởtưthếngồi,nhắctrẻăntừtừ,nhaikỹ.Giáodụctrẻkhiănkhôngđược
vừaăn,vừađùanghịch,nóichuyệndễ bị sặc,nghẹn.Dịvậtđườngănthường
gặplàhócxương,nghẹn.Khichotrẻăncácquảtrángmiệngnếuănquảcóhạt
cônêntheodõi,hướngdẫntrẻănchúýbócbỏhạt.
Giờngủ:Khitrẻchuẩnbịđingủ giáoviênchúýxemtrẻ cònngậmthức
ăntrongmiệngkhông,kiểmtratay,túiquầnáoxemcóvậtnhỏlạ,cácloạihạt,
kẹocứng,đồ chơitrênngườitrẻ tránhtrườnghợpkhingủ trẻ trêughẹonhét
vàomiệng,mũi,tainhau,để dị vậtrơivàođườngthở gâyngạtthở.Phòngngủ
phảiđượcthôngthoángtránhtrườnghợpkhitrẻngủtrẻhítphảikhíđộctừcác
nguồngâyônhiễmkhôngkhírấtdễ bị ngộ độc.Giáoviênluônbaoquáttrẻ
khôngđể trẻ ngủ lâutrongtư thế nằmsấpxuốngđệm,úpmặtxuốnggốisẽ
thiếudưỡngkhígâyngạtthở.
Giờ chơitự dotronglớp:Khichơitronglớp,trẻcóthể gặpcáctainạn
nhưdịvậtmũi,taidotrẻtựnhétđồ chơi(hạtcườm,conxúcsắc,cácloạihạt
quả,đấtnặn...)vàomũi,taimìnhhoặcnhétvàotaibạn,mũibạn.Trẻhayngậm
hoặcchọcđồchơivàomồmgâyráchniêmmạcmiệng,hítvàogâydịvậtđường
thở,nuốtvàogâydịvậtđườngăn.Vìvậy,côkhôngchotrẻcầmcácđồchơiquá

17
Giáoviên:TrươngThịMinhTrang
SKKN:Mộtsốbiệnphápđảmbảoantoànchotrẻlớplá4,trườngMầmnon
HọaMi
nhỏ,đểtránhtrườnghợptrẻchovàomiệngmũi.Trẻchơitựdotrongnhóm,lớp
giáoviênkhôngchotrẻchạy,xôđẩynhautránhvavàothànhbàn,cạnhghế,mép
tủ...cóthểgâychấnthương.Khôngnênđể trẻmộtmìnhvàonơichứanướckể
cả xôchậunước,khidùngxonggiáoviêncầnđổ hếtnước,úpxô,chậu,đảm
bảocácxô,thùngkhôngchứanướctrongnhàvệsinh,quansátkhitrẻđivệsinh,
khitrẻchơigầnkhuvựccóchứanguồnnước.
Bằngviệcthườngxuyêngiámsát,ở gầntrẻlớptôiđãloạibỏ đượchếtnhững
tainạncóthểxảyra.Đồngthờitrẻđãnhậnbiếtđượcmộtsốnguycơgâynguy
hiểmchobảnthânvàbiếtcáchphòngtránh.




Côbaoquát,quansáttrẻ,xửlýcáctìnhhuốngtrẻgặpnguyhiểm
Phòngchốngtainạngâychấnthương:Thườngxuyênkiểmtrachắnsong
cửasổ,cửakính,cửaravàovàđồchơingoàitrờikịpthờibáocáođểkhắcphục,
sửachữangay.
Trướckhichotrẻ ăn,uốngphảikiểmtrađộ nóngcủathứcănmớiđựơc
mangvàolớpvàchotrẻăn.
Tiếptụcgiáodụctrẻvệsinhcánhân,vệsinhthânthể,cáchànhvivệsinh
vănminh.
Biệnpháp4:Tuyêntruyềnphốihợpvớiphụhuynhđểđảmbảoan
toànchotrẻ

18
Giáoviên:TrươngThịMinhTrang
SKKN:Mộtsốbiệnphápđảmbảoantoànchotrẻlớplá4,trườngMầmnon
HọaMi
Ngoàicôngtáctuyêntruyềntrênloađài,khẩuhiệu,tranh ápphích,tờ
rơi…về côngtác phòng tránh tainạn thương tích cho trẻ thì công táctuyên
truyềntrựctiếpvớiphụ huynhhọcsinhlàmộttrongnhữngbiệnphápquan
trọng.Cầnnhắcnhởvàtuyêntruyềnchophụhuynhthựchiệncácbiệnphápan
toànchotrẻ,đểphòngtránhnhữngtainạnchotrẻcóthểxảyratạigiađình,trên
đườngđếntrườnghoặcđóntrẻtừtrườngvềnhà,tuyệtđốikhôngđểtrẻnhỏđi
đónnhau.
Vìđaphầnphụhuynhrấtbận,nêngiáoviênthườngtranhthủtraođổivào
giờ đón,trả trẻ về cáchphòngtránhtainạnthươngtíchtạinhànhư khuyến
khíchphụhuynhdánnhữngcảnhbáonguyhiểmởổđiện,cấtnhữngvậtdụng
gâynguyhiểmlêncao,đúngnơiquyđịnhnhấtlàcácloạidaokéo,phíchnước,
cácloạithuốc…thườngxuyênloạibỏ nhữngđồ chơigâynguyhiểm ở nhà,
kiểmtraquầnáotrướckhimặcchotrẻtránhtrườnghợpcócôntrùngbámvào
khiphơilạimặcchotrẻkhiếntrẻngứangáykhóchịu.
Giếngnước,bồnnướcvàcácdụngcụchứanướcnhưchum,vại...cầncó
nắpđậychắcchắnhoặckhóacẩnthận.Khôngnênđể trẻ mộtmình ở dưới
nướchoặcgầnnơinguyhiểm.Nếugiađìnhnàocóđiềukiệnnêndạytrẻ tập
bơisớmđểphòngtránhđuốinước.
Nhắcphụ huynhcẩnthậnkhichotrẻ ăncácloạiquả cóhạt,cácloại
thạch,kẹocứng…Điềuquantrọngnhấtlàphảiluôngiámsáttrẻ để chắcchắn
rằngconmìnhluônđượcđảmbảoantoàntuyệtđối.
Đểviệccungcấpkiếnthứcđượchiệuquả,dễnhớtôiđãdánnhữnghình
ảnh về một số cách phòng tránh tai nạn thương tích đơn giản ở góc tuyên
truyền.Ởđódánnhữnghìnhảnhđẹp,dễbắtmắtđượcphụhuynhlưutâmđọc
hằngngày.
Côngtáctuyêntruyềnphòngtránhtainạnthươngtíchvớiphụ huynhlà
việcvừadễ lạivừakhó,dễ vìđâylàcôngviệchàngngàycủagiáoviên,khóở
đâylàgiáoviênphảicónhữnglờinóithuyếtphục,biếtchọnlọcnhữngnội
dungtuyêntruyềnthiếtthực,thuhútđượcphụ huynhđể phụ huynhdễhiểuvà
dễthựchiện.
Biệnpháptuyêntruyềnkếthợpvớiphụ huynhtạilớpgiúpgiáoviênvà
phụhuynhhiểunhauhơn,từđógiúpgiáoviênthuậnlợitrongviệcgiáodụctrẻ
19
Giáoviên:TrươngThịMinhTrang
SKKN:Mộtsốbiệnphápđảmbảoantoànchotrẻlớplá4,trườngMầmnon
HọaMi
tránhnhữngnơinguyhiểm,khôngantoànvớitrẻ.Vàcũngyêntâmhơntrong
côngtácphòngtránhtainạntạinhàvìphụhuynhđãcókiếnthứcvềcáchphòng
tránhtainạnvàhọ biếtđiềugìmìnhnênlàm...Giáoviênphốihợpvớiphụ
huynhlàviệclàmrấtcầnthiếttạochotrẻmộtmôitrườngantoànvềsứckhỏe,
tâmlívàthânthể.
Vận động phụ huynh đóng góp tự nguyện ngoài các khoản quy định,
đểmuasắmtrangthiếtbịxâydựngtrườngtrườnghọcantoàn.




Côtraođổiphụhuynhcùngquantâmchămsócsứckhỏechotrẻ
Bằngnhiềuhìnhthứctuyêntruyềntốt,khéoléo,rõràng,rộngrãinhư:
thôngquabảntin ởtrường,bảntuyêntruyền ở lớp,loa,đài,traođổitrựctiếp,
họpphụ huynh...nhằmlàmchođôngđảonhândân,phụ huynhcộngđồngxã

20
Giáoviên:TrươngThịMinhTrang
SKKN:Mộtsốbiệnphápđảmbảoantoànchotrẻlớplá4,trườngMầmnon
HọaMi
hộihiểurõvềmụcđíchluônđảmbảoantoànchotrẻmọilúcmọinơi.Quađó,
thuhútđượcnhiềutrẻ đếntrường,nhậnđượcnhiềusự quantâm ủnghộ của
nhândâncủachamẹ trẻ vàcộngđồngxãhội ở địaphươngđể nângcaochất
lượngdạyhọc.
Nângcaođượcýthứctráchnhiệmcủachamẹ trẻ khichoconđihọc,cótinh
thầnđónggóptựnguyệnđểxâydựngtrườnghọcantoàn,phòng,chống,tainạn
thươngtíchchotrẻ.
c.Mốiquanhệgiữacácgiảipháp,biệnpháp
Mỗibiệnphápcónhữngđặcđiểmvề tínhchất,nộidungcụ thể khác
nhau,nhưngluôncósự liênkếtchặtchẽvớinhau,cótácdụnghỗ trợlẫnnhau
vànộidungcùnghướngtớiviệcthựchiệnmụctiêugiáodụcphòngtránhtai
nạngâythươngtíchchotrẻ trongnhàtrường.Mỗibiệnphápnhư mỗibước
trongquytrìnhsảnxuấtdâytruyền,gắnkếtchặtchẽ vàcómốiliênhệ khăng
khítkhôngthểtáchrời,giúpgiáoviênvànhânviênytếcóthểnhậnthứcsâusắc
hơntầmquantrọngcủaviệchiểubiếtvềytếtrongquátrìnhchămsóctrẻ.Để
đạtđượcmụctiêumàđề tàiđặtra,mỗibiệnphápđượcxácđịnhphùhợpvới
điềukiệnnhàtrường,củalớpvàtâmlýtrẻđểdầnhìnhthànhchotrẻthóiquen
tựbảovệmìnhtránhxanhữngnơinguyhiểm,vàbiếtcầnsựgiúpđỡcủangười
lớnkhicầnthiết.
d.Kếtquảkhảonghiệm,giátrịkhoahọccủavấnđềnghiêncứu,phạmvi
vàhiệuquảứngdụng
Kếtquảkhảonghiệmcuốinăm:

N ộ i Đầu Cuốinăm
dung năm
khảo Đạt Khôn Đạt Khôngđạt
sát gđạt
Số Tỉ Số Tỉ Số Tỉ Số Tỉ
trẻ lệ trẻ lệ trẻ lệ trẻ lệ
Trẻ biết 1 số nơi 10/37 27% 27/37 73% 32/37 86% 5/37 14%
nguyhiểmcầntránh
Trẻ tích cực tham 15/37 41% 22/37 59% 33/37 89% 4/37 11%
gia các hoạt động
21
Giáoviên:TrươngThịMinhTrang
SKKN:Mộtsốbiệnphápđảmbảoantoànchotrẻlớplá4,trườngMầmnon
HọaMi
bảo đảm an toàn
chobảnthân
Trẻ có kỹ năng sơ 6/37 16% 31/37 84% 30/37 81% 7/37 19%
cứu cơ bản khi bị
chấnthương.
Trẻ biết đượ c số 8/37 22% 29/37 78% 35/37 95% 2/37 5%
điện thoại cấp cứu
vàsốbamẹkhicần
Trẻ có ý thức trong 10/37 27% 27/37 73% 35/37 95% 2/37 5%
khi học và thói quen
tốt để đảm bảo an
toàn.
III.Phầnkếtluậnvàkiếnnghị
1.Kếtluận
Trẻcầnđượcgiáodụctốtđểhìnhthànhnhữngthóiquen,kỹnăngtựbảo
vệ chính mình.Đây là tránh nhiệm và lương tâm, của mỗi người lớn chúng
ta.Quathờigianthựchiệnđề tài,tôinhậnthấyvấnđề đảmbảoantoàn,phóng
chốngtainạnthươngtíchởlớplá4đãcónhiềuchuyểnbiếnrõrệt,trẻbiếtcách
xửlýtìnhhuốngkhigặpsựcố,môitrườnghọcđượcsửađổisaochođảmbảo
antoànchotrẻ.Mỗingàyđếntrườngtrẻhọcđượcbiếtbaođiềuhaytrongvòng
taychechở củangôinhàthứ hai.Từ đó,phụ huynhquan tâmhơntrongviệc
giaophótrọngtráchgiáodục,bảovệconemmìnhchonhàtrường.
Thựchiện “lớphọcantoàn,họcsinhtíchcực”, phòngtránhtainạn
thươngtíchchotrẻlàmộtvấnđề hếtsứccầnthiếttrongcáctrườngmầmnon.
Quađềtàinày,tôimongmuốngópphầngiảmthiểutainạnthươngtíchchotrẻ,
giúpbảnthânviêncóđượckỹnăng,kinhnghiệmcầnthiếttrongchămsócnuôi
dưỡngtrẻ.Bêncạnhđó,trẻcóđượcnhữngkiếnthứccầnthiếttronglĩnhvựctự
phòngtránhtainạnchochínhbảnthânmình.Trongquátrìnhthựchiênđềtài,tôi
cũngrútrachomìnhmộtsốkinhnghiệm:
Để kếtquả đạtnhư mongmuốntrướchếtcầnlàmtốtcôngtáctuyên
truyềntớicácbậcphụhuynh,mọicấp,mọingànhcóliênquanđểhọnhậnthức

22
Giáoviên:TrươngThịMinhTrang
SKKN:Mộtsốbiệnphápđảmb

1. Những điểm cần lưu ý trong vấn đề đảm bảo an toàn cho trẻ tại trường mầm non

“Trẻ em như búp trên cành”, như những mầm non nhỏ bé cần được che chở và bao bọc. Chúng chưa có khả năng tự bảo vệ bản thân khỏi những nguy hiểm xung quanh mình. Chính vì vậy, các cơ sở mầm non cần đảm bảo cho các bé được sống trong một môi trường an toàn cả về sức khỏe, tinh thần và tính mạng. Nhà trường cần áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để bảo vệ trẻ một cách tốt nhất.

Trường mầm non được đánh giá là môi trường học tập khá an toàn cho trẻ. Tuy nhiên, sự an toàn này chỉ mang tính chất tương đối bởi bất cứ tình huống nào cũng có thể bất ngờ xảy ra. Chúng ta cần ý thức được điều đó và phải chuẩn bị để sẵn sàng ứng phó trong mọi trường hợp.

Đảm bảo an toàn cho trẻ trong trường mầm non là chúng ta đang đáp ứng quyền lợi chính đáng của trẻ. Chúng cần được học tập và vui chơi một cách lành mạnh, an toàn dưới sự giám sát và hướng dẫn của đội ngũ giáo viên cũng như của toàn thể nhà trường. Bên cạnh đó, uy tín của nhà trường có được giữ vững và củng cố hay không cũng còn phụ thuộc vào tinh thần trách nhiệm của nhà trường đối với các em học sinh của chính họ. Vì thế, đừng xem nhẹ vấn đề này mà hãy thực hiện một cách nghiêm túc, chặt chẽ và hiệu quả bằng mọi biện pháp.