Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty tnhh năm 2024

Theo quy định, doanh nghiệp bắt buộc phải có người phụ trách kế toán. Đặc biệt là phải bổ nhiệm người làm kế toán trưởng, phụ trách công việc liên quan đến quyết toán sổ sách, tài chính của công ty. Do đó, doanh nghiệp cần có tổ chức một sơ đồ phòng kế toán riêng.

Doanh nghiệp nào cần kế toán trưởng – người phụ trách kế toán?

Doanh nghiệp phải bố trí kế toán trưởng trừ các doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật (theo Điều 20 Nghị định số 174/2016/NĐ-CP). Doanh nghiệp siêu nhỏ được bố trí người phụ trách kế toán thay cho kế toán trưởng.

Trường hợp chưa bổ nhiệm được ngay kế toán trưởng thì bố trí người phụ trách kế toán hoặc thuê dịch vụ làm kế toán trưởng. Thời gian bố trí người phụ trách kế toán tối đa là 12 tháng. Sau thời gian này phải bố trí người làm kế toán trưởng.

Tham khảo thêm bài viết Tiêu chuẩn và điều kiện của người phụ trách kế toán

Sơ đồ tổ chức phòng kế toán phù hợp với doanh nghiệp nhỏ

Tùy vào quy mô, lĩnh vực kinh doanh mà các doanh nghiệp bố trí sơ đồ phòng kế toán khác nhau. Đối với doanh nghiệp nhỏ, ít nghiệp vụ phát sinh thì việc bố trí phòng kế toán thường chỉ tập trung vào những phần hành chủ yếu.

Tìm hiểu Các phần hành kế toán

Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty tnhh năm 2024

Như đã nói bên trên, doanh nghiệp nhỏ sẽ ít phát sinh nghiệp vụ hơn và sử dụng ít nhân lực trong trong các phần hành hơn. Thông thường, các doanh nghiệp này sẽ bố trí 1-3 nhân lực kế toán hoặc thuê kế toán dịch vụ. Những nhân viên này sẽ đảm nhận hết những công việc phát sinh (vì nghiệp vụ tương đối ít).

Sử dụng phần mềm kế toán cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ

Bởi tính chất quy mô doanh nghiệp nhỏ, thay vì phải tổ chức sơ đồ phòng kế toán đầy đủ, nhà quản lý thường lựa chọn việc hạn chế số lượng nhân sự kế toán kết hợp việc sử dụng phần mềm hỗ trợ. Cách làm này tiết kiệm đáng kể chi phí mà vẫn đảm bảo được hiệu suất làm việc.

Phần mềm kế toán Kaike được thiết kế đầy đủ phân hệ kế toán cần thiết cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Có các tính năng tự động hóa thực hiện (báo cáo, hóa đơn, khai thuế,…). Ngoài ra, đây còn là phần mềm kế toán QUẢN TRỊ đắc lực cho giám đốc. Các số liệu được phân tích trực quan, dễ đọc. Việc theo dõi doanh thu, chi phí, dự báo ngân sách không phụ thuộc vào kế toán. Nhà quản trị vẫn có thể nắm bắt kịp thời.

Sử dụng phần mềm kế toán Kaike Free

Hỗ trợ doanh nghiệp siêu nhỏ tham gia chuyển đổi số kế toán, GMO thực hiện chương trình tặng miễn phí phiên bản Kaike Free

TRẢI NGHIỆM NGAY

Kế toán Nguyên vật liệu Kế toán Thành phẩm Kế toán Đầu tư Xây dựng cơ bản Kế toán Tài sản cố định, CCDC Kế toán Giá thành Kế toán Thuế Kế toán Phải thu, Phải trả khác Thủ quỹ Kế toán Tổng hợp Kế toán Tiền gửi Ngân hàng, tiền vay Kế toán Công nợ phải trả người bán Kế toán Doanh thu, công nợ phải thu người mua

Nguồn: (Phòng Nhân sự)

Sơ đồ 2.3 Tổ chức bộ máy kế toán của công ty

SVTH: Nguyễn Thị Thu Thảo

Chức năng của các bộ phận: - Kế toán trưởng: là người có trách nhiệm kiểm soát giám sát việc thực hiện các nghiệp vụ kinh tế tài chính và phân tích tình hình tài chính của đơn vị, có nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán và điều hành mọi hoạt động của bộ máy kế toán tại đơn vị đồng thời là người tham mưu, hỗ trợ đắc lực cho Giám đốc trong việc đưa ra các quyết định ngắn hạn và chịu trách nhiệm về số liệu kế toán trước trách nhiệm của lãnh đạo cấp trên. - Trưởng phòng: Là người theo dõi, giám sát tất cả các nhân viên trong phòng và đảm nhận trực tiếp phần hành kế toán tổng hợp. - Phó phòng: Báo cáo trực tiếp Trưởng phòng. Trực tiếp đảm nhiệm phần hành kế toán tiền gửi ngân hàng, tiền vay. Quản lý và điều hành các phần hành kế toán Công nợ phải trả người bán, kế toán Doanh thu và Công nợ phải thu người mua. - Kế toán tiền gửi ngân hàng và tiền vay: Báo cáo trực tiếp trưởng, phó phòng. Phản ánh theo dõi số liệu hiện có và tình hình biến động các khoản tiền gửi tiền vay của công ty tại các ngân hàng và đối tượng khác và đề xuất phương án sử dụng, luân chuyển vốn có hiệu quả. - Kế toán tiền mặt: Báo cáo trực tiếp trưởng phòng. Theo dõi, quản lý quỹ tiền mặt của Công ty. Đảm bảo thực hiện thu chi tiền mặt đúng chế độ Kế toán - Tài chính hiện hành và quy chế quản lý của công ty. - Kế toán công nợ tạm ứng: Báo cáo trưc tiếp trưởng phòng. Theo dõi quản lý công nợ tạm ứng của CBNV trong công ty. Đảm bảo thực hiện việc thanh toán và quản lý công nợ nội bộ đúng chế độ Kế toán - Tài chính hiện hành và quy chế quản lý của công ty. - Kế toán lương, BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ: Báo cáo trực tiếp trưởng phòng. Quản lý mọi khoản thu chi, thanh toán tiền lương, các chế độ chính sách cho người lao động theo quy định của Nhà nước và của công ty. Tính và thanh toán các khoản BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ đối với các cơ quan có liên quan. - Kế toán đầu tư xây dựng cơ bản: Báo cáo trực tiếp trưởng phòng. Theo dõi tình hình đầu tư XDCB và sữa chữa lớn TSCĐ trong công ty. Quyết toán, kết chuyển giá trị công trình đầu tư XDCB và sữa chữa lớn. - Kế toán TSCĐ và CCDC đang dùng: Báo cáo trực tiếp trưởng phòng. Theo dõi số hiện có, tình hình biến động tăng giảm, hiện trạng TSCĐ, CCDC trong toàn công ty và tại các đơn vị sử dụng theo chủng loại và tính chất hao mòn. Tính và lập bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, phân bổ CCDC cho từng đối tượng chịu chi phí. - Kế toán công nợ phải trả người bán: Báo cáo trưc tiếp trưởng, phó phòng. Phản

ánh và theo dõi kịp thời, chính xác các nghiệp vụ mua hàng và thanh toán phát sinh trong quá trình kinh doanh theo từng đối tượng, từng khoản nợ, theo thời gian. Đảm bảo chế độ thanh toán với nhà cung cấp. - Kế toán nguyên vật liệu và CCDC: Báo cáo trực tiếp trưởng phòng. Quản lý, theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho NVL và CCDC, tình hình sử dụng NVL, CCDC của Công ty. Phân tích tình hình mua sắm, sử dụng, dự trũ NVL, CCDC. - Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: Báo cáo trực tiếp cho trưởng phòng. Tập hợp CPSX và tính giá thành cho từng loại sản phẩm của công ty. Phân tích sự biến động của chi phí ảnh hưởng đến giá thành. - Kế toán thành phẩm và hàng hóa: Báo cáo trực tiếp cho trưởng phòng. Quản lý, theo dõi tình hình nhập tồn kho thành phẩm, hàng hóa tại các kho, cửa hàng và đại lý của công ty. - Kế toán doanh thu và công nợ phải thu khách hàng: Báo cáo trực tiếp cho trưởng, phó phòng. Phản ánh theo dõi kịp thời các nghiệp vụ bán hàng và thu tiền phát sinh theo từng đối tượng, từng khoản nợ, theo thời gian. Phân loại, đôn đốc thu hồi nợ nhằm đảm bảo nguồn vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần làm mạnh tình hình tài chính của công ty. - Kế toán công nợ phải thu và phải trả khác: Báo cáo trực tiếp cho trưởng phòng. Theo dõi và phản ánh kịp thời các nghiệp vụ phải thu, phải trả theo từng đối tượng và thời gian. Phân loại, đôn đốc thu hồi nợ, đôn đốc hoàn thành chứng từ nhằm đảm bảo tính đúng, tính đủ chi phí. - Kế toán thuế: Báo cáo trực tiếp cho trưởng phòng. Theo dõi và phản ánh số liệu về các khoản thuế, tính đúng và nộp kịp thời các khoản thuế. - Thủ quỹ: Báo cáo trực tiếp cho trưởng phòng. Quản lý tiền mặt của công ty theo quy định. Thu chi tiền mặt theo phiếu thu, phiếu chi do kế toán tiền mặt lập, lưu giữ, bảo quản giấy tờ có giá trị như tiền của công ty. - Kế toán tổng hợp: Báo cáo trực tiếp cho trưởng phòng. Tổ chức hạch toán kế toán phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Lập BCTC theo quuy định hiện hành và các báo cáo theo yêu cầu quản lý tại công ty.