So sánh bàn phím rk61 ck61 gk61 năm 2024

✍️✍️✍️ Shop bán là RK61 hotswap phiên bản có 3 chế độ kết nối: Bluetooth 5.0, USB 2.4G và kết nối dây. Phía sau nhà sản xuất có thiết kế công tắc bật 2 chế độ Blutooth (B) và Chế độ không dây 2.4G (G)

✍️✍️✍️ THỐNG SỐ KỸ THUẬT:

✅ Hãng sản xuất: Royal Kludge ✅ Tên sản phẩm : RK61 ✅ Màu sắc: Đen/ Trắng ✅ Layout: ANSI 60% (61 phím) ✅ Loại Switch: - RK Blue / RK Brown / RK Red - Gateron Blue / Gateron Brown / Gateron Red / Gateron Yellow / Gateron White - Cherry Blue / Cherry Brown / Cherry Red / Cherry Black ✅ Keycap: Keycap ABS double shot không mờ chữ. ✅ Plate hợp kim cắt CNC cao cấp ✅ Chất liệu chính: Nhựa ✅ Đền nền: Led Đơn Sắc hoặc Full RGB 18 triệu màu. ✅ USB Key Rollover: Có ✅ Multimedia Keys: Có (Thông qua phím Functions) ✅ Giao tiếp: Bluetooth 5.0 | USB Recever 2.4G | kết nối dây Type-C ✅ Cáp USB: Chuẩn Type C ✅ Điện thoại / máy tính bảng / máy tính phổ thông ✅ Tương thích ios / windows / android ✅ Trọng lượng: 0.7kg ✅ Kích thước: 288 x 108 x 38cm ✅ Phần mềm custom phím (Driver) : https://bit.ly/3pSYoKH ✅ HDSD : https://bit.ly/3cHveLX ------ ✍️ CÁC PHÍM CHỨC NĂNG: - Fn + Left_Ctrl: Đổi layout (hoán đổi tính năng các cụm phím mũi tên; home, end... và hàng F1-F12). - Fn + Enter: Khóa chức năng cụm phím mũi tên. - Fn + \: Đổi hiệu ứng led. - Fn + >: Đổi màu led. - Fn + ;,': Tăng, giảm tốc độ nháy. - Fn + [,]: Tăng, giảm độ sáng. - Fn + Space để reset lại cài đặt ban đầu. ------ ✍️ CÁCH KẾT NỐI BLUETOOTH 1. Bật công tắc điện ở phía dưới bàn phím. 2. Nhấn Fn + Q/W/E để bật và kết nối thiết bị Bluetooth. ------ ✍️ TRỌN BỘ SẢN PHẨM: ◉ 01 x Bàn phím cơ Royal Kludge RK61 ◉ 01 x USB Recever 2.4G ◉ 01 x Cáp kết nối USB Type-C (cho chế độ dùng dây và sạc) ◉ 01 x Key puller ◉ 01 x Key switch puller ------ ⭐️ CHẾ ĐỘ BẢO HÀNH: 06 tháng ------ 🔴 THÔNG TIN LIÊN HỆ CÀI ĐẶT / BẢO HÀNH: 🏡 Địa chỉ: 1 Nhân Hòa -Nhân Chính - Thanh Xuân - Hà Nội

🔴Lưu Ý: Bản led đơn không có hotswap

rk61

rk61pro

rk

banphimco

banphimbluetooth

banphimgame

royalkludge_rgb

royalkludge

royalkludgerk61

rk61_hanoi

rk61_tphcm

rk61_giá_rẻ

ban_phim_co_giá_rẻ

ban_phim_co_gia_re

ban_phim_co

bàn_phím_cơ

phimco

phim_co

phím_cơ

A pro of the RK61 is that the keyboard comes with Cherry MX switches and a 2 mm actuation distance and a total travel distance of 4 mm requiring 45g of force. The RK61’s backplate is astonishing, with minimal flex the RK61 has one of the best backplates by far. Finally, The RGB lighting on the RK61 is better than most mechanical keyboards it doesn’t just change colors, the RGB lighting smoothly moves across the keyboard.

Now the cons of the RK61 aren’t that bad. The keycaps don’t wobble except for the spacebar and the shift key witch has some rattling. In my opinion, I think the micro USB is too short it’s only 180cm which can’t plug into most PCs.

A pro of the GK61 is that you can choose six different gateron switch types. Like the RK61 the build quality is amazing. The gateron yellow switch option has a travel distance of 3.2 mm an actuation point of 1.0 mm and an operating force of 35g and it has a linear feel to it.

Now the cons. The keycaps are ABS which means they will develop a shiny effect the sides of the keycaps are allready shiny. Also, the wall thickness is pretty inconsistent.

If you want your gaming setup to look good then the RK61 definitely will fit you, but, if your looking for a really nice feel for your keyboard then the GK61 has the lead.

Đây là review về Bàn phím cơ Royal Kludge RK61 (Red Switch): nhỏ gọn và phù hợp với anh em văn phòng của mình. Mình mua nó với giá 700.000 VND. Hi vọng phần review sẽ hữu ích cho bạn nào muốn mua nhé, nếu bạn có câu hỏi gì thì hãy comment vô bài này nha.

Thông tin chung về Bàn phím cơ Royal Kludge RK61 (Red Switch): nhỏ gọn và phù hợp với anh em văn phòng

Với đặc thù công việc phải gõ văn bản và soạn thảo rất nhiều, mình mong muốn chiếc bàn phím của mình phải có cảm giác gõ tốt nhưng không được quá ồn ào (trong văn phòng mà). Mình sử dụng máy chính là Surface Book vốn có bàn phím đáp ứng tốt nhu cầu trên (nếu không muốn nói là cảm giác gõ còn sướng hơn cả Thinkpad), tuy nhiên nếu dùng bàn phím có sẵn của Surface Book thì mình sẽ phải... cúi xuống liên tục dẫn đến đau cổ, do laptop phải để trên mặt bàn khiến góc nhìn quá thấp. Thế là mình nghĩ đến việc mua 1 cái stand để kê cao laptop lên, do vậy phải mua thêm bàn phím khác.

Bàn phím này mình mua là để phục vụ cho setup trên. Mình chỉ tìm trên thị trường bàn phím có Red Switch mà thôi vì nó là loại switch ít tạo ra âm thanh nhất trong 3 tùy chọn thường thấy: Red, Brown và Blue. Ngoài ra thì mình còn muốn nó phải nhỏ nhất có thể do mình đang dần chuyển sang phong cách tối giản, nhỏ gọn hehe. Do vậy mình muốn layout bàn phím tầm 60%, hoặc 70% là tối đa.

Thế là mình tìm thấy chiếc bàn phím này: Royal Kludge RK61 (Red Switch), layout 61 phím, bản màu đen cơ bản và đèn led RGB, có kết nối bluetooth. Trên thị trường cũng có bản RK71 tức là layout 71 phím nhưng sau khi so sánh thì mình thấy RK71 không thuận tiện hơn so với RK61 là bao nhiêu, nhưng bàn phím sẽ dài ra đáng kể và mình ko thích điều đó.

Để đi đến quyết định mua chiếc bàn phím này thì mình đã so sánh với rất nhiều chiếc bàn phím khác tương tự, chẳng hạn như AKKO, Anne,... Sau khi xem xong rất nhiều review trong nước và nước ngoài, mình đi đến nhận định rằng: chiếc bàn phím này là chiếc bàn phím cơ tốt nhất trong tầm giá, và việc mua nó sẽ hoàn toàn là đúng đắn và phù hợp với nhu cầu và túi tiền của mình.

So sánh bàn phím rk61 ck61 gk61 năm 2024
So sánh bàn phím rk61 ck61 gk61 năm 2024

Những thứ mình thích

Mình đã dùng nó liên tục hàng ngày từ sau Tết tới giờ (khoảng gần 2 tháng). Cảm giác chung khi sử dụng chiếc bàn phím này là: hài lòng. Nói rõ hơn thì sẽ bao gồm những điểm sau đây:

1. Nhỏ gọn, thanh lịch

Điểm cộng đầu tiên phải kể đến là nó rất nhỏ gọn, và rất thanh lịch. Mình có bàn tay tương đối nhỏ nhưng vẫn dư sức cầm trọn bề ngang bàn phím trong lòng bàn tay.

Đặc biệt, phiên bản mà mình mua là bản 2020, tức là đã tầm version 3 hay 4 gì đó của RK61 rồi và font chữ sử dụng trên bàn phím này đã trở nên thanh lịch hơn, ko còn bị cảm giác "tàu" hay "quê" như những version trước. Thậm chí những chiếc bàn phím khác đến từ Trung Quốc đang được rao bán tại thị trường Việt Nam với mức giá trên 1 triệu cũng vẫn bị cái "bệnh" font chữ xấu (why?). Do vậy với mình đây là một điểm cộng đáng tiền.

2. Cảm giác gõ rất tốt

Mình có 1 con bàn phím cơ (Rantopad) sử dụng Blue Switch để ở bàn làm việc trong phòng ngủ ở nhà. Cảm giác gõ rất sướng tay, tuy nhiên để fast typing thì mình có cảm giác hơi mỏi 1 chút vì nó phải vượt qua một cái "khấc". Đối với Red Switch trên con RK61 này thì mình ko gặp tình trạng đó. Mình có thể fast typing bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh một cách khá mượt mà. Cảm giác gõ khi đã gõ quen thì có thể nói là rất rất ổn. Mình nghe review thì họ bảo là nếu so với Cherry Red thì có thể đạt cảm giác gõ 80-90%, và mình nghĩ con số đó là hợp lý.

Đương nhiên, khi so với những con bàn phím Gygabyte giá rẻ được cấp sẵn ở công ty thì thật sự là... một trời một vực (gõ mấy cái bàn phím đó muốn ung thư đầu ngón tay mất!).

Dù vậy việc đang gõ quen phím membrane trên Surface Book và phím blue switch trên con bàn phím Rantopad ở nhà, mà giờ chuyển sang switch linear (linear tức là tuyến tính, hành trình switch ko gặp bất cứ khấc hay trở ngại nào) cũng khiến mình phải làm quen, do khi nhấn phím xuống thì mình ko biết khi nào thì phím sẽ ghi nhận tín hiệu do không có phản hồi (tactile feedback). Nhưng ko sao, làm quen mất có một buổi thôi, sau đó sẽ sướng cả một đời 😁

3. Kết nối bluetooth ổn định và không có độ delay khi gõ văn bản (hoặc có delay ít mà mình ko nhận ra được); pin khi sử dụng chế độ bluetooth tạm ổn

Mình chủ yếu sử dụng con bàn phím này ở chế độ bluetooth. Mình nhớ không nhầm thì nó hỗ trợ chuẩn bluetooth 5.0, nhưng dù là bluetooth mấy thì cũng không quá quan trọng với mình vì trên thực tế nó kết nối rất ổn định. Sáng đến văn phòng mình có thể mở laptop và bàn phím lên và nó kết nối ngay lập tức với laptop (trong vòng khoảng 1 giây) mà không cần thêm bất kỳ thao tác nào. Mình có thể xách laptop lên để đi vào phòng họp cách đó khoảng 20m, họp vài tiếng và quay lại bàn làm việc và nó có thể tiếp tục sử dụng mà không gặp phải bất kỳ vấn đề nào về ngắt kết nối.

Về pin khi sử dụng bluetooth thì theo công bố nhà sản xuất, nó có thể trụ được 12 tiếng sử dụng liên tục. Thực tế sử dụng cho thấy công bố này là chuẩn, và mức thời lượng như vậy là tạm ổn với mình, chỉ là mỗi ngày mình phải cắm sạc nó khoảng 30p giờ buổi trưa, tuy không phải vấn đề gì lớn nhưng mình cảm thấy hơi phiền 1 chút.

Độ trễ khi kết nối bluetooth thì mình có nghe một số review nói là nó có độ trễ (không lớn), do vậy sẽ phù hợp với gõ văn bản và không khuyến khích chơi game vì chơi game đòi hỏi là phải không có độ trễ. Mình không chơi game với nó nên mình không rõ, nhưng nếu muốn chơi game thì mình sẽ gắn trực tiếp nó với dây. Và rất may là nó có kết nối USB-C để phục vụ cho mục đích này.

4. Có kèm dây USB-A to C để cắm trực tiếp sử dụng khi không muốn sử dụng bluetooth

Việc kèm dây theo bàn phím bluetooth không phải là điều gì hiếm, hầu như bàn phím nào cũng có kèm dây. Tuy nhiên cái đáng tiền của nó là sử dụng USB-C. Mình thấy nhiều bàn phím bluetooth ở tầm giá 700k đổ xuống đều dùng Micro-USB, đó là một trở ngại vì giờ quanh mình quá khó tìm cái dây Micro-USB như vậy.

Dù vậy thì cái dây USB-C đi kèm lại không tốt, như trình bày dưới đây.

So sánh bàn phím rk61 ck61 gk61 năm 2024
So sánh bàn phím rk61 ck61 gk61 năm 2024
So sánh bàn phím rk61 ck61 gk61 năm 2024
So sánh bàn phím rk61 ck61 gk61 năm 2024

Những thứ mình không thích

Một số điểm trừ tuy không đáng kể, có thể kể đến như sau:

1. Dây USB-C đi kèm không tốt, hay bị nhiễu tín hiệu

Như có thể thấy trong hình chụp, cái dây này khá lởm ở 2 phần đầu cắm: chất liệu lõi không phải bằng đồng và hoàn thiện lởm chởm. Cộng thêm việc không có cục chứa bộ phận chống nhiễu trên dây, khiến cho việc nhập liệu bị lỗi liên tục. Mình gõ tốc độ bình thường, cứ cách 2 giây là có lỗi 1 lần; lỗi theo kiểu gõ 1 lần chữ a thì nó sẽ thành là aaaaaaaaaaaaaaaaa, rất bực và ức chế. Có trường hợp mình đang gõ 1 đoạn văn quan trọng, bấm 1 lần nút delete mà nó delete x 100 lần, bay luôn đoạn văn của mình khiến mình phát hoảng (may mà có tính năng undo của word, không là toi cơm rồi!).

Giải pháp có thể là đi mua sợi dây khác xịn hơn, lõi đồng, có bộ phận chống nhiễu. Mình chưa có thời gian thử vì vẫn đang xài bluetooth quá ngon. Khi nào thử mình có thể sẽ update bài này sau.

2. Ít phím (chỉ có 61 phím) dẫn đến việc nhiều phím phải gộp lại, gây bất tiện khi thực hiện những thao tác cơ bản

Cái này là 1 sự đánh đổi. Mình chấp nhận điểm trừ này để có một chiếc bàn phím nhỏ gọn, tuy nhiên khi xài đôi khi mình vẫn cảm thấy hơi khó chịu.

Ví dụ như phím [/?] nó tích hợp luôn phím mũi tên đi lên. Mình để chế độ mặc định sẽ sử dụng mũi tên, nên khi muốn gõ ra ký tự / thì phải bấm thêm nút Fn, muốn ra phím ? thì phải bấm Shift + Fn + [/?], khá là phức tạp cho 1 thao tác đơn giản. Hoặc nếu muốn bấm delete thì bình thường chỉ cần bấm delete là xong, ở đây nó tích hợp với nút backspace (xóa lùi về trước), nên muốn bấm delete phải bấm Fn + [back/delete], khá là cực.