Sbk lasik là gì

Hỏi: Tôi có nhu cầu đi xuất khẩu lao động nên cần mổ mắt chữa cận thị. Xin hỏi hiện nay có những phương pháp phẫu thuật nào chữa cận và giá cả của mỗi loại phẫu thuật. Xin cảm ơn.

Trần Thanh Tùng [Duy Tiên, Hà Nam]

Trả lời: Chào bạn!

Hiện nay, tại hệ thống Bệnh viện Mắt Sài Gòn, có 5 phương pháp phẫu thuật chữa tật khúc xạ với các mức chi phí tương ứng như sau:

1.Lasik tạo vạt bằng dao thông thường [dao M2]: 21.000.000 đồng/2 mắt, 10.500.000 đồng/1 mắt.

2.Lasik tạo vạt bằng dao vạt mỏng [dao OUP]: 24.000.000 đồng/2 mắt, 13.500.000 đồng/1 mắt.

3.Phẫu thuật Laser bề mặt: 24.000.000 đồng/2 mắt, 13.500.000 đồng/1 mắt.

4.Lasik tạo vạt bằng tia laser [Femto lasik]: 41.000.000 đồng/2 mắt, 20.500.000 đồng/1 mắt.

5.Lasik không vạt [Relex smile]: 70.000.000 đồng/2 mắt, 35.000.000 đồng/1 mắt.

Tuy nhiên, hiện Bệnh viện Mắt Sài Gòn đang có chương trình “Ghép nhóm online”, hỗ trợ từ 5% đến 30% cho tất cả khách hàng muốn điều trị Cận, Loạn, Viễn và Lão thị bằng phương pháp phẫu thuật LASIK – FEMTOSECOND LASIK và ReLEx SMILE nếu đăng ký khám online tại địa chỉ: //bit.ly/Dangkynhomonline

Cụ thể:

-Hỗ trợ 5%: Đăng ký 1 người

– Hỗ trợ 15%: Đăng ký từ 2 người

– Hỗ trợ 20%: Đăng ký từ 3-5 người

– Hỗ trợ 25%: Đăng ký từ 6-10 người

– Hỗ trợ 30%: Đăng ký từ trên 10 người

Vì vậy, nếu có nhu cầu phẫu thuật chữa cận, bạn nên đăng ký ghép nhóm online để được hỗ trợ.

Những trường hợp không phẫu thuật chữa cận được

Hỏi: Tôi có người bạn cận hai mắt 3,5 đi ốp, muốn phẫu thuật chữa cận nhưng bác sĩ từ chối, bảo là nếu mổ sẽ nguy hiểm. Tôi muốn biết những trường hợp nào thì không phẫu thuật chữa cận được? [Nếu cố tình phẫu thuật thì có thể xảy ra biến chứng gì?].

Vũ Phương Anh [Khánh Hòa]

Trả lời:

Thường các trường hợp vạt giác mạc mỏng dưới 480 micromet, bác sĩ sẽ không mổ cắt vạt để chữa tật khúc xạ cho bệnh nhân. Tuy nhiên, kể cả chiều dày giác mạc lớn hơn 480 micromet nhưng độ khúc xạ cao, bản đồ giác mạc không đẹp thì cũng có thể không phẫu thuật được. Nói tóm lại, để có thể phẫu thuật chữa tật khúc xạ, giác mạc của bệnh nhân phải đáp ứng được cuộc mổ [chiều dày giác mạc và độ khúc xạ phải có sự tương ứng, phù hợp cho cuộc mổ]. Độ khúc xạ càng cao thì đòi hỏi chiều dày giác mạc phải lớn tương ứng.

Mặt khác, việc có phẫu thuật được hay không còn tùy thuộc vào phương pháp phẫu thuật. Nhiều trường hợp giác mạc mỏng vẫn có thể phẫu thuật được nếu áp dụng các phương pháp tiết kiệm chiều dày giác mạc [như Femto lasik].

Đương nhiên, với các trường hợp chiều dày giác mạc không đáp ứng được cuộc mổ [dù là dùng phương pháp nào] thì bác sĩ sẽ từ chối phẫu thuật, bởi nếu phẫu thuật sẽ gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Một trong số những biến chứng có thể gặp nếu giác mạc mỏng mà cố tình phẫu thuật là: giãn phình giác mạc sau mổ [gặp biến chứng này, tạm thời sau khi mổ, bệnh nhân có thể vẫn có thị lực tốt, nhưng sau một thời gian, thị lực lại xuống, và dù đeo kính cũng không lên thị lực được]…

Ngoài việc giác mạc mỏng không có chỉ định phẫu thuật, một số trường hợp  khác bác sĩ cũng sẽ phải cân nhắc, trì hoãn cuộc mổ cho tới thời điểm thích hợp. Đó là các trường hợp: đang mang thai, đang sử dụng thuốc tim mạch, đang mắc một số bệnh toàn thân…

Xem thêm: Tại sao không thể phẫu thuật LASIK

Sau khi phẫu thuật chữa cận thị bao lâu thì hoạt động lại bình thường?

Hỏi: Tôi đang có dự định đến hè này sẽ phẫu thuật chữa cận thị. Xin cho biết tôi nên đi khám và mổ ở đâu? Sau mổ bao lâu thì tôi có thể hoạt động lại bình thường?

Lê Văn Trung [Thái Bình]

Trả lời: Để có thể phẫu thuật chữa cận thị, trước hết bạn cần đến các bệnh viện chuyên khoa mắt [hoặc khoa mắt của các bệnh viện đa khoa] để khám xem mình có thể phẫu thuật được không. Việc phẫu thuật chữa cận có thể thực hiện ở các bệnh viện chuyên khoa mắt hoặc khoa mắt bệnh viện đa khoa [nếu ở đó có điều kiện phẫu thuật].

Sau phẫu thuật 1 ngày, bệnh nhân có thể nhìn gần được. Nhưng trong vòng 1 tuần sau phẫu thuật, không khuyến khích bệnh nhân nhìn gần [chỉ nên đọc, nhìn gần khi thật cần thiết]. Sau phẫu thuật 1 tuần, bệnh nhân có thể sinh hoạt trở lại bình thường. Trong vòng 3 tháng kể từ ngày phẫu thuật, bệnh nhân không nên chơi các môn thể thao có tính đối kháng cao [như võ thuật, đá bóng…], không đi bơi ở bể bơi công cộng. Sau 3 tháng, mọi sinh hoạt trở lại bình thường.

Có cần ăn kiêng sau khi phẫu thuật lasik?

Hỏi: Trước khi phẫu thuật lasik, bệnh nhân cần chuẩn bị gì? Sau khi phẫu thuật lasik, bệnh nhân có cần ăn kiêng không?

Nguyễn Thu Hà [Hà Đông, Hà Nội]

Trả lời: Có một số điều nhân viên y tế sẽ dặn dò bệnh nhân trước khi phẫu thuật:

-Ngưng sử dụng kính áp tròng mềm ít nhất 3 ngày hoặc kính áp tròng cứng 2 tuần trước khi phẫu thuật.

-Không trang điểm, không dùng các sản phẩm kem lót, kem dưỡng, mascara, nước hoa, nước xịt tóc hay bất cứ dung dịch có mùi nào khi đến phẫu thuật.

-Trong ngày đến phẫu thuật, bệnh nhân ăn uống bình thường nhưng không dùng chất kích thích như rượu, bia, cà phê… trước khi đến phẫu thuật.

Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân vẫn ăn uống bình thường, không cần ăn kiêng [tất nhiên là vẫn nên hạn chế các chất kích thích]. Các thông tin đồn thổi như ăn món này, món kia để lại sẹo hay gây nhức mắt là không có cơ sở.

Trong các loại phẫu thuật được áp dụng để chỉnh tật khúc xạ thì LASIK là phẫu thuật phổ biến nhất vì nó đơn giản, hiệu quả, chi phí phù hợp, độ an toàn cao. LASIK là phương pháp dùng tia laser [ánh sáng] tác động lên giác mạc để làm thay đổi độ cong giác mạc, do đó điều chỉnh được các tật khúc xạ của mắt.

Phẫu thuật LASIK có thể chỉnh được độ khúc xạ là bao nhiêu?

Phẫu thuật LASIK thích hợp nhất cho những người bị cận thị từ 0,75 đến 12 điốp, loạn thị từ 0,5 đến 5 điốp, và viễn thị đến 6 điốp. Một số trường hợp tật khúc xạ cao hơn cũng có thể chỉ định, khả năng chỉnh toàn bộ tật khúc xạ chủ yếu phụ thuộc vào độ dày giác mạc của bệnh nhân. Quyết định phẫu thuật sẽ căn cứ theo từng trường hợp cụ thể.

Sau phẫu thuật liệu có thể bị cận trở lại không?

Phẫu thuật LASIK cho kết quả vĩnh viễn. Kết quả điều chỉnh là số đo độ hiện tại. Nếu khúc xạ của mắt đã ổn định thì kết quả sẽ giữ được lâu dài.

Tuy nhiên, sau phẫu thuật, bệnh nhân vẫn cần có chế độ sử dụng mắt hợp lý; không lạm dụng các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, ti vi, nói tóm lại là không để mắt làm việc quá sức… để không bị tật khúc xạ trở lại.

Sau phẫu thuật tôi có đạt được thị lực 10/10 không?

Đa số trường hợp sau phẫu thuật sẽ đạt thị lực bằng thị lực tốt nhất khi đeo kính trước mổ. Tuy nhiên, kết quả thị lực sau mổ còn phụ thuộc nhiều yếu tố. Ví như một số bệnh nhân có độ khúc xạ cao không tương ứng với độ dày giác mạc thì phẫu thuật chỉ có thể làm giảm độ khúc xạ chứ không hết hoàn toàn tật khúc xạ, sau mổ bệnh nhân vẫn có thể phải dùng kính với số thấp [bác sĩ sẽ trao đổi trước với bệnh nhân điều này trước mổ].

Xem thêm: Mổ mắt cận ở đâu tốt nhất

Phẫu thuật LASIK có đau không?

Trước phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được nhỏ thuốc gây tê tại chỗ. Vì vậy, cuộc mổ diễn ra rất nhẹ nhàng, bệnh nhân sẽ không cảm thấy đau.

Bệnh nhân cần yên tâm, tránh lo sợ và phối hợp tốt trong quá trình phẫu thuật để có thể đạt được kết quả tốt. Sau phẫu thuật cũng không có đau mắt. Một số trường hợp có thể có cảm giác hơi cộm ở mắt trong ngày đầu sau mổ.

Điều kiện để phẫu thuật LASIK?

Điều kiện để có thể phẫu thuật LASIK là:

-Người trên 18 tuổi

-Độ khúc xạ đã ổn định và trong giới hạn cho phép

-Hiện tại không có các bệnh về mắt hoặc toàn thân.

Những đối tượng không thích hợp cho phẫu thuật LASIK?

Phẫu thuật LASIK không được chỉ định trong những trường hợp: người có thai hoặc đang cho con bú, người có bệnh mắt [giác mạc hình chóp, khô mắt, sẹo giác mạc, nguy cơ bong võng mạc], người có bệnh tự miễn [như viêm khớp, luput ban đỏ, nhược cơ, xơ cứng rải rác…].

Phẫu thuật LASIK có nguy cơ gì cho mắt không?

Phẫu thuật LASIK được thực hiện rộng rãi trên thế giới từ năm 1990. Một số biến chứng đã được nói đến [như nhiễm trùng, khô mắt, xâm nhập biểu mô dưới vạt…]. Tuy nhiên, do tỉ lệ biến chứng rất thấp nên phẫu thuật LASIK vẫn được coi là có độ an toàn cao.

Xem thêm: Cách giải quyết tình trạng khô mắt sau mổ lasik

Bệnh nhân cần chuẩn bị những gì trước phẫu thuật LASIK?

Trước phẫu thuật, bệnh nhân phải được khám mắt và làm các xét nghiệm cần thiết. Bệnh nhân không được dùng các sản phẩm trang điểm ở mi. Nếu đang dùng kính áp tròng thì ngừng đeo kính ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật. Nên dùng thuốc kháng sinh tra mắt trước phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ.

Quá trình phẫu thuật LASIK diễn ra như thế nào?

Bệnh nhân được tra thuốc tê tại mắt và sát trùng mắt. Mi mắt được mở rộng bằng dụng cụ vành mi. Phẫu thuật viên dùng một dao vi phẫu tự động cắt một lớp vạt rất mỏng trên giác mạc. Vạt giác mạc được lật lên. Tia laser sẽ gọt mỏng phần nền giác mạc. Thời gian laser khoảng 1 phút. Sau đó vạt giác mạc được đặt lại vị trí cũ và tra thuốc kháng sinh tại mắt. Bệnh nhân nghỉ ngơi tại chỗ khoảng 30 phút, sau đó có thể về nhà.

Sau mổ LASIK, bệnh nhân cần chú ý những gì?

Sau mổ 12 – 24 giờ là mắt có thể nhìn được bình thường. Tuy nhiên bệnh nhân cần đeo kính bảo vệ để tránh đụng chạm vào mắt trong 2-3 ngày đầu sau mổ. Nên để mắt nghỉ ngơi, giữ vệ sinh mắt, kiêng bơi lội trong 1 tháng đầu, dùng các thuốc tra mắt. Chế độ ăn uống bình thường, không cần kiêng khem gì.

Xem thêm: Chăm sóc mắt sau mổ LASIK

Video liên quan

Chủ Đề