So sánh hai dòng tranh đông hồ và hàng trống năm 2024

Khi nói về các bức tranh dân gian vẽ con lợn (heo) người ta luôn nghĩ đến các bức tranh Đông Hồ, điều đó thực dễ hiểu vì tranh Đông Hồ là dòng tranh nổi tiếng còn tồn tại đến ngày nay, trong khi các dòng tranh khác ít nhiều mai một và biến mất. Con lợn trong tranh Đông Hồ là một trong những con lợn tạo hình đẹp nhất, có lẽ vì Đông Hồ là làng tranh giữa một vùng quê, nên đã có cái nhìn đẹp như vậy về một con vật nuôi tượng trưng cho ấm no, sung túc. Tranh Đông Hồ vẽ lợn có 2 bức: “Lợn ăn cây dáy” và “Lợn nái”, hai tranh đều có cái nhìn mang tính trang trí cao, hình tượng được chắt lọc và điển hình hóa. Hình các con vật được viền bởi những nét khắc chắc khoẻ mà mềm mại, không chỉ đẹp mà còn đúng về đặc điểm hình thể. Con lợn nào cũng có xoáy âm dương được trang trí trên mình để thể hiện sự sinh sôi, phát triển. Tranh lợn Đông Hồ được in bằng nhiều bản ván, mỗi ván một màu. Tranh “Lợn ăn cây dáy” in ba bản màu một bản nét, tranh “Lợn nái” nhiều màu hơn, có đến bốn bản màu. Màu của tranh Đông Hồ là màu truyền thống làm bằng các chất liệu có sẵn trong tự nhiên và được gọi là “thuốc cái”. Màu trắng là màu đặc trưng nhất của tranh Đông Hồ được làm từ vỏ điệp, sắc trắng có ánh lấp lánh rất quý. Màu vàng từ hoa hoè hay hạt dành dành, màu đỏ vang từ gỗ cây vang, đỏ son từ đất son, xanh lá cây là gỉ đồng, xanh chàm từ lá chàm và đen là than rơm nếp.

So sánh hai dòng tranh đông hồ và hàng trống năm 2024
Lợn độc. Tranh Kim Hoàng. Nguồn: Tranh cổ Việt Nam, NXB Văn hóa Thông tin, 1995

Tuy còn lại rất ít tranh của một làng nghề đã không còn nữa, tranh Kim Hoàng cũng đã cho ta những bức tranh đẹp, trong đó có tranh vẽ lợn đẹp chẳng kém tranh Đông Hồ. Trên nền đỏ của giấy điều là con lợn được in bằng mảng đen với các nét vẽ thêm vào bằng màu trắng, cái đẹp của sự tương phản giữa đỏ - đen – trắng làm cho tranh có vẻ khúc chiết, cô đọng, mang tính tượng trưng. Tranh lợn Đông Hồ được ca ngợi bởi nhịp điệu của hình, các đường lượn của nét khắc, với dáng chắc khỏe, chắt lọc của con vật trong một cái thế vững chãi. Con lợn trong tranh Kim Hoàng khác hẳn, nó có vẻ tạo hình phóng túng hơn và ít chiều theo sự mô phỏng tự nhiên hơn. Hình tượng con lợn được cách điệu nhiều hơn, với nét vẽ tay phóng khoáng; cái mũi với hai lỗ mũi đã biến mất, thay vào đó là một hình dáng như một họa tiết mây trong vốn cổ. Cái tai chỉ là một họa tiết hình xoắn ốc với các nét phẩy bút song song hướng về phía sau, khác hẳn với các chi tiết về cấu tạo như tranh lợn Đông Hồ. Ta cũng không thấy xoáy âm dương, thay vào đó là các nét vẽ dọc thân để làm nhịp của hình thêm vui. Tranh Kim Hoàng được in và vẽ làm ba bước. Bước1, họ in nét đen lên giấy hồng điều bằng một màu đen nhạt nhằm mục đích đánh dấu hình để tô màu. Bước 2, theo bản hình đã in trên giấy, tranh Kim Hoàng được dậm màu đặc lên trên mặt tranh mà người ta gọi là “chấm màu” vì thế mặt tranh Kim Hoàng có độ màu đậm đặc như tranh Đông Hồ nhưng vì chấm bằng tay nên màu sắc lại có độ chuyển như tranh Hàng Trống.

Trong khi các bạn trẻ ngày nay hầu như biết rất ít về các dòng tranh dân gian truyền thống thì buổi trò chuyện với chủ đề Tranh dân gian qua lăng kính của các nghệ sĩ trẻ diễn ra chiều 7-1 tại Hà Nội lại thu hút rất đông các bạn trẻ tham gia.

Trung tâm của buổi trò chuyện là nghệ sĩ 9x Nguyễn Xuân Lam - tác giả của bộ tranh Vẽ lại tranh dân gian đang nhận được nhiều sự chú ý của công chúng và bạn trẻ Trịnh Thu Trang - giảng viên Đại học Kiến trúc Hà Nội, người sáng lập dự án Họa sắc Việt - dự án đầu tiên cung cấp tư liệu về màu sắc, họa tiết của dòng tranh dân gian Hàng Trống để ứng dụng vào thiết kế hiện đại.

So sánh hai dòng tranh đông hồ và hàng trống năm 2024

Các bạn trẻ hứng thú với các sản phẩm ứng dụng các bức tranh Xuân Lam vẽ lại tranh dân gian

Tranh dân gian đẹp mà!

Xuân Lam thừa nhận mình là người hoài cổ. Nhưng với dự án Vẽ lại tranh dân gian, bạn không làm với tâm tư hoài tiếc cái cũ mà là vì bạn thấy những bức tranh dân gian Hàng Trống hay Đông Hồ đều có tạo hình rất đẹp, "thật sự rất đáng để xem".

Theo Lam, tranh dân gian có tạo hình rất đẹp nhưng do công nghệ in thô sơ khiến làm khuyết thiếu nhiều phần của bức tranh, màu sắc cũng không thật bắt mắt nên đôi khi chưa níu mắt được người xem đương đại.

Người ta dễ dàng đi qua những bức tranh dân gian chứ không dừng lại nhìn. Nhưng nếu một lần đến xem bức tranh Ngũ hổ ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam thì tôi chắc chắn rằng các bạn sẽ thấy nó thật sự rất đáng để xem

Họa sĩ Xuân Lam

Bởi say mê cái đẹp của tranh dân gian, Xuân Lam vùi đầu vào dự án Vẽ lại tranh dân gian khi đang chuẩn bị tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Hà Nội hồi giữa năm 2016.

Bận rộn với việc học hành thi cử, rồi công việc mưu sinh, Lam dành những buổi tối và ngày nghỉ cho niềm say mê với tranh dân gian của mình.

Khi vẽ lại tranh dân gian, Lam không vẽ để thay thế phiên bản gốc mà chỉ muốn giới thiệu tới công chúng một góc nhìn mới với tranh giân gian, "như một ông nghệ nhân làm một phiên bản khác cho bức tranh dân gian truyền thống".

Lam nói, đó chỉ là góc nhìn của một người làm mỹ thuật, một người làm việc với cái đẹp.

So sánh hai dòng tranh đông hồ và hàng trống năm 2024

Họa sĩ Nguyễn Xuân Lam

Không làm sớm, nhiều thứ quý giá sẽ mất đi

Còn Thu Trang thì có duyên với tranh Hàng Trống từ 2013. Ban đầu Trang chỉ sưu tập tranh Hàng Trống bởi bạn tìm thấy ở đó một kho quý giá về màu sắc, họa tiết và tạo hình cho công việc thiết kế của mình.

Sưu tập tranh Hàng Trống, Trang nhận ra trải nghiệm trước một bức tranh Hàng Trống thật là rất khác với việc xem một bức tranh dân gian trên internet. Xem tranh thật rồi lại được tiếp xúc với nghệ nhân làm tranh, nghe nghệ nhân nói về tranh nữa thì Trang càng nhận ra rằng "tranh Hàng Trống quá đẹp".

Nhưng những lần tìm hiểu về tranh Hàng Trống với nhà nghiên cứu mỹ thuật dân gian Phan Ngọc Khuê, Thu Trang bàng hoàng nhận ra rằng "nghệ nhân khổ quá", còn tranh dân gian thì "nguy cơ thất truyền rất cao".

Vượt qua nỗi bàng hoàng ban đầu của một người nghiên cứu trẻ tự đặt cho mình sứ mệnh gìn giữ những vốn quý của cha ông, Trang bắt tay vào làm dự án Họa sắc Việt cùng với nhóm S.River.

Họa sắc Việt là sách chuyên ngành dành cho dân thiết kế, mỹ thuật và người yêu mến, muốn tìm hiểu về mỹ thuật dân gian. Sách cung cấp kho tư liệu các họa tiết tranh Hàng Trống được làm lại trẻ trung, hiện đại hơn.

Nếu không làm sớm thì rất nhiều giá trị của cha ông sẽ nhanh chóng mất đi trong trạng thái mà nhiều người còn không biết là nó từng tồn tại.

Thu Trang trăn trở

Nghệ sĩ không cô đơn

May mắn rằng Nguyễn Xuân Lam không "cô đơn" trong hành trình Vẽ lại tranh dân gian của mình.

Các bức tranh dân gian của Lam đã được một công ty đưa vào các thiết kế thời trang, bưu thiếp, phong bao lì xì… để đưa chúng thâm nhập sâu hơn vào cuộc sống đương đại. Tại buổi trò chuyện với nghệ sĩ, các sản phẩm này được các bạn trẻ mua rất nhiều, dù giá thành không hề rẻ.

Còn cuốn sách Họa sắc Việt của Thu Trang thậm chí còn được chính cộng đồng gom tiền in sách. Thu Trang cho biết, để đủ chi phí in ấn và phát hành Họa sắc Việt, nhóm S.River đã tổ chức gây quỹ cộng đồng cho cuốn sách.

Kết quả, 185 triệu đồng đã được cộng đồng đóng góp để in và phát hành sách. Cuốn sách dự kiến ra mắt bạn đọc vào tháng 3-2018.

Là vị khách lớn tuổi gần như duy nhất của buổi trò chuyện với các nghệ sĩ trẻ, kiến trúc sư Lê Thành Vinh chia sẻ ông rất trân trọng những nỗ lực làm "sống lại" tranh dân gian của Xuân Lam và Thu Trang.

Nhiều năm gắn bó với Hà Nội, yêu những nét văn hóa truyền thống của dân tộc, kiến trúc sư Lê Thành Vinh còn nhớ những năm chưa xa, khu bờ hồ mỗi dịp Tết đến lại ngập tràn sắc màu của tranh Hàng Trống, tranh Đông Hồ.

Nay thì ông không còn được hưởng thú vui "lên phố" mua tranh Đông Hồ về chơi Tết nữa. Trong niềm nuối tiếc ấy, ông vui lắm khi các nghệ sĩ trẻ đã tìm cách đưa những giá trị truyền thống của cha ông trở lại với cuộc sống đương đại.

Ông càng vui hơn bởi tranh Hàng Trống, tranh Đông Hồ sẽ không chỉ trở lại trong mỗi dịp Tết đến xuân về mà hiện diện gần gũi thường nhật với các bạn trẻ thông qua các sản phẩm đầy tính ứng dụng.

Tuy thế, ông cũng cho rằng các bức vẽ lại tranh dân gian của Xuân Lam chỉ nên đưa vào các sản phẩm thương mại, còn cá nhân ông thì vẫn muốn treo một bức tranh hoàn toàn truyền thống.

Tin tưởng những giá trị thật sự sẽ không dễ dàng mất đi, Xuân Lam tiết lộ, tác phẩm vẽ lại bức tranh Hàng Trống Múa rồng của bạn đang hiện diện trong hình hài của một bức phù điêu trên con đường bích họa Phùng Hưng, Hà Nội.

"Tôi muốn làm một bức phù điêu chứ không phải một bức họa. Tôi muốn dùng tính chất bền vững của phù điêu như một lời ẩn dụ cho sức sống lâu bền của tranh dân gian" Xuân Lam nói.