So sánh các cpu core 2 duo năm 2024

Intel là một trong hãng sản xuất CPU lớn nhất thế giới khi mà gần như độc quyền sản xuất CPU cho PC và laptop. Chip được sản xuất bởi Intel đang càng ngày càng trở nên mạnh mẽ và đáng dùng hơn khi họ liên tục áp dụng những công nghệ hiện đại nhất vào sản phẩm của mình.

Về công ty Intel

So sánh các cpu core 2 duo năm 2024

Tập đoàn Intel (Integrated Electronics) thành lập vào ngày 18/7/1968, lúc đó là tập đoàn hợp nhất về thiết bị điện tử, sản xuất ờ Santa Clara, (California, USA) bởi nhà hoá học kiêm vật lí học Gordon E.Moore và Robert Noyce, sau khi họ đã rời khỏi công ty Fairchild Semiconductor.

Intel sản xuất các sản phẩm như chip vi xử lý cho máy tính, bo mạch chủ, ổ nhớ flash, card mạng và các thiết bị máy tính khác. Intel Corporation là công ty sản xuất thiết bị chất bán dẫn lớn nhất thế giới, và là nhà phát minh ra chuỗi vi mạch xử lý thế hệ x86 mà bộ xử lý tìm thấy ở các máy tính cá nhân.

Intel làm ra các sản phẩm motherboard chipsets (con chip mạch chủ), network cards (card mang lưới and ICs (mạch tổ hợp), flash memory (bộ nhớ Flash), graphic chips (con chip đồ họa), embedded processors (bộ ghi xử lý) và các thiết bị khác có liên quan đến tin học và truyền thông.

Các dòng Chip Intel

.png)

CPU Intel Atom

Intel Atom là dòng vi xử lý SoC giá rẻ, tiết kiệm năng lượng được ra mắt lần đầu tiên vào năm 2008.

Thiết kế này cũng bao gồm khả năng hỗ trợ xử lý đa luồng giúp đạt được hiệu suất hoạt động tốt hơn đồng thời tăng cường khả năng xử lý của hệ thống. Tất cả các tính năng này nằm gọn trong một chip có kích thước nhỏ hơn 25mm², có tới 11 die (đế của bộ vi xử lý) của bộ vi xử lý Intel Atom - các mảnh silicon tí hon được đóng gói với 47 triệu bóng bán dẫn.

Các chip này có một thông số đặc tả về thiết kế nhiệt (TDP) trong phạm vi từ 0,6 đến 2,5 watt và có khả năng nâng cao tốc độ lên tới 1,8GHz tùy theo nhu cầu của người dùng, thường dùng cho bộ vi xử lý Core 2 Duo.

CPU Intel Pentium

Intel Pentium là dòng chip xử lý được Intel sản xuất với mục đích đạt được hiệu năng ổn định với mức giá phải chăng.

Để giảm giá thành, Intel Pentium sẽ không hỗ trợ công nghệ Turbo Boosts hay công nghệ siêu phân luồng nhưng thay vào đó là khả năng tương thích được với nhiều loại bo mạch khác nhau. Intel Pentium thông thường có 2 nhân xử lý (một số ít có 4 nhân) với xung nhịp dao động từ 1.1 GHz đến 3.5 GHz.

Từ năm 2017, định hướng của Intel cho CPU Intel Pentium sẽ là tập trung phát triển và cung cấp tới thị trường 2 dòng chip Pentium Gold và Pentium Silver. Pentium Silver nhắm đến các thiết bị năng lượng thấp và chia sẻ kiến trúc với dòng CPU Atom và Celeron. Trong khi Pentium Gold nhắm đến máy tính có cấu hình tầm trung và sử dụng kiến trúc hiện có, như dòng CPU Kaby Lake hoặc Coffee Lake.

CPU Intel Celeron

Intel Celeron là phiên bản kém mạnh mẽ hơn của bộ vi xử lý Pentium. Phần lớn bộ vi xử lý Celeron dựa trên lõi Pentium II/ Pentium III và chạy ở tốc độ 1,4 GHz trở xuống.

Celeron là dòng chip cấp thấp IA-32 và x86-64 của Intel được thiết kế đặc biệt cho các máy tính giá rẻ. So với Pentium, chip Celeron có hiệu suất thấp hơn đáng kể với bộ nhớ đệm thấp.

Ban đầu dựa trên kiến ​​trúc Pentium II, Celeron có bus thấp và bộ nhớ đệm nhỏ hơn. Theo thời gian, bộ vi xử lý Celeron đã chuyển sang kiến ​​trúc Pentium III và Pentium 4. Chip Celeron có giá thành rẻ hơn so với bộ vi xử lý Pentium.

CPU Intel Xeon

Intel Xeon nhắm đến đối tượng là các doanh nghiệp cần sử dụng máy tính có tính ổn định cao để làm máy trạm hoặc server. Intel Xeon sở hữu nhiều lõi CPU (tối đa 56 lõi), bộ nhớ đệm L3 cache cao (khoảng 15 – 30MB) từng dòng, độ bền cao.

Bộ vi xử lý này có sẵn công nghệ phân luồng, hỗ trợ RAM ECC giúp phát hiện và sửa lỗi hệ thống tự động. Với Intel Xeon, người dùng có thể chạy nhiều CPU cùng một lúc hoặc 1 CPU đều được.

Vì sử dụng cho môi trường doanh nghiệp và cần độ ổn định cực cao nên giá thành cho những chiếc CPU này thường khá cao. CPU Intel Xeon được sản xuất vào năm 2013, đến nay Intel Xeon có các dòn: Xeon E, Xeon W, Xeon D, Xeon mở rộng.

CPU Intel Core

Intel Core là dòng chip được phát triển từ năm 2009. Thế hệ càng dần về sau càng được nâng cấp khả năng xử lí và trang bị card đồ họa tích hợp mạnh hơn thế hệ trước. Thế hệ mới nhất cũng là thế hệ có hiệu năng mạnh mẽ cùng các công nghệ hiện đại nhất.

  • Nehalem (Thế hệ đầu)

Đầu tiên chắc phải nhắc đến là kiến trúc Nehalem trên dòng CPU Intel Core được thiết kế thay thế cho Core 2 cũ. Nehalem vẫn được sản xuất trên tiến trình 32nm. Đây là lần đầu tiên Intel tích hợp cả Turbo Boost và Hyper Threading lên cùng một con chip. Đem đến sức mạnh hiệu năng ấn tượng so với các dòng chip xử lý thế hệ trước.

  • Sandy Bridge (Thế hệ thứ 2)

Tiếp theo sẽ là người kế nhiệm của Nehalem là Sandy Bridge. Kiến trúc Bridge vẫn sẽ sử dụng lại tiến trình 32nm. Nhưng thiết kế này giúp giảm điện tích, tiết kiệm điện tốt hơn, khi CPU và GPU đều sử dụng chung một bộ nhớ đệm. Ngoài ra thì khả năng mã hóa và giải mã video của thế hệ thứ 2 này cũng đã được tăng đáng kể nhờ vào Intel Quick Sync Video.

  • Ivy Bridge (Thế hệ thứ 3)

Ivy Bridge thế hệ thứ ba khi so sánh với Sandy thì thế hệ này đã sản xuất trên tiến trình mới 22nm. Được trang bị công nghệ bán dẫn 3D Tri Gate mới mẻ. Với quy trình sản xuất này đã giúp cho diện tích được giảm đáng kể nhưng số lượng bóng bán dẫn trên CPU vẫn tăng. Ivy Bridge còn được tích hợp thêm sẵn chip đồ họa để hỗ trợ là DirectX 11, đem đến khả năng chạy video siêu phân giải.

  • Haswell (Thế hệ thứ 4)

CPU Intel Core thế hệ tiếp theo sẽ là chip xử lý Haswell được tập trung vào các thiết bị 2 trong 1. Nhà Intel đã giảm đi kích thước xử lý Core để đem đến những dòng Ultrabook siêu mỏng. Ngoài ra còn cho ra những dòng thiết bị trong một lai giữa tablet và laptop mỏng hơn. Con chip quản lý nhiệt trên Haswell giúp cho các dòng Ultrabook có thể chạy với một nhiệt độ mát mẻ. Haswell đã được nhà Intel công bố rằng có khả năng tiết kiệm năng lượng gấp tận 20 lần so với dòng thứ 2.

  • Broadwell (Thế hệ thứ 5)

Dòng chip thế hệ tiếp theo sẽ là Broadwell, phiên bản thu nhỏ hơn của dòng Haswell. Sự thu nhỏ ở đây không phải về kích thước mà là thu nhỏ lại các bóng bán dẫn tạo nên một bộ não CPU. Thiết kế này sử dụng bóng bán dẫn có kích thước 14nm, bằng 1 nửa so với dòng trước và chỉ bằng ⅕ so với dòng đầu tiên. Intel đã công bố rằng hoạt động của Broadwell hiệu quả hơn hẳn so với Haswell 30%. Tiêu thụ điện ít hơn 30%, đem đến hiệu năng cao hơn ở cùng một tốc độ xung nhịp.

  • Skylake (Thế hệ thứ 6)

CPU Intel Core với thiết kế thế hệ thứ 6 tiếp theo là Skylake. Đây là vi xử lý Intel được chạy trên tiến trình 14nm giống như dòng Broadwell. Thiết kế này sử dụng socket LGA1151, nó sẽ không tương thích với các bo mạch LGA1150. Skylake sẽ hỗ trợ RAM DDR4, CPU của con chip này sẽ nhanh hơn 10% so với Core i7 4790K. So với CPU Haswell thì Skylake nhanh hơn không nhiều lắm và nó không tương thích với hệ điều hành từ Windows 7 trở xuống.

  • Kabylake (Thế hệ thứ 7)

Tiếp theo sẽ là Kabylake thế hệ thứ 7, đây là dòng CPU vẫn được sản xuất trên tiến trình 14nm. Nhưng nó đã được cải tiến đáng kể hơn về xử lý đồ họa và tiết kiệm năng lượng hơn. Intel cho biết rằng Kabylake sẽ tập trung nhiều vào khả năng xử lý đồ họa, đặc biệt với những chiếc video 4K. Đồng thời hiệu năng xử lý ứng dụng của thế hệ này cũng sẽ được tăng lên 12%, còn hiệu năng duyệt web cũng tăng 19% so với tiền nhiệm.

  • Coffee Lake (Thế hệ thứ 8)

CPU Intel Core tiếp theo sẽ là Coffeelake thế hệ thứ 8. Thế hệ này đã được giới công nghệ đánh giá là một con quái vật, dù cho xung nhịp giảm xuống để bổ sung thêm lõi. Thế hệ này đã được cải thiện đáng kể về hiệu năng, tổng cộng có đến 6 bộ vi xử lý cho desktop vừa được ra mắt.

  • Coffee Lake Refresh (Thế hệ thứ 9)

Tiếp đến sẽ là Coffeelake Refresh thế hệ thứ 9, một trong những phiên bản cải tiến của dòng Lake S Core I thế hệ thứ 8 của dòng desktop phổ thông. Thế hệ này vẫn thuộc chu kỳ Optimize 14nm+, cũng là anh em của dòng Kaby Lake.

  • Ice Lake/ Comet Lake (Thế hệ thứ 10)

CPU Intel Core Ice Lake vẫn sẽ có 3 phiên bản quen thuộc là i3, i5, i7. Với mức xung nhịp tối đa đạt được là 4.1GHz với công nghệ Turbo Boost. CPU dòng thế hệ mới này sẽ được tích hợp thêm công nghệ Intel DL Boost. Đem đến hiệu năng xử lý trí tuệ nhân tạo tăng cao gấp khoảng 2.5 lần và giảm mức độ trễ xuống.

  • Tiger Lake/Rocket Lake (thế hệ thứ 11)

Tiger Lake được sản xuất với tiến trình 10 nm đi kèm đồ họa Intel Iris Xe mới mang lại hiệu suất cho trải nghiệm trong thế giới thực. Ngoài ra, bộ vi xử lý này bao gồm 3 dòng Core i3, i5 và i7 như thông thường, được sản xuất trên quy trình công nghệ 10 nm SuperFin, giúp tối ưu hiệu suất và tốc độ phản hồi khi hoạt động. Với nhân đồ họa tích hợp mới Iris Xe, hiệu năng xử lý đồ hoạ của laptop sẽ được tăng lên, tốc độ xử lý hình ảnh nhanh hơn 2.7 lần, tốc độ chơi game nhanh hơn gấp 2 lần, đồng thời hỗ trợ xuất ra màn hình 8K HDR cùng với tùy chọn hiển thị màn hình 4K HDR cùng lúc. Bộ xử lý Intel Core thế hệ 11 có xung nhịp đồ họa tối đa là 1.35 GHz cùng với khả năng Turbo boost lên đến 4.8 GHz.

  • Alder Lake (thế hệ thứ 12)

Nhờ cấu trúc độc đáo giữa sự kết hợp Performance cores (P-cores) và Efficient-cores (E-cores), chip Intel thế hệ 12 có hiệu năng hoạt động ấn tượng kèm với khả năng tiết kiệm điện hiệu quả nhiều hơn so với những con chip thế hệ trước. Ngoài ra, chip Intel thế hệ 12 còn được hãng tích hợp thêm Intel Thread Director vào ngay phần cứng, giúp hỗ trợ định tuyến thông minh cho các nhân và các luồng xử lý những tác vụ mà bạn yêu cầu trên thiết bị một cách hiệu quả hơn.

So sánh các thế hệ Intel Core

Các thế hệ Intel Core Sandy Bridge (Thế hệ thứ 2) Ivy Bridge (Thế hệ thứ 3) Skylake (thế hệ thứ 6) Kabylake (thế hệ thứ 7) Coffelake (thế hệ thứ 8) Coffee Lake Refresh (thế hệ thứ 9) Ice Lake (thế hệ thứ 10) Process Size 32nm 22nm 14nm 14nm+ 14nm++ 14nm++ 10nm Clock speed 1.60- 3.60 GHz 1.4- 4.1 GHz up to 4.5 GHz 1.0-4.5 GHz 1.0-4.5 GHz 1.8-5 GHz up to 5.3 GHz Cores 1-4 2-4 2-28 2-4 2-4 2-8 2-10 L1 cache 64 KB per core 64 KB per core 64 KB per core 64 KB per core 64 KB per core 64 KB per core 64 KB per core L2 cache 256KB per core 256KB per core 256KB per core 256KB per core 256KB per core 256KB per core 256KB per core L3 cache 1 MB-8 MB shared by all cores/10 MB-15 MB in extreme/3 MB-20 MB Xeon 2 MB-8 MB shared by all cores 2 MB per core 8 MB shared 8 MB shared 16 MB shared 20 MB shared RAM 2-channel DDR3 DDR3-1333 to DDR3-1600 DDR3, DDR3L, DDR4 DDR3, DDR3L, DDR4(upto 64GB) DDR3, DDR4(up to 64GB) DDR4-2666 2-channel up to 128 GB Up to LPDDR4X at 3733 MHz GPU HD graphics, HD graphics 2000, HD graphics 3000, HD graphics P3000 HD graphics 2500, HD graphics 4000, HD graphics P4000 HD 530, Iris Pro 580, HD 510, Iris 540, HD 520, HD 550, Iris 550, HD 515 HD 630, HD 610, HD 615, HD 620, Iris Plus 640, Iris Plus 650, HD P630, UHD 620, UHD 615, UHD 617, UHD HD 630, HD 610, HD 615, HD 620, Iris Plus 640, Iris Plus 650, HD P630, UHD 620, UHD 615, UHD 617, UHD GT2, GT3e Gen11 based Intel turbo boost 2.0 2.0 3.0 3.0 3.0 3.0 3.0

Đây là dòng chip xử lý được sử dụng phổ biến nhất của intel. Tùy vào phân khúc sản phẩm khác nhau, Intel Core i được thiết kế, sản xuất với hiệu năng xử lý khác nhau. Tính đến tháng 8/2022, Intel hiện đang phân phối các dòng chip Core như sau: Core i3, Core i5, Core i7, Core i9 và Core X-series.

So sánh các cpu core 2 duo năm 2024
Bộ xử lý Intel® Core™ i3: Hỗ trợ máy tính xách tay có AI tích hợp, Wi-Fi 6 tích hợp và đồ họa thế hệ tiếp theo.

So sánh các cpu core 2 duo năm 2024
Bộ xử lý Intel® Core™ i5: Trải nghiệm hiệu suất vượt trội cho máy tính, với tối đa 12 lõi để sáng tạo và đa nhiệm.

So sánh các cpu core 2 duo năm 2024
Bộ xử lý Intel® Core™ i7: CPU này có sức mạnh lên đến 14 lõi để tăng tốc tính toán, kết nối và bảo mật cao cấp.

So sánh các cpu core 2 duo năm 2024
Bộ xử lý Intel® Core™ i9: Cung cấp lên đến 16 lõi mở khóa dành cho video 4K Ultra HD và 360 mượt mà, chơi game mạnh mẽ và hiệu năng đa nhiệm.

So sánh các cpu core 2 duo năm 2024
Bộ xử lý chuỗi Intel® Core™ X: CPU đã được mở khóa cung cấp lên tới 18 lõi cho sản xuất sáng tạo và đa nhiệm chuyên sâu nhất.

So sánh các dòng Intel Core i

Số nhân Số luồng Xung nhịp Turbo Boost Hyper-Threading Bộ nhớ cache Core i3 2 4 3.2-4.1 GHz Không Có 3 MB Core i5 2-4 4 3.1-4.2 GHz Có Chỉ có trên lõi kép 3-6 MB Core i7 2-4 8 3.4-4.9 GHz Có Có 4-8 MB Core i9 6-12 12-24 4.8-5.0 GHz Có Có 8-16 MB Core X 4-18 4-36 3.0-4.6 GHz Có Có 6-16.5MB

DONGNAM MEDIA

Bài viết khác

Máy tính công nghiệp được ỨNG DỤNG trong quản lý tự động hóa trong dây chuyền sản xuất, kiểm soát thiết bị công nghiệp, giám sát hệ thống, điều khiển robot công nghiệp, IoT công nghiệp, sản xuất thông minh, nhà máy thông minh và nhiều ...