So sánh ram ddr3 1066 vs 1333

RAM DDR3, với ý nghĩa đầy đủ là Double Data Rate Type 3, là một loại bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên (Dynamic Random Access Memory - DRAM) kế thừa từ sự ra đời của 2 thế hệ trước đó là RAM DDR và DDR2. Thế hệ RAM DDR3 có điện áp tiêu thụ 1.5V, thấp hơn DDR2 và DDR.

RAM DDR3 có các tần số khác nhau như 800/1066/1333/1600/1866/2133 MHz. 1 mô-đun RAM DDR3 có 240 chân và chiều dài 133,35 mm. RAM DDR3 dùng trên laptop (thường thấy với thuật ngữ SO-DIMM - Small Outline Dual Inline Memory Module) sẽ khác rất nhiều so với máy tính để bàn do chỉ được thiết kế 204 chân và chiều dài chỉ còn 67.6 mm.

RAM DDR3L là gì?

RAM DDR3L có thể hiểu đầy đủ là DDR3-Low Voltage, sử dụng điện áp 1.35V thay vì 1.5V như các loại RAM DDR3 tiêu chuẩn. Phổ biến rộng rãi trên thị trường từ năm 2007 và được người dùng biết đến hầu hết qua những laptop tiết kiệm điện, ngoài việc hỗ trợ kéo dài thời lượng pin thì RAM DDR3L còn giảm nhiệt lượng sinh ra, cực kỳ phù hợp với các thiết bị di động nhỏ gọn. RAM DDR3L là một loại RAM đặc biệt trong họ nhà DDR3 do tất cả thông số kỹ thuật ngoại trừ điện áp đều được giữ nguyên.

Phân biệt RAM DDR3 và DDR3L như thế nào?

Chúng ta nên kiểm tra tất cả các dấu hiệu nhận biết sau đây để đảm bảo phân biệt chính xác: - Thông tin tem dán trên RAM: “PC3” là RAM DDR3, “PC3L” là RAM DDR3L

So sánh ram ddr3 1066 vs 1333

RAM laptop DDR3 tiêu chuẩn với ký hiệu “PC3” trên tem

So sánh ram ddr3 1066 vs 1333

RAM laptop DDR3L với ký hiệu “PC3L” trên tem

- Kiểm tra bằng phần mềm CPU-Z: dòng “Voltage” hiển thị 1.35V là RAM DDR3L, 1.5V là RAM DDR3.

So sánh ram ddr3 1066 vs 1333

RAM DDR3 với điện áp 1.5V

So sánh ram ddr3 1066 vs 1333

RAM DDR3L với điện áp 1.35V

Gắn RAM DDR3L vào hệ thống RAM DDR3 có được không?

Bản chất DDR3L là loại RAM dual voltage, có thể đáp ứng tốt cả 2 loại điện áp 1.35V và 1.5V, từ đó có thể sử dụng RAM DDR3L trên hệ thống chỉ hỗ trợ RAM DDR3 một cách bình thường. Tuy nhiên, ở trường hợp hệ thống không hỗ trợ điện áp 1.35V thì RAM DDR3L sẽ chạy ở 1.5V (điện áp của RAM DDR3) và không khác gì một RAM DDR3 tiêu chuẩn, dẫn đến việc không tận dụng được lợi thế tiết kiệm điện năng của RAM DDR3L, chưa kể giá thị trường của RAM DDR3L đắt hơn so với RAM DDR3.

Dùng chung RAM DDR3 và RAM DDR3L sẽ như thế nào?

Nếu hệ thống chỉ hỗ trợ điện áp 1.35V mà dùng chung RAM DDR3 và DDR3L thì RAM DDR3 sẽ không hoạt động dẫn đến hệ thống máy không hoạt động, thậm chí có nguy cơ phát sinh lỗi không mong muốn (cháy RAM hay cháy cả khe cắm RAM là câu chuyện đã từng xảy ra).

Ngược lại, khi lắp RAM DDR3L chạy với hệ thống đang có RAM DDR3 thì RAM DDR3L sẽ chạy ở 1.5V và có tính chất không khác gì RAM DDR3 tiêu chuẩn. Trên thực tế chúng ta không nên sử dụng như vậy vì đây là một cách kết hợp không có lợi cả về kinh tế lẫn hiệu năng, cùng với việc còn nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến độ bền linh kiện rất khó kiểm soát. Chỉ nên dùng RAM cùng loại để đảm bảo sử dụng an toàn.

Gần đây, trung tâm Sửa chữa Laptop 24h .com đã nhận được rất nhiều câu hỏi của khách hàng liên quan tới RAM laptop, nhất là vấn đề lắp RAM khác khác bus có ảnh hưởng gì không? Để trả lời câu hỏi này, bạn hãy cùng trung tâm đi tìm hiểu bài viết sau đây nhé!

Tốc độ bus của RAM là tốc độ truyền tín hiệu giữa CPU và RAM, tốc độ bus càng cao thì chứng tỏ tốc độ hoạt động của RAM càng nhanh, laptop hoạt động càng hiệu quả và ngược lại.

So sánh ram ddr3 1066 vs 1333

Lắp RAM khác bus có sao không? Có ảnh hưởng gì tới laptop không?

Tốc độ bus của các loại RAM là:

DDR 1:

- DDR - 200 (PC - 1600 ) 100 MHz bus với 1600 MB/s bandwidth.

- DDR - 266 (PC - 2100) 133 MHz bus với 2100 MB/s bandwidth.

- DDR - 333 (PC - 2700) 166 MHz bus với 2667 MB/s bandwidth.

- DDR - 400 (PC - 3200) 200 MHz bus với 3200 MB/s bandwidth.

DDR II:

- DDR2 - 400 (PC2 - 3200) 100 MHz clock, 200 MHz bus với 3200 MB/s bandwidth.

- DDR2 - 533 (PC2-4200) 133 MHz clock, 266 MHz bus với 4267 MB/s bandwidth.

- DDR2 - 667 (PC2 - 5300) 166 MHz clock, 333 MHz bus với 5333 MB/s bandwidth.

- DDR2 - 800 (PC2 - 6400) 200 MHz clock, 400 MHz bus với 6400 MB/s bandwidth.

DDR III:

- DDR3 - 1066 (PC3 - 8500) 533 MHz clock, 1066 MHz bus với 8528 MB/s bandwidth.

- DDR3 - 1333 (PC3 - 10600) 667 MHz clock, 1333 MHz bus với 10664 MB/s bandwidth.

- DDR3 - 1600 (PC3 - 12800) 800 MHz clock, 1600 MHz bus với 12800 MB/s bandwidth.

- DDR3 - 2133 (PC3 - 17000) 1066 MHz clock, 2133 MHz bus với 17064 MB/s bandwidth.

Vậy thay RAM laptop khác bus có sao không? Đã có rất nhiều khách hàng thắc mắc về vấn đề này, ví dụ như nếu thanh RAM gắn sẵn trong máy là RAM DDR3 2GB bus 1333 MHz, vậy thay RAM bus 1600 MHz có được hay không, có tương thích không hay chúng sẽ không hoạt động được?

So sánh ram ddr3 1066 vs 1333

Hãy chú ý khi xác định loại RAM của laptop trước khi thay thế

SUACHUALAPTOP24h.com xin được trả lời rằng, dù có thay RAM khác bus thì máy vẫn hoạt động tốt. Tuy nhiên, máy tính sẽ tự động giảm tốc độ bus của thanh RAM có tốc độ bus cao hơn xuống còn bằng với thanh RAM có tốc độ bus thấp hơn trong máy. Điều đó có nghĩa là dù cho bạn có gắn thanh RAM tốc độ bus 1600 Mhz vào máy đang có sẵn RAM 1333 MHz thì cả hai thanh sẽ cùng hoạt động với tốc độ bus 1333 MHz (máy tự fix 1600 MHz xuống còn 1333 MHz).

Bên cạnh đó, việc bạn sử dụng hai thanh RAM khác dung lượng nhau hoặc khác hãng nhau đề bình thường và không ảnh hưởng gì tới máy. Tuy nhiên, bạn sẽ không thể thay RAM DDR3 cho máy đang sử dụng RAM DDR2 và ngược lại. Do đó, bạn cần phải biết chính xác laptop của mình đang dùng loại RAM nào để có lựa chọn cho phù hợp nhất.

Nếu còn thắc mắc gì về RAM laptop hoặc việc thay RAM khác bus có ảnh hưởng gì không thì hãy nhanh chóng liên hệ tới Sửa chữa Laptop 24h .com theo hotline 18006024 để được tư vấn miễn phí ngay nhé. Chúc các bạn thành công!