So sánh tiếng thu với chanson dautomne lưu trọng lư năm 2024

Uploaded by

PhùngHùng

0% found this document useful (0 votes)

209 views

521 pages

Original Title

Luyen Van-NHL.pdf

Copyright

© © All Rights Reserved

Available Formats

PDF, TXT or read online from Scribd

Share this document

Did you find this document useful?

Is this content inappropriate?

0% found this document useful (0 votes)

209 views521 pages

Luyen Van-NHL PDF

Uploaded by

PhùngHùng

Jump to Page

You are on page 1of 521

Search inside document

Reward Your Curiosity

Everything you want to read.

Anytime. Anywhere. Any device.

No Commitment. Cancel anytime.

So sánh tiếng thu với chanson dautomne lưu trọng lư năm 2024

View Page

CÁC TÁC PHẨM SONG NGỮ VIỆT- ANH

So sánh tiếng thu với chanson dautomne lưu trọng lư năm 2024

Sip Your Tea, Nice and Slow… A poem by Prof Ann Lee Tzu Pheng (Singapore Cultural Medallion winner). She was formerly in the English Literature Dept in the National University of Singapore.

Sip your Tea Nice and Slow No one Ever knows when it’s Time to Go,

There’ll be no Time to enjoy the Glow, So sip your Tea Nice and Slow.

Life is too Short but feels pretty Long,

There’s too Much to do, so much going Wrong, And Most of the Time You Struggle to be Strong, Before it’s too Late and it’s time to Go, Sip your Tea Nice and Slow.

Some Friends stay, others Go away, Loved ones are Cherished but not all will Stay. Kids will Grow up and Fly away. There’s really no Saying how Things will Go, So sip your Tea Nice and Slow.

In the End it’s really all about understanding Love For this World and in the Stars above, Appreciate and Value who truly Cares, Smile and Breathe and let your Worries go, So Just Sip your Tea Nice and Slow.”

When I’m dead. Your tears will flow But I won’t know Cry with me now instead.

You will send flowers, But I won’t see Send them now instead You’ll say words of praise But I won’t hear. Praise me now instead

You’ll forget my faults, But I won’t know….. Forget them now instead.

You’ll miss me then, But I won’t feel. Miss me now, instead.

You’ll wish You could have spent more time with me, Spend it now instead

When you hear I’m gone, you’ll find your way to my house to pay condolence but we haven’t even spoken in years.

Look for me now.

*”Spend time with every person around you, and help them with whatever you have to make them happy, your families, friends and acquaintances.* *Make them feel Special because you never know when time will take them away from you forever.*

Alone I can ‘Say’ but together we can ‘Talk’. Alone I can ‘Enjoy’ but together we can ‘Celebrate’ Alone I can ‘Smile’ but together we can ‘Laugh’

That’s the BEAUTY of Human Relations. We are nothing without each other So Stay Connected!

Ann Lee Tzu Pheng

Hãy nhấp ngụm trà, ung dung, chậm rãi…

Bài thơ này được sáng tác bởi giáo sư Ann Lee Tzu Pheng (giải thưởng Văn hóa Medaillon của Singapore). Bà đã từng giảng dạy tại Bô mộn Anh văn, đại học quốc gia Singapore.

Bạn ơi hãy nhấp ngụm trà Ung dung chậm rãi, hương trà với ta Bởi chẳng ai biết rồi ra Bao giờ là lúc rời xa cõi này

Sẽ không còn đủ phút giây Để ta tận hưởng ánh ngày tỏa quang Nhấp trà đi, hỡi bạn vàng Lâng lâng sảng khoái hương lan ngạt ngào

Cuộc đời vừa ngắn biết bao Vừa dài dằng dặc bởi bao nỗi niềm Những điều sai quấy ưu phiền Những cơn thử thách khiến mình mạnh lên Đừng để đến lúc lỡ phiên Đừng đợi đến buổi đăng trình ra đi Hãy nhấp ngụm trà ngon đi Ung dung, chậm rãi, vô vi thỏa lòng

Bạn bè một số vẫn còn Một số đã bước trọn đường khổ đau Dù ta yêu mến biết bao Chẳng thể ở mãi với nhau đến cùng Trẻ trưởng thành, soải cánh tung Còn ta chẳng hiểu trùng trùng vần xoay Nhấp trà đi, hỡi bạn này Ung dung, chậm rãi, tại giây phút này

Chung cuộc rút lại nhiêu đây: Đó là hiểu được tình yêu trên đời Yêu nhân thế, yêu con người Yêu tinh tú sáng bầu trời bao la Quí người có lòng với ta Mỉm cười, thở mạnh, thả ra muộn phiền Nhấp trà đi, hỡi bạn hiền! Ung dung, chậm rãi, giữa miền vô ưu

Khi tôi giũ áo vẫy chào Bạn thương lệ đẫm, tôi nào biết đâu Ngay bây giờ, hãy cùng sầu Nhỏ chung giọt lệ, bên nhau trải lòng Bạn sẽ gửi hoa phúng tang Tôi nào thấy được, chi bằng hôm nay Bạn sẽ khen ngợi tỏ bày Tôi nào cảm được, hãy ngay bây giờ Gửi hoa, khen ngợi, đến tôi Bây giờ nhận được tôi vui vỡ òa

Tật xấu bạn sẽ bỏ qua Tôi nào biết được, bỏ qua bây giờ

Bạn sẽ bảo thương nhớ tôi Tôi nào biết được, thương giờ đi thôi

Bạn tiếc đã chẳng đến chơi Bây giờ hãy đến, đừng dời đến mai

Nghe tin tôi đã đi rồi Bạn lần tìm đến ngỏ lời phân ưu Bao năm chẳng đến gặp nhau Đến thời đã muộn, còn đâu trên đời

Hãy đến bây giờ đi thôi!

Hãy dành thời gian với từng người chung quanh ta, gia dình ta, bạn bè ta, người ta quen biết…và hãy làm bất cứ gì để giúp họ hạnh phúc.

Hãy khiến họ cảm thấy đặc biệt, bởi vì ta chẳng biết được khi nào thì họ sẽ xa cách ta vĩnh viễn.

Một mình tôi có thể “Nói”, nhưng cùng với bạn chúng ta sẽ ‘Trò chuyện” Một mình tôi có thể “Hưởng”, nhưng cùng với bạn chúng ta sẽ “Chung vui” Một mình tôi có thể “Mỉm cười”, nhưng cùng với bạn chúng ta sẽ “Cười lớn”

Đó là NÉT ĐẸP của liên hệ nhân quần. Chúng ta chẳng là gì nếu không có nhau. Hãy giữ liên lạc!

Thúy Messegee phỏng dịch 10/29/21

AN AMUSING ACCIDENT: The Young, The Old, and The Odd CÓ MỘT NGÀY HÈ NHƯ VẬY ĐÓ Author: Dương Vũ

CÓ MỘT NGÀY HÈ NHƯ VẬY ĐÓ

Tụi tui có 7 thằng vừa qua kỳ thi năm đầu đại học Khoa học Sài Gòn, trong khi chờ đợi kết quả, tụi tui moi tiền ba má xài cái vèo là hết. Bữa đó 7 thằng đi 4 cái xe máy họp nhau ở sân trường bàn chuyện đi chơi, nhưng không có tiền thì đi đâu? Thêm vào đó trường vừa nghỉ học chẳng có ma nào thì làm gì có em nào hiền như ma-sơ để chọc ghẹo. Ngồi nói dóc mãi cũng chán, nhưng khi thằng Quân vừa đưa ý kiến giải tán về nhà là nghe chửi té tát. Nó quê quá quay qua khen cái xe Bridgestone của thằng Vũ. Không ngờ nó tạo nên một đề tài nóng hổi. Bốn cái xe máy của tụi tui đều là xe Nhật, nhưng khác hiệu, Honda, Suzuki, Bridgestone and Yamaha. Thế là cãi nhau sôi nổi, thằng nào cũng muốn chứng tỏ mình biết nhiều. Cuối cùng thách nhau đua để ấn định ăn thua. Theo mê tín của VN, số 7 tiếng Hán Việt là ‘thất’. ‘Thất’ có nghĩa là ‘mất’, thí dụ như, ‘thất nghiệp’, ‘thất đức’,… Nó là điềm không hay khi làm những việc khờ dại như đua xe chẳng hạn, nhưng với 7 thằng sắp tới tuổi 20, trời đánh còn không chết thì tụi tui sợ gì ‘thất’ hay ‘mất’.

Hôm đó là một ngày mùa hè, các trường đã nghỉ, phượng đã nở, ve đã kêu và trời đã hâm nóng tuổi trẻ đến mức nếu không làm gì hết thì chúng tôi sẽ điên lên được.

Vương là thằng duy nhất không có xe, nhưng nó là thằng xạo sự, đình đám nhất trong đám bạn bè. Vũ thì ngược lại, cái Bridgestone của nó hết xẩy, láng cóng; nó cưng cái xe còn hơn con bồ. Vũ không có khiếu ăn nói thường bị bạn bè ăn hiếp, nhưng nó lại rất dễ thương. Thằng Vũ muốn khoe xe nên làm thêm một lầm lỗi lớn trong đời, nó mở miệng khi nồng độ hóc-môn đang dâng cao,

“Ê Vương, mày muốn chạy thử xe tao không?”

Nó vừa nói vừa ngập ngừng đưa chìa khóa ra; tới nửa chừng muốn giật lại thì không kịp nữa, thằng Vương đã chộp mất. Mặc kệ thằng Vũ nhỏ nhẹ phản đối, thằng Vương bảo nó còn bảo muốn chạy một mình mới thử được xe thằng Vũ tốt cỡ nào.

Dì Năm sắp sửa băng ngang đường Nguyễn Trãi đến tiệm tạp hóa mua mấy trái trứng cho Huê, con gái của dì. Đây là lần đầu tiên dì đi bộ một mình trên đường phố Sài Gòn, cũng là lần đầu tiên dì đi ra khỏi khu làng của mình, một cái làng nghèo nhứt miền nam. Dù chỉ là một người nghèo trong một làng khỉ ho, cò gáy, nhưng cái gì ở Sài Gòn dì cũng biết hết từ hồi còn là thiếu nữ bởi vì trong làng ai cũng kể về Saì Gòn dù ít ai có cơ hội lên đó. Nó vẫn chỉ là giấc mơ nếu Huê không lấy chồng Sài Gòn mấy tháng trước. Tuần vừa rồi vợ chồng Huê xuống rước dì lên Sài Gòn chơi cho biết. Nghe tin đó cả làng tới cho dì Năm nhiều lời khuyên. Trong đó dì nhớ nhứt là lời ông Tư; nó đúng ngay cái lo trong bụng dì,

“Năm à, mày đừng lo, trên Sài Gòn, người đi bộ là dzua, xe nào cũng phải né mình hết. Nó mà đụng mình là ở tù mọt gông. Mày chắc chắn hổng có sao đâu.”

Ông Đức lái taxi đã hơn 30 năm, càng lái ông càng cẩn thận, nhiều lúc cẩn thận quá mức. Hơn 60 rồi, chứng kiến biết bao tai nạn rồi, ông Đức rút ra một điều, phần lớn tai nạn là do người ta nóng nảy quá, không biết kiên nhẫn. Ổng ưa khoe với khách,

“Đi xe tui là an toàn, mấy người khỏi lo gì hết, tui chạy mấy chục năm rồi mà hổng bao giờ đụng ai, nhẫn nại một chút là được, mà tui là tổ sư nhẫn nại làm sao có tai nạn được.”

Hôm đó sau giấc ngủ trưa trên xe, ông Đức thả xe chạy tà tà tới ngã tư Lê Lợi và Nguyễn Trãi kiếm khách.

Vương dắt đầu, xe thằng Vũ ngon thiệt; nó không nói xạo chút nào. Cái xe chạy nhẹ nhàng, ôm cua chắc, nhấn ga một chút là vọt ào ào. Thằng Vũ ngồi sau thằng Toàn la ơi ới, năn nỉ Vương chạy chậm lại mà nó đâu chịu nghe. Lâu ngày mới được lái xe máy, mà cái xe quá ngon, thằng Vương, chạy lạng lách như biểu diễn mặc dù nó cảm thấy không còn vững lắm. Còn chừng 30 giây trước khi tới ngã tư Lê Lợi và Nguyễn Trãi, Vương thấy bên trái là chiếc xe taxi đang chạy chậm chậm tới. Tính toán sơ sơ trong đầu, thằng Vương thấy ngon lành, nó khỏi cần chạy chậm làm chi, chơi cỡ này sát đít cái taxi cho mọi người lác mắt.

Dì Năm sắp bước xuống lòng đường Nguyễn Trãi thì thấy xe taxi của ông Đức trờ tới. Dù thấy nó chạy chậm nhưng dì vẫn sợ đứng sững lại trên lề đường lẩm nhẩm nhắc lại lời ông Tư,

“Xe nào cũng né mình hết, xe nào cũng né mình hết, xe nào cũng né mình hết,.., người đi bộ là dzua…Nam mô a di đà Phật…Nam mô a di đà Phật.”

Niệm phật xong dì Năm anh dũng bước xuống đường.

Chừng 20 giây trước khi Vương tới ngã tư, nó thấy có người đàn bà băng ngang đường bên tay phải, chẳng dính líu gì tới lộ trình của nó. Nó để ý thì thấy cái taxi đã hoàn toàn ở trong ngã tư rồi. Tính lại thì mọi chuyện cũng y như cũ hổng có gì đáng ngại. Nó giữ nguyên tốc độ! Độ hóc-môn nam lên tới đỉnh điểm – qua mức báo động!

Ông Đức luôn luôn tự hào với nhận xét của mình. Hơn 60 tuổi chớ ít gì, lăn lộn trong đời quá lâu, gặp đủ mọi hạng người – còn gì là không biết nữa. Chỉ cần liếc mắt là ông biết cái người đàn bà nhà quê trước mặt chưa từng băng ngang đường bao giờ. Ổng đoán bà này đi nửa chừng thấy xe ông tới là đứng sững lại một lát mới dám đi thiệt lẹ qua. Thiệt tình ông đoán như thần, mọi chuyện xảy ra y chang. Mọi lần ông cũng đoán sát sát, nhưng lần này y chang; ông Đức phục mình sát đất, thấy quá đã bèn đạp thắng ngừng xe lại để người đàn bà băng ngang đường thong thả.

Mặc dù còn trẻ và ngang ngược, nhưng Vương chưa bao giờ ghét người có lòng tốt giống như lòng tốt của ông Đức đã ngưng xe để dì Năm bớt sợ, băng ngang đường thoải mái. Nhưng tốt tới mức dừng xe đột ngột giữa ngã tư thì Vương không thể nào chấp nhận được! Bao nhiêu tính toán chơi nổi của Vương biến thành tai họa cho chính nó.

Bánh trước chiếc xe máy kẹt vào giữa cái cảng và đuôi xe taxi, hiệu Volkswagen, Beetle. Cái xe chết đứng một chỗ, cái mô măng đẩy tới, hất cái đít xe và thằng Vương lên cao trong lúc tay nó hãy còn cầm chặt tay lái.

Mọi chuyện xảy ra theo Vương thì thứ tự là như vầy:

1/ Nó thấy cái đèn thắng đỏ của xe taxi bật sáng chói. 2/ Thay vì ngồi trên nệm xe, nó đã ngồi dưới lòng đường Nguyễn Trãi, nhưng phía bên kia của cái ngã tư. 3/ Cái đít nó đau dã man. 4/ Nó thấy mắc cỡ, nhục nhã quá.

Dù mông, đít và giò hãy còn đau, Vương cố gắng đứng dậy tập tễnh lết vào lề với khuôn mặt thản nhiên như không có gì quan trọng. Mắt nó thì liếc nhìn xem sự chế nhạo và khinh bỉ trên khuôn mặt của bạn bè và những người trên phố. Nhưng…nhưng nó không thể tin vào mắt của mình.

Người trên phố như đông cứng, đám bạn nó chạy như bay tới kể cả thằng Vũ, không ai thèm để ý tới cái xe máy đang quấn vào đít xe taxi…tất cả mọi người dường như coi nó rất…rất quan trọng. Thoạt đầu, thằng Vương nghĩ có sự xáo trộn rất lớn trên trái đất này, hay bây giờ đang có trào lưu thương yêu lẫn nhau? Cử chỉ của mọi người sắp làm con tim nó tan chảy, làm nó hối hận vì hành động ngu xuẩn của mình thì thình lình nó nhận ra, Dường như những người đứng trên đường phố nhìn nó với cặp mắt ngưỡng mộ! Còn những nụ cười tới mang tai của đám bạn như tỏ sự hãnh diện vô bờ. Vương ráng kiềm chế mọi xúc động tới khi hiểu rõ tất cả những gì đang xảy ra trước mắt mình.

“Trời ơi dzõ nghệ cao cường quá dzậy ta!”, một người đàn ông bên kia đường la lớn

“Thằng chả bay như chim!”, một bà la còn lớn hơn.

Trước khi đám bạn chạy tới, thằng Vương bắt đầu hiểu lờ mờ về cái tai nạn vừa qua. Thì ra nhờ nó nắm chặt tay lái, khi chiếc xe bị hất lên quá mạnh, người nó bị cuốn ngược lên, rồi khi lực kéo quá mạnh giựt tay nó ra thì nó bay lên trời, lộn chừng hai ba vòng gì đó trước khi đo đất. Nghĩ tới đó thì bao nhiêu xấu hổ, hối lỗi, tội lỗi đang thành hình trong tim Vương tan biến hết; thay vào đó nó thấy quá đã, tự hào và cuối cùng trở nên phách lối,

“Nếu lẹ hơn không chừng mình có thể đáp xuống bằng chân chứ không phải bằng cái mông là thiên hạ lác mắt hết.”

Ông Đức ráng mau chóng gỡ chiếc xe máy khỏi cái cảng rồi mau lẹ lái đi, ông không muốn đôi co với chục thằng du đảng. Dù không ở lại mục kích hết, nhưng theo kinh nghiệm sống, ông Đức quả quyết là thêm một thằng thời thế tạo anh hùng ra đời.

Còn dì Năm thì trở thành nổi tiếng với chuyện này, dì kể đi kể lại cho mấy đứa nhỏ trong làng tợi mức tụi nó nghĩ Đức là ông già Noel, và Vương là Súp Bờ Men.

Còn Vương thì biết quá rõ mình may mắn cỡ nào khi không lấy tay hay đầu tiếp đất bữa đó, nhưng khi kể lại thì nhiều khi cũng nhầm lẫn cho là mình học nghề chưa tinh chứ không thì…. Có một ông thầy bói nhìn tay Vương đoán,

“Hình như anh xài hết may mắn đời mình rồi, tôi thấy từ nay trở đi anh sẽ gặp toàn chuyện xui xẻo.”

Sau này có nhiều lúc đời Vương tối đen như mực, nó chơi số đề như điên, những khi nào dính tới số 7, hoặc nó đánh xả láng hoặc không dám đánh đồng nào, nhưng dù thế nào đi nữa Vương vẫn thua sạch. Dương Vũ

AN AMUSING ACCIDENT: The Young, The Old, and The Odd

There were seven of us and our four motorcycles alone on a deserted campus, one summer morning long ago. According to an old Vietnamese superstition, seven is an unluckynumber. It is synonymous with “thất” (sounds like “thate”) which means “mất” (sounds like “mate”) in Vietnamese and means “to lose” in English. Certainly, it seldom is good luck if you would lose something. However, among the seven blasé young boys at the end of their teens and their four motorcycles (50cc size), “thất” or “mất” or “to lose” meant nothing. It was a slow day, no money, no girls around, and by the end of the morning, we had bored each other to death until someone began comparing bikes. The fact that our four bikes were of different makes, the topic escalated into a debate that ended with a challenge of a bikes race. Duong, the most popular, possessed no bike but his comments had always carried heavy weight. Vu, the least popular one, always striving for his fifteen-minutes of fame, owned the best-looking one –— he adored it. The exuberant testosterone pushed Vu to make one more mistake in life: opening his mouth while the hormones were high, “Duong, would you like to test out my bike?”In seconds, Duong snatched the key out of his hand. Ignoring Vu’s weak protest, Duong insisted on riding alone in order to have an unbiased evaluation. Aunty Nam was walking along Tu Do Street and would cross Nguyen Trai soon to buy some eggs for her daughter, Hue. This was the first time she had set foot in Saigon; actually, this was the first time she had ever set foot outside her village, one of the poorest in Vietnam. Despite being an illiterate and poor peon, she knew all about Saigon since she was a teenager because everyone in her village had talked about it, though few had been there. It would still be her dream if Hue had not married a Saigonese six months earlier. Last week, Hue invited Aunty Nam to Saigon to soakup its life. Upon hearing the news, all villagers came to advise her. All but one bit of advice struck (stuck in) her memory because it addressed her fear directly: “Don’t worry. All automobiles will yield to you. If they hit any pedestrian they will go to jail —–pedestrian is king there. You’ll be safe.” Duc had been driving a taxi for more than thirty years; the more he drove, the more careful he became. At sixty, he had seen so many accidents, mostly because people were not patient enough. He boasted to his customers, “With me you never have to worry. To avoid an accident, all you need is patience of which I have more than enough.” That day after a noon nap, Duc felt great and fresh; he was leisurely drove toward the intersection of Nguyen Trai and Le Loi looking for customers. Duong lead the pack enjoying Vu’s bike. Vu did not exaggerate; his bike was a prize. It was smooth, stable and powerful. Duong ignored Vu’s cries for mercy on his darling. It had been a while since Duong rode a bike, particularly on one like this. Oh! What a feeling! He weaved in and out in front of the pack; a popular guy like him always had to make some impression. Thirty seconds before entering the intersection from Le Loi Street, to the left, Duong saw the taxi on Nguyen Trai slowly coming in. Judging at their speeds, Duong was so confident that at his current speed he could pull out another clever stunt. He planned to pass the intersection within inches of the taxi’s rear bumper. Aunty Nam started to cross Nguyen Trai Street; the sight of a taxi coming scared her. She froze for a second, but after repeating the mantra a few times: “The taxi will yield to me. The taxi will yield to me. The taxi will yield to me. The pedestrian is king here,” then ended with, “A Di Da Phat” (same as “Amen” only it takes longer to say), she regained her confidence and took off. Twenty seconds before Duong got there, to his right, he saw the old woman reach about a third of the way across the street; the taxi was completely in the intersection. Adding the lady to the equation and recalculating all speeds, Duong didn’t see any trouble. He kept his speed. His adrenalin shot up dangerously. Duc always took pride in his judgment. With a quick glimpse, he knew the old woman was not sure about how to cross the street. He bet —– she would momentarily stop somewhere on the street when seeing his car approached, then would hastily move on again —– and it happened exactly as he had thought. He felt like a genius, and rewarded the lady by completely stopping his car, waiting for her to cross the street comfortably. Though young and wild, Duong had nothing against a human’s good will like the taxi driver’s gesture toward the lady, except he stopped his taxi suddenly right in the middle of the intersection. His plan for a perfect stunt became a plan for a perfect accident (or perfect storm). The front wheel of the bike caught in the gap of the rear bumper and the back frame of the taxi, an old ‘Beetle’ Volkswagen. The front wheel stopped dead; forward momentum of the rear wheel lifted the bike and Duong off the ground throwing him into the air, while his hands still held the handlebars tight. The order of the events, to him, seemed to be: 1. He saw the taxi’s break-lights on. 2. He sat on the middle of Nguyen Trai Street, but on the other side of the intersection. 3. His butt hurt like hell. 4. His ego was shattered into pieces. Despite the pain in the rear (literally) and legs, Duong pushed himself off from the ground, stood up, and stumbled toward the sidewalk. He did all that with a straight face as though it were not a big deal while secretly glancing to his friends and surrounding witnesses for signs of rejection. He was surprised, disbelieving what he saw. People froze on the streets. His gang rushed to him including Vu despite that his bike still tangled with the taxi’s rear bumper —- all undoubtedly concerned. At first Duong thought the whole world had changed or kindness had become trendy. Their expressions were about to melt his heart and make him regret; then he noticed something else. The gazing people on the street seemed to express an admiration; the smiling faces of his friends clearly reflected a proud achievement. Duong held on to his emotions until he could understand the root cause which promptly presented itself. “He is the best ‘Kung-fu’ guy ever!” shouted a man across the street. “What a guy! He flew like bird!” Another woman exclaimed. Before his friends arrived at his side, Duong had some idea about the accident: he had somehow defied the death by flying or somersaulting in the air and landing on his butt. Feelings of shame, remorse, and guilt which had not been solidly formed readily turned into relief then happiness, pride and ended as extreme arrogance; he resented that he was not able to land on his feet instead. After hurriedly disengaging the bike from his taxi, Duc quietly drove away from the scene while everyone was still busy with Duong. Though not witnessing the show, Duc was sure others had worshipped one more false hero. When Aunty Nam returned home, she became famous for her stories recounting Duc and Duong’s escapades that eventually grew into fairytales like “Superman” to the villagerkids. Of course Duong knew he was damn lucky that day for not landing on his head or on any other part of his body.“You totally cashed out your good luck too early,” a fortuneteller told Duong; “what’s left is a lot of bad luck,” he foretold. Many moons later, Duong, at one of darkest time of his life, banked on the lottery in the US. He either avoided or played doubles on days that had number seven in them. Neither way brought him prizes. Duong Vu

Please press these following titles for reading the translations of VietPEN authors Kính mời quý vị nhấn vào những tiêu đề dưới đây để thưởng thức các bản dịch của hội viên Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại

Ask Me No More– Xin Em Đừng Hỏi Thêm Ta Ngô Tằng Giao chuyển ngữ

Ask Me No More

Ask me no more where Jove bestows, When June is past, the fading rose; For in your beauty’s orient deep These flowers, as in their causes, sleep.

Ask me no more whither doth stray The golden atoms of the day; For in pure love heaven did prepare Those powders to enrich your hair.

Ask me no more whither doth haste The nightingale when May is past; For in your sweet dividing throat She winters, and keeps warm her note.

Ask me no more where those stars light That downwards fall in dead of night; For in your eyes they sit, and there Fixéd become, as in their sphere.

Ask me no more if east or west The Phoenix builds her spicy nest; For unto you at last she flies, And in your fragrant bosom dies.

Thomas Carew (1595-1640)

So sánh tiếng thu với chanson dautomne lưu trọng lư năm 2024

“Yêu tôi với! Tôi làm thơ ân ái”

Xin Em Đừng Hỏi Thêm Ta

Xin em đừng hỏi thêm ta Khi mà tháng Sáu trôi qua ngọt ngào Thái Dương thần ấy nơi nao Sao không ban phước cho bao hồng tàn? Thật ra hồng ngủ bình an Hóa thân nhan sắc kiêu sang em rồi.

Đừng hỏi ta lúc sáng trời Hạt vàng nguyên tử rạng ngời nơi nao? Xem kìa tay đấng tối cao Vì tình tinh khiết thanh tao con người Tạo ra phấn đẹp tuyệt vời Tóc em nhẹ rắc dòng đời mãi xanh.

Tháng Năm thôi đã trôi nhanh Sơn ca bay khuất mây thanh cuối trời Hỏi chim đâu khó trả lời! Vì chim nương náu cổ người dễ thương Nơi em dịu ngọt lạ thường Mùa đông sưởi ấm giọng vàng cho chim.

Đêm khuya thanh vắng im lìm Sao trời sa xuống khuất chìm nơi nao? Xin em đừng hỏi thăm sao Vì sao trời đã ngự vào mắt em Lung linh tỏa sáng êm đềm Như vòm tinh tú dịu hiền thiết tha.

Xin em đừng hỏi thêm ta Phượng Hoàng làm tổ gần xa chốn này? Dù phương Đông hay phương Tây Chim dù hấp hối cũng đầy tinh anh Chim khôn sà xuống trầm mình Chết trên ngực ngát hương tình của em.

Tâm Minh Ngô Tằng Giao (chuyển ngữ)

Thơ ĐỨT RUỘT– Poem DEEP SORROW Thi sĩ: Luân Tâm Translator: Thuy Ai Nguyen

ĐỨT RUỘT

”Giả đò mua khế bán chanh Giả đi đòi nợ thăm anh kẻo buồn”(1) Em là con gái miệt vườn Chèo ghe tát nước ủ tương vò chè Trắng da cũng chẳng dám khoe Tóc dài ru gió trưa hè võng mây Thương anh chết đói đêm ngày Nấu cơm rửa chén mẹ rầy cũng thương Mà không dám nói đoạn trường Anh khờ không biết nắng sương lục bình Duyên lôi nợ kéo đòi tình Em như cơm nguội lặng thinh đỡ lòng Cách nhau có một cánh đồng Sớm cày trưa cấy tối trông mưa lành Chiêm bao con sông xanh xanh Nước lên tắm nước xuống giành rửa chân Gió lay trái mít rễ bần Nắng trêu yếm đỏ đường xuân khóc thầm Em như kén anh như tằm Sao không chui rúc nghìn năm ăn tình Con trai mà chẳng dám nhìn Ngu ngơ bò đực non rình mưa rơi Em như con cóc đội trời Chờ cho sao rụng đớp mồi nhón chân Gió mưa giông bão tủi thân Buồn đêm mở cửa phù vân đợi chờ “Thò tay em ngắt ngọn ngò Thương anh đứt ruột giả đò ngó lơ!”… (2)

MD.11/28/07 LuânTâm (1)+(2):Ca Dao

DEEP SORROW

“Pretending to buy star fruit and sell lime Even becoming a debt collector, in my pretense to visit you” (1) I am, still a country girl Rowing boat, irrigating water, fermenting bean and making sweet dumplings Dare I not expose of my soft white skin Only the gentle wind caress my long hair as I lie o­n the hammock made of cloud Thinking of you starving day and night While cooking and cleaning even with mother’s scolding I never utter words of sorrow Naïve as you, some floating weed, never know sunshine nor dew drop Destiny acting as debt, seeking love I am a bowl of old rice, will satisfy your hunger Separated us, but a green field Plowing in early morning, planting in the afternoon, then hoping for rain at night I Dream of a greenish river Bathing in the high tide, racing to wash our feet at low tide The wind stroking the jackfruit, pulling the root of the cork tree The sun teases my red camisole as the road quietly sheds its spring tear I am like a hive, and you its silk Why not become o­ne to devour love for a thousand year A boy who dare not look Just like a young calf lying in wait for the rain As I am just like a toad against the universe Waiting for a fallen star- then tip toeing and snapping my prey-The howling storm envelopes me in self-pity The door, ajar, waiting sadly as the night falls Reaching out, I pick a sprig of coriander Loving you with all my heart, but I must pretend to look away (2)

MD.11/28/07 LuânTâm (1)+(2): Proverb Translation by Thuy Ai Nguyen

THANKS, MOMWhen you have a mother who cares so much for you that anything you want becomes her desires. When you have a mother who is so understanding that no matter what is bothering you she can make you smile. When you have a mother who is so strong that no matter what obstacles she faces she is always confident in front of you. When you have a mother who actively pursues her goals in life but includes you in all her goals you are very lucky indeed. Having a mother like this makes it easy to grow up into a loving, strong adult. Thank you for being this kind of wonderful mother Susan Polis Schutz

TẠ ƠN MẸ

KHI MÀ BẠN CÓ MẸ HIỀN CHĂM LO CHO BẠN NGÀY ĐÊM AN PHẦN NHỮNG GÌ BẠN MUỐN BẠN CẦN MẸ HOAN HỈ GIÚP, XẢ THÂN CHẲNG PHIỀN.

KHI MÀ BẠN CÓ MẸ HIỀN CẢM THÔNG CÙNG BẠN MÃI THÊM TUYỆT VỜI BẠN DÙ GẶP CẢNH BUỒN ĐỜI MẸ LÀM BẠN NỞ NỤ CƯỜI AN NHIÊN.

KHI MÀ BẠN CÓ MẸ HIỀN MẸ THƯỜNG VỮNG CHÍ LẠI THÊM CAN TRƯỜNG DÙ MUÔN CHƯỚNG NGẠI CẢN ĐƯỜNG TỎ CHO BẠN THẤY MẸ THƯỜNG TỰ TIN.

KHI MÀ BẠN CÓ MẸ HIỀN MỤC TIÊU CUỘC SỐNG VƯƠN LÊN HÀNG NGÀY BAO GỒM CẢ BẠN TRONG ĐÂY BẠN THỜI MAY MẮN TRÀN ĐẦY BẠN ƠI.

AI MÀ CÓ MẸ VẬY RỒI TRƯỞNG THÀNH THOẢI MÁI, CUỘC ĐỜI LÊN HƯƠNG KIÊN CƯỜNG, MẠNH MẼ, THÂN THƯƠNG NHỜ BÀN TAY MẸ DỄ DÀNG THÀNH NHÂN.

TẠ ƠN MẸ QUÝ VÔ NGẦN TẤM GƯƠNG HIỀN MẪU TUYỆT LUÂN RẠNG NGỜI.

TÂM MINH NGÔ TẰNG GIAO (CHUYỂN NGỮ) MÙA VU LAN

A WAY OF BEING Hạnh phúc do tâm tạo Hoàng Thị Quỳnh Hoa lược dịch Trích từ cuốn Happiness: A Guide to Developing Life’s Most Important Skill của Đại sư Matthieu Ricard được đăng trong tờ Tricycle, The Buddhist Review, Summer 2006. Đại sư Ricard là người Pháp, thực tập và làm luận án tiến sĩ khoa học tại viện Pasteur, Paris. Sau khi đậu tiến sĩ, ông sang Ấn độ năm 1967 và nghiên cứu đạo Phật với các vị cao tăng Tây Tạng. Năm 1972 ông xuống tóc với một vị thầy của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Đại sư hiện đang tu hành tại Tu Viện Schechen ở Nepal.

Đại sư Matthieu Ricard cho rằng hạnh phúc chỉ là một ý niệm. Ý niệm về hạnh phúc thay đổi theo đầu óc suy nghĩ của từng người. Tôi còn nhớ một buổi chiều mùa mưa ở Nepal, tôi ngồi trên bực thềm của một ngôi chùa trông chờ các Phật tử đến dự buổi pháp đàm. Sau một cơn mưa giông lớn, cái sân trước chùa biến thành một vũng nước bùn dơ dáy. Chúng tôi phải xếp từng cụm gạch từ cổng chùa vào bực thềm bước vào chánh điện. Một cô đến dừng ở cổng chùa. Cô nhìn cái sân đầy nước bùn, lắc đầu, dón dén bước lên mấy cục gạch, vừa bước vừa mở miệng chê bai từng viên một.

Khi đã an toàn lên đến bực thềm chỗ tôi ngồi, cô ta nhìn vũng nước bùn lắc đầu lần nữa: “Ghê quá! nếu mà ngã xuống đây thì thật là ghê. Ở xứ này cái gì cũng dơ!” Biết tính cô ấy nên tôi chỉ im lặng gật gù. Vài phút sau một cô khác đến, cô Raphaèle. Vừa nhảy qua từng cụm gạch cô vừa hát: “hấp! hấp! hấp!”, và khi qua được bên này, ánh mắt cô ngời sáng, cô tươi cười nói: “Vui quá” và tiếp: “Cái hay của mùa này là sau cơn mưa, mọi cảnh vật thật sạch sẽ tươi mát, không dính một hạt bụi!” Đối cảnh sinh tình nhưng hai người, hai lối nhìn khác nhau. Sáu tỷ người, sáu tỷ thế giới khác nhau!

Cô Raphaèle kể cho tôi nghe về chuyến viếng thăm Tây Tạng lần đầu của cô vào năm 1986. Cô kể về một vị Lạt Ma bị bắt khi quân Tàu chiếm Tây Tạng. Cô nói: “Ông mời tôi cùng ngồi xuống một cái băng ghế và mời tôi uống trà”. Ông lấy trà từ một bình thủy lớn. Đây là lần đầu ông tiếp chuyện với một người Âu. Ông nói cười vui vẻ trông thật dễ mến. Đám trẻ con tò mò đến gần nhìn chúng tôi. Ông bị người Trung Hoa cầm tù trong 12 năm. Ông bị đưa đi công trường đẽo đá để xây một cái đập ở thung lũng Dra Yerpa. Chuyện khôi hài là cái đập này thật vô dụng vì dòng sông này đã gần khô cạn! Ngày nào ở công trường cũng có người ngã lăn ra chết vì đói, hoặc vì đuối sức. Câu chuyện thật rùng rợn bi thương mà vị Lạt Ma kể với một giọng bình thường như kể một câu chuyện đời xưa, không hề có một chút gì hằn học, không hề có một lời thù hận. Cặp mắt của ông vẫn hiền lành không hề có một tia uất ức.” Tối hôm ấy về nhà trọ, tôi không thể không nghĩ đến câu chuyện của vị Lạt Ma này. Tại sao một người bị nhiều cực hình như vậy mà có thể có được một cái tâm bình an như thế. Tôi chiêm nghiệm rằng người nào đã đạt được sự bình an trong tâm (inner peace) thì khi gặp thất bại không bị đau khổ quá cũng như khi được thành công không nở lỗ mũi quá. Người ấy có thể sống bình an trong mọi hoàn cảnh, vì đã ý thức được rằng chuyện gì rồi cũng sẽ qua, rằng không có chuyện gì đáng cho mình để tâm bám giữ. Một khi đã ý thức được như vậy thì khi trực diện với nghịch cảnh, khi bị đời đá lên đạp xuống, người ấy cũng không bị ngã quỵ, cũng không chán chường thái quá. Tôi biết một phụ nữ người Hòa Lan, cô Etty Hillesum, đã đạt được cái “tâm bình an” này. Một năm trước khi chết trong trại tập trung Auschwitz, cô ấy đã nói rằng: “Khi bạn có một đời sống nội tâm vững vàng thì ở bên trong hay bên ngoài trại giam cũng vậy thôi… Tôi đã chết cả ngàn lần trong cả ngàn trại giam khác nhau rồi. Tôi đã kinh qua tất cả và giờ đây không còn chuyện gì ở trên đời có thể làm tâm tôi xao động. Chuyện tốt, chuyện xấu, chuyện vớ vẫn tôi đều biết hết nhưng tôi vẫn thấy từng phút, từng giây của cuộc đời này vẫn đẹp và có ý nghĩa.”

Có một lần lúc tôi đi hoằng pháp ở Hongkong, trong một buổi thuyết giảng một thanh niên đứng dậy hỏi: “Thưa thầy, xin thầy cho biết có lý do chính đáng gì buộc con phải kéo lê kiếp sống này?” Cuốn sách tôi viết đây (Happiness: A Guide to Developing Life’s Most Important Skill) có thể là một giải đáp bình thường cho câu hỏi đó bởi vì hạnh phúc bắt đầu với thái độ yêu đời. Một khi đã đánh mất niềm vui sống thì cuộc đời chỉ là một chuỗi dài đau khổ. Những vật chất ngoại tại tuy là cần thiết cho sự sống nhưng thật sự thì đau khổ cũng như hạnh phúc vẫn chỉ là một trạng thái nội tâm. Phải quán chiếu như vậy thì mới thấy cuộc đời đáng sống. Phải phân biệt được những tư tưởng yếm thế có thể bóp chết dần ý chí muốn sống của ta và những tư tưởng lạc quan bồi bổ cho tâm tư an lạc của ta để loại bỏ dần những suy nghĩ mang lại sầu bi khổ não.

Thay đổi cái nhìn của ta đối với cuộc đời không phải là một thái độ lạc quan khờ khạo, cũng không phải là một thái độ phấn khởi giả tạo để đối phó với nghịch cảnh. Khi tâm tư còn bị rối ren vì vọng tưởng, vì những khái niệm sai lầm về chân hạnh phúc thì dù mỗi ngày mình lập đi lập lại câu: “Tôi đang hạnh phúc” thì cũng vô ích thôi, cũng chỉ như công trình sơn một bức tường đổ nát thôi. Không phải cứ nhìn đời qua một cặp kính màu, hay cứ nhắm mắt chối bỏ những sự thật bất hoàn hảo, những đau khổ của cuộc đời là mình có hạnh phúc. Cũng không thể cố gắng giữ chặt giây phút hạnh phúc của mình bằng mọi giá. Mà hạnh phúc là sự chuyển hóa tâm sân hận, tâm chấp thủ đang đầu độc tâm hồn ta, là biết nhìn sự vật một cách trung thực, không có sự phê phán của vọng thức. Cứ miệt mài luyện tập lối suy tư đúng đắn như vậy thì ta sẽ thấy rằng hạnh phúc hay đau khổ chỉ là do tâm mình phản ứng với hoàn cảnh bên ngoài mà thôi. Hoàng thị Quỳnh-Hoa lược dịch.

Sonnet 71: No longer mourn for me when I am dead BY WILLIAM SHAKESPEARE

No longer mourn for me when I am dead Than you shall hear the surly sullen bell Give warning to the world that I am fled From this vile world with vilest worms to dwell; Nay, if you read this line, remember not The hand that writ it; for I love you so, That I in your sweet thoughts would be forgot, If thinking on me then should make you woe. O, if (I say) you look upon this verse, When I (perhaps) compounded am with clay, Do not so much as my poor name rehearse, But let your love even with my life decay, Lest the wise world should look into your moan, And mock you with me after I am gone.

Nín Đi Em( William Shakespeare) Bản dịch Phạm Trọng Lệ Khi ta chết xin người yêu đừng khóc Khi chuông buồn chậm nhỏ xuống hồn ta Cho thế gian hay khắp chốn gần xa Lìa bể khổ, ta hoà cùng sâu bọ. Xin đừng nhớ đến bàn tay từng viết Những lời này vì da diết yêu em Thà lãng quên trong ý nghĩ êm đềm Hơn là để em chìm trong phiền muộn Khi đọc những vần này, người yêu hỡi, Thì thân ta là cát bụi cỏ xanh Ta xin em đừng nhắc đến tên mình Để đời ta và tình em tàn tạ E trần ai xảo trá thấy em buồn Nhạo biếm em với hồn người khuất xa

Thiên Tình Sử Romeo Và Juliet – Phạm Trọng Lệ

“What’s in a name? That which we call a rose By any name would smell as sweet.” (Shakespeare’s Romeo and Juliet, Act II, Scene ii)

Bông hồng dù gọi tên nào, Thì hoa cũng vẫn ngạt ngào thơm tho. Chắc độc giả đã nhiều lần nghe qua truyện Romeo và Juliet, và có thể đã xem nhiều phim dựa vào cốt truyện, hay đã nghe nhạc Tchaikovsky phần mở đầu Fantasy Overture trong vũ khúc ballet do ban vũ cổ điển Bolshoi của thành phố Moscow hay ban vũ cổ điển Kirov của thành phố St. Petersburg trình diễn, nhưng chắc không biết từ trước đến nay truyện Romeo và Juliet được đưa lên phim mấy lần? Trước khi trả lời câu này ở bên dưới, xin lược truyện. Tiếp theo là phần chuyển dịch sang tiếng Việt hai đoạn đáng nhớ nhất trong vở kịch. Đó là cảnh Romeo nghe Juliet đứng than thở những lời yêu thương ở bao lơn ngoài phòng ngủ của nàng nhìn xuống vườn cây của gia đình Capulet, có biết đâu cũng lúc đó chàng đứng trong lùm cây bên dưới, nghe được tâm sự nàng. Cảnh thứù hai là lúc gần sáng ở phòng Juliet, sau đêm hai người gặp nhau như vợ chồng trước khi chàng đi đầy ở Mantua. Bài viết này chia làm năm phần: I. Lược truyện; II. Kịch đưa lên phim; III. Ngôn ngữ và tính hài hước của Shakespeare; IV. Hai cảnh đáng nhớ: cảnh ở bao lơn và đêm vĩnh biệt; V. Chú thích thêm: Nhạc và vũ cổ điển dựa vào cốt truyện; thăm Verona, và sách tham khảo.

  1. Cốt Truyện: Truyện tình Romeo và Juliet gốc từ một bi-kịch của kịch-tác-gia và thi sĩ người Anh William Shakespeare (1564-1616) viết trong khoảng 1591-1596, khi ông trong khoảng 27-32 tuổi, dựa theo một truyện thơ dài của Arthur Brooke tên là “The Tragicall Historye of Romeus and Juliet” (in năm 1562), kể chuyện đôi tình nhân mệnh yểu (star-crossed lovers), nhưng cái chết của họ làm hai họ Capulet và Montague quên hận thù nhau. Ấn bản của vở bi-kịch gọi là Quarto 2 (trang giấy in gấp làm 2 lần, thành 4 tờ, 8 trang) mang tựa “The Most Excellent and Lamentable Tragedie of Romeo and Iuliet” in năm 1599. Ấn bản Quarto 1 mang tựa nguyên văn là “An Excellent conceited Tragedie of Romeo and Iuliet” in ở London, năm 1597. (Đây là ấn bản xưa nhất của vở kịch, theo giáo sư Jill L. Levenson, trang 104, cuốn Romeo and Juliet, chú dẫn ở phần cuối bài. Thời Shakespeare “J” in là “I”)

Tại tỉnh Verona nước Ý, có hai gia đình danh-giá là Montague và Capulet có thù với nhau từ đời nọ sang đời kia. Romeo là con trai và là người sẽ thừa-kế tài-sản của họ Montague. Romeo mê nàng Rosaline nhưng không được nàng để ý tới. Romeo nghe nói Rosaline sẽ dự tiệc hoá trang ở nhà ông bà Capulet, bèn cùng bạn thâân là Mercutio đeo mặt nạ đến dự tiệc, và mong sẽ được thấy dung nhan nàng Rosaline. Nhưng vừa tới buổi tiệc hoá trang, Romeo thoáng thấy nàng Juliet xinh đẹp, con gái ông bà Capulet, thì đem lòng yêu ngay. Trong khi dò hỏi cho biết tên nàng Juliet, Romeo bị Tybalt là cháu bà Capulet nghi ngờ. Tybalt gây sự toan đấu với Romeo, nhưng Ông già Capulet can hai người để tránh đổ máu trong bữa tiệc.

Trong buổi tiệc, sau khi gặp Juliet, Romeo biết nàng là con gái của dòng họ Capulet có thù với dòng họ mình, và Juliet cũng khám phá ra chàng Romeo mà nàng chớm yêu là con trai của gia đình Montague, tử thù của dòng họ nàng. Tối hôm đó, sau khi khách ra về, Romeo lén ở lại. Đứng dưới vườn nhà Juliet, Romeo chợt thấy nàng bước ra bao lơn. Nghe lén thấy nàng than-thở giá người yêu không phải thuộc dòng họ Montague, Romeo bèn xuất đầu lộ diện. Juliet lúc đầu bẽn-lẽn khi thấy Romeo nghe rõ thầm ý của mình, nhưng rồi hai người trao nhau lời hứa sẽ yêu nhau mãi mãi. Juliet cho Romeo hay nàng sẽ lấy chàng, và bảo chàng sáng hôm sau tìm cách làm phép cưới. Romeo chạy ra tu viện gặp tu sĩ Laurence xin giúp làm chủ lễ. Tu sĩ Laurence cũng mong cuộc tình duyên này sẽ giúp hai họ không thù nhau nữa.

Sáng sớm hôm sau, khi cùng đi với hai người bạn là Benvolio và Mercutio, Romeo gặp bà vú nuôi của Juliet và nhắn với nàng là hãy gặp tu sĩ Laurence (có bản viết là (Lawrence) để làm lễ thành hôn. Cũng ngày hôm đó, Mercutio đang đi ngoàøi phố thì tên Tybalt đến gây sự trách sao Mercutio lại chơi thân với Romeo là kẻ thù của dòng họ Capulet. Thấy Tybalt hạ nhục Romeo, Mercutio giận, nhận đấu gươm, nhưng bị Tybalt, cũng là một tay gươm giỏi, đâm chết, khi Romeo chen vào can hai người. Để trả thù cho bạn, Romeo đấu gươm với Tybalt và đâm chết tên này, và vì tội giết người, Romeo bị ông Hoàng Escalus của xứ Verona. [Chữ “city” không có nghĩa là “thành phố,” như bây giờ, vì trong thời Phục hưng, nước Ý chia thành nhiều city-states, mỗi “city” có quân đội riêng và có một ông hoàng cai trị như một “xứ nhỏ.”

Sau khi đâm chết Tybalt, để tránh lính tuần, Romeo lén đến gặp tu-sĩ Laurence xin giúp. Tu-sĩ khuyên Romeo gặp Juliet đêm đó trước nhận đi đầy ở vùng Mantua. Vào lúc này, Ông già Capulet muốn gả Juliet cho một vị bá tước có họ với ông Hoàng xứ Verona tên là Paris, vì ông già không biết gì về chuyện Juliet và Romeo đã đưọc tu-sĩ Laurence làm phép thành hôn với nhau rồi. Nếu Juliet thổ lộ cho cha là đã làm lễ thành hôn với Romeo thì chàng sẽ không toàn mạng vì vừa mang tội giết Tybalt.

Juliet bèn đi tìm tu sĩ Laurence xin giúp. Vị tu-sĩ hiến một kế là cho nàng một lọ thuốc, bảo cứ uống vào đêm trước hôm phải lấy bá tước Paris. Chất thuốc này sẽ làm nàng chết giả trong 42 tiếng đồng hồ. Như vậy, xác nàng, theo tục lệ thời đó, sẽ được quàn tại hầm mộ gia đình Capulet một hai ngày. Và trong thời gian đó, tu-sĩ Laurence sẽ báo tin cho Romeo lúc đó đang lưu đầy ở Mantua đến cứu. Vì theo mưu của vị tu sĩ nhân từ này, Romeo và Juliet có thể cùng trốn khỏi Verona. Bây giờ hãy lo trốn trước, sau này sẽ xin cha mẹ của hai họ tha thứ.

Gia đình Capulet đang tíu tít sửa-soạn làm lễ cưới cho Juliet lấy bá tước Paris thì nghe tin Juliet chết. Thế là đám cưới thành đám tang. Gia đình đưa xác nàng ra phần mộ. Trong khi đó, tu-sĩ Laurence viết thư cho Romeo và giao cho một người mang thư đến Mantua báo cho Romeo biết mưu kế của mình và bảo chàng hãy kíp về cứu Juliet khi nàng tỉnh dậy ở hầm mộ. Nhưng thư của tu-sĩ Laurence không đến tay Romeo kịp. Người đưa thư đi qua vùng có bịnh dịch hạch nên bị dân làng, vì sợ lây, đóng cửa giam luôn trong nhà có dịch hạch.

Romeo vẫn không biết gì về kế của tu-sĩ Laurence, chỉ được tên hầu là Balthasar đi ngựa đến báo tin Juliet đã chết. Trước khi lén về Verona thăm mộ Juliet, Romeo gặp một ông già bán thuốc ở Mantua, năn nỉ và mua chuộc ông để ông bán cho một lọ thuốc độïc, với ý định sẽ quyên sinh bên nàng. Tới hầm mộ Juliet, Romeo gặp Paris lúc đó cũng mang hoa đến mộ Juliet. Romeo tưởng Paris là một tên đào mả lấy trộm nữ trang nên đâm chết Paris. Trước khi chết, Paris xin Romeo đem xác mình đặt gần xác Juliet. Tới chỗ Juliet nằm, Romeo thấy xác nàng, than khóc lời vĩnh biệt rồi uống thuốc độc tự tử. Khi thuốc mê đã giã, Juliet tỉnh dậy, thấy Romeo chết, bèn rút chiếc dao găm chàng còn đeo bên mình, đâm ngực tự vẫn.

Hai gia đình nghe tin Paris và Romeo chết, kéo tới hầm mộ. Tu-sĩ Laurence kể cho hai họ Capulet và Montague chuyện của Romeo và Juliet, chỉ mắc tội yêu nhau mà chết oan. Hai gia đình nghe câu chuyện đau thương của đôi trẻ, và trước lệnh của ông Hoàng, thề sẽ không còn thù hận nhau nữa. II. Kịch đưa lên phim: Từ trước đến nay có ít nhất 6 cuốn phim về truyện tình Romeo và Juliet. Theo Charles Boyce thì có ít nhất 17 lần truyện được đưa lên phim nếu kể cả các phim nói tiếng Pháp, Ả rập và Hindi Ấn Độ.

(1) Phim năm 1936, do nữ tài tử Norma Shearer, lúc đó 36 tuổi, đóng vai Juliet; còn vai Romeo thì do Leslie Howard, lúc đó 43 tuổi, đóng. Đạo diễn bởi George Cukor.

(2) Năm 1964, nữ tài tử Susan Shentall và nam tài tử Lawrence Harvey, lúc đó 26 tuổi đóng vai Romeo.

(3) Năm 1961, Nathalie Wood, lúc đó 23 tuổi, và Richard Beymour, 22 tuổi, đóng trong vở nhạc kịch West Side Story, kể chuyện hai bọn băng đảng ở New York, tích truyện dựa vào vở kịch này. Nhạc do L. Bernstein.

(4) Năm 1968, Olivia Hussey, lúc đó 15 tuổi, đóng vai Juliet cùng với Leonard Whiting, 17 tuổi, đóng vai Romeo. Đạo diễn người Ý Franco Zeffirelli. Có lẽ đây là cuốn phim hay và thành công nhất.

(5) Năm 1996: Vai Juliet do nữ tài tử Angelina Jolie 21 tuổi đóng, và Nathaniel Marston, 20 tuổi, đóng vai Romeo.

(6) Năm 1996: Claire Danes, 16 tuổi, đóng vai Juliet, và Leonardo DiCaprio, lúc đó 21 tuổi, đóng vai Romeo. [Phần này viết theo bài báo của Anita Gates đăng trong New York Times ngày 10/27/96, trang H13.]

Theo cốt truyện thì Juliet lúc đó mới 14 tuổi mà trong bộ phim đầu, tài tử đóng vai Romeo là Leslie Howard (người đóng vai chàng Ashley Wilkes, người mà Scarlett O’Hara mê trong phim Gone with the Wind, ra mắt năm 1939), lúc đó 43 tuổi, còn nữ tài tử Norman Shearer đóng vai Juliet lúc đó đã 36 tuổi. Vậy mà khán giả thời đó vẫn chấp nhận. Trong mấy bộ phim sau, tài tử trẻ hơn. Olivia Hussey đóng vai Juliet năm 1968 lúc nàng mới 15 tuổi. Phải chăng nhà đạo diễn Ý Franco Zeffirelli muốn phim có tính hiện thực hơn? Hay thành phần khán giả trẻ xem phim ngày nay càng ngày càng đông nên nhà làm phim phải chọn những tài tử trẻ cho hợp với vai trò? Phim mới nhất (1966) có đổi cảnh trong phim, và có súng, như vậy có làm mất không khí của vở kịch thời Shakespeare không? Chỉ có độc giả xem hay đọc xong vở kịch rồi coi cuốn phim, hay xem xong cuốn phim rồi đọc lại vở kịch, mới biết rõ. Điều này, một lần nữa, nêu lên tính cách phổ-cập và nhân-bản của kịch-tác-gia Shakespeare: văn-chương nếu hay thì mọi thời-đại và mọi nền văn hoá đều hâm mộ. III. Ngôn ngữ và tính cách hài hước của Shakespeare

  1. Ngôn ngữ: Kịch Romeo và Juliet viết theo thể thơ blank verse, mỗi câu có 10 âm tiết, nhấn mạnh vào nhịp nhì và không có vần. Tuy nhiên, có vài đoạn trong vở kịch, như đoạn mở đầu, viết theo thể thơ sonnet, có 14 câu, mỗi câu có 10 âm tiết, nhấn vào nhịp nhì, và có vần gieo như sau: ababcdcdefefgg. Đó là thể tình thi sonnet kiểu Shakespeare. Thí dụ như đoạn mở đầu trước khi vở kịch bắt đầu: “The Prologue” [Đồng ca] Two households, both alike in dignity In fair Verona, where we lay our scene, From ancient grudge break to new mutiny, Where civil blood makes civil hands unclean. From forth the fatal loins of these two foes A pair of star-crossed lovers take their life; Whose misadventured piteous overthrows Doth with their death bury parents’ strife The fearful passage of their death-marked love, And the continuance of their parents’ rage, Which, but their children’s end, naught could remove, Is now the two hours’ traffic of our stage; The which, if you with patient ears attend, What here shall miss, our toil shall strive to mend. Hai gia đình cùng môn đăng hộ đối Ở Verona diễm lệ, là nơi vở kịch của chúng tôi xẩy ra, Vì mối thù xưa bùng lên thành loạn; Nơi những vụ đổ máu giết nhau làm nhơ nhuốc những bàn tay hiền lành. Từ hai gia-đình tử thù này, Đôi tình nhân vì định mệnh yêu nhau, rồi kết liễu đời mình; Nhưng cái chết thảm thương của họ Đã chôn theo mối thù khôn gột rửa của cha mẹ. Vở bi kịch dài hai giờ sắp tới này sẽ kể câu chuyện Về mối tình bi-thảm của họ, và cơn thịnh nộ của cha mẹ, Mà chỉ có cái chết của đôi trẻ mới chấm dứt. Nếu quý khán giả kiên nhẫn lắng nghe, Bù cho những khiếm khuyết ở đây, chúng tôi cố diễn cho hay.
  2. Buồn mà vui, vang tiếng cười của khán giả: Tuy kịch Romeo và Juliet là một bi-kịch, nhưng không phải lúc nào cũng buồn thảm, nhờ óc khôi hài và tài chơi chữ của Shakespeare.

– Cách dùng chữ: Theo Jill L. Levenson (chú thích bên dưới bài), phần mào đầu (Prologue) cho thấy cách dùng chữ của Shakespeare. Như phép dùng tương phản (gọi là antithesis), và cân đối (symmetry), như ở dòng 3, hai chữ “grudge” (thù ghét) và “mutiny” (nổi loạn), và ở dòng 4, hai chữ “civil blood” (gây tương tàn) and “civil hands” (bàn tay hiền lành, ngụ ý dân sống hiền lành trong cộng đồng) ở trong cùng một câu, chữ nọ làm mạnh nghĩa thêm chữ kia, chữ nọ là nguyên nhân gây nên chữ kia là hậu quả. Ở dòng 9, chữ “death-marked” ngụ hai nghĩa: (a) bị số mệnh bắt phải chết; (b) mục tiêu của họ là cái chết. “Take their life” (dòng 6) có hai nghĩa: (a) từ hai dòng họ tử thù sinh ra; (b) kết liễu đời họ.

– Óc hài hước: Trong đoạn đầu vở kịch, cảnh hai tên gia nhân Sampson và Gregory của dòng họ Capulets đeo khiên nhỏ và gươm, bàn nhau nếu gặp gia nhân nhà Montagues, chúng cũng không sợ. Chữ “bite the thumb,” nghĩa đen là “cắn đầu ngón tay cái,” nhưng nghĩa bóng là “ra dấu ngón tay chửi ai.” Tương tự, bây giờ có thành ngữ “Thumb one’s nose.” Ta hãy nghe hai tên gia-nhân gia đình Capulet là Sampson và Gregory bàn nhau bằng ngôn từ hơi thô-tục vì chúng đóng vai trò của comic relief, làm không khí của bi-kịch bớt căng thẳng:

Sampson: Nay, as they dare. I will bite my thumb at them, which is disgrace if they bear it. [He bites his thumb.] Đừng, để xem bọn chúng chịu ra sao. Tớ sẽ ra dấu tay chửi để hạ nhục chúng. [Nói rồi cắn đầu ngón cái.] Abram: (gia nhân nhà Montague) Do you bite your thumb at us, sir? [Có phải Anh hạ nhục bọn tôi, hả?] Sampson: [aside to Gregory] Is the law of our side if I say “Ay”? [Quay lại hỏi Gregory]–Nếu tớ trả lời “Phải” thì chúng ta có đúng luật không? Gregory: [aside to Sampson] No. [Nói riêng với Sampson] Không. Sampson: No, sir, I do not bite my thumb at you, sir, but I bite my thumb, sir. [Thưa không, tôi không cắn ngón cái ra dấu chửi anh, nhưng, xin thưa, tôi cắn ngón cái của tôi ạ.] -Thí dụ 2: Hai nghĩa của chữ “Maidenhead”: Cũng trong đoạn mở đầu: Sampson: Any dog of that house of Montague moves me. [Bất cứ tên vũ phu nào trong dòng họ Montague cũng làm tớ nổi giận.] … Sampson: ‘Tis all one. I will show myself a tyrant. When I have fought with the men, I will be civil with the maids—I will cut off their heads. [Sampson: Mối hận thù của chủ mình cũng là của chúng ta. Tớ sẽ cho chúng biết, tớ là một tay bạo tàn. Khi tớ đánh thắng bọn đàn ông họ Montague, tớ sẽ lịch sự với bọn thiếu nữ—tớ sẽ chặt đầu chúng. Gregory: The heads of the maids? [đầu thiếu nữ?] Sampson: Ay, the heads of the maids, or their maidenheads. Take it in what sense thou wilt. [Phải, đầu thiếu nữ, hay là trinh-tiết của họ. Tùy anh muốn hiểu nghĩa nào thì hiểu.] Gregory: They must take it in sense that feel it. [Họ sẽ hiểu tùy cảm-giác của họ.] -Thí dụ 4: [Hồi II, cảnh ii) ROMEO: O, wilt thou leave me so unsatisfied? [Ôi, sao em để lòng ta còn khao khát thế này?] JULIET What satisfaction canst thou have to-night? [Thế chàng muốn thỏa mãn gì đêm nay?] ROMEO Th’ exchange of thy love’s faithful vow for mine. [Cùng em trao đổi lời thề sẽ yêu chung thuỷ.] -Thí dụ 5: “Life” có nhiều nghĩa. Juliet: Then, window, let day in, and let life out. [Cửa sổ ơi, mở ra cho ánh sáng lùa vào, và cho nguồn sống thoát đi.]

Chữ “life” ở đây có nhiều nghĩa: đối với Juliet, Romeo là “nguồn sống” của nàng; Mạch sống thoát đi, hay từ giờ phút Romeo từ cửa sổ leo xuống ra đi, là đi vào cõi chết. Hai nhân vật Romeo và Juliet chưa biết số phận họ, nhưng khán giả được cho hiểu là điềm báo trước sự vĩnh biệt của họ, vì chàng ra đi lần này là lần cuối hai người còn thấy nhau khi còn sống. Chữ “life” làm khán giả hay độc giả liên tưởng đến chữ phản nghĩa “death,” cũng như chữ “day” báo trước chữ phản nghĩa “night” như một cặp chữ: day/life và night/death. Chữ “window,” một vật vô tri vô giác được nhân cách hoá, tượng trưng sự ấm cúng của tình yêu hai người. Bây giờ khi Juliet xin cửa sổ mở ra, của sổ có quyền định đoạt về số phận Romeo. Trong câu trên, chữ “in” đối với chữ “out”: Then window, let day in, and let life out. Vậy thì, cửa sổ ơi!

Mở ra cho ánh sáng vào, Để cho mạch sống dạt dào thoát đi!

-Thí dụ 5: Ông già Capulet vị vợ ngăn cản không cho gây sự. (Hồi I, cảnh 1) Cảnh lộn xộn ngoài phố. CAPULET What noise is this? Give me my long sword, ho! Chuyện gì lộn xộn vậy? Lấy cho ta thanh gươm dài, bay đâu! WIFE (vợ ông già Capulet) Crutch, a crutch! Why call you for a sword? Đưa ổng cái nạng, cái nạng! Tại sao ông đòi lấy gươm cho ông? PHẠM TRỌNG LỆ – sưu khảo và dịch (Virginia – USA)

NHÚM LỬA JACK LONDON-TẠO ÂN CHUYỂN NGỮ

VIETNAMESE ABROAD PEN CENTRE VĂN BÚT VIỆT NAM HẢI NGOẠI www.PENVietnam.org www.facebook.com/vanbutvietnamhaingoai

NHÚM LỬA

“To Build a Fire” của Jack London- translated by TẠO ÂN

Một ngày bắt đầu với cơn lạnh buốt và bầu trời xám xịt. Người đàn ông rẽ khỏi con đường mòn Yukon và trèo lên bờ sông, ở ngay đó có một con đường nhỏ rẽ về hướng đông, xuyên qua khu rừng thông ngút ngàn, dầy đặc. Bờ khá cao, lên tới nơi hắn đứng lại lấy sức và liếc đồng hồ. Lúc đó mới 9 giờ sáng. Mặt trời trốn đâu mất, cả cái bóng cũng không còn. Bầu trời không một lọn mây, đáng nhẽ phải sáng lắm, nhưng không gian như bị trùm bởi một màn tang tóc. Tất cả chỉ vì thiếu mặt trời. Phải còn nhiều ngày nữa người ta mới thấy được khối tròn ở hướng nam hé nhú lên rồi lại lặn mất sau chân trời. Người đàn ông ngoái nhìn lại dặm đường đã qua. Con sông Yukon bề ngang rộng một mile, mặt nước đã đông cứng ít nhất là ba bộ (feet) sâu. Bên trên mặt sông tuyết phủ thêm nhiều lớp dày. Tất cả trắng tuyền, trải dài êm đềm nhấp nhô, phủ lên những khối băng dừng lại giữa giòng rồi đông cứng. Không gian chỉ toàn một màu trắng, ngoại trừ một sợi chỉ đen bẻ cong và ngoằn ngoèo, kéo dài từ bắc tới nam, thỉnh thoảng biến mất khi gặp phải hòn đảo đầy thông. Đây chính là con đường mòn Yukon, 500 miles về phía nam là Chilcoot Pass, Dyea, và mặt biển, 70 miles phía trước là thành phố Dawson, thêm một ngàn mile nữa là Nulato, thêm một ngàn rưỡi mile nữa là thành phố St. Michael ở vùng biển Bering. Vậy mà tất cả những thứ này–con đường mòn ngàn dặm đầy huyền bí, mặt trời chạy trốn, cái lạnh cực kỳ, và nhiều thứ quái gở khác–đều không gây chút ấn tượng nào đối với người đàn ông. Không phải vì hắn từng trải nhưng vì hắn là người mới đến, là một chechaquo, và đây là mùa đông đầu tiên của hắn ở xứ này. Vấn đề là ở chỗ hắn không có óc tưởng tượng. Hắn chỉ khôn vặt với những cái nhỏ nhặt xảy ra chung quanh mà quên bẵng đi những cái to lớn đang rình rập mình. Năm chục độ âm có nghĩa là hơn tám chục độ có khả năng làm cứng chết người, nhưng đối với hắn chỉ có nghĩa là lạnh và khó chịu mà thôi. Cái lạnh cũng không hề thôi thúc hắn suy nghĩ đắn đo hơn nữa về sự yếu kém của một giống vật, mà khả năng chịu đựng nhiệt-hàn rất giới hạn. Nó lại không kéo tư tưởng hắn xa hơn về sự vô cùng và chỗ đứng con người trong vũ trụ. Năm chục độ âm có khả năng làm cứng chết các thớ thịt trên thân thể con người, cái đau như lấy dao khứa vào thịt, và để giữ gìn chúng, người ta phải có bao tay, mũ che tai, giày da thú, và vớ dày. Trong khi đó, năm chục độ âm đối với hắn chỉ có nghĩa là cái lạnh của năm chục độ âm, những thứ xa hơn hắn chưa bao giờ nghĩ đến. Trong khi đi đường, hắn nhổ nước bọt để đoán chừng nhiệt độ. Tiếng rạn nứt như pha lê trong không gian làm hắn bỡ ngỡ. Hắn thử lại lần nữa. Cũng tiếng khô khan khi khối lỏng chưa chạm mặt tuyết. Nếu âm 50 độ là khi nước bọt chạm tuyết, còn đây, nó đông khi còn đang rơi, như vậy tức là lạnh hơn 50 độ âm rồi. Còn lạnh hơn bao nhiêu thì hắn hoàn toàn không biết và cũng không màng. Nơi đến của hắn là một trại tập trung nằm phía trái con suối Henderson, nhóm bạn trẻ đều ở đấy cả. Họ đã đến đó từ hướng khác. Còn hắn phải đi vòng qua những đảo nhỏ trên sông Yukon để thăm chừng kiếm củi. Hắn dự định sẽ đến đó vào lúc 6 giờ chiều. Trời sẽ tối, nhưng không sao, tất cả mọi người đều ở đó, sẽ có đống lửa lớn và món ăn chiều nóng hổi sẵn sàng cho hắn. Nghĩ tới ăn trưa, hắn rờ nhẹ vào chỗ độn lên trước áo, món ăn được gói kỹ trong khăn tay, nằm trong cái áo khoác, sát vào da. Chỉ có cách này thì mấy miếng bánh biscuits mới không đông đá. Hắn mỉm cười thoải mái vì đang nghĩ tới mấy miếng bánh được xẻ đôi ra, quết lên lớp mỡ béo, và kẹp vào một miếng thịt bacon chiên. Hắn lao nhanh vào khu rừng thông. Lối đi đã mờ cũ. Cả hơn gang tay tuyết phủ lên vết xe cỡi tuyết đã đi ngang trước đây. Hắn hài lòng vì đã không kéo theo cái xe, thật nhẹ nhàng thoải mái, chỉ duy nhất có gói ăn trưa đang lẫn trong mình. Hắn hơi ngạc nhiên vì thời tiết quá lạnh. Mà lạnh thật! Hắn kết luận như vậy khi rờ vào mũi và hai gò má tê cứng. Vùng râu mép còn khá ấm nhưng những sợi râu rải rác trên khuôn mặt không đủ bảo vệ hai gò má lộ và cái mũi hiên ngang đâm thẳng vào khí lạnh. Lon ton bám gót giày hắn là một con chó Husky, giống nửa chó nhà nửa sói hoang, có bộ lông xám ảm đạm như bầu trời, mới thoạt nhìn khó mà phân biệt được với loài sói hoang. Con chó chán ghét cái lạnh thấu xương. Nó biết rõ lúc này không phải là lúc đi ngoài trời. Bản năng loài thú cho nó biết chính xác hơn sự xét đoán của gã đàn ông. Nó còn nhận xét rất chính xác về nhiệt độ ngoài trời không phải là dưới 50, mà còn thấp hơn 60, hoạc rõ hơn là âm 75 độ–tức 107 độ đưới độ đông đá. Con chó không biết gì về nhiệt kế. Có thể trong bộ óc nhỏ nhoi chúng không am tường về thời tiết như người đàn ông, nhưng loài thú có bản năng. Nó ngờ ngợ sợ sệt cái gì đó nhưng lại đè nén linh tính và lặng lẽ bén gót gã đàn ông. Nó luôn để ý đến những hành động bất thường của gã đàn ông. Con chó mong gã có thể kiếm được khu trại hay một chỗ ẩn thân nào đó và nhúm lửa. Con chó biết về lửa và muốn có lửa ngay bây giờ. Nếu không có lửa, nó chỉ muốn nằm một chỗ giũ hơi ấm, thu mình dưới đống tuyết để tránh gió. Hơi thở con chó đóng lại thành đám bột trắng trên bộ lông. Hai bên má, mõm, và lông mi của nó cũng đóng trắng dày theo mỗi nhịp thở. Bộ râu đỏ và ria mép của gã đàn ông cũng vậy, lớp băng đóng dày hơn theo hơi thở. Hắn lại còn nhai thuốc lá. Mỗi lần nhổ bọt không được tự nhiên lắm vì một vòng băng nhỏ đóng chung quanh mép. Hàm dưới không mở lớn được. Nước miếng đọng lại ngoài môi chảy xuống, đông cứng, và đắp thêm vào chiều dài bộ râu, bây giờ lại thêm sắc nâu của thuốc lá. Nếu hắn ngã xuống và cắm bộ râu xuống trước thì nó sẽ vỡ ra từng mảnh nhỏ. Hắn cũng không màng tới phần râu dài thêm kỳ quái. Đây là một hình phạt chung cho những người nhai thuốc ở xứ này. Hắn đi thêm vài dặm nữa qua khu rừng, vượt qua đồng cỏ khô, và xuống thấp tận dòng suối đã đóng băng. Đây là suối Henderson, có nghĩa là còn cách ngã ba đường 10 miles nữa, ở đây hắn sẽ rẽ trái và đi thẳng đến trại tập trung. Hắn lại nhìn đồng hồ, mới có 10 giờ sáng. Với tốc độ 4 miles một giờ, hắn sẽ đến ngã ba đường vào lúc 12:30. Hắn thầm nhủ mình sẽ tự thưởng mình bằng bữa ăn trưa ở đó.Con chó rạp mình xuống sát gót giày hắn, đuôi cụp lại, không hứng khởi lắm khi hắn đi trên mặt suối. Còn vết hằn rõ ràng của một xe cỡi tuyết. Tuyết mới vừa phủ lên trên hơn một gang tay. Có lẽ cả hơn tháng rồi chưa có ai băng qua dòng suối này. Hắn tiếp tục đi. Hắn không nghĩ gì thêm ngoài giờ ăn trưa ở ngã ba đường và mình sẽ tới trại vào lúc 6 giờ chiều nay. Không có ai để nói chuyện, và có nói cũng không được vì lớp băng đóng chung quanh miệng. Hắn tiếp tục nhai thuốc và bộ râu lại dài thêm ra.Thỉnh thoảng hắn cũng nghĩ tới thời tiết lạnh cóng nhưng chưa bao giờ lạnh như hôm nay. Trong lúc đi hắn đưa mu bàn tay đeo găng dày cộm chà lên gò má và mũi. Hắn thay đổi tay luôn, nhưng chỉ cần ngưng lại chút thôi thì cảm giác tê cứng lại bắt đầu. Hắn có chút hối hận vì đã không chịu tính cách nào để che gò má và mũi. Hắn thấy người ta hay quấn chung quanh mặt rồi vòng qua gáy một mảnh gì đó. Nhưng chẳng sao đâu, gò má bị tê cứng thì đau một chút rồi qua đó mà, không có gì nghiêm trọng.Mặc dầu đầu óc trống rống nhưng hắn khá tinh tế trong việc quan sát. Hắn để ý tới những động đậy trong lòng suối, những khúc quanh lượn, và đám cây làm nghẽn nước. Hắn để ý thật kỹ từng bước chân đặt xuống. Có lần hắn như con ngựa giật thót mình, rụt chân lại khi bước qua một khúc quanh. Con suối này đã đông đặc từ lâu rồi. Hắn biết vậy. Khổ nỗi thỉnh thoảng có giòng nước ấm từ hai bên bờ chảy ngầm hoạc đổ lên mặt suối. Lớp bông tuyết trắng phủ lên những hầm bẫy nguy hiểm. Hay chỉ một lớp băng mỏng chừng nửa đốt ngón tay che đi cái bẫy sập. Có khi cái bẫy gồm nhiều lớp nước rồi băng, nạn nhân có thể ngập nước tới ngang hông.Đấy là tại sao hắn hốt hoảng. Tiếng rạn nứt của băng cộng với bàn chân có vẻ như lún sâu. Bị thấm nước ở nhiệt độ này phiền phức và nguy hiểm lắm. Hay it nhất nó cũng làm chậm trể việc đi đường. Lại phải gầy lửa rồi cởi quần áo để hơ khô thân thể và mọi thứ. Hắn dừng lại, chăm chú xét bên này bên kia, rồi quyết định giòng nước phát ra từ bên phải. Hắn nép qua phía trái, dò dẫm từng bước một, mỗi bước đều đắn đo. Khi qua khúc nguy hiểm, hắn thở phào, bỏ vào miệng một nhúm thuốc nhai mới rồi tiếp tục đi. Hai tiếng đồng hố tới hắn tiếp tục gặp những hố nước như vậy nhưng đều vượt qua nhờ biết để ý tới phần tuyết bên trên. Thường khi có nước ấm ở dưới, tuyết hơi bị lún sâu. Có một lần thoát nạn trong đường tơ kẽ tóc. Cảm thấy nguy hiểm, hắn đẩy con chó đi trước. Con chó có linh cảm không tốt. Nó dùng dằng không chịu tiến lên cho tới khi hắn đẩy ép con chó về phía trước. Con chó thật nhanh lướt qua mặt băng. Bất thình lình cả thân mình chó lún xuống, con vật nhanh nhẹn leo ra khỏi vũng nước nhưng cũng bị ướt hai bàn chân trước và cặp đùi sau. Theo bản năng nó liếm liền hai đùi sau. Sau đó cắn vỡ những mảnh nước đá đóng vào giữa các ngón chân. Hắn tháo vội găng tay và giúp con vật. Mặc dầu nhanh nhẹn và không lâu hơn một phút, những ngón tay đông đá liền. Hắn vội vàng đeo găng tay lại và liên tục đập bàn tay thật mạnh vào ngực cho máu chảy tới đầu ngón tay.Vào đúng ngọ trời quang nhất. Mặt trời khuất xa ở phía nam trong chuyến du ngoạn chân mây mùa đông. Một vùng đất rộng lớn ngăn giữa chân trời và dòng suối Henderson, hắn đang đi giữa trưa nhưng lại không thấy bóng mình. Đúng 12:30 hắn đến ngã ba đường. Hài lòng với tốc độ đã qua, nếu cứ như vầy hắn sẽ gặp các bạn vào lúc 6 giờ chiều. Hắn cởi nút áo khoác và sơ mi bên trong, lấy vội gói ăn trưa. Công việc chỉ đòi hỏi một phần tư phút nhưng cũng đủ làm các ngón tay tê cóng. Hắn không mang bao tay vào vội mà chỉ đập mạnh các ngón vào bên đùi. Hắn ngồi xuống trên khúc cây phủ tuyết để ăn. Cái cảm giác đau nhói sau khi đập mạnh các ngón tay chợt tan đi làm hắn ngỡ ngàng. Hắn không có dịp để cắn vào miếng bánh. Hắn lại đập nhanh các ngón tay, bỏ một tay vô bao, tay còn lại với miếng bánh đưa vội lên miệng. Hắn tính ngoạm một miếng lớn nhưng lớp băng ngoài miệng không cho phép. Hắn quên đi mình phải nhúm lửa lên để cho tan lớp đá trước khi ăn. Hắn cười thầm tính lơ đãng của mình. Trong khi đó bàn tay để bên ngoài bắt đầu tê cóng. Cũng vậy, các ngón chân không còn cảm giác nữa khi hắn ngồi. Hắn nhúc nhích các ngón chân và không còn thấy gì.Hắn đeo vội bao tay còn lại và đứng lên. Có hơi sợ. Hắn nhảy và dậm chân cho tới khi cảm giác đau nhói trở lại đôi chân. Lạnh thật! Hắn nghĩ vậy. Như thế ông già ở Sulphur Creek đã nói thật khi kể về cái lạnh ở vùng quê. Lúc đó hắn còn cười nhạo ông ta. Đừng bao giờ có hảo tưởng rằng mình chắc chắn biết hết mọi sự! Không còn ngờ gì nữa. Thật là quá lạnh. Hắn lại chạy tới chạy lui, vung tay bên này, bên kia, cho tới khi hơi ấm trở lại cơ thể. Hắn lấy ra que diêm và bắt đầu nhúm lửa. Cạnh lùm cây chỗ mà dòng nước trước đó lúc lên cao đã không kịp kéo trôi mấy nhánh cây. Mấy nhánh này giờ đã khô, rất tốt cho việc nhúm lửa. Cẩn thận bắt đầu từ đống nhỏ, giờ hắn đã có đống lửa to cháy đều. Hắn lại gần để làm tan đi lớp băng trên mặt. Trong bầu khí mới ấm áp này hắn bắt đầu ăn. Tạm thời hơi lạnh bị xua đi. Con chó thì hài lòng thấy rõ. Nó tới gần vươn chân ra hơ ấm.Ăn xong, hắn lấy ra ống vố, ấn chặt thuốc lá và hút thuốc thoải mái. Sau đó đeo lại găng tay, chỉnh lại hai giải mũ cho phủ lên tai ngay ngắn. Hắn rẽ trái mà đi. Con chó không bằng lòng, nó còn nuối tiếc đống lửa và muốn quay lại. Gã đàn ông thật là không biết gì. Tổ tiên của hắn quá ngu đần cho nên hắn cũng mù tịt. Tất cả thế hệ trước của con chó đều biết tới cái lạnh cóng nguy hiểm và truyền lại cho nó. Một trăm lẻ bảy đưới độ đông đá là lạnh lắm và người cũng như vật không nên ra ngoài lúc này. Đây là lúc nó phải nằm gọn trong hố tuyết để đợi đám mây kia mang cái giá buốt đi. Con chó không có vẻ thân mật với gã đàn ông. Trong mối liên hệ này nó là nô lệ và gã đàn ông là chủ nhân. Nó chưa bao giờ được âu yếm vuốt ve. Cái va chạm duy nhất mà nó biết được là lằn roi da. Nó cũng nhận ra âm thanh đe dọa qua cổ họng gã đàn ông. Vì vậy nó chả cần thiết báo cho gã cái nguy cơ trước mặt. Nó chỉ muốn quay lại đống lửa để sưởi. Gã vừa huýt sáo vừa đe dọa. Con chó lại lẽo đẽo theo sau.Hắn bỏ vào mớ thuốc nhai mới và bắt đầu nối dài bộ râu. Hơi thở đóng băng thành những bụi trắng bám vào hàm ria, lông mày, và lông mi. Con suối ở đây có vẻ ít dòng nước ngầm hơn. Đã qua nửa tiếng rồi mà hắn không thấy dấu hiệu gì hết. Nhưng nó đã xảy ra! Ngay ở chỗ không có gì báo hiệu nguy hiểm. Mặt tuyết êm đềm, đều đặn có vẻ như ở dưới chắc chắn lắm. Vậy mà hắn bị lún. Không sâu lắm, chỉ tới ông quyển thôi. Hắn nhanh nhẹn thoát ra vũng nước.Hắn bực mình và văng tục. Hy vọng tới trại hôm nay lúc 6 giờ sẽ bị trễ ít nhất là một giờ. Hắn bắt buộc nhúm lửa để sưởi vớ cho khô­­–đây là mớ kiến thức tối thiểu hắn biết được. Hắn trèo lên bờ, ở dưới mấy gốc thông còn sót lại dăm nhánh củi và cành khô từ mùa nước trước. Bên cạnh còn có cỏ khô. Hắn quơ tay ngắt một nắm trải ra trên mặt tuyết. Đây là cái nền khi lửa chưa bắt mạnh, nếu không tuyết tan sẽ dập tắt lửa ngay. Hắn lấy ra mấy miếng vỏ cây khô mang theo trong người. Hắn quẹt que diêm vào mớ vỏ cây, mớ vỏ cây bắt lửa còn nhanh hơn giấy. Đặt nhúm lửa mới xuống đống cỏ và thêm vào mấy cành nhỏ nhất.Hắn cẩn thận từng chút một vì ý thức được sự nguy hiểm. Đống lửa lớn dần. Bây giờ hắn thêm vô những nhánh lớn hơn. Hắn ngồi xổm xuống tuyết, kéo thêm nhánh khô đan chum vào nhau từ gốc thông. Hắn không thể thất bại được. Ở môi trường 75 độ âm, nhúm lửa đầu tiên phải thành công bởi vì hai chân đang ướt lạnh. Nếu hai chân không ướt hắn có thể chạy nhảy để tăng nhiệt độ trong người. Nhưng với đôi chân ướt hắn biết là chỉ chạy thôi sẽ không đủ. Máu chảy sẽ không mang đủ nhiệt để ấm lại đôi chân. Đôi chân sẽ đông cứng.Hắn biết tất cả những thứ này. Lão già ở Sulphur Creek kể cho hắn nghe vào mùa thu năm trước. Bây giờ hắn mới thấm. Đôi chân bây giờ đã không còn cảm giác. Để làm việc hắn phải tháo bao tay. Đôi tay cũng bắt đầu đông cứng. Với tốc độ 4 miles một giờ, cơ thể hắn tạo đủ nhiệt cho thân và tứ chi. Nhưng chỉ dừng lại chút thôi, tim hắn bơm không đủ máu cho cơ thể. Máu trong cơ thể hắn bây giờ cũng giống như con chó kia, khi lạnh quá nó chỉ muốn thu mình lại, để mặc phần tứ chi. Hai chân đông đá nhanh hơn. Hai bàn tay đông đá nhanh hơn. Hai tai và mũi đã đông đá rồi. Cùng lúc da cũng bắt đầu đông đá.Nhưng hắn an toàn rồi. Ngón chân, ngón tay, hai gò má chỉ mới bị thôi. Ngọn lửa bây giờ bắt đầu cháy mạnh. Hắn bỏ thêm nhánh khô bằng cỡ ngón tay. Thêm một phút nữa hắn có thể bỏ vào những cây cỡ cổ tay. Sau đó hắn có thể tháo bỏ giày vớ và hơ lửa. Dĩ nhiên hắn phải thoa bóp và chà tuyết trước đó. Nhúm lửa lần này thành công rồi. Hết lo. Hắn nghĩ tới lời khuyên của lão già và mỉm cười. Ông ta còn đưa ra nguyên tắc là nếu ngoài trời dưới 50 độ thì không được đi một mình. Hắn hơi tự đắc. Ta đây cũng đi một mình dưới âm 50 độ, gặp tai nạn mà vẫn sống nhăn răng. Lão già này nói toàn chuyện đàn bà. Một người đàn ông cần giữ bình tĩnh là đủ. Hắn đã làm đúng như vậy. Hắn ngạc nhiên vì gò má và mũi đông cứng nhanh như vậy. Các ngón tay cũng vậy. Hắn cố gắng lắm mới điều khiển chúng nắm đước nhánh cây. Hắn có cảm giác chúng không còn là một phần của thân thể nữa. Để nhặt cây, hắn phải dùng mắt coi xem bàn tay đã chạm vào đâu và củi có nằm trong lòng bàn tay chưa. Những sợi dây nối từ thân mình tới bàn tay đã biến mất rồi.Tất cả không quan trọng lắm. Đã có đống lửa rồi. Ngọn lửa mạnh mẽ nổ dòn hứa hẹn nguồn sống theo ánh sáng đong đưa. Hắn bắt đầu tháo giày. Một lớp băng phủ bên ngoài. Đôi vớ dày cứng như hai cùm sắt. Sợi dây giày không khác cọng thép quấn ngoằn ngoèo như mới được lấy ra trong biển lửa. Hắn dùng đôi tay vụng về cố gắng cởi ra nhưng khó quá. Thật là khờ! Hắn với tay lấy con dao găm.Nhưng trước khi hắn kịp cắt dây giày thì một việc không may xảy ra. Đây là một sơ suất, không phải­–một lỗi lầm thì đúng hơn. Đáng lẽ hắn không được nhúm lửa dưới tàng cây thông, hắn phải làm ở ngoài kia mới đúng. Có lẽ đống lửa gần gốc thông dễ dàng hơn cho hắn lấy củi, chỉ với tay là được. Hắn không để ý tới mấy đống tuyết đọng trên ngọn cao. Cả mấy tuần nay gió lặng. Mấy ụ tuyết càng ngày càng lớn, nằm chênh vênh. Mỗi lần hắn chạm vào gốc thông thì ụ tuyết cảm nhận liền sự giao động. Tất cả không lớn lắm, mặc dầu theo hắn nghĩ, nhưng vừa đủ để cái hình nón trên cao nhất đổ ngược xuống. Thế rồi cái này đè chồng lên cái kia. Không gì báo động, một cảnh tuyết đổ nho nhỏ đè xuống hắn và nhúm lửa. Lửa tắt ngúm, chỉ còn thấy một đống tuyết mới đè lên ngay chỗ đống lửa vừa cháy.Hắn kinh hoàng như vừa nghe bản án tử hình. Hắn ngẩn ngơ ngó về phía đống lửa. Sau đó hắn lại nghĩ tới lão già ở Sulphur Creek. Nếu ngay lúc này có một người đồng hành thì chắc chắn an toàn rồi. Người bạn có thể thay hắn làm lại. Hắn bắt buộc phải làm lại từ đầu. Lần thứ hai này không thể thất bại. Hắn biết chắc chắn cho dù thành công lần này hắn sẽ mất đi mấy ngón chân. Cả đôi chân giờ đã đông cứng. Phải thêm một lúc nữa mới có lửa.Mặc dầu suy nghĩ lung tung nhưng hắn không ngồi yên. Hắn loay hoay luôn. Trước hết cần làm cái nền xa tàng cây. Rồi mớ cỏ khô và cành nhỏ. Hắn không dùng các ngón tay được nữa. Hắn gom lại vụng về bằng đôi tay mất cảm giác. Làm như vậy thì hắn không loại ra ngoài được những cành ẩm mốc và rong rêu, không tốt cho việc gầy lửa. Nhưng cũng không còn cách nào hơn. Đây là cố gắng tốt nhất rồi. Hắn làm việc rất có phương pháp, lại cố gắng nhặt thêm những cành lớn để thêm vô khi lửa cháy lớn hơn. Con chó ngồi nhìn hắn, cái háo hức nào đó trong đôi mắt. Nó trông đợi người đàn ông tạo ra lửa, có lẽ chậm chút thôi.Khi tất cả đã sẵn sàng, người đàn ông đút tay vô túi áo cố lôi ra miếng vỏ cây. Hắn biết miếng vỏ cây nằm trong đó nhưng không có cảm giác gì khi động vào. Hắn nghe theo tiếng lạo xạo mà mần mò. Hắn không thể nào dùng các ngón tay để bấu vào. Cùng lúc đó hắn cũng ý thức được rằng đôi chân hắn đang chết cứng dần. Có chút hoảng sợ, nhưng hắn lấy lại bình tĩnh. Hắn dùng răng để đeo lại đôi bao tay. Đập mạnh đôi tay vào bên hông trong lúc ngồi, rồi lại đứng. Con chó ngồi trên tuyết. Cái đuôi lông xù có vẻ ấm áp quấn vào đôi bàn chân trước. Hai tai nó nhọn, vểnh lên, hướng về phía người đàn ông. Nó đang nhìn người đàn ông. Trong khi đó người đàn ông tiếp tục đập mạnh tay mình vào người. Hắn ganh tị với con thú được ấm áp trong cái áo khoác thiên nhiên.Một lúc sau cảm giác tê nhói từ từ trở lại. Mới đầu còn nhẹ. Rồi đau buốt lên. Nhưng hắn cảm thấy hài lòng vì cảm giác bắt đàu trở lại. Hắn vội tuột bao tay ra khỏi tay phải và lục nhanh miêng vỏ cây. Các ngón tay lại mất cảm giác trở lại. Hắn lại mang ra một mớ que diêm. Các ngón tay không còn khả năng nắm vào que diêm. Các que diêm rơi vung vãi trên mặt tuyết. Các ngón tay chết kia không đụng được hay nắm được. Hắn cố mãi nhưng không được. Hắn cố xuôi đuổi ý tưởng đôi chân, gò má, mũi sẽ bị đông cứng, bây giơ phải tập trung hết vào mớ que diêm. Hắn dùng mắt nhìn kỹ các ngón tay, khi thấy các ngón tay chạm vào mấy que diêm, hắn thu hết ý chí bắt các ngón tay khép lại nhưng chúng không chịu vâng lời. Hắn nhét bàn tay phải vào bao tay, đập mạnh nó vào đầu gối. Rồi với cả hai tay giờ đã chết cứng, hắn vốc lên cả que diêm lẫn tuyết đặt lên đùi. Cuối cùng cũng chả giúp được gì hơn. Loay hoay mãi hắn cũng dùng cườm tay gắp được mấy que diêm đưa lên miệng. Mở miệng nhanh quá làm lớp băng đóng chung quanh miệng vỡ xuống. Hắn kéo hàm dưới vô trong, dùng hàm răng trên thay ngón tay để chọn. Cuối cùng hắn cũng nhặt được một que và để rơi trên đùi. Nhưng cũng không gì khá hơn vì hai tay đã hoàn toàn vô dụng. Hắn lại nghĩ ra cách cắn que diêm và quẹt vào đùi. Phải tới lần thứ hai mươi que diêm mới bén lửa. Hắn lần mò mang lửa tới miếng vỏ cây. Mùi khói lưu huỳnh lọt thẳng vô lỗ mũi và hắn ho rũ rượi. Que diêm rớt xuống tuyết tắt ngấm.Lão già ở Sulphur Creek nói đúng quá đi chớ. Thật vậy, dưới 50 độ âm phải có bạn đồng hành. Hắn đập mạnh hai tay nhưng không còn chút cảm giác nào hết. Đột nhiên hắn dùng răng tháo cả hai bao tay ra. Lấy cườm tay hốt lên được một mớ. Bây giờ hắn đang lấy sức của hai cánh tay để ép hai bàn tay vô tri vào. Hắn quẹt cả đống que diêm vào đùi. Lửa bừng lên. Không có gió. Hắn nghiêng đầu qua một bên để khỏi hít khói và vụng về bưng cả khối lửa qua đống vỏ cây. Trong lúc di chuyển hắn cảm thấy được chính da thịt hắn đang cháy. Mùi thịt cháy hắn cũng ngửi được. Cái cảm giác đau lan dần. Hắn cố chịu thêm. Ép đống que diêm đang cháy gần vào mớ vỏ cây lì lợm chưa chịu bén lửa. Hai bàn tay hầu hết chịu sức nóng của lửa.

Cuối cùng không chịu được nữa, hắn buông hai tay ra. Vài que diêm còn cháy rớt vung vãi trên tuyết, kêu xì xì mấy tiếng rồi tắt ngúm. Nhưng may quá, vỏ cây đã bén lửa. Hắn bắt đầu bỏ thêm cỏ khô và mấy nhánh cây nhỏ. Mấy ngón tay vô dụng rồi, hắn phải lấy hai bàn tay hốt củi. Hắn dùng răng cắn bỏ đi rong rêu và cành ướt. Hắn đang cố nâng niu nhúm lửa nhưng lại rất vụng về. Lửa là sự sống. Lửa không thể nào tắt được. Máu đang dần rút vào trung tâm cơ thể, tay chân hắn bắt đầu run nhanh và không cách nào điêu khiển được. Có một mảng rêu xanh rớt đè lên đống lửa. Hắn tính khều miếng rêu ra ngoài nhưng tay hắn run quá, không khéo, lại hất tung một mớ cỏ và nhánh cây ra ngoài. Ngọn lửa tự nó không còn tiếp tục được nữa. Hắn hốt hoảng gom lại. Hắn cố gắng tột bực nhưng tay run quá và không còn chịu sự sai khiến của hắn nữa rồi. Vài nhánh văng trên tuyết còn chút lửa, bùng lên mấy sợi khói rồi tắt hẳn. Hắn thẫn thờ nhìn bản thân rồi lại nhìn con chó. Bên kia đống lửa tàn con chó đứng ngồi không yên. Nó nhấc chân này, bỏ xuống rồi lại nhấc chân kia, trườn mình tới trước rồi lại co lại, nó vẫn đinh ninh và háo hức sẽ có lửa.Hình ảnh con chó trước mặt làm cho hắn có một ý nghĩ táo bạo. Hắn có nghe được một câu chuyện, có người trong cơn bão tuyết đã giết một con bò rồi chui vào trong cái xác mà nằm, và người đó sống sót. Hắn có thể giết con chó, mổ bụng rồi bỏ đôi tay vào trong xác con thú. Khi hết tê cứng hắn sẽ gầy lại đống lửa. Hắn gọi con chó lại. Trong tiếng nói có cài gì đó làm nó rờn rợn. Lần đầu tiên nó nghe được âm thanh khác lạ từ gã đàn ông. Nó ngờ được điều nguy hiểm nhưng lại không biết chắc. Đầu óc nhỏ bé con vật dâng lên sự sợ hãi. Nó cụp đôi tai xuống khi nghe tiếng người đàn ông. Nó loay hoay, chồm lên, hạ xuống, hai chân trước thay phiên nhau lên xuống, nhưng cũng không chịu lại gần hơn. Hắn quỳ xuống và bằng hai tay và đầu gối lết lại con chó. Con chó nghi ngờ hắn trong tư thế này, nó lùi dần.Người đàn ông ngồi lên, lấy lại bình tĩnh. Hắn dùng răng xỏ lại bao tay, đứng thẳng người lên. Hắn cúi xuống coi mình đã đứng được vì cảm giác đôi chân chạm vào đất không còn nữa. Trong thế đứng thẳng này con chó bớt đi sự nghi ngờ. Hắn nói với giọng uy nghiêm kèm theo lời hăm dọa sẽ quất roi. Con chó theo phản ứng hằng ngày lại gần hắn. Khi con thú đến vừa tầm tay thì hắn cũng chẳng còn điều khiển được đôi bàn tay. Hai cánh tay vươn ra với đôi bàn tay đã cứng đơ. Hắn không còn co giãn được các ngón tay, không thể nắm chặt được bàn tay, mất hết cảm giác rồi. Trong khoảnh khắc hắn quên mất là hai bàn tay đã đông cứng rồi, và cái tê cứng tiếp tục lan dần lên cánh tay. Hắn chồm vội ôm con chó vào lòng. Hắn ngồi xuông mặt tuyết và trong tư thế này cứ vậy ôm cứng con chó. Con vật kêu thành tiếng và vùng vẫy.Nhưng hắn cũng chỉ làm được tới đó thôi­–là ôm sát con chó trong lòng. Hắn biết rằng hắn không có khả năng giết được con chó. Không thể nào đươc! Đôi bàn tay vô dụng kia không rút được con dao, không nắm được con dao, chứ đừng nói tới đâm chết con vật. Hắn đành thả con chó ra. Con chó vội vàng nhảy xa hắn, cái đuôi cụp xuống và cuốn vào chân sau. Nó dừng lại ở khoảng cách 40 bộ và quan sát gã đàn ông, đôi tai tò mò vểnh lên chỉ về phía người đàn ông. Hắn cúi xuống coi lại đôi tay giờ đang ở đâu. Hắn nhận ra một điều lạ là phải dùng mắt để tìm. Hắn vung cánh tay ra trước ra sau, đập đôi tay lien tục thật mạnh vào bên hông. Hắn làm như vậy được 5 phút, cơ thể ấm lên, đã bớt run. Nhưng cảm giác từ đôi tay không còn nữa. Hắn có cảm tưởng hai cánh tay đang đeo hai khối nặng. Hắn dẹp bỏ tư tưởng ấy đi nhưng vẫn không mang lại cảm giác của hai bàn tay.Môt nỗi sợ chết rõ ràng, cái chết lãng nhách nhưng không cưỡng lại được sẽ đến. Sự sợ sệt nhanh chóng trở nên bi thương khi hắn không còn phải đối đầu với cái lạnh đông cứng nữa mà coi đây là vấn đề sống chết. Cái sống bây giờ mong manh quá. Hắn bắt đầu hoảng sợ và chạy nhanh trên tuyết. Con chó chạy theo bên cạnh hắn. Hắn chạy như kẻ mù, không định hướng, lởn vởn trong đầu cái sợ mà cả cuộc đời từ trước tới giờ hắn chưa từng biết. Uể oải, hắn di chuyển trong tuyết như cái cày bị cản. Hắn từ từ nhìn thấy lại sự vật chung quanh: hai bờ suối, mấy khúc cây cũ đông đứng lại giữa giòng, có cây liễu trơ lá, và bầu trời. Chạy như vậy làm cho hắn hơi dễ chịu. Hắn không còn run nữa. Hay là nếu chạy tiếp đôi chân sẽ ấm trở lại, cũng có thể hắn chạy thẳng đến khu trại và gặp lại bạn bè. Chắc chắn hắn sẽ mất đi mấy ngón tay, vài ngón chân, và một phần mặt, nhưng lũ bạn kia sẽ cứu sống những phần còn lại. Và cùng lúc, một suy nghĩ khác trong đầu­–hắn sẽ chẳng bao giờ chạy đến được trại và đám bạn. Đường còn quá xa! Chưa đến nơi hắn đã biến thành khối băng rồi. Ý nghĩ này nằm sâu trong tâm tư. Hắn phủ nhận nó nhưng thỉnh thoảng nó lại trồi lên. Hắn xua đi tư tưởng tiêu cực này và cố nghĩ tới những cái khác.Hắn nhận ra một điều kỳ quái. Đôi chân đông cứng kia lấy đi cái cảm giác đụng vào đất. Hắn chạy mà thấy như đang lướt trên mặt tuyết. Có lần hắn thấy hình thần Mercury có đôi cánh gắn vào chân. Hắn tự hỏi không biết ông thần Mercury khi bay có giống như mình đang lướt đi không?Giả thuyết cho rằng hắn sẽ chạy tới khu trại khó thực hành được vì không đủ sức. Hắn vấp ngã vài lần, run rẩy đứng lên, rồi lại gục xuống. Hắn cố vươn lên nhưng không được. Hắn phải ngồi xuống nghỉ. Hắn lại tự nhủ lần tới sẽ đi thôi chứ không chạy. Trong lúc ngồi lấy sức hắn cảm thấy một luồng hơi ấm dễ chịu. Hắn thôi run. Hơi ấm có vẻ lan ra cả ngực và bụng. Hắn thử rờ mặt và mũi nhưng vẫn không thấy gì. Chạy cũng không thể nào làm tan đá trên măt, và cả tay chân. Hặn nhận ra sự kết tinh đang đang lan dần trên thân thể. Hắn nén xuống ý nghĩ vừa rồi. Quên nó đi. Hãy nghĩ tới cái khác. Ý nghĩ đó gây hoảng sợ. Nó lại xuất hiện, lẩn quẩn trong đầu rồi nằm lỳ ở đó. Trong đầu hắn chợt hiện ra một thân thể đông cứng. Không thể nào được! Hắn vùng chạy. Khi chậm lại ở mức đi bộ, nghĩ đến cái xác cứng đơ, hắn chạy tiếp.Con chó vẫn theo sát chân hắn. Khi hắn ngã xuống thêm lần nữa, con vật chạy tới trước mặt hắn, ngồi xuống lấy cái đuôi quấn vào hai bàn chân trước, và nhìn hắn chăm chú. Cái vẻ ấm áp và an toàn của con vật làm hắn tức giận. Hắn chửi rủa con vật cho tới khi hai cái tai nó cụp xuống chịu thua. Lúc này cơn run tới nhanh hơn. Hắn đang thua trận với cơn đông cứng. Cái lạnh thấm vào thân thể từ mọi phía. Cảm giác này bắt hắn chạy nữa. Chưa được 100 feet, hắn chao qua, chao lại rồi chúi đầu xuống mặt tuyết. Đây là lần cuối cùng hắn hoảng sợ. Hắn lấy lại hơi, ngồi thẳng lên, tự nhủ có chết cũng phải chết cho đàng hoàng. Trước khi nghĩ được như vậy, hắn thấy mình đúng là thằng ngu, chạy lung tung như con gà cụt đầu–hắn tự so sánh như vậy. Thật ra đằng nào mình cũng sẽ chết cóng, hãy ra đi cho có tư cách hơn. Trong trạng thái trầm ổn này hắn cảm thấy buồn ngủ. Hay quá, chết trong giấc ngủ! Chắc cũng như uống thuốc ngủ vậy mà. Chết cóng không rùng rợn như người ta tưởng. Có những cái chết còn ghê gớm hơn.Hắn tưởng tượng ra đám bạn sẽ tìm thấy xác hắn ngày mai. Bỗng nhiên hắn thấy chính mình cũng trong nhóm người đang kiếm xác. Hắn nhìn thấy chính xác mình trên tuyết. Hắn không còn thuộc về cái xác kia nữa, được thoát ra hẳn rồi, và đang cùng đoàn người nhìn xuống. Vậy mà vẫn còn lạnh! Khi trở về nhà hắn sẽ kể cho người ta nghe về cái lạnh ghê hồn ở xứ này. Hắn thấy mình bay về chỗ lão gìa ở Sulphur Creek. Ông ta rõ ràng đang ấm áp, thoải mái, và đang hút ống vố.“Ông đúng rồi, bạn già. Ông đúng rồi.” Trên môi hắn mấp máy câu nói với lão già.Gã đàn ông đi vào giấc ngủ êm đềm, có lẽ êm đềm nhất từ xưa đến giờ. Con chó vẫn ở trước mặt hắn và đợi chờ. Một ngày ngắn sắp hết, chiều trời mờ chầm chậm. Không có gì báo hiệu sẽ có lửa, thêm nữa, con vật chưa bao giờ thấy người ngồi trên tuyết kiểu này mà có lửa. Trời tối dần, ý tưởng thèm lửa thôi thúc con vật. Nó nhổm dậy, khều khều hai chân trước, rên nho nhỏ, và chờ đợi mấy câu chửi rủa thường ngày từ gã đàn ông nhưng người đàn ông vẫn im lìm. Một lúc sau con chó kêu to hơn. Thêm một lúc nữa con vật mon men đến gần gã đàn ông. Nó đánh hơi được mùi chết. Lông cổ con vật dựng đứng lên. Nó lùi ra xa. Mấy phút sau con vật rú lên. Tiếng rú kéo dài dưới trời lạnh cóng, có nhiều vì sao sáng đang nhảy múa. Sau đó con vật trở lại lối mòn, nhắm hướng khu trại mà chạy, ở đó nó biết chắc sẽ có người cho nó ăn và tạo ra lửa.TẠO ÂN(Một ngày lạnh vào mùa đông 2013)

______________________________________________www.PENVietnam.org www.facebook.com/vanbutvietnamhaingoai

phổ biến sáng tác của hội viên VBVNHN. publicizes members’ creative works.

Truyện ngắn: Bố Muốn Về Nhà – Short Story : I Want To Go Home Author: Nguyễn Thị Thanh Dương Translator: Nguyễn Dương

Bố muốn về Nguyễn Thị Thanh Dương Ông Đê mở mắt thức dậy sau giấc ngủ trưa, hôm nay là thứ mấy và bây giờ là mấy giờ ông cũng không biết. Ở đây ngày nào cũng như ngày nào, ông là người già trí óc lúc nhớ lúc quên bên cạnh những người già khác, bệnh hoạn, lú lẩn, thì ngày tháng có nghĩa gì đâu. Ông ngồi dậy nhìn sang giường bên cạnh ông Mỹ già đã thức từ lúc nào. Ông Đê thản nhiên hỏi bằng tiếng Việt Nam: – Ông ngủ trưa có ngon không? Ông Mỹ vốn mất trí nhớ khá nặng lại không hiểu tiếng Việt nên cũng thản nhiên và ngu ngơ đáp lại dĩ nhiên là bằng tiếng Mỹ: – Ông muốn đi ăn bữa chiều không, ông đói bụng chưa ? Hai ông già chung phòng trong nursing home vẫn nói chuyện với nhau trời ơi đất hỡi chẳng ai hiểu ai như thế. Cả hai đều vui vẻ y như vừa xong một cuộc trò chuyện tâm đầu ý hợp.. Ông Đê tìm chiếc gậy để đi ra ngoài, chiếc gậy này con gái ông mua 20 đồng trong cửa tiệm bán dụng cụ, đồ dùng y khoa cho người già, có thể điều chỉnh cao thấp tùy ý và đầu gậy có bọc cao su khó trơn trượt để cho ông nương tựa. Ông Đê lúc nào cũng hướng về phía cổng nursing home dù ông biết là cánh cửa đã khóa cùng với người nhân viên ngồi canh cổng, không bao giờ ông có thể đi ra ngoài, nhưng ông được nhìn qua tấm cửa kính cảnh vật bên ngoài, ở nơi nào đó ông đã từng có một mái nhà. Thẫn thờ đứng rất lâu nhìn ra ngoài ông Đê lại dò dẫm chống gậy bước về phòng, đi qua phòng khách hay các hành lang ông thấy vài người già như ông, mỗi người một vẻ, một kiểu, lặng lẽ ngồi gục đầu trong xe lăn, hay lò dò từng bước đi walker. Về chiếc giường của mình ông Đê lại nằm xuống, mắt mở thao láo, ông rất hồi hộp lo lắng sợ mình ngủ quên mấy đứa nhân viên bất ngờ đến dựng ông dậy để đưa ông …xuống phòng tắm hay phòng ăn dù ông đang say sưa ngủ đến đâu, dù ông không muốn tắm, dù ông chẳng muốn ăn, nhưng chúng nó làmviệc ăn lương cứ đúng giờ là làm nhiệm vụ. * * * Sáng hôm sau con gái ông đến, ông mừng rỡ túm lấy áo con nài nỉ: – Con ơi…đưa bố về nhà đi. Con gái an ủi: Thì con đến đón bố về thăm nhà chơi với con cháu đây. Ông kể lể và khóc, không biết vì mừng vui hay vì tủi thân, nhưng giọng điệu ông tỉnh táo hẳn ra: Bố thèm món ăn Việt Nam, thịt kho, cá kho, rau luộc chấm với nước mắm…bố thèm nhiều thứ lắm. Con gái nhắc nhở: – Con biết rồi. Bố nhớ mang hai hàm răng giả vào để ăn cơm cho ngon miệng. Về nhà con sẽ làm thịt ba rọi luộc chấm với nước mắm như ngày xưa bố từng nhắm rượu.. – Thế hả con… mẹ mày làm cho bố chén nước mắm dằm tỏi ới đậm đà ngon lắm. Những ngày ấy đã qua lâu rồi. Vợ ông mất cả chục năm nay, vậy mà mỗi lần nhắc lại ông đều tưởng như mới ngày hôm qua, hôm kia.. Bà mất, căn phòng housing trợ giúp thuê ở apartment chỉ còn lại một mình ông tiếp tục sống, một mình tuy buồn nhưng ông thảnh thơi tự do như ý . Ông đi bộ ra chợ Việt Nam ở bên kia đường, thích ăn gì thì mua về nấu. Ông vẫn nhớ món thịt ba rọi luộc chấm nước mắm của vợ mà ông dù có làm cũng không ngon bằng bà làm. Nhà con gái ở gần, cách 10 phút lái xe, vẫn thường đến thăm và phụ giúp ông nhiều việc vặt như nấu nướng, giặt giũ hay dọn dẹp nhà cửa cho đến khi con gái ông nhất quyết bắt ông phải dọn vào ở trong nursing home này. Ông Đê năm nay vừa đúng 90 tuổi, về thể chất ông “khỏe mạnh” so với tuổi, không bệnh hoạn ngặt nghèo, chỉ có tội chân tay run rẩy yếu ớt nhưng ông vẫn đi đứng được, về tinh thần ông nửa nọ nửa kia, lúc tỉnh nói năng bình thường, lúc lú lẩn nói không đâu vào đâu, chẳng nhận thức gì cả. Ông không thể tự chăm sóc bản thân được nữa. Con gái ông đã suy nghĩ tính toán cặn kẽ, nhà chị có 4 phòng đã đủ cho 4 người, hai vợ chồng và hai đứa con. Vợ chồng chị đều đi làm, hai đứa con đi học, không thể mang bố già về ở chung, lấy ai chăm sóc? Với lại chị quan niệm để bố trong nursing home còn có y tá theo dõi tình trạng sức khỏe, ăn uống hợp lý cho tình trạng từng người. Thỉnh thoảng chị ghé thăm bố như ngày hôm nay. Ông Đê hớn hở chống gậy lê bước theo con gái ra xe, như một đứa bé vui mừng náo nức sắp được mẹ chở đi chơi công viên. Con cháu vui vẻ đón ông về nhà, hai đứa cháu ngoại từng được ông bà chăm sóc đón đưa từ lúc lọt lòng đến khi đi học nay đã lớn phổng phao, đứa 15 đứa 17. Thỉnh thoảng ông vẫn lú lẩn hỏi chúng là…con cái nhà ai. Cũng may lúc tỉnh ông vẫn nhớ ra và nói tên từng đứa. Con gái thu xếp cho ông một phòng vì ông sẽ ở nhà hai ngày cuối tuần Bữa cơm đầu tiên về nhà đã được dọn ra, có bát đũa sạch đẹp, có napkin , có mảnh báo trải sẵn, có chai bia lạnh mới lấy trong tủ lạnh ra và có món ông ưa thích là canh mồng tơi nấu tôm khô giã nhỏ, có thịt ba rọi luộc thái mỏng chấm nước mắm nguyên chất dằm tỏi ớt. Con gái chỉ mảnh báo dặn dò: Bố nhai gì không được thì nhả ra để vào tờ báo này, đừng vứt xuống sàn nhà sinh ra kiến dán đấy. Còn napkin này bố lau tay. Lúc bố còn ở apartment, phòng ăn, góc bếp đầy dán, chúng tự do sinh sôi nẩy nở chẳng thuốc nào tiêu diệt nổi dù chị đã thay đổi mua nhiều loại thuốc diệt dán khác nhau… Tuy dặn dò kỹ lưỡng thế chị vẫn…ngồi canh chừng kẻo bố trí óc lãng đãng hoặc quen tay vứt thẳng rác xuống sàn nhà như bấy lâu nay . Ăn cơm xong ông tráng miệng miếng bánh đậu xanh Bảo Hiên Rồng Vàng. Từ đầu đến cuối toàn là những món mà ông ưa thích. Con gái ông ngồi tiếp thức ăn cho bố. Chị kiên nhẫn ngồi đợi ông ăn đến miếng cuối cùng. Khi ông vừa ăn xong thì chị đã nhanh nhẩu: – Bố ra chỗ sink kia rửa tay xúc miệng. Đích thân con gái rửa tay và đưa nước ấm cho bố xúc miệng, chị nhắc nhở từng chút một: Bố rửa tay xà bông xong tháo răng giả ra xúc miệng vài lần cho sạch sẽ. Chị rửa sạch bộ răng giả cho bố và ngâm vào hộp nước. Khi ông Đê vào restroom vừa ra thì tức khắc con gái… chạy bay vào để lau chùi, chị biết chắc thế nào bố đi tiểu cũng vương vãi ra sàn nhà như chị từng thấy khi bố ở apartment trước kia, nếu không lau sạch mùi khai sẽ bốc lên và người khác dẫm vào là bôi bẩn ra cả nhà. Buổi tối con gái trải sẵn giường gối cho bố, đưa tận tay bố chiếc remote control ti vi và chỉ dẫn: – Đây là các đài ti vi Việt Nam. Bố tha hồ mở xem khi nào muốn ngủ thì tắt đi. Chúc bố ngủ ngon nhá. Ông nằm đắp chăn xem ti vi ngoan ngoãn như một đứa trẻ Chị yên chí ra ngoài và làm việc của mình, đến khuya chị sắp sửa vào phòng ngủ của mình thì bắt gặp bố già vừa lẻn vào bếp xong vội vã trở về phòng ngủ, chị ngạc nhiên…dí theo bắt gặp bố đang bóc thanh bánh đậu xanh Bảo Hiên Rồng Vàng bỏ vào miệng ăn ngon lành như người đang đói khát. Chị dãy nãy lên: Trời ơi, nửa đêm bố còn mang bánh ngọt vào phòng ngủ để ăn, sẽ sinh ra dán kiến bố biết chưa? Với lại bố đã xúc miệng rửa tay rồi, bây giờ phải…làm lại tất cả. Ông trở thành lú lẩn cáu kỉnh: – Thôi, thôi, để cho tao yên, tao đi ngủ đây. Và ông nhất định từ chối rửa tay xúc miệng, nằm trùm chăn phản đối con gái tới cùng. Ông đã chiến thắng. Suốt hai ngày cuối tuần con gái quá căng thẳng vì cứ phải liếc mắt để ý từng hành động của bố, ông làm gì cũng vương vãi rơi đổ không canh chừng sao được, chưa kể phải trả lời hàng chục lần các câu hỏi của bố giống như nhau mà mỗi lần hỏi xong ông lại quên và…hỏi nữa. Vất vả nhất là bắt bố vào phòng tắm, bố không chịu để con cái tắm giùm, bố tự ái tao còn tay còn chân không phải nhờ đứa nào. Chị đã pha sẵn thùng nước ấm, xà bông gội đầu, xà bông tắm để gần kề, một chiếc ghế con cho bố ngồi tắm, khăn áo mới sạch sẽ để bố thay… Vậy mà 10 phút sau bố tinh tươm quần áo mới ra khỏi phòng tắm và khoe rằng bố đã …lau chùi mình mẩy đủ sạch rồi, khỏi cần tắm rửa làm gì…tốn nước. Không biết bố “lau chùi” kiểu nào mà thùng nước ấm còn nguyên. Chị lại chịu thua như tối qua đã thua bố khi ông không chịu rửa tay sau khi ăn bánh trong phòng ngủ. Chỉ có nhân viên trong nursing home làm việc thẳng thừng may ra bố mới chịu nghe. Với lại bố không biết tiếng để nói năng cãi cọ với họ được. Con gái đang soạn đồ cho bố trở lại nursing home thì ông chống gậy ra ngoài sân từ lúc nào, chị vội vã đi tìm thì thấy ông đang đi mãi phía xa, chị chạy lại cầm tay bố: – Bố đi đâu thế, làm con hết hồn tưởng bố đi lạc… Giọng ông dõng dạc: – Về nhà. Con gái dỗ ngọt: – Đúng rồi, con đang chuẩn bị đưa bố trở về nhà, về nursing home của bố . Ông tỉnh táo hơn bao giờ, tuôn ra một tràng… thống khổ: – Bố không về nhà của con đây, không về nursing home kia. Bố về nhà của bố, về căn nhà housing ở apartment, nơi ấy bố được quyền sống theo ý bố. Ở nursing home là một nhà tù, họ khóa cửa, có người canh cổng. Buổi trưa bố đang ngủ, họ giở thốc tấm chăn lên một cách phũ phàng để bắt bố đi tắm cho bằng được. Bố chưa đói nhưng tới giờ ăn cũng bị đưa xuống phòng ăn cho bằng được. Họ không cần biết cảm xúc bố ra sao, họ cho gì ăn nấy, bố không có quyền đòi hỏi thứ mình muốn. Hỏi, đời còn gì vui? Về nhà con chơi lại là nhà tù thứ hai, tuy con cháu thương yêu chăm sóc nhưng bố cảm thấy luôn bị theo dõi rình rập, nhất cử nhất động của bố đều bị con cháu bám theo, chỉ huy bố từng ly từng tí chỉ để giữ gìn sạch sẽ cái nhà này. Hỏi, đời còn gì là hai chữ tự do? Nói xong ông bật khóc như đứa trẻ, là lúc trí óc ông lẩn thẩn ngu ngơ mà vẫn khẳng định: – Để bố về nhà… về nhà của bố… Nguyễn Thị Thanh Dương (Father’s day 2020)

I WANT TO GO HOME- author Nguyễn Thị Thanh Dương- Translator: Nguyễn Dương Mr. Dan opens his eyes after a nap lunch, not knowing the date or the time. Here, day after day, every day is the same. He is an old man who no longer remembers. Living with other elderly people who are sick or demented, the day of the week no longer matters. He recognizes his old roommate who had been awake since who knows when. Mr. Dan nonchalantly asks him in Vietnamese: Did you have a good nap? His American roommate, who is also demented, answers calmly in English: Do you want to eat dinner now? Are you hungry? These two old folks living in a nursing home room are conversing without any mutual understanding. Both are happy just to be talking to someone. Mr. Dan looks for a cane to go outside. His dutiful daughter bought the cane at a medical supply store. The height of the cane is adjustable. The end is covered by a rubber cap to keep him from slipping when he uses it for support. He is like his daughter’s dog who sits on a chair looking through the window watching for her return. Mr. Dan always looks in the direction of the nursing home gate, resigning himself that the door will be always locked with an attendant sitting by the door. He never can walk outside but he can see through the door the landscape beyond where once long ago he had a home of his own. After standing for a long time, contemplating life outside, he nonchalantly walks in small steps back to his bedroom. Passing by the lounge or the hall he sees other old folks like him, each one in a different pose, either sitting down, sitting in a wheelchair, or walking slowly with a walker — all looking dejected. Back to his bed, he lies down, eyes wide open, anxious, even fearful of sleeping because he will be awakened by a nursing assistant who will tell him to shower or go to the dinner room, even if he does not want to take a shower or to eat. These assistants perform their duties on schedule with military precision. At night, when he cannot sleep, he gets out of his bed and wanders in the hallway aimlessly into a ghostly environment of dead silence until he is chased back to his bed by the on call nursing staff. The next morning, his daughter arrives to visit. He is so happy as he clings to her sleeves and pleads: “My daughter take me home”. The daughter comforts him:”Yes, I am going to take you home to see your grandchildren.” Mr. Dan replies between tears, feeling miserable, but his voice is now alert: “I crave Vietnamese food, spring rolls with cooked shrimps, shoulder pork with rice noodles dipped in a honey peanut sauce sprinkled with hot pepper or the rice noodle duck soup with bamboo shoots”. His daughter reminds him:”I know, you will remember to bring your dentures with you so you can taste your foods.” “At home, I will boil the pork belly so you can dip in the fish sauce like the old days when you wolfed it down with wine”. “Oh, I remember, your mom mixed the sauce with garlic and hot pepper which was so delicious.” Those days are now long gone. His wife passed away more than ten years ago, but he always recites this like it just happened yesterday. When his wife passed away, he lived alone in the house that he had bought a long time ago. Despite living alone he had the freedom to do things as he liked. He could drive to the Vietnamese market close by to buy food he likes and cook for himself. He still remembers the boiled pork belly which he dipped into the fish sauce that he prepared but which was not as good as when his wife mixed the sauce. His daughter’s home was just ten minutes far away by car, so she regularly came to visit him and helped him sometimes for his cooking, his laundry or cleaning his house, until the time that she insisted that he move into this nursing home. Mr. Dan is now 90 year old. Generally speaking, he is “healthy” given his age with, no chronic health conditions requiring around the clock care. Although weak in the limbs, he still manages to walk by himself, naturally with a cane. Mentally, he is “half and half”, sometimes very lucid, conversing normally, sometimes incoherent, not knowing what is going on. He can no longer live independently. His daughter had thought about it for a long time. She only has 4 bedrooms for a family of four: her husband and her two children. She and her husband both work, their 2 teenaged children are in school, She cannot afford to let him stay at her home since there is nobody there to care for him. In a nursing home there is a staff which can watch him and provide medical care, not to mention meals. Now and then, she visits her father like today.

Mr. Dan is so happy to follow her, walking slowly as he pulls his body along with his cane. He is like a young exuberant child going to an amusement park. His grandchildren will be happy to see him. He had taken care of them since their birth till their teenage years. They are kind to him even though his presence will upend their weekend schedule. Sometimes he asks if these children are from which family. Luckily he sometimes he remembers their names as well. Generally he cannot understand their chatter due to generational and cultural differences. They play piano, create sketches and shows for him, but he cannot understand their language or melodies. He thinks it all sounds like “rap.” When they call, telephone conversations are limited to perfunctory questions. What do you eat today? How is the weather? Are you feeling OK? What TV shows are you watching? They are generally flat and repetitive. Face time and Zoom are not much better. His daughter has now arranged for him to stay in one room in their house for the two weekend days. The first dinner is served with clean pretty bowls, chopsticks, napkins, and dinner mats. A cold beer just out of the refrigerator, duck soup with young bamboo shoots, and cooked pork belly accompanied with a fish sauce mixed with garlic and hot pepper are waiting for him. His daughter reminds him: “When you chew the food, please remember to spit on the dinner mat, do not drop it on the floor because the food will attract ants and cockroaches. And please wipe your hands with this napkin.” She remembers that when he lived alone in his house, his dining room was full of cockroaches. They multiplied so rapidly that no insecticide could eradicate them. Even with her detailed instructions, she still has to watch him carefully because of his mental condition and habit of dropping food on the floor now and then. Finishing dinner, he is offered the mung bean cake that he loves so much. From the beginning of the dinner to the end, all the dishes have been his favorites. His daughter now has lovingly attended to her dad. Patiently she waits until his last bite. After he swallows it, she tells him to go to the sink to wash his mouth and fingers and to gargle. She even wipes her father’s hands and gives him warm water so he can gargle, gently reminding him of little things, like “Dad, wash your hands with soap” and “Take out your dentures and clean them.” Nonetheless, she ends up having to clean out the dentures and put them in a glass of water. When M. Dan finishes using the toilet, she immediately enters the room and cleans it, knowing well that he will splash his urine on the floor like he did when he is living alone. If she does not clean it immediately, the urine stench will linger and the unlucky one who steps on the spoiled bathroom floor will bring this undesirable odor with him. At night time, his daughter already has the bedroom arranged for him, showing him the remote control and guides him to use it: “You can watch the news or your favorite pay for view like Netflix or HBO or Hulu. Just turn off when you are ready to sleep. Have a good night!” Mr. Dan lies down and watches TV dutifully as a child. Reassured, she returns to her house cleaning work till bedtime. But when she is ready to go to bed, she sees him furtively go to the kitchen and return to his bed. Surprised, she follows him and discovers that her dad is opening another mung bean cake, eating it in bed because he is so hungry! She yelled softly: “OMG! It is midnight now and you brought the sweet cake on your bed to eat! You are helping ants and cockroaches to multiply freely! And now you have to wash your mouth again!” Not really knowing what is happening, he shouts:”Leave me alone! I am going to sleep now!” He refuses to wash his mouth and hands. He hides under the blanket. Finally he has won. The next two days, his daughter is so tense as she carefully watched her father’s every move. Not only does he keep dropping things on the floor but she has to answer all his questions which he repeats over and over. And he will forget this question a few minutes later and ask again! The most disheartening job is to force him to take a shower. He refused to be waited by his family members, proudly telling them that he is still capable of doing such things on his own. After all, he still has the use of his hands and feet and does not need help from anybody else. She readies a pot of warm water, leaves a soap and a shampoo, and a set of clean clothes close by. She puts a small stool nearby so he can sit down. Even so, ten minutes later, he emerges from the bathroom wearing his new clean clothes and proudly declaring that he has cleaned his body and does not need to waste water showering. She does not understand why he can “clean” his body when the warm water container is still full! The next night she gives up obliging her dad to wash his hands after he eats cake in his bedroom. She thinks that a staff back at the nursing home will straighten things out: He has to follow the regulations of the nursing staff and he won’t argue with the nurses because he cannot speak English. And besides that, the nursing staff will handle any medical emergencies, God forbid! While the daughter is preparing for his return to the nursing home, he leaves the house with his cane. She runs after him and finds him a short distance away. She grabs his arms:”Where you have been? I was scared to death that you might get lost.” He proclaims clearly: “I am going home”. His daughter replies sweetened him:”Yes, I am readying you to go to the nursing home, dad.” He is now fully lucid and harangues: “I am not going to your home nor to the nursing home. I go back to my own house that I cherished with my wife, where I have full control of my daily activities. Living in the nursing home is like living in a jail. They lock the doors. They have guards. At noon time, while I am taking a nap, they wake me up, throw aside my blanket and order me to take a shower. Whether I am hungry or not, at dinner time they force me to go to the dining room to eat food I do not like! They did not care about my feelings, I have to eat foods that I do not like, I cannot ask for my preferences or choose what I want. Even at night when I cannot sleep, I cannot go outside my bedroom before been chased back to bed by them. So how can I be happy in the nursing home?” “To go to your house is like to go to a second jail, I know that you all, my dear daughter and your children. You all cherish me and try to make me comfortable, but I have the feeling that you are spying on me. You watch my every move. Everything I do is watched and then corrected in minute details so that your house is clean. Again where is my freedom?” After speaking, he weeps like a child. At that very moment, the dementia comes back, but he still declares: “I want to go home… my home!” One day…… Duong Nguyen Summer of 2020 (Adapted from Bố Muốn Về Nhà by Nguyễn Thị Thanh Dương) (Mạn phỏng dịch bài chị viết)

Ngô Tằng Giao’s translation from the English of Alexander The Great THE LAST WISHES

The Last Wishes Of Alexander the Great On his death bed, Alexander the Great summoned his generals and told them his three ultimate wishes: 1.The best doctors should carry his coffin; 2. The wealth he has accumulated (money, gold, precious stones etc.) should be scattered along the procession to the cemetery; and 3. His hands should be let loose, hanging outside the coffin for all to see!

LỜI TRỐI TRĂNG CỦA ĐẠI ĐẾ A-LỊCH-SƠN -1- Ngài Đại đế A-Lịch-Sơn Một ngày cái chết chập chờn kề bên Trước khi nhắm mắt quy tiên Ngài bèn triệu tập tôi hiền thân thương Cùng nhau đứng ở quanh giường Nghe ba ý nguyện trối trăng cuối đời. -2-“Một là y sĩ đương thời Ngự y tài giỏi mọi người biết tên Phải cùng nhau tụ họp liền Khiêng quan tài tới tận bên mộ phần. Hai là châu báu kim ngân Những gì ta có không cần giữ chi Phải đem rải dọc đường đi Vương dài cho tới cận kề nghĩa trang. Ba là để lộ rõ ràng Cho mọi người thấy tỏ tường gần xa Đôi bàn tay của chính ta Từ trong hòm gỗ thò ra phía ngoài!” -3-Tướng thân cận nhất của ngài Nghe xong thắc mắc mở lời thưa ngay Rằng lời trăng trối vừa đây Mong ngài nói rõ ý này xem sao. A-Lịch-Sơn giọng thều thào Thốt lời giải thích trước sau ý mình. -4- “- Một là y sĩ tài tình Khiêng quan tài để chứng minh một điều Là khi thần chết tới kêu Ngự y tài giỏi cũng đều bó tay Cho nên cuộc sống hiện nay Phải nên trân quý mỗi ngày từng giây! – Hai là của cải vung đầy Phí công gom góp lâu ngày làm chi Khi mà thần chết dẫn đi Của kia để lại, mang gì được đây! – Ba là lộ đôi bàn tay Đong đưa buông thả cạnh ngay quan tài Vì tay trắng lúc chào đời Thì khi từ giã cũng thời trắng tay!” -5- Sau khi thốt những lời này Thời ngài Đại đế từng đầy oai danh Nhìn quần thần đứng xung quanh Từ từ nhắm mắt, an lành tắt hơi. -6- Lời bàn: “Quy luật lâu rồi Sinh, Lão, Bệnh, Tử lặng trôi hằng ngày Mong ai cũng nhận ra ngay Đây là chân lý phơi bày hiển linh.” Tâm Minh Ngô Tằng Giao (phóng tác)

Ngô Tằng Giao chuyển ngữ thơ của Hà Bỉnh Trung VĨNH BIỆT TÌNH ANH

THƠ HÀ BỈNH TRUNG FAREWELL, MY LOVE! To My Beloved Departed Wife You’ve gone! The sky is dark and dreary You’ve really gone! The snow is all over. The wet wind’s weeping for a grey winter Is it really weeping or taking pity on me? Where are you going from your deathbed And leaving me in deep sorrow Life’s still intact, though winter is dead, The sky is quite high, and the earth’s quite low. My eyes are dried ‘cause my tears ran dry Since I spend time to weep. Although in life there are changes and a good cry Permanent our love is still deep. Why were they so fleeting the days we were lovers? You leaned on my shoulder and read poetry. We, on the beach, were counting over and over Waves, clouds, stars, and even trees. Time’s gone by, our love followed its way For two centuries (*) without being distorted. I know that our love will remain always Noble and long although life is short. You’ve really gone with a smile of bliss. I’m weeping when looking at you. Farewell, my love! Have a parting kiss Go, go your way! Make your life anew. February 3, 2004 (*) From 1944 (Twentieth Century) to 2004 (Twenty-first Century) Ha Binh Trung

VĨNH BIỆT, TÌNH ANH! Tặng Hiền Thê Đã Qua Đời Em đi! Sầu thảm đất trời Em đi, đi thật! Tuyết rơi khắp vùng Gió mưa than vãn lạnh lùng Khóc Đông u ám hay thương thân này? Em đi về chốn nào đây Để anh buồn tủi dâng đầy tim côi Đông tàn, đời vẫn lặng trôi Trời cao, cao vút, đất thời thẳm sâu. Mắt anh khô cạn dòng châu Sau bao ngày nhỏ lệ sầu chứa chan Dù đời xáo trộn, khóc than Tình ta vẫn mãi vô vàn thiết tha. Ngày âu yếm sao sớm qua? Đọc thơ, em khẽ dựa bờ vai anh. Mình từng trên biển đếm quanh Mây trôi, sao lạc, sóng xanh, cây ngàn. Tình ta theo với thời gian Qua hai thế kỷ (*) vẹn toàn yêu thương Luôn cao quý, mãi ngát hương Đời dù ngắn ngủi, tình trường không phai. Em đi! Thanh thản nụ cười Nhìn em anh ứa lệ nơi mắt buồn Vĩnh biệt Em! Gửi nụ hôn Em qua đời mới. Linh hồn thảnh thơi! Tháng Hai 3, 2004 (*) Từ 1944 (Thế Kỷ Hai Mươi) tới 2004 (Thế Kỷ Hai Mươi Mốt) Ngô Tằng Giao chuyển ngữ

“The time is now”

If you ever going to love me, Love me now while I can know The sweet and tender feelings Which from true affection flow. Love me now While I am living. Do not wait until I’m gone And then have it chiseled in marble, Sweet words on ice-cold stone. If you wait until I am sleeping Never to awaken, There will be death between us And I won’t hear you then. So, if you love me, even a little bit, Let me know while I am living So I can treasure it.

Anonymous

“Lúc này đây”

Nếu con yêu Mẹ con ơi Hãy yêu khi Mẹ còn nơi cõi trần Mẹ còn cảm nhận tình chân Ngọt ngào, êm dịu con dâng tràn đầy. Hãy yêu Mẹ lúc này đây Khi mình chung sống vui vầy một nơi Đừng chờ khi Mẹ qua đời Rồi con mới tỏ những lời yêu thương Khắc vào nền đá hoa cương Mộ bia lạnh lẽo khó vương tình người. Nếu chờ khi Mẹ ngủ vùi Nghìn thu an giấc dưới nơi suối vàng Âm dương chia cách đôi đàng Mẹ nào nghe được con than khóc gì. Tình con dù ít sá chi Hãy trao cho Mẹ ngay đi con à! Khi mà Mẹ chửa lìa xa Để ta trân quý, thăng hoa cõi lòng!

Tâm Minh Ngô Tằng Giao (Chuyển ngữ) Mùa Vu Lan

THANKS, MOMWhen you have a motherwho cares so much for you that anything you want becomes her desires.

When you have a mother who is so understanding that no matter what is bothering you she can make you smile.

When you have a mother who is so strong that no matter what obstacles she faces she is always confident in front of you.

When you have a mother who actively pursues her goals in life but includes you in all her goals you are very lucky indeed.

Having a mother like this makes it easy to grow up into a loving, strong adult.

Thank you for being this kind of wonderful mother

Susan Polis Schutz

TẠ ƠN MẸ

Khi mà bạn có Mẹ hiền Chăm lo cho bạn ngày đêm an phần Những gì bạn muốn bạn cần Mẹ hoan hỉ giúp, xả thân chẳng phiền.

Khi mà bạn có Mẹ hiền Cảm thông cùng bạn mãi thêm tuyệt vời Bạn dù gặp cảnh buồn đời Mẹ làm bạn nở nụ cười an nhiên.

Khi mà bạn có Mẹ hiền Mẹ thường vững chí lại thêm can trường Dù muôn chướng ngại cản đường Tỏ cho bạn thấy Mẹ thường tự tin.

Khi mà bạn có Mẹ hiền Mục tiêu cuộc sống vươn lên hàng ngày Bao gồm cả bạn trong đây Bạn thời may mắn tràn đầy bạn ơi.

Ai mà có Mẹ vậy rồi Trưởng thành thoải mái, cuộc đời lên hương Kiên cường, mạnh mẽ, thân thương Nhờ bàn tay Mẹ dễ dàng thành nhân.

Tạ ơn Mẹ quý vô ngần Tấm gương hiền mẫu tuyệt luân rạng ngời.

Tâm Minh Ngô Tằng Giao (chuyển ngữ) Mùa Vu Lan

Poem In Flanders Fields of Lieutenant Colonel John Mc Crae Ngô Tằng Giao chuyển ngữ bài thơ Trong Chiến Địa Flanders của Trung tá John Mc Crae nhân ngày MEMORIAL DAY 2019

In Flanders Fields In Flanders fields the poppies blow Between the crosses, row on row, That mark our place; and in the sky The larks, still bravely singing, fly Scarce heard amid the guns below. We are the Dead. Short days ago We lived, felt dawn, saw sunset glow, Loved and were loved, and now we lie In Flanders fields. Take up our quarrel with the foe; To you from failing hands we throw The torch; be yours to hold it high. If ye break faith with us who die We shall not sleep, though poppies grow In Flanders fields. lieutenant colonel John McCrae (1872-1918)

Trong Chiến Địa Flanders Chốn đây chiến địa Flanders Hoa anh-túc nở nên thơ giăng cùng Giữa hàng thánh giá chập chùng Chúng ta yên nghỉ nơi vùng thảnh thơi; Sơn ca dạn dĩ đầy trời Nhởn nhơ lượn hót giữa nơi súng gầm.

Chúng ta vừa mới lìa trần Vừa lìa cuộc chiến, xác thân về nguồn. Trước đây từng sống vui buồn Ngắm bình minh đẹp, hoàng hôn diễm kiều, Đã từng yêu, từng được yêu Bây giờ nằm xuống phiêu diêu chốn này. Trước khi ngã gục, xuôi tay Ta trao chiến hữu đuốc đây hãy cầm! Hãy đối đầu, chặn địch quân! Giương cao đuốc sáng! Bảo toàn quốc gia! Bạn ơi nếu phụ lòng ta Niềm tin tan vỡ, xót xa vô bờ, Dù hoa nở rực Flanders Chúng ta tử sĩ bao giờ nghỉ yên! Ngô Tằng Giao chuyển ngữ

The Hill We Climb – Amanda Gorman

When day comes, we ask ourselves, where can we find light in this never-ending shade? The loss we carry. A sea we must wade. We braved the belly of the beast. We’ve learned that quiet isn’t always peace, and the norms and notions of what “just” is isn’t always justice. And yet the dawn is ours before we knew it. Somehow we do it. Somehow we weathered and witnessed a nation that isn’t broken, but simply unfinished. We, the successors of a country and a time where a skinny Black girl descended from slaves and raised by a single mother can dream of becoming president, only to find herself reciting for one. And, yes, we are far from polished, far from pristine, but that doesn’t mean we are striving to form a union that is perfect. We are striving to forge our union with purpose. To compose a country committed to all cultures, colors, characters and conditions of man. And so we lift our gaze, not to what stands between us, but what stands before us. We close the divide because we know to put our future first, we must first put our differences aside. We lay down our arms so we can reach out our arms to one another. We seek harm to none and harmony for all. Let the globe, if nothing else, say this is true. That even as we grieved, we grew. That even as we hurt, we hoped. That even as we tired, we tried. That we’ll forever be tied together, victorious. Not because we will never again know defeat, but because we will never again sow division. Scripture tells us to envision that everyone shall sit under their own vine and fig tree, and no one shall make them afraid. If we’re to live up to our own time, then victory won’t lie in the blade, but in all the bridges we’ve made. That is the promise to glade, the hill we climb, if only we dare. It’s because being American is more than a pride we inherit. It’s the past we step into and how we repair it. We’ve seen a force that would shatter our nation, rather than share it. Would destroy our country if it meant delaying democracy. And this effort very nearly succeeded. But while democracy can be periodically delayed, it can never be permanently defeated. In this truth, in this faith we trust, for while we have our eyes on the future, history has its eyes on us. This is the era of just redemption. We feared at its inception. We did not feel prepared to be the heirs of such a terrifying hour. But within it we found the power to author a new chapter, to offer hope and laughter to ourselves. So, while once we asked, how could we possibly prevail over catastrophe, now we assert, how could catastrophe possibly prevail over us? We will not march back to what was, but move to what shall be: a country that is bruised but whole, benevolent but bold, fierce and free. We will not be turned around or interrupted by intimidation because we know our inaction and inertia will be the inheritance of the next generation, become the future. Our blunders become their burdens. But one thing is certain. If we merge mercy with might, and might with right, then love becomes our legacy and change our children’s birthright. So let us leave behind a country better than the one we were left. Every breath from my bronze-pounded chest, we will raise this wounded world into a wondrous one. We will rise from the golden hills of the West. We will rise from the windswept Northeast where our forefathers first realized revolution. We will rise from the lake-rimmed cities of the Midwestern states. We will rise from the sun-baked South. We will rebuild, reconcile, and recover. And every known nook of our nation and every corner called our country, our people diverse and beautiful, will emerge battered and beautiful. When day comes, we step out of the shade of flame and unafraid. The new dawn balloons as we free it. For there is always light, if only we’re brave enough to see it. If only we’re brave enough to be it.

https://www.cnbc.com/2021/01/20/amanda-gormans-inaugural-poem-the-hill-we-climb-full-text.html?__source=iosappshare%7Ccom.apple.UIKit.activity.Mail

Vượt Đồi Amanda Gorman Tìm đâu ánh sáng trong đêm tối? Mất mát chẳng sờn, vượt biển xa Đương đầu quái thú lòng kiên định Hòa bình chỉ thể đổi bão qua Quy luật thông thường là khái niệm Công lý rạng ngời chỉ dựa ta Bình minh chợt sáng đầy muôn lối Trải nghiệm rõ ràng người với ta Tổ Quốc còn nguyên nguồn công chính Hậu duệ như ta khá rõ là: Xuất thân nô lệ, mẹ đơn thân. Mơ mộng có ngày điều Quốc dân Nay được ngâm thơ ngày Nhậm Chức Lịch lãm thanh cao đã dự phần

Và,vâng, ta sáng tựa nguyên ân Phấn đấu hợp đoàn, hiệp nhất thân Đa dạng, công bằng và hòa nhập Nối khoảng cách gần tạo nghĩa nhân

Đón lấy bàn tay, ta nắm chặt Nâng đỡ bên nhau sống hài hòa Không gây phương hại, không chia rẽ Xây dựng hòa bình cho thế nhân

Những lúc buồn đau, ta trưởng thành Tổn thương, ước vọng lại vươn nhanh Và khi mệt mỏi, ta vẫn gắng Liên kết một lòng đến rạng danh

Chẳng vì ta sẽ còn thất bại Nhưng vì ta sẽ hết phân chia

Thánh kinh đã chỉ rõ viễn ảnh: Cạnh nho hay (sung) vả chẳng phải tranh chẳng ai quyền hạn gây sợ hãi mỗi người một phận đã tỏ rành

Ta sống trong giai đoạn lịch sử chiến thắng chẳng nằm trên lưỡi dao trên những chiếc cầu ta tạo dựng Hứa lời gan góc, vượt đồi cao

Là người Mỹ, tự hào hơn ta nghĩ Quá khứ đã qua, ta hoán đổi thế nào Vũ lực tàn phá thay vì góp phần cho đất nước Ngăn trở Dân Chủ Nhân Quyền đến sắp lung lay Vũ lực ấy tưởng gần thắng lợi Trì trệ tạm thời không nghĩa thua đau Với chân lý, niềm tin ta kỳ vọng Lịch sử ghi sâu chiến tích ta thuộc làu Những sự kiện của một thời chuộc lỗi là thời gian ta kinh hãi sự khởi đầu

Chẳng sẵn sàng kế thừa di sản ấy đâu Với sức mạnh, Người khai sáng đã mở ra chương sách mới, gầy dựng tin yêu hy vọng và nụ cười Vì vậy, có lần, ta tự hỏi: “Làm thế nào ta có thể thắng tai họa?” Thì bây giờ ta khẳng định lại: “Làm thế nào tai họa có thể thắng ta?”

Không quay lại quá khứ, ta hướng đến tương lai nơi quê hương trầy xướt nhưng ngập đầy lòng nhân ái, can đảm, quả quyết và tự do’

Ta sẽ không quay lại và cũng không dừng lại bởi thế lực thị oai. Ta biết rõ là nếu ta ù lì, không hành động sẽ là tiền lề con cháu ì ạch giống như ta. Là sai lầm, là gánh nặng của Quốc Gia mà con cháu, các thế hệ sau đồng gánh chịu. Chân lý đã tỏ tường rằng: Khi chúng ta gắn kết tình nhân ái với sự công bằng và lẽ phải, con cháu kế thừa di sản của yêu thương. Vậy, hãy cùng nhau giữ gìn Tổ Quốc tươi đẹp hơn khi ta từng trải.

Từ mỗi hơi thở trong lồng ngực nâu của tôi, tôi ao ước chúng ta sẽ nuôi dưỡng lại thế giới vốn đang tổn thương này trở thành thế giới kỳ diệu

Ta sẽ vượt cao lên những đỉnh đồi vàng của miền Tây. Ta sẽ vươn ra từ miền Đông lộng gió, nơi tiền nhân khởi xướng cuộc cách mạng đầu tiên. Ta sẽ vùng lên từ những thành phố bên hồ thơ mộng của miền Trung Tây. Ta sẽ vùng lên từ miền Nam nắng chói. Ta sẽ tái tạo, đoàn kết, và phục hồi. Và mỗi vùng miền, mỗi nơi chốn của đất nước, dân tộc chúng ta khởi sắc với những vẻ đẹp mỹ miều trong lúc hàn gắn những vết thương. Rồi khi hừng đông, ta sẽ hiên ngang bước ra khỏi vùng lửa bỏng. Sẽ rực rỡ trong ánh bình minh với sự can đảm rạng ngời.

Cung Thị Lan phỏng dịch

Cảm Nhận Của Kẻ “Hai Quê” A Bicoastal Perspective by Thuý Messegee

A Bicoastal Perspective

Years ago, I was a Californian. I loved it there where it is eternal springtime. The sky is blue; the sun bright, warm, and welcoming. The twittering birds wake you up in the morning without fail. You mow your lawn and tend to your roses year round. The lemons on your lemon tree provide lemonade in the summer, adds a tasty zest to your chicken adobo at Thanksgiving gatherings, or help perfect your lemon squares to bring to a Christmas or New Year party. The temperature rarely goes below 30 degrees in the winter or above 80 in the summer. You do not need air conditioning in your home; the unique geography of the San Francisco Bay makes it a natural air conditioner: after a few days of heat, the San Francisco fogs roll in and the temperature drops ten degrees or more. When you plan an event, you can count on it happening. No need to add a qualifier “weather permitting”, because weather is always permitting. The school districts give students a straight winter break of two weeks long, because they do not have to hold back a week to provide for snow days.

California is also a melting pot where peoples from all over the world come to call home. Not too long ago the white population became a new minority, while Asian minorities from China, Vietnam, Japan, Korea, India, Pakistan, Afghanistan, Samoa, the Philippines, etc. together became the new majority, making up 70% of the population. Over thirty years ago I came to California as a refugee. I thought I would be so lonely and lost in this new land. I thought I would stand out as an odd addition to an old, established society.

Contrary to my fears, I found thousands of others just like me, yanked out of an old country thousands of miles away for one reason or another, thrown together in this new land where everyone was just as new as everyone else, including “the real Americans”, the WASP, who left family history of hundreds of years somewhere in the East Coast or the Midwest to migrate to California in search of an adventure, to look for something different, to start life anew. So we were in it together. We were all newbies soaring in new dreams where the sky is the limit. And all of a sudden my homesickness and my loneliness was gone. Different languages spoken around you harmonize with yours and make it less exotic or outlandish. Anything goes here. No traditions can bind you. Nothing holds you back. Isn’t that a wonderful, powerful, and liberating feeling?

Then all of a sudden, life took an interesting turn. My company moved its operation and all its employees to Maryland, my family included. Maryland, a state of four seasons, of red brick colonials, of narrow winding roads meandering along small creeks, connecting covered bridges, old churches and cemeteries, of historical sites that mark the fight for independence by the Founding Fathers and the birth of the nation. The demographic make-up of Frederick back in 2005 was 97% white, 1% black, 1% Asian, and 1% other. Talk about culture shock!

I hesitantly merged into the new life, once again. Then I was soon charmed by it. The white, powdery snowflakes transformed the whole world into a magical winter wonderland. The cherry blossoms that form an enchanting pink canopy for blocks and blocks turn my neighborhood into a heaven on earth in springtime. The trees that turn a hundred different colors in autumn tug at my heart by their sheer beauty.

The lack of diversity gives me more opportunities to introduce my old country and my culture; people are eager to know about them. While I appreciate the liberal social welfare programs in California to assist new immigrants, I admire the focus and public funding Maryland reserves for its school system and the quality education my daughter receives here. Yes, in California, and only in California, you can have the luxuries of Little Saigon where, if one chooses, one can just shut out the American life out there to eat only Vietnamese foods, speak only Vietnamese, buy only Vietnamese groceries, go to Vietnamese doctors, dentists, drycleaners, hairdressers, etc. On the other hand, had I not moved to Maryland, I would not have been able to do the following: meet with a lobbyist for the first time in my life, get seasonal tickets to Shakespeare plays, find a school district that has its own foreign student office that assisted my niece from Vietnam to obtain a high school student visa, find a tutor in the Slovak language for my daughter, who was going to Slovakia for a year of foreign exchange, etc. I heartily and enthusiastically grabbed those unique opportunities the East Coast offers to make my life richer and more interesting.

Over the years, I gradually “double up” on important things in my life. I adopted the United States as my new country in addition to Vietnam, my old country. I became bilingual and bicultural. I speak two languages, practice multiple cuisines, celebrate two sets of holidays and two New Years. And now I have also become bicoastal, loving the liberal West Coast but also embracing the established way of life from the East Coast.

Almost every summer we “go home” to California to visit with friends and neighbors who never give us up. At each farewell to return to Maryland, my daughter usually became quite emotional. She said, “Mom, I still feel like California is still our home. I am happy we are going home in the East Coast, but I feel sad leaving the West Coast too.” And I looked at her tenderly, “Yes, isn’t it wonderful that we can call both places home?”

Thúy Messegee

Cảm Nhận Của Kẻ “Hai Quê”

Nhiều năm trước đây tôi là dân Cali. Tôi thật yêu nơi này, xứ sở của mùa xuân vĩnh cửu. Trời xanh trong, nắng sáng ấm áp luôn đón chào mọi người. Chim chóc ríu rít trên cành đánh thức ta dậy mỗi buổi sáng không bao giờ vắng mặt. Bạn cắt cỏ và chăm sóc vườn hồng quanh năm. Những trái chanh chín mọng trên cành cung cấp nước chanh giải khát vào mùa hè, thêm hương vị cho món gà hầm adobo vào lễ Tạ Ơn, và làm cho những miếng bánh tẩm chanh vuông vắn trở nên tuyệt vời trong những bữa tiệc Giáng sinh hay Tân Niên. Nhiệt độ ít khi xuống thấp hơn 30 độ F trong mùa đông và ít khi lên cao hơn 80 độ vào mùa hè. Người ta không cần gắn máy lạnh trong nhà: khung cảnh địa lý tự nhiên của vùng vịnh San Francisco biến nó thành một hệ thống điều hòa thiên nhiên: sau vài ngày nóng khó chịu là những cuộn sương mù lại tiến vào bao phủ mọi nơi, và nhiệt độ lập tức hạ xuống khoảng 10 độ ngay. Khi bạn dự định một chương trình gì đó, bạn không cần phải chêm vào câu lưu ý quen thuộc ở vùng lạnh: “nếu thời tiết cho phép”, vì thời tiết lúc nào cũng “cho phép” cả. Học khu trong vùng cho học sinh nghỉ mùa đông hai tuần rộng rãi thoải mái, họ không phải giữ lại một tuần dự trù cho những ngày phải đóng cửa trường vì tuyết giá.

Cali cũng là một nồi thập cẩm (melting pot) có rất nhiều sắc dân từ mọi nơi trên thế giới đến nhận nơi này làm quê hương. Cách đây ít lâu dân da trắng vùng Vịnh (Bay Area) đã trở thành nhóm thiều số mới, trong khi những sắc dân Á châu thiểu số từ Trung quốc, Việt nam, Nhật, Đại hàn, Pakistan, Afghanistan, Samoa, Phi luật tân, v.v. cộng chung lại chiếm đa số, khoảng 70% dân số.

Hơn 30 năm trước tôi đến Ca li với tư cách tỵ nạn. Tôi ngại rằng tôi sẽ rất cô đơn lạc lõng trên đất mới này. Tô sợ rằng tôi sẽ nổi bật trong đám đông, giữa một xã hội đã ổn định lâu dài. Trái với nỗi lo sợ của tôi, tôi thấy chung quanh mình hằng tram, hằng nghìn người khác cũng như mình, bị bật ra khỏi quê nhà cách đây hằng nghìn dặm vì đủ mọi lý do, rồi nhập chung vào nhau trong xứ sở mới mẻ này, nơi mọi người ai cũng “mới” như ai. Ngay cả những người Mỹ truyền thống được gọi là WASP (1) đã rời bỏ lịch sử giòng họ hằng trăm năm từ đâu đó ở miền Đông hay Trung tây cũng vây, họ đến Cali tìm kiếm phiêu lưu mạo hiểm, tìm một điều gì mới mẻ, hay để lập lại cuộc đời. Và rồi tất cả chúng tôi sống cùng nhau tại Cali. Chúng tôi là những cư dân mới bay bổng với những giấc mơ mới lên đến tận trời xanh. Thế rồi tự nhiên nỗi nhớ nhà và sợ cô đơn của tôi vụt tan biến. Nhiều ngôn ngữ mới lạ vang lên chung quanh và hòa lẫn với tiếng Việt của tôi khiến cho nó không còn lạ lẫm và kỳ cục giữa xứ người nữa. Ở đây mọi thứ đều được chấp nhận. Không có truyền thống lâu đời nào bó buộc bạn. Chẳng gì cản trở bạn. Thật là một cản giác thần tiên, mạnh mẽ, và phóng khóang, phải không bạn?

Thế rồi, một cách bất thần, cuộc đời tôi lại rẽ sang đường khác. Công ty tôi dời cơ sở và nhân viên sang Maryland. Maryland, nơi có bốn mùa xuân hạ thu đông, có những ngôi nhà kiểu thuộc địa (colonial) xây bằng gạch đỏ, những con đường nhỏ quanh co vòng quanh các con suối nhỏ, nối liền những chiếc cầu cổ có mái phủ che, những nhà thờ và những nghĩa địa nhỏ lâu đời, những địa danh ghi dấu chiến tranh giành độc lập bởi tổ tiên lập quốc và sự ra đời của một quốc gia mới. Lúc tôi mới sang, thành phố Frederick nơi tôi dọn đến có thành phần dân chúng 97% da trắng, 1% da đen, 1% Á châu, và 1% những chủng tộc khác. Thật là một tương phản trái ngược!

Một lần nữa, tôi lại ngập ngừng rón rén hòa nhập vào cuộc sống mới. Thế rồi tôi bị “hớp hồn”. Những hoa tuyết trắng như bột mịn biến cả thiên nhiên thành một xứ thần tiên mùa đông. Những cây hoa anh đào châu đầu vào nhau làm thành một vồng rực hồng hết dãy này đến dãy khác biến xóm tôi thành một tiên cảnh dưới thế vào mùa xuân. Những cây cao khoác lên trăm màu sắc lộng lẫy mùa thu khiến lòng tôi chùng lại bởi vẻ đẹp huy hoàng của chúng.

Sự kém đa dạng của vùng này tạo cho tôi nhiều cơ hội giới thiệu quê hương và văn hóa xưa của mình vì mọi người ưa thích được biết đến. Mặc dù tôi quý những chương trình xã hội hào phóng giúp đỡ người tỵ nạn ở Cali, tôi cũng ngưỡng mộ sự quan tâm và nền giáo dục có chất lượng cho con tôi ở Maryland. Đúng là chỉ ở Cali người ta mới có được những ưu đãi tuyệt vời ở vùng Little Saigon. Tại đó nếu bạn muốn, bạn có thể quay lưng với cuộc sống Mỹ bên ngoài để chỉ ăn thức ăn Việt, chỉ nói tiếng Việt, đi chợ Việt, đi bác sĩ, nha sĩ, tiệm giặt ủi, làm tóc tại các dịch vụ của người Việt. Ngược lại, tôi sẽ mất cơ hội làm được những điều sau đây từ khi dọn sang Maryland: tiếp xúc với một người vận động chính trị (lobbyist) bằng xương bằng thịt, mua vé dài hạn xem kịch Shakespeare, ở học khu có riêng văn phòng lo giấy tờ cho học sinh ngọai quốc để đón cháu gái tôi sang học chương trình trung học ở đây (2), tìm được cô giáo tiếng Slovak để kèm cho con tôi ít tháng trước khi cháu đi chương trình trao đổi học sinh quốc tế tại Slovakia. Tôi sốt sắng hứng khởi nắm bắt những cơ hội hãn hữu này tại miền Đông để cho đòi sống ngày một phong phú đáng yêu hơn.

Từ ngày sang Mỹ, tôi được “hưởng đúp” nhiều khía cạnh quan trọng trong đời sống. Tôi nhận Mỹ làm quê hương thứ hai nhưng vẫn giữ Việt nam, đất mẹ thân yêu trong tim. Tôi nói hai thứ tiếng, sống trong hai nền văn hóa, nấu ăn nhiều món quốc tế, ăn hai cái Tết hằng năm, và sinh hoạt hai bộ lễ lạc: lễ Tạ Ơn Mỹ, lễ trung thu Việt nam, v.v. Và bây giờ tôi lại trở thành “một cảnh hai quê” giữa miền Tây và miền Đông nước Mỹ. Tôi yêu quí miền Tây phóng khóang nhưng cũng ấp yêu miền Đông cổ kính.

Hầu như mỗi năm chúng tôi đều “về quê” tại Cali để thăm viếng bạn bè và láng giềng cũ, những người thân thiết chưa bao giờ chịu “từ” chúng tôi. Mỗi lần từ biệt để quay lại Maryland, con gái tôi thường hơi “mít ướt”. Nó bảo: “Mẹ ơi! Sao con vẫn thấy Cali như là nhà của mình. Con thấy vui trở về miền Đông, nhưng con thấy buồn buồn phải rời xa miền Tây.” Tôi nhìn con trìu mến: “Đúng vậy con ạ, ta có được hai quê nhà là một điều thật tuyệt vời!”

Thúy Messegee

WASP: White Anglo-Saxon Protestants, những nét tiêu biểu của người da trắng” giòng giống da trắng Anglo Saxon, theo đạo Tin lành. trong vùng này có nhiều gia đình nhân viên ngoại giao từ các tòa đại sứ đến làm việc và cư ngụ nên học khu có riêng một văn phòng hỗ trợ giấy tờ cho học sinh ngoại quốc.

THI SĨ VÀ MÙA THU

Nguyễn Khuyến, Verlaine, Bashô, Buson, Shakespeare

Phạm Trọng Lệ sưu khảo và dịch

Vào đầu thu, khi lá vàng bắt đầu rụng, thi sĩ và nhạc sĩ thường tả cái buồn nhè nhẹ của một thời tiết không còn nóng, nhưng chưa lạnh lắm, một hoài cảm bâng khuâng (như Cung Tiến trong bài “Thu Vàng”). Nhưng người yêu thơ không ai quên đưọc bài THU ÐIẾU của Nguyễn Khuyến, bài CHANSON D’AUTOMNE cùa Verlaine, những bài thơ HAIKU của thiền sư Nhật Bản Bashô, Buson, và bài tình thi SONNET số 73 của Shakespeare.

THU ÐIẾU Nguyễn Khuyến người làng Yên Ðổ tỉnh Hà Nam, sinh năm 1835, đời vua Tự Ðức; đỗ đầu kỳ thi Hương năm 1864; đỗ đầu thi Hội và thi Ðình năm 1871 nên người đương thời gọi là Tam Nguyên Yên Ðổ. Làm quan đến chức Sơn Hưng Tuyên tổng đốc. Sau vì đau mắt nặng, phải cáo quan về nhà dạy học. Cụ hay chữ, làm thơ nôm rất tài, dùng ít điển cố, có để lại tập thơ nhan đề Quế Sơn Thi Tập. Bài “Thu Ðiếu” là bài tuyệt nhiên không có giọng châm biếm thường thấy trong thơ Nguyễn Khuyến. Cụ mất năm 1909, thọ 74 tuổi.

Ta hãy ngắm một bức họa thiên nhiên mà thi sĩ đã vẽ ra:

Thời-gian: mùa thu; không-gian: ao thu; thời-tiết: hơi lạnh. Như một bức tranh tĩnh vật: trong cảnh ao thu, nước trong vắt, một ông già ngồi một mình trên chiếc thuyền câu nhỏ. Hơi gió nhẹ đưa, làn nước ao gợn sóng nhẹ, một vài ngọn lá vàng bay xuống. Ngửng mặt lên trời cao: mấy làn mây lơ lửng trên bầu trời xanh ngắt. Hạ tầm mắt xuống, nhìn xa một chút: trong ngõ hẹp quanh co dẫn vào thôn, bên hàng trúc yên lặng, không một bóng người qua lại. Trong ao thu, trên thuyền câu, ông câu ngồi đấy như chờ cái lắng đọng của thời gian. Trong cái cảnh yên lắng ấy, con người nhỏ bé đơn sơ và thiên nhiên như cảm thông với nhau qua tiếng cá đớp nhẹ ở chân bèo. Mặt ao yên lặng chợt có những vòng sóng gợn quanh đám bèo. Âm nhạc du dương nghe được ngoài đời êm ái đã đành, nhưng hay nhất là thứ âm nhạc yên lặng của thiên nhiên. Như nhà thơ Anh John Keats đã viết: “Heard melodies are sweet, but those unheard are sweeter.” Một hình ảnh rất “thiền”. Xin đọc to và chậm để âm thanh và hình ảnh lắng vào hồn mình:

THU ÐIẾU

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo, Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo. Sóng biếc theo làn hơi gợn tí, Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo. Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt, Ngõ trúc quanh co khách vắng teo. Tựa gối ôm cần lâu chẳng được, Cá đâu đớp động dưới chân bèo. NGUYỄN KHUYẾN

Dịch Sang Anh Ngữ:

Ðể giới thiệu bài thơ mùa thu giầu hình ảnh và âm điệu, lại được viết bằng thứ tiếng Việt dễ hiểu với độc giả Anh Mỹ, và nhất là với các bạn học sinh hay sinh viên Việt quen với tiếng Anh, xin phỏng dịch: ANGLING IN AUTUMN

The autumn pond is bleak and cold, its water crystal clear, There floats a tiny little sampan near. Ripples of deep blue water curl with a puff of wind slightly, A yellow leaf in wind falls and glides down noiselessly. A layer of cloud drifts in the azure sky, In the winding lane of bamboos, not a single soul passes by. Arms around knees, I loosely hold the pole for a long while, in vain, From nowhere, a fish bites at the roots of the water hyacinths. (Translated by PTL)

Bản dịch sang Pháp Ngữ:

Ðây là bản dịch sang tiếng Pháp do Nguyễn Khắc Viện và các dịch giả khác trong ANTHOLOGIE DE LA LITTÉRATURE VIETNAMIENNE, Tome III (Hanoi: Édition en Langues Étrangères, 1975), pages 161-162:

Pêche en Automne

Une mare automnale morne et froide, Sur l’onde limpide, un petit sampan, tout menu— Une fine brise ride l’eau turquoise, La feuille jaunie sous le vent sans bruit plane et file. Tout là-haut, un nuage dans l’azure sans fin, Dans les détours des allées de bambou, nulle trace d’ami, Les bras autour des genoux, longuement, à l’onde, En vain, j’ai laissé le fil de ma ligne, Le poisson goba, elle trembla tout en bas, sous les nénuphars.

CHANSON D’AUTOMNE CỦA VERLAINE (1844-1896)

Sinh sau Nguyễn Khuyến 9 năm, nhà thơ Pháp Paul Verlaine, thuộc trường phái biểu tượng, trong tập thơ Romances sans paroles in năm 1874, có bài « Chanson d’automne » mà độc giả quen với Pháp văn ai cũng biết. Thơ ông đầy nhạc tính; có nhiều bài đã được nhạc sĩ Debussy phổ nhạc. Trong bài thơ « Art poétique » (Nghệ Thuật Thi-ca), ông viết rằng: « De la musique avant toute chose » (« Âm nhạc trên hết cả »). Nghệ thuật, đối với ông, như « đôi mắt kiều diễm sau làn khăn mỏng, là ánh sáng lung-linh của buổi trưa, là xáo trộn màu xanh của những vì sao sáng trên bầu trời thu mát. » (« C’est des beaux yeux derrière des voiles/C’est le grand jour tremblant de midi/C’est, par un ciel d’automne attiédi/Le bleu fouillis des claires étoiles! »)

Ðọc lại bài Chanson d’automne, mà nhiều nhà yêu thơ đã dịch sang Việt ngữ–trong đó có bài dịch của cụ Tô Giang Tử Nguyễn Quang Nhạ (xem phần chú thích cuối bài), bài dịch của chúng tôi chỉ là một cố gắng khiêm tốn–không ai quên được những âm thanh gây nên bởi những nguyên âm « o » và « ou », chậm và buồn như điệu nhạc dài của mùa thu. Ý và nhạc trong thơ ông, phải chăng đã gây cảm hứng cho những bài thơ bất hủ như bài « Tiếng Thu » của Lưu Trọng Lư?

CHANSON D’AUTOMNE

Les sanglots longs Des violons De l’automne Blessent mon coeur D’une langueur Monotone.

Tout suffocant Et blême, quand Sonne l’heure, Je me souviens Des jours anciens Et je pleure;

Et je m’en vais Au vent mauvais Qui m’emporte Deçà, delà, Pareil à la Feuille morte

PAUL VERLAINE

Note : dưới chữ ç trong « deçà » có đuôi.

Dịch sang văn vần:

Thu ca

Ðàn thu thổn thức giọt sầu Tim côi rướm máu một mầu tái tê

Nghẹn ngào mỗi độ thu về ngày vui nhớ lại bờ mi lệ tràn.

Hồn ta gió cuốn miên man, nay đây, mai đó như hàng lá khô.

(PTL phỏng dịch, 1981)

III. MÙA THU TRONG THƠ HAIKU CỦA NHẬT

Trong lối thơ haiku gồm 17 âm-tiết, xếp thành ba câu, theo mẫu 5,7.5, hay lối thơ waka 31 âm tiết theo mẫu 5,7,5,7,7. mỗi bài thơ ẩn một tâm trạng gắn liền với cảnh vật độc đáo bên ngoài, có khi chỉ là tiếng chim kêu, tiếng vỗ cánh, tiếng lá rơi, tiếng ếch nhảy xuống nước. Hồn thơ Haiku thường diễn tả một trạng thái căng thảng của tâm hồn thi sĩ trước thiên nhiên, muốn quán chiếu thực tại. Xin đọc ba bài thơ nổi tiếng của Bashô, một bài của Buson và một bài của Saigyô.

MATSUO BASHÔ (1644-1694)

Có ba bức hoạ trên đó Bashô viết bài haiku « quạ đậu trên cành cây » này. Bức xưa nhất có vẽ bẩy con quạ đang đậu trên cành trụi lá, với 20 con đang bay trên trời. Hai bức kia có vẽ một con quạ đang đậu trên cành khẳng khiu. Bài thơ là hình ảnh cô đơn của con người trong cái yên lặng của mùa thu.

kareeda ni karasu no tomarikeri aki no kure

Trên cành cây khẳng khiu Con chim quạ vừa đậu Trời chạng vạng mùa thu

On a bare branch A crow has lighted… Autumn nightfall (Translated by Makoto Ueda, in BASHÔ AND HIS INTERPRETERS. Stanford, CA: Stanford University Press, 1992, p. 57) Tuy bài sau đây làm vào mùa xuân nhưng chúng tôi cũng chép lại vì là bài haiku nổi tiếng nhất của Bashô. Con người cô đơn trước cảnh vật thiên nhiên. Tiếng ếch nhẩy xuống nước cũng như tiếng cá đớp trong câu “Cá đâu đớp động dưới chân bèo” của Nguyễn Khuyến. A commentary by Nobutane: “The Zen monk Hakuin always talked about the sound of one hand clapping. The sound of water in this hokku is also like that: it is there and it is not there.” In Ueda, BASHÔ AND HIS INTERPRETERS, p 140. furuike ya kawazu tobikomu mizu no oto Phá bầu yên lặng mặt ao xưa… ếch nhảy vụt tõm xuống nước

old pond… a frog leaps in water’s sound.

(Translated by William J. Higginson, in THE HAIKU HANDBOOK, p. 9) [Note: Allen Ginsberg, trong tập COLLECTED POEMS 1947-1980. New York: Harper-Collins, 1984, dịch bài thơ trên như sau: Th’old pond—a frog jumps in. Kerplunk! ] kono michi ya yuku hito nashi ni aiki no kure

Con đường này vắng người qua lúc hoàng hôn mùa thu an autumn eve along this road goes no one (Translated by R.H. Blyth in THE GENIUS OF HAIKU. Tokyo: The Hokuseido Press, 1995, p. 38)

YOSA BUSON (1716-1783) Yuku ware ni Todomaru nare ni aki futatsu I go; Thou stayest: Two autumns. (Translated by R.H. Blyth, sách dẫn ở trên, tr. 110) Mùa thu ai xẻ làm đôi, Người đi kẻ ở, ngậm ngùi nhớ thương.

(PTL phỏng dịch)

THIỀN SƯ SAIGYÔ (1118-1190) Thiền đạo đòi hỏi phải rũ sạch ham muốn và ràng buộc với thế tục, nhưng thi sĩ Saigyô vẫn yêu vẻ lấp lánh của cuộc đời. Con người tầm đạo dù phải diệt ham muốn, nhưng khi nhìn một cảnh giản dị của thiên nhiên, lòng vẫn rung động: kokoro naki mi ni mo aware wa shirarikeri shigi tatsu sawa no aki no yugure

dù tâm hết khát vọng nhưng thân ta cũng biết rung động thổn thức khi thấy con chim dẽ bay vút từ đầm lầy và màn tối mùa thu đang buông (PTL phỏng dịch) even heartless my body must know how touching: snipe rise from the marsh in the autumn nightfall (Translated by William J. Higginson, cited above, p. 186) BÀI SONNET CỦA SHAKESPEARE VỀ MÙA THU VÀ TUỔI VỀ CHIỀU Trong tập tình thi 154 bài sonnets của Shakespeare, bài sonnet số 73 có lẽ là bài hay nhất vì dùng nhiều ẩn dụ khéo léo: Hằng năm cứ vào mùa thu, khi em nhìn ta, khi vài chiếc lá vàng, hay không còn ngọn lá nào dính trên cành, run-rẩy vì lạnh, như ban hát thánh ca trong giáo đường mục nát và trơ trọi, nơi những con chim có giọng ngọt-ngào, mới đây đậu và hót. Nơi ta, em thấy ánh hoàng hôn hôm ấy, sau khi mặt trời đã nhạt mầu ở phương tây, dần dần bị bóng đêm dập tắt đi—hình ảnh của cái chết, gắn kín tất cả trong giấc ngủ. Nơi ta, em thấy ánh ngời của than hồng, tro tàn của tuổi xuân ta, đang lụi dần như trên chiếc giường người sắp chết, bị lửa đốt hết, ngọn lửa làm than hồng lên và thổi thêm sức sống cho than. Thấy cảnh như vậy, em sẽ yêu quí ta hơn vì chẳng bao lâu nữa em phải giã từ. Sonnet 73: That Time of Year…

That time of year thou mayst in me behold When yellow leaves, or none, or few, do hang Upon those boughs which shake against the cold, Bare, ruined choirs, where late the sweet birds sang. In me thou seest the twilight of such day As after sunset fadeth in the west, Which by and by black night doth take away, Death’s second self that seals us all in rest. In me thou seest the glowing of such fire, That on the ashes of his youth doth lie, As the death-bed whereon it must expire, Consumed with that which it was nourished by. This thou perceiv’st, which makes thy love more strong, To love that well which thou must leave ere long.

WILLIAM SHAKESPEARE, in 1609 Quarto edition

Giờ này hằng năm… Nhìn ta em thấy hằng năm, Khi vài lá uá trên cành cô đơn. Gió rung lá khẳng khiu buồn, Thánh ca chim hót giáo-đường mới đây. Nhìn ta em thấy phương tây, Mầu chiều bảng lảng đêm dầy cuốn đi. Bóng đêm thần chết phủ vi, Trong ta ánh lửa xuân thì tàn tro. Nguội trên manh chiếu xác khô, Lửa nuôi than sống trước giờ lụi tiêu. Cùng ta cho trọn thương yêu, Cho thêm khắng khít trước chiều chia phôi. (PTL phỏng dịch, 1993) CHÚ THÍCH VÀ SÁCH THAM KHẢO -Chắc độc giả ai cũng biết bài “Mùa Thu Chết” của Phạm Duy mà giọng Julie Quang đã làm cho bất hủ:

Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo Em nhớ cho mùa thu đã chết rồi Mùa thu đã chết. em nhớ cho! Mùa thu đã chết, em nhớ cho! Mùa thu đã chết, đã chết rồi Em nhớ cho! Em nhớ cho! Ðôi chúng ta sẽ chẳng còn nhìn nhau nữa. Trên cõi đời này, trên cõi đời này…. Ôi ngát hương thời gian mùi thạch thảo Em nhớ cho rằng ta vẫn chờ em. Trong tập thơ ALCOOLS của Apollinaire, nhà thơ Pháp phái Siêu Thực, gốc Ba-Lan, làm năm 1913: L’adieu J’ai cueilli ce brin de bruyère L’automne est morte souviens-t’en Nous ne nous verrons plus sur terre Odeur du temps brin de bruyère Et souviens toi que je t’attends. (Guillaume Apollinaire, OEUVRES POÉTIQUES, ALCOOLS, Éditions Gallimard, 1920, p. 85) Nhạc sĩ Phạm Duy chắc đã lấy hứng và mượn ý từ bài dịch để làm lời cho nhạc phầm « Mùa thu chết » mà bản dịch đó, theo một bạn văn cho biết, là của Bùi Giáng. Bản dịch tài tình. -Ðọc thêm về lời bàn về bài « Thu Điếu », xem: Dương Quảng Hàm. QUỐC VĂN TRÍCH DIỄM. Saigon : Xuất Bản Bốn Phương, 1953, tr. 44-45. -Bản dịch bài Chanson d’automne của Tô Giang Tử Nguyễn Quang Nhạ, in trong TUYỂN TẬP THI PHẨM in tại McLean, Virginia, 1981, tr. 369, không đề giá bán:

Nhạc thu Nhạc thu nức nở trầm trề Ngân dài một điệu não nề lòng ta. Nghẹn ngào, mặt tái lệ nhòa, Thu về chợt nhớ ngày qua khuất rồi. Hồn ta tựa chiếc lá rơi, Phiêu phiêu gió cuốn, chuyển dời đó đây… (Tô Giang Tử phiên dịch) -Một cuốn sách giải thích về Haiku xưa và nay và cách dạy làm thơ haiku cho thiếu niên: William J. Higginson. THE HAIKU HANDBOOK. Tokyo : Kodansha International, 1985. $9.95. -Nhà xuất bản Dover đưa ra một cuốn sách mỏng, 78 trang, giá $1.00, nhan đề THE CLASSIC TRADITION OF HAIKU, Faubion Bowers, ed. Mineola, NY: Dover Publications, Inc, 1996. Thơ Haiku của 48 nhà thơ Nhật, có nguyên tác kèm theo lời dịch sang tiếng Anh của những dịch giả nổi tiếng. Có những bài haiku như bài “quạ đậu trên cành” của Basho có 6 bản dịch để người đọc so sánh. -Bản dịch những mẩu hành trình du ký của Matsuo Bashô: THE NARROW ROAD TO THE DEEP NORTH AND OTHER TRAVEL SKETCHES. Trans. Nobuyuki Yuasa. Penguin Books, 1968. -Muốn tìm hiểu thêm về thơ của thiền sư Saigyô, xem: Wiliam R LaFleur, trans. MIRROR FOR THE MOON: A SELECTION OF POEMS BY SAIGYÔ (1118-1190). New York: New Direction Books, 1978. -Một cuốn sách biên khảo công phu về Bashô kèm theo những lời bình ngắn gọn của những nhà phê bình người Nhật sau mỗi bài thơ: Makoto Ueda. BASHÔ AND HIS INTERPRETERS: SELECTED HOKKU WITH COMMENTARY. Stanford, CA: Stanford University Press, 1992. Giá: $19.95 -Ấn bản bỏ túi, rẻ tiền và tiện dụng về 154 bài sonnets của Shakespeare kèm theo chú giải vài chữ khó và tóm tắt đại ý mỗi bài thơ: Louis B. Wright and Virginia A. LaMar. SHAKESPEARE’S SONNETS AND POEMS. New York: Washington Square Press, 1967, 1969. Giá $5.99. Soạn giả làm việc ở Folger Shakespeare Library nên đây là một ấn bản đáng tin cậy. -Người đọc Shakespeare nghiêm túc, sinh viên soạn thi bằng MA về văn chương Anh nên có cuốn sách của Helen Vendler. THE ART OF SHAKESPEARE’S SONNETS. Cambridge, MA: Harvard University Press, 1997. Ðây là cuốn sách soạn kỹ của giáo sư Vendler thuộc đại học Harvard, với lời nhận xét tỉ-mỉ và đôi khi độc đáo của một người đọc thơ rất kỹ (the best close reader of poems) về 154 bài sonnets. Kèm theo sách là một CD, trong đó bà có đọc đa số các bài sonnets trong sách. Giá $31.50. ■ (Phạm Trọng Lệ, Virginia, đầu thu 1993; sửa lại 8/5/2008) *****

So sánh tiếng thu với chanson dautomne lưu trọng lư năm 2024

CUỘC TẤN CÔNG VÀO NGŨ GIÁC ĐÀI: ngày 11 Tháng 9 năm 2001

Khoảng 9:00 sáng, tôi vừa phối hợp chăm sóc vợ tôi bị gãy cổ chân vừa theo dõi và điều trị một nữ bệnh nhân bị đau bụng và một nữ bệnh nhân khác đau đầu gối. Trong khi đẩy xe lăn cho vợ tôi đến phòng đợi, tôi liếc lên màn ảnh truyền hình thì thấy tháp Bắc của Trung Tâm Thương Mại Thế Giới đang bốc cháy, cùng lúc đó một máy bay phản lực lớn đang tiến tới lao vào tháp thứ hai. Phản ứng đầu tiên của tôi là thật kinh khủng, làm thế nào mà những tên khủng bố có thể làm được điều đó? Chúng không thể hành động một mình được, vì máy bay phản lực khổng lồ không thể điều khiển được bởi chỉ bằng một tên đánh bom cảm tử kiểu thần phong kamikaze. Phản ứng thứ hai của tôi là ít nhất cũng còn chút may mắn vì chúng chỉ đánh trúng vào một phần ba trên của tòa tháp mà không nhận ra rằng toàn bộ tòa tháp sẽ sụp đổ do sự va cắt mạnh làm bốc cháy nhiên liệu của phản lực cơ đưa đến sự chảy nhão của khung nhà chọc trời. Trở lại với bà bệnh nhân đau bụng đang chờ kết quả xét nghiệm, tôi nói với bà là cần chút thời gian mới có kết quả thực nghiệm máu, và tôi cũng vắn tắt cho bà biết là Trung Tâm Thương Mại Thế Giới vừa bị bọn khủng bố tấn công. Tiếp đó loa phóng thanh của bệnh xá loan báo code màu vàng bắt dầu có hiệu lực, điều đó có nghĩa là có nhiều bệnh nhân có thương tích sẽ ồ ạt tới. Vị Chỉ Huy Trưởng bệnh xá ra lệnh cho nhân viên di tản bệnh nhân. Lúc đó chúng tôi không hiểu tại sao lại phải di tản. Sau đó người ta nói rằng có vụ nổ bên Ngũ Giác Đài và ở đó đang cần sự yểm trợ y tế. Vài bác sĩ và tôi vội vàng băng qua khu Henderson (khu trại Thủy Quân Lục Chiến kế bên) tới Ngũ Giác Đài. Dọc đường, có nhiều mảnh cánh máy bay nằm trên cỏ. Khi đi ngang qua một xe cứu thương, một nhân viên đưa cho tôi chiếc áo khoác màu vàng, tôi thấy có chữ ‘bác sĩ’ may sẵn trên đó. Nghĩ rằng tất cả mọi người tại hiện trường đều phải mang để nhận diện nên tôi khoác vào. Tôi không đọc được hết cả câu vì chữ ngược. Sau đó tôi nhìn thấy hàng chữ lớn ‘BÁC SĨ THÂM NIÊN’ trên cái áo khoác phản chiếu.

Chúng tôi dừng lại để khám nhanh vài bệnh nhân bị thương không nặng lắm như bị châm thủng hoặc trày da bàn tay và cánh tay. Là những nhân viên y tế hầu như đầu tiên có mặt tại hiện trường và không biết rằng những nguy hiểm liên tục có thể xảy ra, chúng tôi đã tới gần tháp kiểm soát không lưu trực thăng, ngang qua khúc Ngũ Giác Đài đang bốc cháy (nhưng chưa sụp đổ). Chúng tôi dừng lại để khám một nữ bệnh nhân da đen mà tinh thần đang suy sụp và đang thở nhanh. Bác sĩ R hỏi bệnh và xem xét tình trạng. Tôi nghe tim phổi thấy bình thường. Yên tâm, chúng tôi tiến tới; rồi có người báo rằng người ta đang cần bác sĩ ở khu lựa thương. Chúng tôi tiến nhanh về hướng căng dây màu vàng gần cây cầu bên trên. Chúng tôi điều trị vài người bị thương nặng hơn. Rồi có người la lớn là mọi người phải nấp dưới cầu vì có tin chưa được xác định là có một chiếc máy bay mà không tặc chiếm được đang bay về hướng chúng tôi. Chúng tôi phụ giúp khiêng người bị thương bằng cáng đến dưới cây cầu. Khi chúng tôi đang sắp xếp đồ tiếp liệu bên dưới cầu, thì được lệnh di chuyển ra ngoài, và các tình nguyện viên đã giúp mang những hộp tiếp liệu y tế, các giải băng nylon màu vàng và cờ vàng. Chúng tôi cố gắng một lần nữa để trải rộng tấm vải dày trải trên đất nhưng có người nói chúng tôi phải di chuyển trở lại nấp dưới cầu vì có một máy bay khác đang tiến đến. Khi một bác sĩ Hải quân đang khám đầu của một phụ nữ da đen nằm trên một chiếc băng ca, tôi nhìn vào chân bà và thấy đùi bà bị phỏng độ hai, tôi gọi silvadene nhưng có người nói bà bị dị ứng với sulfa. Tôi gọi nước biển và đưa cho một nhân viên giúp ông bác sĩ Hải quân truyền tĩnh mạch cho bà. Cho tới lúc đó bà ta là bệnh nhân nặng nhất chúng tôi gặp lúc đó. Biết rằng bà đã được chăm sóc, tôi quay qua khám một nam bệnh nhân bị hít khói. Ông nói là không sao, không đau ngực hoặc khó thở. Tôi nghe tim phổi và thấy tim ông đập bình thường, không có tiếng khò khè, tiếng rít, tôi nói ông ngồi xuống, dựa lưng vào tường và tôi gọi dưỡng khí. Một người mang một bình dưỡng khí đến và nối ống dẫn vào mũi ông. Tôi đến khám một bệnh nhân khác bị chấn thương đầu, tôi thấy là vết thương nhẹ.

Vào lúc đó, một bác sĩ Hải quân khác, y sĩ đại tá F, cũng có mặt với tôi, chúng tôi phối hợp nhau và đề nghị cùng kiểm tra tiếp liệu y tế, chúng tôi phải làm quen với những gì sẵn có. Chúng tôi thấy chỉ có một bọc nước biển. Trong khi kiểm kê thấy có một Lifepak, chúng tôi quyết định thực tập với máy đó để làm quen và yêu cầu một y tá cấp cứu hướng dẫn cách sử dụng. Một vị tuyên úy đến. Chúng tôi thảo luận và định vị một KHU CHỜ ĐỢI (màu ĐEN), kế đó nhưng ngoài tầm mắt để cho các tử thi cũng như những mảnh vụn của cơ thể con người.

Một sĩ quan Không quân rất năng động và hiệu quả, Thiếu tá M (tôi biết được sau đó, được chỉ định là Chỉ huy Trưởng Khu Lựa Thương) ra lệnh cho nhân viên cứu thương, ông hỏi tôi và bác sĩ F xem ai là người phụ trách ở đây, Bác sĩ F nhìn chiếc áo khoác vàng của tôi với hàng chữ BÁC SĨ THÂM NIÊN và chỉ tôi.

Do đó, ở đây tôi đương nhiên là lãnh đạo của toán lựa thương màu vàng, lúc đầu được coi như toán lựa thương hàng loạt. Tôi chỉ định Đại tá B làm Y Tá trưởng và Bác sĩ F làm phụ tá và Hải quân Trung úy Y tá P là nhóm nòng cốt. Băng màu vàng được cột vào cánh tay như một cách để nhận diện. Tôi nói Bộ binh Thiếu tá Q, một sĩ quan hành chánh quân y ghi tên từng người của nhóm chúng tôi và giữ danh sách. Tôi giao cho một tình nguyện viên không phải là nhân viên y tế gắn ‘thẻ thảm họa’ cho tất cả các bệnh nhân được đưa đến. Các nhân viên y tế khác bắt đầu tham gia và Đại tá B tổ chức thành những nhóm nhỏ hơn, mỗi nhóm có một bác sĩ, một vài y tá và trợ y. Trong khi thành lập nhóm, chúng tôi cũng liên tục điều trị những bệnh nhân ngay sau khi họ được đưa đến.

Khoảng 1:00 giờ chiều nước đóng chai và tiếp đó là thực phẩm được đem đến làm cho chúng tôi sảng khoái bởi vì mọi người đã bắt đầu thấy khát. Sau đó khi nhu cầu tự nhiên không tránh được của con người nổi lên, tôi đang thầm nghĩ tới những bụi cây gần đó thì một ông ở đâu đó đột nhiên xuất hiện và nhờ tôi thông báo cho mọi người là phòng vệ sinh và khu nghỉ ngơi được cung cấp trên xe buýt VIP có máy lạnh của ông. Ngoài ra các hộp đựng rác cũng được cấp phát (có ai đó cùng đang suy nghĩ như vậy), mọi người xả vào, Thiếu tá Q lấy một cái bịch và thu rác xung quanh khu vực. Trong khi đó những toán thu nhập chứng cớ của FBI đến với những túi đen và bắt đầu làm sạch khu vực có các mảnh vỡ của máy bay.

Lúc đó tăng cường tới: các bác sĩ, trợ y và y tá của Bệnh viện Quân đội Walter Reed và bệnh viện dân sự gần đó (hai bác sĩ chuyên trị phong thấp, một bác sĩ nhi khoa với túi bơm dưỡng khí và ống thông khí quản). Một Y tá Thiếu tá lục quân của một đơn vị chữa phỏng đến, nhưng anh được nhanh chóng chuyển tới khu vực ĐỎ. Khu của chúng tôi có vẻ như là điểm tập trung đầu tiên cho nhân viên y tế, tình nguyện viên phi y tế và tiếp liệu y tế để sau đó được phân phối cho ‘TIỀN TUYẾN’. Chúng tôi tiếp tục kiểm kê tiếp liệu y tế một lần nữa và tái thành lập các toán nhỏ. Khi kiểm điểm lại thuốc men tôi thấy không có morphine hay thuốc làm giãn nở phế quản … tôi chuyển tin nhắn đi và thật ngạc nhiên là chỉ ít phút sau tiếp liệu được cung cấp bởi Y sĩ Đại tá U, một người quen của tôi khi chúng tôi cùng ở trong giới chỉ huy trưởng.

Không còn gì khác hơn để làm, tôi quyết định làm một trinh sát tại “Tiền Tuyến” với Thiếu tá Q. Khi tới gần lều chỉ huy, một cấp cứu viên đưa cho tôi một máy hút, tôi giao cho Thiếu tá Q cầm. Bây giờ, với danh nghĩa một BÁC SĨ THÂM NIÊN trên áo khoác vàng và được một sĩ quan cấp tá tháp tùng, chúng tôi trông giống như một toán đi chính thức thanh tra nơi ‘TIỀN TUYẾN’. Tại lều chỉ huy, bác sĩ F hỏi tôi muốn là một trong hai tình nguyện viên vào khu Ngũ Giác Đài bị cháy để nhận xác chết, cụt đầu, hoặc mảnh vụn cơ thể. Câu trả lời của tôi là tiêu cực nhưng tôi sẵn sàng tình nguyện nếu được yêu cầu. Ông nói tôi chờ bên ngoài và vài phút sau đó ông nói rằng ông đã có đủ tình nguyện viên rồi. Khi ở ‘TIỀN TUYẾN’, chúng tôi thấy Thiếu Tướng J, Chỉ huy trưởng Quân khu Washington và phái đoàn tham mưu của ông. Dọc đường, có toán người đang phá dỡ các rào cản bằng bê tông giữa đường để dễ dàng đi vào NGŨ GIÁC ĐÀI, có đoàn xe quân khuyển cảnh sát K9, xe cảnh sát và xe mô tô cũng như xe cứu thương và xe buýt. Nhân viên FBI và nhân viên cứu hỏa trang bị đầy mình được định vị và chờ lệnh để tiến tới tòa nhà trong khi nước được bơm xối xả vào các phần bị sập của Ngũ Giác Đài. Lửa tiếp tục cháy, sau đó tôi được biết là đã không dập tắt nhanh chóng ngọn lửa được cho đến nhiều giờ sau đó là vì Ngũ Giác Đài là toà nhà cũ từ Thế chiến II và có rất nhiều lông ngựa được lót dưới mái nhà để dùng làm cách nhiệt. Vài chiếc dép và giầy có gắn băng màu vàng để xác định nằm rải rác trên thảm cỏ. Thỉnh thoảng máy bay trực thăng nổ thình thịch quay vòng vòng trên đầu chúng tôi làm xoáy tung bụi đất và cỏ xung quanh chúng tôi.

Chúng tôi trở lại khu lựa thương màu vàng và chờ đợi cho các sự việc được sáng tỏ. Thiếu tướng T, Chỉ huy trưởng Trung tâm Y tế Walter Reed, và nhân viên của ông đi ngang qua và bắt tay chúng tôi. Chủ yếu là chúng tôi chờ đợi và chờ đợi. Không có gì xảy ra cho đến khi Thiếu tá M gọi chúng tôi và tóm lược tình hình vào khoảng 3:30 giờ chiều. Phỏng đoán lúc đó là có lẽ tất cả những người bị thương nặng đã chết hoặc đã được di tản ở phía bên kia của Ngũ Giác Đài, nhưng chúng tôi đã sẵn sàng để chữa cho những thương tích khác như chấn thương vì hơi nóng, gãy nát xương, mất thiếu nước … của nhân viên toán giải cứu.

Một bác sĩ điều trị dân sự từ OPCON (Operation Control: kiểm soát hành quân) đến. Sau một báo cáo ngắn gọn của Thiếu tá M, ông nhận ra rằng chúng tôi tổ chức chu đáo hơn và cũng được che chở chống ánh nắng nóng bỏng hơn nên đã ngỏ ý di chuyển toán ‘Tiền Tuyến’ của ông vào nhập với nhóm chúng tôi. Chúng tôi cũng bàn về việc cung cấp máy điện cho một đêm dài sẽ tới.

Khoảng 5:30 chiều, tôi bắt đầu nghĩ tới vợ tôi đang bị gãy cổ chân (tôi đã gọi trước nhờ nhân viên bệnh xá nhắn với bà rằng tôi vẫn bình yên). Tôi nói với Bác sĩ F, Đại tá B, Đại tá U và Thiếu tá M là tôi sẽ đi ra ngoài vài giờ để kiểm tra tình trạng của vợ tôi mà tôi nghĩ rằng bà vẫn còn ở tại phòng khám từ sáng sớm đến giờ. Tôi hỏi cách để trở lại, như số điện thoại liên lạc hoặc cách đi qua cổng trong trường hợp tôi bị chặn lại không được vào. Đại tá U nói là tôi không cần phải trở lại, bởi vì đã có rất nhiều bác sĩ ở đây rồi. Ông phỏng đoán rằng rất có thể sau khi lính cứu hỏa dập tắt được ngọn lửa thì không còn ai sống sót nữa. Tuy nhiên, tôi vẫn xin các số điện thoại của họ.

Trong khi suy nghĩ làm cách nào để trở lại bệnh xá (khoảng một dặm đường chim bay) không những chỉ vì tôi không biết làm sao để trở lại bằng đường bộ nhưng còn làm thế nào để có thể qua được tất cả các cổng gác từ Ngũ Giác Đài đến Henderson Hall và Ft Myer. Tôi vẫy một xe minibus không có dấu hiệu trong đó có một nhân viên FBI và yêu cầu ông cho quá giang về văn phòng của tôi. Một lần nữa, cái áo khoác vàng với hàng chữ BÁC SĨ THÂM NIÊN dễ dàng nhận ra, ông sẵn sàng cho tôi quá giang: rào cản trên đường không là trở ngại đối với ông, ông vượt qua và thả tôi xuống ở cổng trước của Ft Myer. Mặc dù cổng đã đóng và được bảo vệ nghiêm ngặt với súng dài súng ngắn, nhưng binh lính nhận diện ra tôi và mở cửa cho tôi vào.

Qua cổng, tôi tiếp tục đi bộ đến bệnh xá cách đó vài góc đường, đột nhiên từ đâu một xe cứu thương đến gần. Tôi vẫy và nhận ra đó là xe cứu thương của chúng tôi từ Ngũ Giác Đài trở về. Tại phòng chỉ huy bệnh xá, các nhân viên bệnh viện đang nghe Thiếu Tướng T tường trình qua loa phóng thanh trong khi màn ảnh TV đang mở gần đó. Tôi hỏi tin tức vợ tôi hiện tại đang ở đâu và người ta cho biết là bà đã được một đồng nghiệp của tôi đưa về nhà rồi.

So sánh tiếng thu với chanson dautomne lưu trọng lư năm 2024
Mệt mỏi, tôi quyết định về nhà và định ăn cái gì chút đỉnh và tắm nhanh một cái trước khi trở lại toán cấp cứu màu vàng của tôi. Trong khi lái xe ra khỏi trạm gác, những nhóm nhỏ binh sĩ vũ trang cùng mình đã được đóng ở nhiều góc đường khác nhau. Một chiếc HUMMV có gắn súng máy đang tuần tra. Các trạm gác yên tĩnh lạ lùng, không có hoạt động gì. Ra khỏi cổng, một hàng dài xe cộ chờ đợi đến lượt mình để vào trại lính đang được kiểm soát toàn diện. Tôi bắt đầu nghĩ làm thế nào để trở lại bệnh xá. Tại Rosslyn, giao thông bị tắc nghẽn, xe cộ nối đuôi nhau, đang cố gắng để lên xa lộ số 395 hoặc số 50 Đông. Tôi không thể nào vào được GW Parkway, có lẽ con đuờng này đã bị đóng vì nó chạy ngang qua CIA. Tôi quẹo chữ U và lên xa lộ số 50 Tây và về nhà không có gì khó khăn; giao thông dễ dàng hơn nhiều so với ngày thường khi vào giờ cao điểm.

Về gần tới nhà tôi nhìn thấy một ngôi nhà với một lá cờ Hoa Kỳ lớn phủ kín hết cửa sổ.

Ở nhà, sau khi hỏi vợ tôi vài câu vắn tắt về tình trạng sức khỏe, tôi yên tâm. Tôi ăn nhanh, tắm rửa và sửa soạn ra đi. Nhưng trước hết tôi gọi văn phòng bệnh xá thì hạ sĩ E nói rằng ông Chỉ huy trưởng bệnh xá đã về nhà rồi và ra lệnh cho mở cửa lại vào ngày mai. Tôi nói với Hạ sĩ E rằng tôi sẽ cố gắng trở lại toán cấp cứu của tôi và nếu có bất kỳ tin nhắn gì cho tôi thì gọi tôi ở nhà. (Tôi sẽ thỉnh thoảng liên lạc về nhà trong khi tôi ở ngoài). Tôi cũng gọi toán cấp cứu màu vàng nhưng chỉ có Bác sĩ F trả lời. Ông cho biết tất cả đều tốt, mặc dù chậm, không có hoạt động gì mới và không có nhu cầu cho tôi trở lại lúc này: Họ đã cho mọi người về nhà rồi. Yên tâm, tôi bắt đầu xem truyền hình và sự kinh dị không thể tưởng tượng được đang cuồn cuộn trước mắt tôi: “11 tháng 9 sẽ là một ngày ô nhục …”

Lá cờ Mỹ đang buông rủ buồn thảm…

Nguyễn Dương, M.D. Cựu Y Sĩ Đại Tá, Quân Lực Hoa Kỳ Y Sĩ Đại Úy, QLVNCH Cựu Y sĩ Trưởng Sư Đoàn 1 Thiết Giáp Hoa Kỳ (tham dự Chiến Tranh Vùng Vịnh) Chú thích: Fort Myer ở cạnh Pentagon và Arlington National Cemetery. Fort Myer là chỗ đóng quân của Old Guard của Washington, DC, tương đương như trại Liên Binh Phòng Vệ Phủ Tổng Thống của VNCH. Trước khi giải ngũ Y sĩ Đại tá Nguyễn Dương là chỉ Huy Trưởng Bệnh Xá A. Rader US Army Health Clinic và bàn giao chức vị đó cho Y Sĩ Đại Tá R vào năm 1999.

So sánh tiếng thu với chanson dautomne lưu trọng lư năm 2024

THE PENTAGON ATTACK: 11 SEPTEMBER 2001

Around 9:00 AM, I was simultaneously coordinating the care for my wife who just fractured her ankle while working up a female patient with abdominal pain and a female patient with knee pain. While ferrying my wife on wheelchair to the patient waiting area I caught a glimpse on TV showing a burning World Trade Center (North) and an incoming big jet hitting the second tower. My first reaction was horrible, how the terrorists can do that, they could not do it alone, the jumbo jet cannot be handle by a lonely suicide bomber like kamikaze. My second reaction was at least there is some luck because they only hit the upper third of the Towers not realizing that the whole building will collapse due to the shear intense burning jet fuel which melted down the supporting frame. Returning to my abdominal pain patient who was waiting for the lab tests, I told her it will take sometime for the lab tests results and told her briefly that the World Trade Center just had been hit by terrorists. Then the clinic loud speaker announced a code yellow is in effect meaning that there is an upcoming mass casualty. The Commander of our clinic asked all personnel to evacuate the clinic. At the time we did not know why we had to leave the clinic. Someone later told us that an explosion occurred at the Pentagon and they need medical support. A couple of doctors at the clinic and I rushed thru Henderson Hall (a close by Marines barrack) to the Pentagon. Along the way, debris of an air plane wing was seen on the grass. Passing an ambulance, a person gave me a yellow jacket which I saw a word physician sewn on. Thinking that everybody on the scene are required to wear a jacket for identification, I readily put it on. I did not read fully the whole sentence because I cannot read upside down. Later I saw the large characters of SENIOR PHYSICIAN on the reflecting jacket. We stopped to examine briefly a couple of patients who were not seriously injured, only puncture/abrasions of the hands and arms. Being almost the first medical personnel on the scene and not knowing that continuing danger is a possibility, we were able to come close by the helicopter air control tower, passing that portion of the Pentagon which was burning (not collapsed yet). We stopped by and examined one black female patient in emotional distress with rapid breathing. Dr R. asked questions while checking her status. I listened to her lungs and heart sounds which seem alright. Reassured, we moved forward; then someone called that they need docs at the staging area. We rushed in the direction of the yellow tarmac near a bridge overpass. We treated a couple of more injured patients. Then someone yelled for everybody to move under the bridge because an unaccounted – for hijacked plane was reported on our way. We helped carry the above patient on a stretcher to the underpass. As we were setting supplies under the bridge, orders were given for us to move out, and volunteers were helping carry medical supply boxes, the yellow nylon tarmac and the yellow flag. We tried again to spread the tarmac then someone said we have to move it back under the bridge because of another plane is coming. A Navy doctor was examining the head of a black female on a stretcher, I look at her legs and saw second degree burn on her thighs, I called silvadene but someone said she is allergic to sulfa. I called for IV fluids and handed it to the personnel helping the Navy doc who was putting an IV line. That patient was the most serious patient we had so far. Realizing that she was being taken care of, I moved to see a male patient with smoke inhalation. He said he was OK, with no chest pain or shortness of breath. I listened to his lungs and found normal heart sounds, no rales or wheezes, I told him to sit down and rest his back on the wall and I call for oxygen. Someone brought an oxygen canister and hooked the cannula to his nose. I went to another patient with head injury which I found to be benign. At that time, another Navy doctor, Dr. F., a Colonel, was with me, I bonded with him and suggested that together we checked what medical supplies we have to be familiar with our capabilities. We found only one box of IV normal saline. While accounting we stumbled on a Lifepak, we decided to play it on to be familiar and ask a nurse medic for instruction for use. A Chaplain came. We discussed and located an EXPECTANT (BLACK) area and a close-by but out of sight an area for cadavers/human debris. A very energetic and effective Air Forces officer, MAJ (Major) M. (I learned later he was designated as the Triage Scene Commander) was giving orders to medics, he asked me and Dr. F who is in charge here, Dr. F. look at my yellow jacket with the well read SENIOR PHYSICIAN and pointed to me. So here I am, defacto leader of the Yellow staging area team, called first as an overflow triage team. I designated COL B. as my chief nurse and Dr. F. as my deputy and a Navy LT nurse P. as the core team. Yellow ribbons were tied to the arms as a way of identification. I asked an Army Major Q., a medical service officer to collect the name of our team and keep a ledger. I tasked a non-medical volunteer to attach disaster tag to all incoming patients. Other medical personnel started to trickle in and Col B. was charged to form smaller teams with one doc and a couple of nurses and physician assistants in each team. While forming our team we also treated trickling patients as soon as they arrived. Around 13:00 bottled water arrived and later food came to our delight because we started to feel thirsty. Then inevitable nature call surfaced, I was thinking about nearby bushes but a man suddenly appeared mysteriously and asked me to pass the info that the toilet room and rest area can be provided on his VIP air conditioned bus. Also garbage cans were provided (someone is thinking); everybody pitched in, Major Q. grabbed a bag and collected it around the area. During the meantime FBI evidence collection teams arrived with their black bags and began to sweep the area for plane debris. Reinforcements arrived: Doctors, physician assistants and nurses from Walter Reed Army Hospital and nearby civilian hospital (rheumatologists, a pediatrician with his ambu bag and endotracheal tubes). Also An Army Major nurse from a burn unit showed but was soon taken away to the RED area. Our area seems as the first assembly point for medical personnel, non medical volunteers and medical supplies to be cannibalized later for the ‘FRONT’. We keft re-inventorying our medical supplies and re-forming our small teams. A review of disposable medication was done: there was no morphine nor bronchodilators … I relayed the message and amazingly those supplies were provided a few minutes later by COL (Dr.) U., an acquaintance of mine while we were in the commander’s circle. With nothing else to do I decided to go to do a recon at the “Front” with MAJ Q. While approaching the command tent, a medic gave me a suction apparatus which I gave to MAJ Q. to carry. Now, with a SENIOR PHYSICIAN on my yellow jacket and accompanied by a field grade officer, we looked like a very official team to survey the “Front”. At the command tent, Dr. F. asked me if I was one of the two person volunteers to enter the burned section of the Pentagon to recognize the dead, decapitated, or human debris. My answer was negative but I was ready to volunteer if asked. He told me to wait outside and a few minutes later he said he had enough volunteers already. While at the “Front”, we saw Major General J. the Military District of Washington commander and his staff. Along the road, crews are demolishing concrete mid road barriers for easy access to the Pentagon, scores of K9 police cars, police cars, and motor bikes as ambulances and buses. FBI personnel and firefighters in heavy gears are positioning and waiting for order to proceed to the building while water was pouring in the collapsed section of the Pentagon. Fire kept burning, later I learnt the fire was not put off many hours later because Pentagon was of WWII vintage and lots of horse hair was put under the roof for insulation and it is difficult to extinguish it. Few sandals and shoes with yellow ribbons tied on for identification were scattered on the grass. Now and then thumping helicopters circled above us swirling the dirt and grass around us. We returned to the yellow staging area and waiting for events to unroll. Major General T., the Walter Reed Medical Center commander, and his staff passed by and shook our hands. Mainly we waited and waited. Nothing happened until MAJ M. called us or a briefing at around 15:30. The assumption at that time is probably by now all the gravely injured are either dead or evacuated at the other side of the Pentagon but we had to be ready for casualties like heat injuries, crushed fractures, dehydration… from the rescuing party. A Treatment civilian physician from OPCON (Operation Control) arrived. After a quick briefing by MAJ M. he realized that we were much organized and well sheltered against the scorching sun so he expressed his idea of moving the out “Front” team to merge with us. We also discussed procuring electricity for the expecting long night coverage. Around 17:30 I started to think about my wife with the fracture ankle (I did call earlier asking the clinic personnel to relay the message to her that I am doing OK). I talked to Dr. F., COL B., COL U. and MAJ M. about I leaving for a couple of hours to check on the status of my wife who is from my understanding till at the clinic from the early morning. I was asking for ways to come back in, eg. their phone numbers to contact or passes in cases I was stopped at the gates and denied entry. COL U. said there is no need for me to come back, they have plenty of physicians. He predicted that most likely after the fire fighters stop the blaze, no survival will be found. Nevertheless, I asked for their phone numbers. While debating myself how to get back to the clinic (about a mile as the crow flies) not only because I did not know how to get back on foot but also how to get thru all these gates in between the Pentagon, Henderson Hall and Ft Myer. I flagged a passing unmarked minibus with a FBI agent on and asked for transportation back to my office. With again my easily recognized yellow jacket SENIOR PHYSICAN on, he readily agreed to transport me: barriers on the road were no obstacle for him, he just crossed over and dropped me at the front gate of Ft. Myer. Although the gate was closed and heavily guarded with guns and machine guns, the soldiers recognized me and opened the gate for me to enter. Passing the gate, I proceeded on foot to the clinic which is about a couple of blocks away, suddenly from nowhere an ambulance approached. I flagged it and found out it was our ambulance returning from the Pentagon. At the clinic headquarters, the clinic staff was listening to the radio conference called by Major General T while a TV was running close by. I asked where is the whereabouts of my wife and I was told she just went home thanks to the help of a coworker.

So sánh tiếng thu với chanson dautomne lưu trọng lư năm 2024

Tired, I decided to go home and plan to grasp a quick bite and a short shower before rejoining my yellow team. While driving out of the post, small groups of well armed soldiers were posted at different corners. An HUMMV mounted with machine guns was patrolling. The post was eerily silent, no activities. Getting out of gate, there was a long line of incoming vehicles waiting their turn to be inspected thoroughly. I started to think how to get back to the clinic. At Rosslyn, there was a traffic gridlock going on, bumper to bumper cars, for automobiles trying to get o Highway 395 or 50 East. I could not get on GW Parkway, maybe it was closed because it passes thru CIA. I made a U-turn and got to 50 West and headed home without difficulties; the traffic was much lighter than usual at rush hour. Close to home a house with a large American flag was seen covering its window. At home, reassured after a short inquiry of my wife’s health status. I ate quickly, took a shower and got ready to depart. But first I called the clinic headquarters and CPT E. told me that the Commander of the clinic left home with instructions that the clinic will be open tomorrow. I told him that I will try to get back to my team and if he had any calls for me, to reach me at home. (I will contact my home from the road now and then). I also called the yellow team staff but only Dr. F. answered. He said all is doing well, albeit slow, no action and there was no need for me to come back: they were sending people home. Reassured I started to watch TV and the unimaginable horror rolled in front of my eyes: “Sep 11 will be a day of infamy…” A half-staff American flag is flying… Duong Nguyen, MD COL (R), US Army CPT, ARVN Former Division Surgeon 1st. Armored Division, US Army (participated in Desert Shield/Desert Storm)