So sánh các loại vòng bi năm 2024

Nếu các bạn quan tâm và muốn tìm hiểu sự khác biệt giữa các vòng bi, hãy cùng Ngô Phan tìm hiểu so sánh về về đặc điểm cấu tạo, tính năng của các loại vòng bi công nghiệp phổ biến hiện nay.

Những yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa các vòng bi

Vòng bi hay bạc đạn là bộ phận có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giảm ma sát, tăng sức chịu tải, định vị các chi tiết quay cho các thiết bị, máy móc. Từ đó, các loại vòng bi công nghiệp đảm bảo cho sự vận hành, hoạt động trơn tru, ổn định, bền bỉ và hiệu quả.

vòng bi NSK

Hiện nay, các loại vòng bi, bạc đạn rất đa dạng về chủng loại, mẫu mã, kích thước và có sự khác biệt giữa các vòng bi, bạc đạn. Do đó, tùy từng mục đích, yêu cầu ứng dụng mà người ta lựa chọn loại vòng bi, bạc đạn phù hợp, đảm bảo hiệu quả lắp đặt và sử dụng cho năng suất cao.

Sự khác biệt giữa các vòng bi thường được thể hiện qua các yếu tố về đặc điểm cấu tạo, thông số kích thước vòng bi, khả năng chịu tải trọng của vòng bi và ứng dụng…

Sự khác biệt giữa các vòng bi, bạc đạn cơ bản cơ bản

Vòng bi hướng tâm

Vòng bi hướng tâm là loại vòng bi công nghiệp hỗ trợ một lực vuông góc với trục và được phân loại thành vòng bi cầu, vòng bi tiếp xúc góc. Sự khác biệt giữa các vòng bi này ở chỗ:

Vòng bi cầu là loại vòng bi bạc đạn có phạm vi ứng dụng rộng rãi nhất, bao gồm các loại vòng bi cầu 1 dãy, vòng bi cầu 2 dãy, vòng bi cầu 3 dãy, vòng bi cầu chặn trục, vòng bi cầu đỡ chặn 1 dãy… Ngoài tải trọng hướng tâm, các loại vòng bi cầu cho phép tải trọng trục theo cả 2 hướng.

Vòng bi tiếp xúc góc là loại vòng bi cho phép đồng thời hỗ trợ tải trọng hướng tâm và tải trọng trục theo một hướng. Trong quá trình tải trọng theo cả 2 hướng, vòng bi tiếp xúc góc kết hợp sử dụng 2 hoặc nhiều vòng bi tiếp xúc góc khác nhau.

Vòng bi lăn

Vòng bi lăn bao gồm vòng bi lăn xuyên tâm, vòng bi trụ, vòng bi kim, vòng bi côn, vòng bi tự canh. Sự khác biệt giữa các vòng bi, bạc đạn này nằm ở chỗ:

· Vòng bi lăn xuyên tâm: Là một trong những loại vòng bi lăn có con lăn hỗ trợ lực theo hướng vuông góc với trục, cho phép mang tải trọng lớn hơn vòng bi hướng tâm và các loại vòng bi tương ứng.

· Vòng bi trục: đây là loại vòng bi có cấu tạo con lăn hình trụ, thường được ứng dụng cho các phần tử lăn, có tác dụng hỗ trợ tải trọng xuyên tâm lớn hơn vòng bi cầu và được ứng dụng rộng rãi trong các loại máy móc xảy ra chấn động.

· Vòng bi kim: Là loại vòng bi có cấu tạo con lăn giống như kim có đường kính nhỏ hơn con lăn hình trụ và được sử dụng cho các yếu tố lăn. Loại vòng bi, bạc đạn này có thể giảm chiều cao mặt cắt của vòng bi, cho phép máy nhỏ và nhẹ hơn.

Vòng bi con lăn

· Vòng bi côn: sự khác biệt giữa vòng bi côn và các loại vòng bi công nghiệp khác đó là cấu tạo con lăn hình thang, được dùng cho các phần tử lăn. Loại vòng bi này được thiết kế để chịu tải trọng hỗn hợp, với tỷ số giữa khả năng chịu tải với tiết diện cắt lớn. Thường các loại vòng bi côn có ưu điểm chịu tải cao, cho phép hoạt động hiệu quả ở tốc độ cao. Chính vì vậy, vòng bi côn được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp sản xuất ô tô, hộp giảm tốc, trục bánh ô tô, trục cán trong nhà máy thép…

· Vòng bi tự canh: là loại vòng bi có cấu tạo con lăn lồi hình thùng được dùng cho các phần tử lăn. Chúng được kết hợp giữa bề mặt mương vòng ngoài hình cầu và vòng trong, cho phép xoay ở trạng thái nghiêng so với vòng ngoài.

Trên đây là sự khác biệt giữa các vòng bi cơ bản. Hy vọng, nội dung bài viết này sẽ giúp trang bị cho các bạn thêm những kiến thức hiểu biết về vòng bi, bạc đạn để có thể lựa chọn đúng đắn và sử dụng hiệu quả tốt nhất. Nếu các bạn cần tư vấn lựa chọn vòng bi, bạc đạn phù hợp với thiết bị máy móc của mình, hãy liên hệ Ngô Phan theo hotline 0911 406 663 để được hỗ trợ miễn phí, chu đáo.

Spinner, hay còn gọi là con quay, đồ chơi quay tay là một món đồ chơi hữu ích đang rất được săn đón tại Việt Nam. Spinner được cấu thành từ nhiều bộ phận, gồm có bộ phận cánh [hay còn gọi là body] của spinner, nắp [hay còn gọi là cap] và vòng bi [ball bearing]. Ngoài các bộ body chính không thể thay đổi, thì nắp và vòng bi đều có thể thay đổi được. Trong Spinner, vòng bi đóng vai trò khá quan trọng ảnh hưởng đến cảm giác khi quay và thời gian quay được của spinner.

Xem thêm:

  • Phần 1: Spinner là gì
  • Phần 2: Chọn mua Spinner
  • Bảng kích thước vòng bi

Vòng bi / Bạc đạn là gì? Cấu tạo vòng bi

Vòng bi hay còn gọi là bạc đạn [tên Tiếng Anh là ball bearing] là một bộ phận thường gặp trong các bộ phận xoay của xe cộ hoặc máy móc công nghiệp. Vòng bi có 2 vòng ngoài và trong để cố định và ở giữa là các viên bi [viên đạn] nhằm tạo ma sát lăn cho trục. Ma sát lăn này rất nhỏ nên giúp cho các chi tiết máy quay được lâu hơn và cũng dễ dàng bôi trơn hơn.

Cách lắp đặt vòng bi trong Spinner

Vòng bi nằm ở trung tâm của spinner để giữ cân bằng và chịu lực trong lúc spinner xoay. Vòng bi cần được đảm bảo các yếu tố sau:

  • Cố định vào Spinner để khi xoay Spinner không bị trượt hay rung lắc.
  • Vừa khít với trục của phần nắp [cap].
  • Có khoảng cách với phần nắp để không bị cạ vào khi xoay.

Chỉ cần 1 trong các yếu tố này không đáp ứng được thì khi xoay spinner sẽ rất dễ rung lắc và ảnh hưởng đến thời gian xoay. Các loại spinner có các cách cố định vòng bi sau:

  • Gắn vừa khít: trung tâm spinner được chừa một khoảng hở vừa khít với vòng bi. Vòng bi sẽ được ép chặt vào khung và không bị trượt ra. Cách này thường được các loại spinner giá rẻ sử dụng, về lâu dài vòng bi sẽ bị lỏng ra và dễ rơi rớt. Vòng bi này có thể thay thế bằng cách đục ra.
  • Gắn và dán keo: cũng tương tự cách trên nhưng vòng bi được gia cố thêm keo để dính chắc hơn. Vòng bi này khó rớt nhưng cũng rất khó thay.
  • Nẹp cố định: ở trên mỗi vòng bi sau khi được lắp vào sẽ có một thanh nẹp tròn nhỏ để cố định vòng bi vào trung tâm. Cố định bằng nẹp ít tốn kém nhưng không chắc chắn.
  • Gioăng cố định: trên hoặc dưới [hoặc cả hai] sẽ có gioăng vặn chặt vào và cố định vòng bi vào trung tâm spinner. Cách này là cách phổ biến nhất được các loại spinner cao cấp sử dụng.

Các loại vòng bi thông dụng ở Spinner

Cách đọc mã vòng bi

Vòng bi thường có mã dạng 608ZZ hay 606RS, trong đó:

Phần số: 606, 608… là mã phân loại vòng bi theo kích thước.

Phần chữ: ZZ, RS là mã đánh dấu nắp đậy vòng bi:

  • Z: nắp đậy bằng sắt ở 1 phía.
  • ZZ: nắp đậy bằng sắt ở 2 phía.
  • RS: nắp đậy bằng cao su ở 1 phía.
  • 2RS: nắp đậy bằng cao su ở 2 phía.

Thông thường vòng bi sứ sẽ không có nắp đậy để tiện cho việc vệ sinh và tháo lắp. Một số loại vòng bi sắt sẽ có nắp đậy để ngăn không cho bụi và hơi nước vào nhằm bảo vệ bi bên trong.

Chất liệu cấu thành nên vòng bi:

Có 2 loại chất liệu chính cấu tạp nên vòng bi là sắt [thép] và gốm sứ [ZrO2 – Zirconia hoặc Si3N4 – Silicon Nitride], tổ hợp lại ta có các loại sau:

  • Full ceramic bearing: cả vòng ngoài vòng trong lẫn bi đều được làm bằng gốm sứ. Sứ này có thể là ZrO2 hoặc Si3N4, hoặc vòng bằng ZrO2 và bi bằng Si3N4. Giá thành cao nhất.
  • Hybrid bearing: vòng bi kết hợp, vòng ngoài được làm bằng thép và bi là bi sứ. Đây là loại vòng bi được sử dụng thông dụng nhất bởi giá thành rẻ và hiệu suất cao.
  • Stainless Steel Bearing: vòng bi bằng thép không rỉ, giá thành tương đối cao, cho độ bền và hiệu suất rất tốt khi dùng cho Spinner.
  • High carbom chrome alloy steel bearing [gọi tắt là chrome steel]: bi làm bằng hợp kim gồm các kim loại như sắt, nhôm kẽm, chromiun. Do được pha thêm carbon để gia tăng độ cứng nên chrome steel rất dễ rỉ sét. Giá thành rẻ, dễ sản xuất, cho hiệu năng tương đối. Nếu hoạt động trong môi trường không có các tác nhân rỉ sét và bụi bặm thì vòng bi này tỏ ra rất hiệu quả.

Phân biệt bi sứ đen và bi sứ trắng

Vòng bi gốm sứ [ceramic] có 2 loại là sứ đen và sứ trắng.

Sứ đen là hợp chất Si3N4, đọc là Silicon Nitride, mã quốc tế là CCSI.

Sứ trắng là hợp chất ZrO2, đọc là Zirconia, mã quốc tế là CCZR.

Điểm khác nhau giữa bi sứ đen và sứ trắng:

  • Sứ đen giá thành cao hơn sứ trắng.
  • Sứ trắng chịu được đến nhiệt độ 400 độ C, sứ đen chịu được đến 800 độ C.
  • Sứ trắng nhẹ bằng 70% so với bi kim loại. Sứ đen nhẹ hơn nữa, chỉ bằng 45% so với bi kim loại.
  • Bi sứ trắng có cấu trúc cứng cáp hơn so với sứ đen nên khó bị vỡ hơn.
  • Bi sứ trắng có độ giãn nỡ cao, trong khi bi sứ đen rất ít giãn nở.
  • Bi sứ trắng dễ bị xuống cấp do hơi nước sau một thời gian sử dụng, trong khi bi sứ đen rất bền.

Vì các lý do trên nên ta thường hay thấy vòng bi full ceramic sứ trắng chứ hiếm khi thấy full ceramic sứ đen. Nhưng vòng bi hybrid ceramic lại thấy đa phần là bi sứ đen, vì bi sứ đen có độ bền cao hơn và đã có vòng kim loại để khắc phục nhược điểm.

Chọn vòng bi sứ hay vòng bi kim loại?

Ưu điểm của bi sứ so với bi kim loại:

  • Độ ma sát thấp -> Giúp spinner quay lâu hơn.
  • Độ cứng cao, ít biến dạng -> Giúp spinner ổn định trong thời gian lâu dài.
  • Không bị rỉ sét: không phải tốn thời gian bảo trì, vệ sinh.
  • Không cần vệ sinh, không cần bôi trơn nhiều mà vẫn hoạt động ở hiệu suất cao.

Tuy nhiên bi kim loại vẫn có ưu điểm là rẻ, và nếu sử dụng bị thép không rỉ thì bạn cũng sẽ không phải lo đến vẫn đề rỉ sét nữa. Một ưu điểm của bi kim loại là khi hoạt động sẽ êm ái hơn so với bi sứ.

Để sản xuất một spinner tốt với giá thành hợp lý, người làm cần cân bằng giữa yếu tố hiệu năng và giá cả, dân công nghệ hay gọi là tỉ lệ p/p [Price/Performance]. Trong công nghiệp thì vòng bi full ceramic được sử dụng ở những loại máy móc hoạt động ở môi trường khắc nghiệt, hoạt động liên tục lâu ngày. Tuy nhiên, đối với spinner, món đồ chơi quay nhẹ nhàng thì vòng bi full ceramic không phát huy được tối đa khả năng của nó, nên các loại hybrid và stainless steel được ưa chuộng hơn do giá thành rẻ hơn.

So sánh vòng bi full ceramic, hybrid ceramic, stainless steel và chrome, steel

Vòng bi full ceramic có giá thành cao vì được làm từ các nguyên liệu khó sản xuất như ZrO2 – Zirconia và Si3N4 – Silicon Nitride. Tuy nhiên, tốc độ xoay của vòng bi full ceramic không cao bằng so với vòng bi hybrid hoặc stainless steel bởi lẽ vòng ngoài không đạt được độ tròn hoàn hảo như vòng kim loại được.

Bảng so sánh: [ký hiệu “>” nghĩa là chênh lệch rõ rệt, “~” nghĩa là tương đương, ít chênh lệch]

  • Giá cả [từ cao đến thấp – thấp tốt hơn]: Full ceramic > Hybrid Ceramic ~ Stainless Steel > Chrome steel
  • Tốc độ quay [từ cao đến thấp – cao tốt hơn]: Hybrid ceramic ~ Stainless Steel > Full ceramic > Chrome steel
  • Độ ồn [từ cao đến thấp – thấp tốt hơn]: Full ceramic > hybrid ceramic > Stainless steel > Chrome steel
  • Trọng lượng [từ nặng đến nhẹ – nhẹ tốt hơn]: Stainless steel > chrome steel > hybrid ceramic > full ceramic
  • Độ cứng [từ cứng đến mềm – cứng tốt hơn]: Stainless steel > chrome steel > hybrid ceramic > full ceramic
  • Yêu cầu bảo quản [từ cao đến thấp – thấp tốt hơn]: Chrome steel > stainless steel -> hybrid ceramic > full ceramic
  • Độ bền [từ cao đến thấp – cao tốt hơn]: Full ceramic > hybrid ceramic > stainless steel > chrome steel

Ưu điểm lớn nhất của vòng bi full ceramic là kháng rỉ sét hoàn toàn, không bị ảnh hưởng bởi các tác nhân hơi nước, nước biển và hóa học. Các tác nhân từ tính cũng không thể tác động đến vòng bi full ceramic. Tuy nhiên như đã đề cập ở trên, ở một spinner thì các ưu điểm này hoàn toàn không cần thiết đến.

Mặc dù vòng bi full ceramic cứng hơn rất nhiều so với bi thép nhưng đặc điểm của gốm sứ là rất giòn, đặc biệt là Si3N4, nên sức tải của vòng full ceramic cũng kém hơn so với vòng bi thép. Vì vậy, thậm chí trong công nghiệp, vòng bi full ceramic cũng hiếm khi được sử dụng bởi giá thành tăng thêm quá cao và không xứng đáng.

Video so sánh vòng bi Hybrid Ceramic và Full Ceramic:

VÒNG BI R188, dùng Spinner HPS 3 cánh – Test lần 1: sử dụng vòng bi R188 hybrid gốc và vòng bi full ceramic hoàn toàn mới. Kết quả: Hybrid 3:32s – Full 5:05s

VÒNG BI R188, dùng Spinner HPS 3 cánh – Test lần 2: sử dụng vòng bi R188 đã được vệ sinh và vòng bi full ceramic hoàn toàn mới. Kết quả: Hybrid 5:48s – Full 4:50s

Vòng bi 606, sử dụng Trinity Spinner. Kết quả: Hybrid 5:42s – Full 2:30s

Vòng bi 606, sử dụng Totem Spinner. Kết quả: Hybrid 6:52s – Full 4:15s

Vòng bi 608, sử dụng Magix Tri-Wing Spinner. Kết quả: Hybrid 3:14s – Full 2:12s

Spinner thường sử dụng các loại vòng bi sau: đọc tại bài viết Kích thước vòng bi cho Spinner

Ngoài đặc tính và hiệu suất riêng biệt của từng loại vòng bi, bạn cần lưu ý để khả năng tương thích và phù hợp với vòng bi của từng loại spinner. Không phải spinner nào lắp vòng bi full ceramic là có hiệu suất cao hơn các loại vòng bi khác, đôi khi vòng bi kim loại chính là loại thích hợp nhất.

Lưu Ý :

  1. Tuyệt đối không tự ý tra dầu, nhớt, RP7 vào vòng bi. Có thể ngay sau khi tra xong quay êm hơn, lâu hơn chút đỉnh. Nhưng hôm sau spinner của bạn sẽ bị tê liệt, vòng bi nặng chịch, không quay được. Lúc này bạn nên vệ sinh lại vòng bi thật kỹ và sấy khô. Nếu không được thì thay hẳn vòng bi mới.

2. Spinner nhựa thường có 2 kiểu nắp: nắp vặn xoắn ốc bình thường và nắp gắn khớp.

  • Nắp gắn khớp, gỡ ra gỡ vào, nắp sẽ bị lờn, lỏng và sử dụng về sau nắp dễ sút ra. Loại nắp này là phần lớn spinner nhựa sử dụng.
  • Nắp vặn xoắn ốc là giống kiểu nắp vặn như spinner kim loại, loại này giúp bạn vặn mở dễ dàng và nắp ko có bị lỏng, lờn nhưng sẽ dễ gãy nếu bạn quá mạnh tay.

3. Spinner khi mới mua về nếu quay tốt, các bạn cứ sử dụng bình thường. Đừng nên mở ra nghịch vội, dễ dẫn tới trường hợp hỏng hóc [nhất là trường hợp nghịch mà không tìm hiểu kỹ, không rõ mình đang làm gì]. Chỉ khi nào spinner quay kém lại bạn mới lấy nó ra vệ sinh hoặc thay vòng bi mới. Ngoài ra một tác hại khác của việc tháo lắp spinner thường xuyên dễ khiến bụi bẩn rơi vào dễ hơn. Đó cũng là lý do vì sao các bạn mua được vài ngày là spinner của các bạn đã bị chậm lại, quay ít đi. Trong khi nhiều người khác thì vẫn êm, vẫn tốt.

4. Các loại spinner giá phổ thông, vòng bi sẽ được dán keo cố định, rất khó tháo ra. Khi vệ sinh, các bạn chỉ cần tháo nắp, ngâm hẳn spinner vào dung dich vệ sinh là được.

5. Một số loại spinner nhà sản xuất sẽ cho chất bôi trơn đặc biệt vào vòng bi sẵn giúp vòng bi khi quay rất êm, không có tiếng. Nhưng điều này cũng dễ khiến spinner quay không được lâu. Sau khi bạn vệ sinh vòng bi ở các loại spinner như thế này, chất bôi trơn cũng mất đi. Spinner sẽ quay lâu hơn nhưng không còn êm re như trước nữa. Tuy vậy bạn đừng tự ý tra dầu ở nhà vào nhé, lý do tại sao thì đọc lại phía trên.

  • Vòng Bi 606 Full Ceramic Cho Spinner và Yoyo

    Vòng bi full sứ cho hiệu suất quay cao và không cần phải bôi trơn mà vẫn có thể hoạt động trơn tru trong thời gian dài. Sử dụng chất liệu sứ trắng ZrO2. Kích thước vòng bi 606 [xem bảng mã và kích thước các loại vòng bi]:

    • Đường kính lõi: 6mm.
    • Đường kính biên: 17mm.
    • Độ dày: 6mm Đóng gói: 1 vòng bi. LƯU Ý: KHÔNG tra dầu mỡ, các chất bôi trơn, chống rỉ sét vào vòng bi [xem bài bảo quản vòng bi]. Chỉ vệ sinh vòng bi khi thật cần thiết và vệ sinh vòng bi đúng cách để sử dụng lâu hơn. 400.000VNĐ 250.000VNĐ
  • Vòng Bi 608 Full Ceramic Cho Spinner và Yoyo

    Vòng bi full sứ cho hiệu suất quay cao và không cần phải bôi trơn mà vẫn có thể hoạt động trơn tru trong thời gian dài. Sử dụng chất liệu sứ trắng ZrO2. Kích thước vòng bi 608 [xem bảng mã và kích thước các loại vòng bi]:

    • Đường kính lõi: 8mm.
    • Đường kính biên: 22mm.
    • Độ dày: 7mm Đóng gói: 1 vòng bi. LƯU Ý: KHÔNG tra dầu mỡ, các chất bôi trơn, chống rỉ sét vào vòng bi [xem bài bảo quản vòng bi]. Chỉ vệ sinh vòng bi khi thật cần thiết và vệ sinh vòng bi đúng cách để sử dụng lâu hơn. 400.000VNĐ 250.000VNĐ
  • Vòng Bi 688 Full Ceramic Cho Spinner và Yoyo

    Vòng bi full sứ cho hiệu suất quay cao và không cần phải bôi trơn mà vẫn có thể hoạt động trơn tru trong thời gian dài. Sử dụng chất liệu sứ trắng ZrO2. Kích thước vòng bi 688 [xem bảng mã và kích thước các loại vòng bi]:

    • Đường kính lõi: 8mm.
    • Đường kính biên: 16mm.
    • Độ dày: 5mm Đóng gói: 1 vòng bi. LƯU Ý: KHÔNG tra dầu mỡ, các chất bôi trơn, chống rỉ sét vào vòng bi [xem bài bảo quản vòng bi]. Chỉ vệ sinh vòng bi khi thật cần thiết và vệ sinh vòng bi đúng cách để sử dụng lâu hơn. 400.000VNĐ 250.000VNĐ
  • Vòng Bi R188 Full Ceramic Cho Spinner và Yoyo

    Vòng bi full sứ cho hiệu suất quay cao và không cần phải bôi trơn mà vẫn có thể hoạt động trơn tru trong thời gian dài. Sử dụng chất liệu sứ trắng ZrO2. Kích thước vòng bi R188 [xem bảng mã và kích thước các loại vòng bi]:

    • Đường kính lõi: 6.35mm.
    • Đường kính biên: 12.7mm.
    • Độ dày: 4.7625mm Đóng gói: 1 vòng bi. LƯU Ý: KHÔNG tra dầu mỡ, các chất bôi trơn, chống rỉ sét vào vòng bi [xem bài bảo quản vòng bi]. Chỉ vệ sinh vòng bi khi thật cần thiết và vệ sinh vòng bi đúng cách để sử dụng lâu hơn. 400.000VNĐ 300.000VNĐ

Vòng Bi [Bạc Đạn] 608 Hybrid Ceramic Cho Spinner và Yoyo, Xe Thế Năng

Vòng bi hybrid ceramic với vòng trong và ngoài bằng thép không rỉ, bi bên trong là bi sứ đen Si3N4 cho tốc độ quay nhanh và giữ được spinner quay lâu. Bi sứ không bị rỉ sét và có khả năng tự bôi trơn nên không cần phải tốn nhiều thời gian bảo dưỡng.

Bao nhiêu loại vòng bi?

CÁC LOẠI VÒNG BI THÔNG DỤNG HIỆN NAY.

Vòng bi cầu [Ball Bearings].

Vòng bi côn [ Tapered Roller Bearings ].

Vòng bi lực đẩy [ Ball Thrust Bearings].

Bạc đạn lực đẩy con lăn [Roller Thrust Bearing].

Bạc đạn tang trống [Spherical Roller Bearings].

Đại lý vòng bi công nghiệp Hoàng Long Vũ.

Có bao nhiêu loại bạc đạn?

Phân biệt bạc đạn theo hình dáng bi của bạc đạn có thể tạm chia làm vài chủng loại hay gặp nhất như sau:.

Bạc đạn bi cầu tròn;.

Bạc đạn bi con lăn dạng đũa;.

Bạc đạn bi con lăn dạng kim;.

Bạc đạn bi con lăn dạng côn;.

Bạc đạn bi con lăn tang trống..

Ổ bi và ở đứa khác nhau như thế nào?

Ổ đũa [Roller bearing] Khác biệt với các loại ổ bi thông thường ổ đũa được thiết kế để chịu được tải trọng lớn ở tốc độ cao. Loại ổ đũa có dạng hình trụ, giúp phân bố tải trọng đều hơn trên diện tích lớn của ổ bi, điều đó giúp cho ổ đũa có sức tải lớn hơn nhiều so với ổ bi thông thường.

Có bao nhiêu loại ổ lăn?

Cấu tạo ổ lăn Phân loại theo hình dạng con lăn sẽ gồm 2 loại : ổ bi, ổ đũa. Phân loại theo khả năng chịu lực gồm : ổ đỡ, ổ chặn, ổ đỡ chặn.

Chủ Đề