So sánh cái giếng khơi và cái cơi đựng trầu năm 2024

Thuở nhỏ trong các trò chơi dân gian, tụ tập bạn bè trang lứa, người ta thường hay đố nhau: “Vừa bằng cái nong/ Cả làng đong không hết” để nêu lên hình ảnh của cái giếng quê thân thuộc, gắn bó mật thiết với đời sống của con người. Và để bày tỏ tình cảm người ta cũng lấy cái giếng ra để mà so sánh, ví von: “Tưởng giếng sâu anh nối sợi dây dài/ Hay đâu giếng cạn anh tiếc hoài sợi dây”. Hoặc ám chỉ trí tuệ của người con gái, con trai. Ca dao xưa có câu: “Đàn ông nông nổi giếng khơi/ Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu”.

So sánh cái giếng khơi và cái cơi đựng trầu năm 2024

Cái giếng gần gũi, quen thuộc với con người từ tuổi ấu thơ cho đến khi răng long đầu bạc. Con người sống và sinh hoạt là nhờ vào nước của giếng. Và bên cạnh cái giếng nước thân thương đã có những mối tình trai gái chớm nở, đơm hoa kết trái và có cả những mối tình nhạt nhòa, phôi pha theo năm tháng. Song nhắc đến cái giếng quê, chắc hẳn không ai có thể quên…

2. Không như những cái giếng làng ở vùng quê Bắc bộ, giếng nước ở vùng quê Đông Nam bộ phần lớn là của riêng từng hộ gia đình. Ở những nơi gần vùng sông nước, giếng được đào sâu đến vài ba mét là đã có nước. Những nơi đất gò, xa kênh rạch và sông lớn, có khi phải đào đến hàng chục mét mới có nước. Đào giếng cũng rất cơ cực, vất vả, có khi đất sỏi, hoặc có đá tảng, người đào giếng như gặp phải… núi, phồng rộp cả đôi tay. Song khi có mạch nước cho dòng nước ngọt mát, tinh khiết và trong lành, tạo cảm giác khoan khoái, vui vẻ. Nhất là với đám trẻ, tha hồ vục gàu múc nước mà tắm mát. Giếng vừa phải thì lấy cây trúc làm cần, móc với cái thùng nhỏ, hay cái gàu mà lấy nước. Giếng sâu phải thả bằng dây dừa, hoặc làm tời quay tay mỗi khi muốn lấy nước.

Giếng ngày xưa có nơi không xây thành xung quanh, cũng có khi chỉ xây bằng gạch thẻ cao chừng ba, bốn tấc. Hoặc xây bằng đá ong, nhưng phần lớn không xây thành quá cao như ở miền Trung, miền Bắc. Thành giếng lâu năm, rêu mọc xanh mướt, có khi cả những cây dương xỉ mọc dày, trông rất thi vị. Nước giếng để ăn, uống, sinh hoạt tắm giặt hằng ngày. Giếng nước còn làm các cô gái quê trắng da, dài tóc… Mặt giếng mỗi sớm mai ngan ngát những hoa bưởi, hoa cau trồng bên cạnh giếng, làm say mê những chàng trai mới lớn. Mỗi ngày dừng chân ngong ngóng một bóng dáng ai đang quay nước hoặc thoăn thoắt gánh đôi thùng nước sóng sánh, sãi bước trên đường về.

Những chị, những mẹ, rồi những bà… ngày giỗ chạp, hay ngày tết thường quây quần xung quanh cái giếng, vừa lấy nước, vừa sửa soạn những rau trái, râm ran những câu chuyện giá cả, mùa màng và cả những câu chuyện thầm kín trong gia đình.

3. Những cái giếng quê của một thời lam lũ, suốt mùa mưa mặt nước giếng dâng cao sóng sánh, mơ màng thi vị là những đêm trăng thanh gió mát, những mái đầu thiếu nữ chụm vào nhau, múc nước gội đầu cho nhau, có ướp hương chanh, hương bồ kết, và những chàng trai làm bộ vô tình… lạc bước, hoặc đỡ cho bạn đôi thùng trăng đang thẹn thùng sau rặng tầm vông, rặng trúc…

Những cái giếng quê ngày nào, bây giờ được gắn thêm cái mô tơ bơm nước, nối bằng những ống nhựa PV, bơm nước vào tận sân nhà, căn bếp hoặc lên thùng chứa nước ở trên cao. Mọi người rất ít khi ra đến giếng nước, trừ khi máy bơm bị hỏng hóc, và vì thế, nhiều khi leo xuống giếng đã bị ngạt hơi độc phải cấp cứu… Cũng có nhiều giếng nước bị bỏ hoang theo năm tháng, cây cỏ mọc lút um tùm, người ta gọi đấy là những cái giếng lạng, không lấp đi, cứ để mặc với thời gian, bởi đã có những cái giếng khoan tiện lợi… Con người xa dần với cái giếng một thời gần gũi thân quen, lúc nào cũng ấm áp hơi người và tiếng cười vui rộn rã…

Ở những nơi phố thị, bên cạnh giếng khoan bơm bằng mô tơ, có nơi còn có nước máy dẫn đến tận nhà. Những cái giếng đào dần trở nên xa lạ và mai một. Liệu có một lúc nào đó, sẽ không còn những cái giếng đào? Và những câu như “Ếch ngồi đáy giếng” sẽ không còn ai hình dung ra cái “đáy giếng” là như thế nào không?

Bỗng thèm vục mặt vào gàu nước giếng vừa mới kéo lên, mát lạnh, trong lành vào những trưa trời nóng. Nghe “cái đã” ngấm vào từng thớ thịt, mát rượi cả tấm lòng…

1. Thuở nhỏ trong các trò chơi dân gian, tụ tập bạn bè trang lứa, người ta thường hay đố nhau “Vừa bằng cái nong/Cả làng đong không hết” để nêu lên hình ảnh của cái giếng quê thân thuộc, gắn bó mật thiết với đời sống con người. Và để bày tỏ tình cảm người ta cũng lấy cái giếng ra để mà so sánh, ví von: “Tưởng giếng sâu anh nối sợi dây dài/Ai ngờ giếng cạn anh tiếc hoài sợi dây”. Hoặc ám chỉ trí tuệ của người con gái, con trai, ca dao xưa có câu: “Đàn ông nông nổi giếng khơi/Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu”…

Cái giếng gần gũi, quen thuộc với con người từ tuổi ấu thơ cho đến khi răng long đầu bạc. Con người sống và sinh hoạt là nhờ vào nước của giếng. Bên cạnh cái giếng nước thân thương đã có những mối tình trai gái chớm nở, đơm hoa kết trái và có cả những mối tình nhạt nhòa, phôi pha theo năm tháng. Song nhắc đến cái giếng quê, chắc hẳn không ai có thể quên…

Không như những cái giếng làng ở vùng quê Bắc bộ, giếng nước ở vùng quê Đông Nam bộ phần lớn là của riêng từng hộ gia đình. Ở những nơi gần vùng sông nước, giếng đào sâu đến vài ba mét là đã có nước. Những nơi đất gò, xa kênh rạch và sông lớn, có khi phải đào đến hàng chục mét mới có nước. Giếng vừa phải thì lấy cây trúc làm cần, móc cái thùng nhỏ, hay cái gàu mà lấy nước. Giếng sâu phải thả bằng dây dừa, hoặc làm tời quay tay mỗi khi lấy nước.

Giếng ngày xưa có nơi không xây thành chung quanh, cũng có khi chỉ xây bằng gạch thẻ cao chừng ba, bốn tấc. Hoặc xây bằng đá ong, nhưng phần lớn không xây thành quá cao như ở miền Trung, miền Bắc. Thành giếng lâu năm rêu mọc xanh mướt, có khi dương xỉ mọc dày, trông rất thi vị. Nước giếng để ăn, uống, sinh hoạt tắm giặt hằng ngày. Giếng nước còn khiến các cô gái quê trắng da, dài tóc… làm say mê những chàng trai mới lớn, mỗi ngày dừng chân ngong ngóng một bóng dáng ai đang quay nước hoặc thoăn thoắt gánh đôi thùng nước sóng sánh, sải bước trên đường về.

Những chị, những mẹ, rồi những người bà… ngày giỗ chạp, hay ngày lễ tết thường quây quần chung quanh cái giếng, vừa lấy nước, vừa sửa soạn rau trái, râm ran những câu chuyện giá cả, mùa màng và cả những câu chuyện thầm kín trong gia đình.

2. Những cái giếng quê ngày nào, bây giờ được gắn thêm mô tơ bơm nước, nối bằng những ống nhựa PV, bơm nước vào tận sân nhà, căn bếp hoặc lên thùng chứa ở trên cao. Mọi người rất ít khi ra đến giếng nước. Có nhiều giếng nước bị bỏ hoang theo năm tháng, cây cỏ mọc lút um tùm, người ta gọi đấy là những cái giếng làng, không lấp đi, cứ để mặc với thời gian, bởi đã có những cái giếng khoan tiện lợi… Con người xa dần với cái giếng một thời gần gũi thân quen, lúc nào cũng ấm áp hơi người và tiếng cười vui rộn rã… Liệu có một lúc nào đó, sẽ không còn những cái giếng đào? Và còn ai biết được vì sao người ta hay nói “Ếch ngồi đáy giếng”? Còn có ai thèm vục mặt vào gàu nước giếng vừa mới kéo lên, mát lạnh, trong lành vào những trưa trời nóng, nghe “cái đã” ngấm vào từng thớ thịt, mát rượi cả lòng…