So sánh ngân lượng và bảo kim năm 2024

GVHD : Võ Quang Trí Học phần : Thanh Toán Điện Tử Lớp : 45K22. Nhóm : 45EC_02_ Thành viên : Nguyễn Đức Hiền Nhi Nguyễn Thị Thu Hoài Vũ Thanh Nga Ngô Lê Thục Yến

Tháng 12 năm 2022

MỤC LỤC

1. TỔNG QUAN...........................................................................................................................

  1. Khái niệm...........................................................................................................................
  2. Cơ chế và cách thức hoạt động..........................................................................................
  3. SỰ KHÁC BIỆT GIỮA VÍ ĐIỆN TỬ VÀ CỔNG THANH TOÁN........................................
  4. MÔ TẢ CUỘC CHIẾN.............................................................................................................
  5. Vấn đề................................................................................................................................
  6. Thực trạng người dùng thanh toán điện tử và sự phát triển cổng thanh toán....................
  7. So sánh 4 cổng thanh toán.................................................................................................
  8. NHẬN ĐỊNH CỦA NHÓM VỀ TÌNH HÌNH CỔNG THANH TOÁN TẠI VIỆT NAM.....
  9. Nhận xét...........................................................................................................................
  10. Giải pháp nhóm đề xuất...................................................................................................
  11. Dự báo trong tương lai.....................................................................................................
  12. TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................

THÔNG TIN THÀNH VIÊN:

Họ và Tên Mã Sinh Viên Phần Trăm Đóng Góp Nguyễn Đức Hiền Nhi (Nhóm Trưởng) 191124022241 25% Nguyễn Thị Thu Hoài 191124022220 25% Vũ Thanh Nga 191124022235 25% Ngô Lê Thục Yến 191124022267 25%

THANH TOÁN ĐIỆN TỬ | CỔNG THANH TOÁN

2. SỰ KHÁC BIỆT GIỮA VÍ ĐIỆN TỬ VÀ CỔNG THANH TOÁN

Cổng thanh toán và ví điện tử đều là bên trung gian thanh toán đối với các giao dịch, nhiều người đang nhầm lẫn giữa hai công cụ thanh toán này. Thế nhưng, xét từ chức năng cũng như cách hoạt động có thể nhận thấy sự khác biệt của cả hai.

Cổng thanh toán không 'lưu trữ' bất kỳ khoản tiền nào, nó chỉ tạo điều kiện chuyển tiền trực tiếp từ ngân hàng của người tiêu dùng sang người bán. Bên cạnh đó, ví cho phép người tiêu dùng tự 'lưu trữ' tiền để thực hiện giao dịch trực tuyến, người tiêu dùng có thể thanh toán trực tiếp bằng số tiền đã có trong ví thay vì phải trải qua quá trình nhập chi tiết thẻ mà không bị giới hạn về thời gian và tốc độ xử lý giao dịch trực tuyến.

Người dùng cần cài đặt phần mềm/ứng dụng của ví điện tử trên điện thoại thông minh của mình và nhập thông tin của bạn để bắt đầu sử dụng, người dùng cần liên kết tài khoản ngân hàng và nạp tiền từ tài khoản vào ví. Ngoài ra, người dùng cũng có thể đi đến các địa điểm riêng để nạp tiền vào ví điện tử. Cổng thanh toán cung cấp đơn giản hóa dịch vụ của các giao dịch thanh toán cho người bán hoặc các giao dịch trực tuyến. Khi sử dụng cổng thanh toán điện tử, người bán sẽ dễ dàng để nhận tiền từ các giao dịch thanh toán của người mua hàng. Việc sử dụng cổng thanh toán sẽ giúp các giao dịch được diễn ra bảo đảm và nhanh chóng. Ngoài ra, cổng thanh toán điện tử sẽ bảo mật thông tin cho người sử dụng và giúp người bán quản lý các lịch sử giao dịch một số chi tiết hơn rất nhiều.

Hầu hết các cổng thanh toán hiện nay đều có tích hợp với rất nhiều phương thức thanh toán khác như ví điện tử, thẻ ngân hàng,...

Các ví điện tử ở Việt Nam hiện nay thường xuyên cập nhật các tính năng mới, hướng đến mục tiêu thanh toán không dùng tiền mặt hoàn toàn như định hướng của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước. Hầu hết mọi nhu cầu thanh toán, mua sắm đều có thể được đáp ứng thông qua kênh

THANH TOÁN ĐIỆN TỬ | CỔNG THANH TOÁN

giao dịch này. Bên cạnh đó, yếu tố bảo mật, an toàn là một trong những điểm luôn được chú trọng, góp phần gia tăng niềm tin của khách hàng khi thực hiện các giao dịch trực tuyến.

Ví điện tử chỉ là một dạng vô hình của ví truyền thống, trong khi cổng thanh toán được xem như dạng vô hình của ATM ảo

  1. MÔ TẢ CUỘC CHIẾN
    1. Vấn đề Theo nghiên cứu của Buzzmetrics về phương thức thanh toán của hơn 2,3 triệu thảo luận trong khoảng thời gian tháng 3-7/2022 chỉ có 35% người dùng không sử dụng tiền mặt, còn lại 65% sử dụng tiền mặt hoặc kết hợp cả hai. Điều đó cho thấy người dùng Việt Nam vẫn còn sử dụng tiền mặt để thanh toán dù có sự phát triển các hoạt động mua sắm trực tuyến do ảnh hưởng của đại dịch Covid - 19.

Trong cuộc nghiên cứu trên thì đối với nhóm người dùng tiền mặt, những nguyên nhân khiến họ không sử dụng thanh toán theo phương thức mới. Trong đó 29% là do e ngại rủi ro họ cảm thấy lo lắng về bảo mật thông tin cá nhân và thông tin tài khoản thanh toán, 26% người tham gia có thói quen và sở thích thanh toán bằng tiền mặt.

THANH TOÁN ĐIỆN TỬ | CỔNG THANH TOÁN

Do vừa có song song nhiều loại thẻ, nhiều loại ví điện tử với các mã, số khác nhau, vừa thiếu cơ chế thúc đẩy và quy chuẩn công nghệ thống nhất trên phạm vi toàn quốc nên việc quản lý các hoạt động thanh toán điện tử ở nước ta hiện nay còn phân tán

  1. Thực trạng người dùng thanh toán điện tử và sự phát triển cổng thanh toán tại Việt Nam Với sự phát triển của thương mại điện tử và hành vi tiêu dùng mới giới trẻ hiện nay đã tác động rất lớn đến dịch vụ trung gian của ngân hàng. Theo thống kê Statistic, tốc độ phát triển thương mại điện tử toàn cầu có tốc độ phát triển là 16,24% vào năm 2021. Trong đó, tại Việt Nam, năm 2021 là hơn 20%, với quy mô 16 tỷ USD. Đến năm 2025, tốc độ phát triển của thương mại điện tử ở nước ta có thể lên đến 29%, đạt 39 tỷ USD. Điều này cho thấy, thương mại điện tử Việt Nam trong tương lai sẽ phát triển mạnh. Trong đó, theo báo cáo PWC Việt Nam, Đông Nam Á đang có tín hiệu chuyển sang hình thức thanh toán không tiền mặt và mở rộng hệ sinh thái dịch vụ kỹ thuật số. Theo đó, tại Việt Nam, các giao dịch thanh toán điện tử đạt 15 tỷ USD vào năm 2021. Báo cáo Digital payment users in Vietnam 2017 - 2025, có 51,8 triệu người dùng thương mại kỹ thuật số vào năm 2021 và ước tính đến năm 2025 tăng lên 70,9 triệu người dùng. Các hình thức thanh toán được sử dụng trong thương mại điện tử như thanh toán bằng thẻ, thanh toán bằng ví điện tử, thanh toán qua chuyển khoản ngân hàng, thanh toán qua cổng thanh toán. Nhìn thấy được sự phát triển của thương mại điện tử cũng như hình thức giao dịch của người tiêu dùng, các ngân hàng cũng bắt dần tham gia vào thị trường dịch vụ ngân hàng trung gian. Hình thức thanh toán điện tử tại Việt Nam đầu tiên được cho phép sử dụng là ví điện tử vào năm 2008. Sau đó, các doanh nghiệp bắt đầu tích hợp giải pháp cổng thanh toán vào hình thức thanh toán trên website. Và từ đó cổng thanh toán bắt đầu dần xuất hiện tại Việt Nam. Sự xuất hiện của cổng thanh toán giúp người bán đảm bảo an toàn trong các giao dịch, liên kết, việc trao đổi mua bán cũng trở nên dễ dàng và đơn giản hơn. Tại Việt Nam, 4 cổng thanh toán được sử dụng rộng rãi và biết đến nhất tại Việt nam là cổng thanh toán Ngân Lượng, cổng thanh toán Bảo Kim, cổng thanh Momo, VNpay. Cổng thanh tiên phong đầu tiên là Ngân Lượng vào năm 2009. Đây là cổng thanh toán duy nhất liên kết với cổng thanh toán hàng đầu thế giới là Paypal. Cổng thanh toán Ngân Lượng xây dựng để hỗ trợ thanh toán cho cả người bán và người mua. Năm 2014, cổng thanh toán có mặt hơn 15 website bán hàng. Cổng thanh toán Ngân Lượng hỗ trợ đa dạng các loại kênh thanh toán thông qua thẻ quốc tế trong và ngoài nước (Visa, Mastercard, JCB), liên kết với thẻ ATM của 28 ngân hàng nội địa, internet banking của 14 ngân hàng nội địa, quét mã QR pay, và các ví điện tử trong và ngoài nước như Ví Ngân Lượng, Ví Vimo, ViettelPay và Wechat. Đây là cổng thanh toán ưa chuộng nhất vào năm 2009 và 2010 do Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam và Bộ thông tin truyền thông trao tặng. Với số lượng hàng triệu người dùng, hàng trăm nghìn tài khoản và chiếm 50% thị phần trong lưu lượng thanh toán. Ngân Lượng đã trở thành kênh thanh toán siêu Việt.

THANH TOÁN ĐIỆN TỬ | CỔNG THANH TOÁN

Sau sự ra đời của Ngân Lượng là cổng thanh toán Bảo Kim vào năm 2010, cũng là một trong những cổng thanh toán tiên phong tại Việt Nam. Tuy nhiên, so với Ngân Lượng, Bảo Kim đem đến ít các giải pháp thanh toán đa kênh hơn, nhưng cung cấp đa dạng các giải pháp thanh toán tùy biến ở mọi lĩnh vực. Cho đến nay, ngoài hơn 1 triệu khách hàng, Bảo Kim còn được chấp nhận thanh toán tại 8 cửa hàng online và offline. Hiện nay, Bao Kim không ngừng nâng cấp, bổ sung các tính năng vào cổng thanh toán như mở rộng liên kết thêm với các ví điện tử dẫn đầu tại thị trường Việt Nam như Momo, ZaloPay, ViettelPay. Bảo Kim. Không thể không kể đến một trong những ông lớn của ví điện tử tại Việt Nam là Momo và VNpay. Momo và VNpay không chỉ là ví điện tử mà còn là cổng thanh toán trực tuyến. VNPay ra đời vào năm 2010 và tính đến năm 2021 đã liên kết được với hơn 40 đối tác là ngân hàng, các các công ty viễn thông trong nước. Một trong những tính năng nổi bật của VNPay là VNPay - QR đã đem lại một số lượng lớn người dùng và được ứng dụng rộng ở mọi lĩnh vực khác nhau với hơn 10 triệu khách hàng được sử dụng tại 20 địa điểm. VNPay đã và đang lan tỏa tới mọi lĩnh vực và hình thành thói quen thanh toán mới của người dân Việt Nam. VNPay- QR, là loại mã đầu tiên trên thị trường Việt Nam được xây dựng theo tiêu chuẩn của Ngân hàng nhà nước, chuẩn EMVco quốc tế và đạt chứng nhận chất lượng ISO quốc tế. Còn đối với cổng thanh toán trực tuyến Momo ra đời vào năm 2014, mặc dù ra đời sau VNPay nhưng số lượng người sử dụng Momo chiếm phần lớn thị phần và được nhiều biết đến rộng rãi sau 2 năm ra mắt với nhiều chiến dịch đem đến cho khách hàng. Cổng thanh toán trực tuyến Momo giúp cho việc thanh toán dễ dàng mau hàng và liên kết qua ví điện tử Momo một cách nhanh chóng. 3. So sánh 4 cổng thanh toán

Đặc điểm

Ngân Lượng Bảo Kim MoMo VNPay

Bảo mật

Tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn bảo mật cao nhất bao gồm chuẩn SSL, PCI-DSS cùng giao thức 3Ds để bảo vệ dữ liệu người dùng.

Hệ thống thanh toán đáp ứng chuẩn bảo mật thông tin của PCI Security Standards Council, thông tin tài khoản ngân hàng của khách hàng được bảo vệ bằng giao thức SSL 3DS 2.

Đạt tiêu chuẩn bảo mật quốc tế: PCI DSS cấp độ cao nhất; 2FA, SSL/TLS, Tokenization; Bảo mật nhiều tầng khi đăng nhập & thanh toán: mã xác thực OTP, xác thực vân tay/khuôn mặt, tự động khóa ứng dụng và tự động ngăn chặn giao dịch có

Hệ thống cổng thanh toán đạt tiêu chuẩn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tiêu chuẩn bảo mật quốc tế PCI DSS 3.2 level 1, đáp ứng yêu cầu khắt khe về bảo mật và quy trình xử lý dữ liệu của Hội đồng Tiêu chuẩn bảo mật quốc tế, hệ thống tường lửa (Firewall) bảo vệ cơ sở dữ liệu, kiểm soát thông tin

THANH TOÁN ĐIỆN TỬ | CỔNG THANH TOÁN

Đối tác sử dụng

4. NHẬN ĐỊNH CỦA NHÓM VỀ TÌNH HÌNH CỔNG THANH TOÁN TẠI VIỆT NAM

  1. Nhận xét Với tốc độ phát triển của thương mại điện tử tại Việt Nam phát triển mạnh nhờ có sự tác động từ đại dịch Covid đã góp phần thúc đẩy các hình thức thanh toán không tiền mặt được sử dụng phổ biến hơn. Với nhu cầu sử dụng thương mại điện tử ngày càng tăng cao thì các cổng thanh toán điện tử tại Việt nam được mở ra ngày càng nhiều. Doanh nghiệp đều có thể lựa chọn sử dụng các cổng thanh toán điện tử cung cấp các dịch vụ có những tính năng tương ứng để thỏa mãn mong muốn của khách hàng. Tuy nhiên, tại Việt Nam phương thức thanh toán bằng cổng thanh toán điện tử chiếm tỷ trọng nhỏ nhất 0,5%. Các doanh nghiệp là đối tác của cổng thanh toán khi khách hàng của họ tiến hành thanh toán thì hầu hết cung cấp các phương thức thanh toán khác như ngân hàng, ví điện tử, app điều này khiến khách hàng khó biết được họ đang thanh toán trực tiếp qua cổng thanh toán. Các doanh nghiệp cung cấp cổng thanh toán đang tập trung phát triển các kênh thanh toán mà doanh nghiệp cung cấp và dần mở rộng hệ sinh thái cho riêng mình. Tại các khu vực nông thôn, khu dân cư vẫn còn hạn chế để tiếp xúc, sử dụng thường xuyên các phương thức thanh toán mới như cổng thanh toán và người dùng vẫn chưa có niềm tin về độ an toàn thông qua giao dịch thanh toán trực tuyến. Các phương thức thanh toán hiện đại không sử dụng tiền mặt đang ngày càng phổ biến, tuy nhiên sử dụng tiền mặt để thanh toán là thói quen của người dùng và có những lợi thế nhất định.

THANH TOÁN ĐIỆN TỬ | CỔNG THANH TOÁN

  1. Giải pháp nhóm đề xuất Thứ nhất, thay đổi thói quen, nhận thức của người dân trong việc nhìn nhận tiền mặt là một công cụ được ưa chuộng trong thanh toán và từ lâu đã trở thành thói quen khó thay đổi của người tiêu dùng và nhiều doanh nghiệp.

Thứ hai, các ngân hàng thương mại cần tăng cường các hoạt động giới thiệu, hướng dẫn khách hàng mở tài khoản, giao dịch thanh toán qua các phương tiện điện tử, nhất là khách hàng ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Thứ ba, các bộ, ngành liên quan cần có chương trình chuyên ngành và chương trình phối hợp do Chính phủ chỉ đạo về việc phổ cập các kiến thức phổ biến, cập nhật về nhận thức, tiện ích, quyền lợi, nghĩa vụ và cơ chế tiếp quản của các bên liên quan đến nghiệp vụ thanh toán điện tử trong cộng đồng xã hội. Những kiến thức phổ cập này đặc biệt cần cho lớp trẻ từ 15 tuổi đến bậc trung niên.

Thứ tư, cần quản lý chặt chẽ chất lượng hàng hóa trong thương mại điện tử. Điều này gia tăng niềm tin của người tiêu dùng khi lựa chọn hình thức mua hàng online.

  1. Dự báo trong tương lai Từ những phân tích trên, cho thấy thương mại điện tử cùng với sự phát triển của thanh toán điện tử đã và đang là xu hướng phát triển trong bối cảnh công nghệ 4.

Theo chỉ số thống kê dự báo trong tương lại rằng thương mại điện và ngành bán lẻ trực tuyến sẽ phát triển mạnh trong vòng những năm tới. Cụ thể, tốc độ phát triển của thương mại điện tử sẽ bứt phá lên đến 24,5% vào năm 2025. Trong đó, các giao dịch thanh toán điện tử dự kiến hàng năm sẽ tăng trưởng 15,7% vào năm 2025. Điều này cho thấy, trong tương lai thanh toán bằng điện tử sẽ dần trở thành một hình thức thanh toán phổ biến. Đặc biệt, hình thức thanh toán qua cổng thanh toán bằng ví điện tử, QR, di động sẽ chiếm ưu thế nhiều hơn.

Các doanh nghiệp sẽ tham gia vào lĩnh vực này ngày càng nhiều và cuộc chiến về cổng thanh toán tại Việt Nam sẽ trở nên khốc liệt hơn. Mặc dù lĩnh vực này đang phát triển nhưng để tồn tại và chiếm lĩnh thị phần thì buộc doanh nghiệp cần phải có hệ sinh thái tốt.