So sánh hợp đồng ngoại thương và hợp đồng trong nước

So sánh điểm giống và khác nhau giữa hợp đồng mua bán hàng hóa và hợp đồng mua bán tài sản | 0908 64

Hợp đồng thương mại là gì? Lưu ý đối với hợp đồng thương mại?

Đăng bởi gvlawyers

trong Bài Viết

Hợp đồng thương mại có thể được xem là một trong những tài liệu cực kỳ quan trọng trong việc làm ăn của doanh nghiệp. Nhưng liệu bạn hiểu đúng về chúng? Những lưu ý bạn cần biết khi cầm trong tay một bản hợp đồng thương mại là gì? Tất cả những thông tin cần có bạn đều có thể tìm thấy được trong bài viết “Hợp đồng thương mại là gì? Lưu ý đối với hợp đồng thương mại?” dưới đây.

CHUYÊN SOẠN THẢO, RÀ SOÁT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Phòng ngừa rủi ro, tranh chấp, bảo vệ quyền lợi, tối đa lợi nhuận!

Xem Bảng giá

Công ty Luật Thái An có nhiều kinh nghiệm trong các vấn đề liên quan tới soạn thảo, rà soát hợp đồng thương mại quốc tế trong đó có hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, đúc kết từ rất nhiều vụ việc tư vấn, soạn thảo hợp đồng cho khách hàng mỗi năm. Chúng tôi xin chia sẻ một số kiến thức và kinh nghiệm về HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ/ hợp đồng thương mại quốc tế với bạn đọc trong bài viết dưới đây.

1. Thế nào là hợp đồng thương mại quốc tế, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ?

a. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hợp đồng thương mại quốc tế

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hợp đồng thương mại quốc tế mang đầy đủ các đặc trưng cơ bản của hợp đồng thương mại quốc tế. Tính “quốc tế” hay yếu tố nước ngoài của quan hệ chính là điểm khác biệt của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế so với hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước. Yếu tố nước ngoài nhìn chung là các yếu tố liên quan đến:

  • quốc tịch, nơi cư trú hay trụ sở của các chủ thể
  • nơi xác lập hợp đồng
  • nơi thực hiện hợp đồng
  • nơi có tài sản là đối tượng của hợp đồng.

===>>> Xem ngay:Hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước

b. Luật áp dụng trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hợp đồng thương mại quốc tế

Luật áp dụng trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, hợp đồng thương mại quốc tế mang tính chất đa dạng và phức tạp. Bởi mang tính chất “quốc tế” nên luật điều chỉnh các loại hơp đồng này không chỉ là luật pháp của nước đó mà của cả luật nước ngoài, cũng có thể là luật nước người bán, cũng có khi là luật nước người mua hoặc luật của bất kỳ một nước thứ ba nào, thậm chí phải chịu sự điều chỉnh của điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế hoặc cả án lệ [tiền lệ pháp].

Theo nguyên tắc chung của tư pháp quốc tế, trong mua bán hàng hóa quốc tế, các bên có quyền tự do thoả thuận chọn nguồn luật áp dụng cho quan hệ hợp đồng của mình. Tuy nhiên, điều quan trọng là làm thế nào đểchọn được nguồn luật thích hợp nhất để có thể bảo vệ được quyền và lợi ích tốt nhất của mình.

Trong thực tiễn khi ký kết và thực hiện hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận một cách trực tiếp trong văn bản của hợp đồng về việc áp dụng luật pháp của quốc gia cụ thể nào đó. Ví dụ, trong hợp đồng có điều khoản quy định “Hợp đồng này chịu sự điều chỉnh của pháp luật thương mại Việt Nam”. Khi xảy ra tranh chấp các bên sẽ căn cứ vào nguồn luật đã thỏa thuận để giải quyết.

Trong trường hợp các bên không thỏa thuận về luật áp dụng hay nếu xuất phát từ hợp đồng cũng không thể xác định rõ ràng luật áp dụng, các bên cũng không đạt được sự nhất trí về việc lựa chọn luật áp dụng khi tranh chấp đã phát sinh thì xuất phát từ nguyên tắc xung đột, có thể áp dụng: luật của quốc gia nơi nghĩa vụ chủ yếu được thực hiện, luật của quốc gia nơi ký kết hợp đồng, luật có mối liên hệ mật thiết với hợp đồng.

Ngoài ra, tập quán quốc tế về thương mại có thể là luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Tập quán quốc tế về thương mại là những thói quen, phong tục về thương mại được nhiều nước áp dụng và áp dụng một cách thường xuyên với nội dung rõ ràng để dựa vào đó các bên xác định quyền và nghĩa vụ với nhau.

Tập quán quốc tế về thương mại được chia thành ba nhóm:

  • Các tập quán có tính chất nguyên tắc: là những tập quán cơ bản, bao trùm được hình thành trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế và luật quốc gia như nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia, nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc. Ví dụ: Toà án [hoặc trọng tài] của nước nào thì có quyền áp dụng các quy tắc tố tụng của nước đó khi giải quyết những vấn đề về thủ tục tố tụng trong các tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.
  • Các tập quán thương mại quốc tế chung: là các tập quán thương mại được nhiều nước công nhận và được áp dụng ở nhiều nơi, nhiều khu vực trên thế giới. Ví dụ: UCP 500 do ICC ban hành đưa ra các quy tắc để thực hành thống nhất về thư tín dụng được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng vào hoạt động thanh toán quốc tế.
  • Các tập quán thương mại khu vực: là các tập quán thương mại quốc tế được áp dụng ở từng nước, từng khu vực hoặc từng cảng.

Tập quán quốc tế về thương mại sẽ được áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, hợp đồng thương mại quốc tế khi: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hợp đồng thương mại quốc tế quy định; Các điều ước quốc tế liên quan quy định; Luật quốc gia do các bên lựa chọn không có hoặc có nhưng không đầy đủ.

c. Ví dụ về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hợp đồng thương mại quốc tế

Căn cứ vào đối tượng của hoạt động thương mại quốc tế, có thể chia hợp đồng thương mại quốc tế thành các nhóm như sau:

  • Thứ nhất: Các hợp đồng thương mại quốc tế liên quan đến việc mua bán, trao đổi hàng hóa. Loại này là loại hợp đồng chủ yếu trong hoạt động thương mại quốc tế, bao gồm:
    • Hợp đồng mua bán hàng hóa;
    • Hợp đồng trao đổi hàng hóa;
    • Mua bán thông qua đấu thầu, đấu giá;
    • …..
  • Thứ hai: Các hợp đồng thương mại quốc tế liên quan đến thương mại dịch vụ, bao gồm:
    • Hợp đồng vận tải hàng hóa;
    • Hợp đồng bảo hiểm;
    • Hợp đồng gia công sản phẩm;
    • Hợp đồng thuê tài chính;
    • Hợp đồng bao thanh toán;
    • Bảo lãnh ngân hàng;
    • …..
  • Thứ ba: Các hợp đồng thương mại quốc tế liên quan đến việc tổ chức kinh doanh ở nước ngoài, bao gồm:
    • Hợp đồng đại diện thương mại;
    • Hợp đồng chuyển giao công nghệ [Li – xăng];
    • Hợp đồng nhượng quyền thương mại;
    • …..
  • Thứ tư: Các hợp đồng thương mại quốc tế trong lĩnh vực tổ chức kinh doanh ở nước ngoài.
Cần cẩn trọng khi ký kếp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế – Nguồn: Internet

Video liên quan

Chủ Đề