Sự khác nhau giữa các loại hình doanh nghiệp

CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP

Các loại hình doanh nghiệp Doanh nghiệp có thể lựa chọn khi bắt đầu:

  • Công ty TNHH Một thành viên
  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên
  • Công ty hợp danh
  • Công ty cổ phần
  • Doanh nghiệp tư nhân

Tuy từng loại hình khác nhau sẽ có những yếu tố đặc thù khác nhau. Tùy theo mục đích trong tương lai gần – lâu dài Doanh nghiệp sẽ lựa chọn

PHÂN BIỆT, SO SÁNH CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP

Các chủ doanh nghiệp có thể theo dõi bảng sau để nắm rõ hơn. Bảng so sánh các loại hình doanh nghiệp theo nhiều tiêu chí

Tiêu chíCông ty TNHH một thành viênCông ty TNHH hai thành viên trở lênCông ty hợp danhCông ty cổ phầnDoanh nghiệp tư nhân
Định nghĩaLoại hình doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ.Là doanh nghiệp, trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân. Số lượng thành viên không vượt quá năm mươi. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệpLa doanh nghiệp có:
Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung [gọi là thành viên hợp danh]; ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn.
Là doanh nghiệp, trong đó:

– Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

– Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;

– Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Thành viên– Có thể là cá nhân hoặc pháp nhân– Có thể là cá nhân hoặc pháp nhân
– Từ 2 đến 50 thành viên
– Ít nhất 02 thành viên hợp danh [TVHD] là cá nhân, có thể có thêm nhiều thành viên góp vốn [TVGV]– Ít nhât 03 cổ đông, số lượng không hạn chế
– Cổ đông có thể là cá nhân hoặc pháp nhân
– Do một cá nhân làm chủ. Mỗi cá nhân chỉ được thành lập 01 doanh nghiệp tư nhân
Trách nhiệm về nghĩa vụ tài sảnTrong phạm vi vốn điều lệTrong phạm vi số vốn góp– TVHD chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình
– TVGV chịu trach nhiệm trong phạm vi vốn góp
Trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệpChịu trách nhiệm bằng tất cả tài sản của mình
Tư cách pháp nhânKhông
Quyền phát hành chứng khoánKhông được phát hành cổ phầnKhông được phát hành cổ phầnKhông phát hành bất kỳ loại chứng khoán nàoCó quyền phát hành cổ phần để huy động vốnKhông được phát hành cổ phần
Chuyển nhượng vốnKhôngChuyển nhượng nội bộ hoặc bên ngoài nếu không có thành viên nào mua– TVHD không có quyền chuyển nhượng vốn, trừ khi được các TVHD khác đồng ý
– TVGV được chuyển vồn góp cho người khác
– Trong 3 năm đầu, chỉ chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập [CĐSL], muốn chuyển cho người khác thì phải được các CĐSL khác đồng ý
– Sau 3 năm, chuyển nhượng cho bất cứ ai
– Cho thuê hoặc bán doanh nghiệp tư nhân
Ban kiểm soátChủ sở hữu bổ nhiệm, nhiệm kỳ không quá 5 nămTừ 11 thành viên trở lên thì phải thành lập Ban kiểm soátKhông bắt buộcTrường hợp công ty dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu nhỏ hơn 50% cổ phần công ty thì không phải lập Ban kiểm soátKhông bắt buộc
Cuộc họp hợp lệHọp hội đồng thành viên ít nhất 2/3 tổng số thành viên dự họpLần 1: khi số thành viên dự họp sở hữu ít nhất 65% vốn điều lệ

Lần 2: ít nhất 50% vốn điều lệ

Lần 3: không phụ thuộc
Không bắt buộc– Họp đại hội đồng cổ đông: lần 1 ít nhất 51% phiếu biểu quyết, lần 2 là 33%, lần 3 không phụ thuộc.
– Họp hội đồng quản trị lần 1 ít nhất ¾ tổng số thành viên, lần 2 í nhất ½.
Không bắt buộc
Thông qua nghị quyết họpQuyết định quan trọng là ¾ số thành viên dự họp, quyết định khác là 1/2Quyết định quan trọng là 75% số vốn góp của thành viên dự họp, còn lại là 65%Quyết định quan trọng phải được ¾ TVHD đồng ý, vấn đề khác là 1/2Quyết định quan trọng của ĐHĐCĐ cần ít nhất 65% phiếu biểu quyết, vấn đề khác là 51%.
Nghị quyết của HĐQT được thông qua nếu được đa số thành viên tán thành. Nếu là 50/50 thì theo quyết định của Chủ tịch HĐQT
Không bắt buộc

So Sánh Các Loại Hình Công Ty Theo Luật Doanh Nghiệp 2020


Bảng so sánh chi tiết các loại hình công ty, doanh nghiệp Việt Nam dựa trên các tiêu chí như chủ sở hữu, thành viên góp vốn, vốn điều lệ, tư cách pháp nhân...

10 TIÊU CHÍ SO SÁNH CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP:

  • 1. Chủ sở hữu
  • 2. Số lượng thành viên, cổ đông góp vốn
  • 3. Tư cách pháp nhân
  • 4. Vốn điều lệ
  • 5. Trách nhiệm về nghĩa vụ tài sản
  • 6. Khả năng huy động vốn
  • 7. Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
  • 8. Quyền quyết định các vấn đề quan trọng của công ty
  • 9. Cơ cấu tổ chức
  • 10. Mức độ phổ biến của các loại hình doanh nghiệp
  • Một số câu hỏi thường gặp về các loại hình công ty, doanh nghiệp

Theo Luật Doanh nghiệp 2020, có 5 loại hình công ty tại Việt Nam là công ty cổ phần, công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân. Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có những đặc điểm và ưu nhược điểm riêng. Trong bài viết này, Anpha sẽ so sánh các tiêu chí đặc trưng và cơ bản nhất của từng loại hình doanh nghiệp với nhau để các bạn có cái nhìn toàn diện nhất và dễ dàng lựa chọn được loại hình công ty phù hợp với nhu cầu và định hướng phát triển của mình.

Chú thích:

STT

NỘI DUNG

VIẾT TẮT

1

Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên

CTY TNHH 1 TV

2

Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên

CTY TNHH 2 TV TRỞ LÊN

3

Công ty cổ phần

CTY CP

4

Doanh nghiệp tư nhân

DNTN

5

Thành viên hợp danh

TVHD

6

Thành viên góp vốn

TVGV

1. Chủ sở hữu

  • Công ty TNHH 1 thành viên chỉ có duy nhất 1 chủ sở hữu là cá nhân hoặc tổ chức;

  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có thể có nhiều đồng chủ sở hữu [có thể là cá nhân hoặc tổ chức], tối thiểu là 2 và tối đa không quá 50 đồng chủ sở hữu;

  • Chủ sở hữu công ty cổ phần chính là cổ đông của công ty [có thể là cá nhân hoặc tổ chức], tối thiểu là 3 và không giới hạn số lượng cổ đông tối đa;

  • Chủ sở hữu công ty hợp danh là cá nhân và được gọi là thành viên hợp danh. Công ty hợp danh có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty;

  • Doanh nghiệp tư nhân chỉ có 1 chủ sở hữu duy nhất là cá nhân, được gọi là chủ doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

So với 3 loại hình doanh nghiệp còn lại, việc không cho phép tổ chức làm chủ sở hữu trong công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân cũng là 1 hạn chế, khiến nhiều cá nhân, tổ chức không mấy mặn mà khi lựa chọn thành lập 2 loại hình doanh nghiệp này.

2. Số lượng thành viên, cổ đông góp vốn

  • Công ty TNHH 1 thành viên chỉ có duy nhất 1 thành viên [là cá nhân, tổ chức] góp vốn thành lập doanh nghiệp;

  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên được thành lập bởi tối thiểu là 2 và tối đa là 50 thành viên [là cá nhân hoặc tổ chức];

  • Công ty cổ phần: Cổ đông tham gia góp vốn có thể là cá nhân, tổ chức; số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và không giới hạn số lượng;

  • Công ty hợp danh: Có tối thiểu 2 thành viên hợp danh là cá nhân và ngoài ra có thể có thêm các thành viên góp vốn. Như vậy, công ty hợp danh không bị giới hạn tối đa số lượng thành viên cùng góp vốn vào công ty;

  • Doanh nghiệp tư nhân: Chỉ có duy nhất 1 thành viên góp vốn là cá nhân, gọi là chủ doanh nghiệp tư nhân.

So với doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH 1 thành viên chỉ có 1 thành viên góp vốn, thì việc công ty cổ phần, công TNHH 2 thành viên trở lên và công ty hợp danh được quyền có nhiều thành viên tham gia góp vốn vào doanh nghiệp là điều kiện rất thuận lợi, giúp doanh nghiệp này có thể huy động vốn từ nhiều cá nhân, tổ chức khi có nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.

3. Tư cách pháp nhân

Trong các loại hình doanh nghiệp, chỉ mỗi doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.

Vậy, ưu điểm và bất lợi xoay quanh tư cách pháp nhân là gì?

  • Ưu điểm khi có tư cách pháp nhân:

  1. Sự tách bạch giữa tài sản công ty và tài sản cá nhân;

  2. Thành viên công ty sẽ được nhân danh công ty để thực hiện các hoạt động như: ký kết hợp đồng nhân danh công ty, thực hiện việc quản lý công ty...;

  3. Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân được quyền khởi kiện, yêu cầu tòa án giải quyết các tranh chấp thương mại với pháp nhân khác.

  • Bất lợi khi không có tư cách pháp nhân:

  1. Không có sự tách biệt giữa tài sản cá nhân và tài sản công ty. Chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề tài chính của doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản cá nhân;

  2. Trong quan hệ tố tụng, doanh nghiệp tư nhân không được nhân danh mình để tham gia với tư cách độc lập, mà tư cách tham gia là của Chủ doanh nghiệp tư nhân.

4. Vốn điều lệ

Như đã chia sẻ, doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, nên tài sản công ty và tài sản chủ doanh nghiệp là một. Vì thế, vốn điều lệ của doanh nghiệp tư nhân là toàn bộ tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân, không phải chỉ giới hạn trong số vốn góp như các loại hình còn lại.

5. Trách nhiệm về nghĩa vụ tài sản

Anpha sẽ liệt kê trách nhiệm theo từng loại hình để bạn dễ dàng tham khảo thông tin, cụ thể:

Doanh nghiệp tư nhân:

Chế độ chịu trách nhiệm về nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp tư nhân được đánh giá cá nhất trong 5 loại hình doanh nghiệp; việc chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản đối với hoạt động kinh doanh mang lại rủi ro khá cao cho chủ doanh nghiệp tư nhân.

Công ty TNHH và công ty cổ phần:

Thành viên, cổ đông góp vốn chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ trong phạm vi số vốn góp vào công ty, vì thế tương đối an toàn cho các thành viên, cổ đông khi góp vốn vào doanh nghiệp

Công ty hợp danh:

Riêng loại hình này, chế độ trách nhiệm được kết hợp từ các loại hình doanh nghiệp còn lại và được chia cụ thể như sau:

  • Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản cá nhân;

  • Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm trên phạm vi số vốn đã góp.

Do đặc điểm này mà công ty hợp danh thường khó thu hút thành viên hợp danh mới gia nhập công ty.

6. Khả năng huy động vốn

3 yếu tố để đánh giá khả năng huy động vốn của doanh nghiệp trong giai đoạn thành lập:

  • Số lượng thành viên được góp vốn;

  • Khả năng phát hành cổ phiếu;

  • Sự thuận tiện chuyển nhượng vốn.

Xếp theo mức độ giảm dần về khả năng huy động vốn thì:

Vị trí số 1 là công ty cổ phần: Đây là loại hình công ty có khả năng huy động vốn cao và linh hoạt nhất. Bởi 3 lý do:

  • Công ty cổ phần là loại hình công ty duy nhất được phát hành cổ phiếu, chào bán các loại cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng thông qua sàn giao dịch chứng khoán;

  • Không giới hạn số lượng cổ đông góp vốn nên có thể gia tăng số lượng cổ đông theo nhu cầu;

  • Thủ tục chuyển nhượng cổ phần đơn giản, nhanh gọn.

Vị trí số 2 là công ty TNHH 2 thành viên trở lên, bởi 2 lý do:

  • Có thể huy động vốn từ thành viên mới [tối đa 50 thành viên];

  • Có thể chuyển nhượng 1 phần vốn góp cho cá nhân, tổ chức khác.

Tuy nhiên, bất cập duy nhất của loại hình doanh nghiệp này khi chuyển nhượng phần vốn góp là phải ưu tiên chuyển nhượng cho các thành viên trong công ty trước.

Vị trí thứ 3 là công ty hợp danh, bởi:

  • Có thể huy động vốn từ thành viên công ty hiện có hoặc có thể huy động từ thành viên mới và không hạn chế số lượng thành viên tối đa;

  • Các thành viên công ty hợp danh cũng có thể chuyển nhượng vốn của mình cho người khác.

Tuy nhiên, có 1 hạn chế là thành viên hợp danh phải được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại nếu muốn chuyển nhượng phần vốn của mình tại công ty cho cá nhân, tổ chức khác.

Vị trí thứ 4 là công ty TNHH 1 thành viên, bởi 2 lý do:

  • Công ty TNHH 1 thành viên chỉ có thể huy động thêm vốn từ chủ sở hữu công ty hoặc bằng cách chuyển nhượng vốn sang cho cá nhân hoặc tổ chức khác;

  • Nếu chuyển nhượng 1 phần vốn góp thì bắt buộc phải chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

Cuối cùng là doanh nghiệp tư nhân

Khả năng huy động của loại hình doanh nghiệp này cực thấp. Doanh nghiệp tư nhân chỉ được huy động vốn từ chính chủ doanh nghiệp mà không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào, cũng như không được bán phần vốn góp cho cá nhân hoặc tổ chức khác, nên không có khả năng huy động vốn từ bên ngoài.

7. Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

- Công ty TNHH 1 thành viên: Trường hợp chủ sở hữu chấp thuận cho cá nhân hoặc tổ chức khác cùng góp vốn vào công ty thì công ty TNHH 1 thành viên bắt buộc phải chuyển đổi thành công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.

- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên:

  • Trường hợp sau khi thành lập nếu có nhiều hơn 50 thành viên góp vốn thì bắt buộc phải chuyển đổi sang loại hình công ty cổ phần;

  • Trường hợp số lượng thành viên góp vốn giảm xuống chỉ còn 1 thì bắt buộc phải chuyển thành công ty TNHH 1 thành viên.

- Công ty cổ phần:

  • Trường hợp nếu số lượng cổ đông giảm xuống còn 2 thành viên, mà công ty không huy động được thêm vốn góp của cổ đông mới thì phải chuyển đổi thành công ty TNHH 2 thành viên để tiếp tục hoạt động;

  • Trường hợp số lượng cổ đông giảm xuống còn 1 thành viên thì công ty cổ phần phải chuyển đổi thành công ty TNHH 1 thành viên để tiếp tục hoạt động.

- Doanh nghiệp tư nhân: Có thể chuyển đổi thành công ty TNHH 1 thành viên, 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần và công ty hợp danh.

- Công ty hợp danh: Không được chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp khác.

8. Quyền quyết định các vấn đề quan trọng của công ty

Đối với công ty cổ phần

Đại hội đồng cổ đông là bộ phận có quyền lực cao nhất. Tuy nhiên, hội đồng quản trị mới là cơ quan trực tiếp quản lý và điều hành công ty. Chính vì thế, đa phần các quyết định liên quan đến cơ cấu tổ chức và quản lý công ty, công việc kinh doanh... đều được quyết định bởi hội đồng quản trị.
Ví dụ: Bầu hoặc bãi nhiệm với các chức danh quan trọng như chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc,...; quyết định chiến lược phát triển hàng năm, mở rộng thị trường, các hoạt động marketing, đổi mới công nghệ...

Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Quyền quyết định tối cao thuộc về hội đồng thành viên. Các quyết định liên quan tới cơ cấu tổ chức quản lý công ty, các chiến lược kinh doanh, dự án đầu tư...đều phải được hội đồng thành viên thông qua. Giám đốc/tổng giám đốc chỉ có quyền hạn điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, báo cáo và chịu trách nhiệm với Hội đồng thành viên về việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Đối với công ty hợp danh

Hội đồng thành viên có quyền quyết định tất cả các công việc kinh doanh của công ty. Nhưng thực chất, tất cả các quyết định đều phải được đa số thành viên hợp danh tán thành [với tỷ lệ ¾ hoặc ⅔ thành viên hợp danh tán thành] mới được thông qua.

Đối với công ty TNHH 1 thành viên và doanh nghiệp tư nhân

Chủ sở công ty/chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp một cách nhanh chóng, dứt khoát.

9. Cơ cấu tổ chức

- Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức phức tạp nhất, đặc biệt ở những công ty cổ phần đã được niêm yết trên sàn chứng khoán, số lượng cổ đông rất lớn, cổ đông mới - cũ ra vào liên tục nên việc quản lý cũng gặp nhiều khó khăn.

- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên và công ty hợp danh có cơ cấu tổ chức khá đơn giản. Đa phần các thành viên đều có sự quen biết nên việc quản lý và điều hành công ty không quá phức tạp.

- Công ty TNHH 1 thành viên và doanh nghiệp tư nhân có cơ cấu tổ chức đơn giản và gọn nhẹ nhất. Đa phần chủ sở hữu trực tiếp là giám đốc và dưới là các phòng ban chức năng.

10. Mức độ phổ biến của các loại hình doanh nghiệp

Xét theo mức độ giảm dần thì:

Xếp thứ nhất là công ty TNHH 1 thành viên: Đây là loại hình doanh nghiệp được nhiều người lựa chọn thành lập nhất bởi cơ cấu tổ chức đơn giản, dễ quản lý, phù hợp với những cá nhân kinh doanh với quy mô vừa và nhỏ.

Xếp thứ hai là công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Đây là loại hình doanh nghiệp được nhiều người lựa chọn khi có nhu cầu góp vốn cùng bạn bè, đối tác.

Xếp thứ ba là công ty cổ phần: Do yêu cầu chặt chẽ về cơ cấu tổ chức nên loại hình này thưng là sự lựa chọn cho những tổ chức, cá nhân kinh doanh những ngành nghề yêu cầu khả năng vốn huy động cao.

Xếp cuối cùng là công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân: Là hai loại hình doanh nghiệp được ít người lựa chọn thành lập nhất bởi tính rủi ro cho chủ sở hữu cao và khả năng huy động vốn thấp.

Một số câu hỏi thường gặp về các loại hình công ty, doanh nghiệp

Câu 1. Theo Luật Doanh nghiệp có mấy loại công ty?

Có 5 loại hình doanh nghiệp bao gồm: Công ty cổ phần, công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân.

Câu 2. Loại hình doanh nghiệp nào không có tư cách pháp nhân?

Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Câu 3. Loại hình doanh nghiệp nào được phát hành cổ phiếu?

Công ty cổ phần là loại hình công ty duy nhất được phát hành cổ phiếu, chào bán các loại cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng thông qua sàn giao dịch chứng khoán.

Câu 4. Phân biệt các loại hình doanh nghiệp dựa trên những đặc điểm nào?

Để phân biệt các loại hình doanh nghiệp chúng ta có thể dựa vào hai tiêu chí đó là số lượng thành viên công ty, tư cách pháp nhân và 1 một số tiêu chí khác như vốn điều lệ, chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn, cơ cấu tổ chức, khả năng huy động vốn…

Câu 5. Loại hình doanh nghiệp nào phổ biến nhất?

Từ thực tế cho thấy, công ty TNHH 1 thành viên là loại hình doanh nghiệp phổ biến và được nhiều người lựa chọn khi thành lập doanh nghiệp nhất do cơ cấu tổ chức đơn giản, dễ quản lý.

Trên đây, Anpha đã giúp bạn so sánh 5 loại hình doanh nghiệp Việt Nam thông qua 10 tiêu chí cụ thể. Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin tại bài viết ưu và nhược điểm các loại hình công ty, doanh nghiệp.
Nếu bạn cần tư vấn thêm thông tin hoặc quan tâm đến dịch vụ thành lập doanh nghiệp của Anpha, vui lòng liên hệ theo số 0938.268.123 [TP. HCM] hoặc 09844.777.11 [Hà Nội] để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Nên thành lập công ty, doanh nghiệp hay hộ kinh doanh cá thể?

Nên thành lập công ty cổ phần hay công ty TNHH - PHẢI ĐỌC

So sánh doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH một thành viên

Có nên thành lập công ty? Phân tích ưu điểm và nhược điểm

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

5.0

3 đánh giá
Chọn đánh giá
Gửi đánh giá
  • Quay lại
  • Xem tiếp

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Viết nội dung câu hỏi...
SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH
XEM THÊM HỎI ĐÁP

Các loại hình doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam

Chủ doanh nghiệp luôn lo lắng, quan tâm về sự khác biệt các loại hình doanh nghiệp Việt Nam để chuẩn bị khởi nghiệp. Bởi, lựa chọn hình thức doanh nghiệp nào đều ảnh hưởng không nhỏ đến sự tồn tại và phát triển của công ty.

Hiện nay, theo Luật doanh nghiệp quy định và phân chia ra gồm 5 loại hình doanh nghiệp: Công ty Trách nhiệm hữu hạn [TNHH] 1 thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Công ty Cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân, Công ty Hợp Danh.

Về mặtcơ bản, những khác biệt giữa các loại hình doanh nghiệp gồm: uy tín doanh nghiệp, khả năng huy động vốn, rủi ro đầu tư, tính phức tạp của thủ tục thành lập và tổ chức quản lý doanh nghiệp.

Tiếp theo, chúng ta cùng đi tìm hiểu sự khác biệt, ưu và nhược điểm của từng loại hình công ty khác nhau.

  • Doanh nghiệp tư nhân
    • Ưu điểm
    • Nhược điểm
  • Công ty TNHH 1 thành viên
    • Ưu điểm
    • Nhược điểm
  • Công ty TNHH 2 – 50 thành viên
    • Ưu điểm
    • Nhược điểm
  • Công ty Cổ phần [CP]
    • Ưu điểm
    • Nhược điểm
  • Công ty hợp danh
    • Ưu điểm
    • Nhược điểm

Loại hình doanh nghiệp là gì?

Loại hình doanh nghiệp là một hình thức kinh doanh mà các cá nhân hoặc một nhóm các cá nhân, tổ chức lựa chọn, thể hiện mục tiêu mà doanh nghiệp muốn hướng tới. Theo đó mỗi loại hình lại có một hình thức xây dựng khác nhau, cơ cấu tổ chức khác nhau và phát triển riêng theo quy định của pháp luật.

So sánh các loại hình doanh nghiệp hiện nay

Để phân biệt các loại hình doanh nghiệp hiện nay hãy tìm hiểu những điểm giống và khác nhau qua phần dưới đây

Điểm giống nhau

Điểm giống giữa các loại hình doanh nghiệp:

  • Những điểm giống nhau giữa công ty cổ phần và công ty TNHH
  • Đều có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Mã số nghiệp cũng chính là mã số thuế của doanh nghiệp.
  • Về trách nhiệm của các thành viên góp vốn: Thành viên công ty TNHH, cổ đông công ty cổ phần phải chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp vào công ty.
  • Về người đại diện theo pháp luật: Có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật.
  • Những điểm giống nhau giữa công ty hợp danh và công ty cổ phần:
  • Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Cả hai đều có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật.

Điểm khác nhau

– Dưới đây là bảng so sánh các loại hình doanh nghiệp hiện nay

Tiêu chí Công ty TNHH một thành viên Công ty TNHH hai thành viên trở lên Công ty hợp danh

Công ty cổ phần

Doanh nghiệp tư nhân
Thành viên

[số lượng, đối tượng]

– Số lượng : 01

– Có thể là cá nhân hoặc pháp nhân

– Số lượng: từ 02 – 50 thành viên

– Có thể là cá nhân hoặc pháp nhân

– Số lượng: ít nhất 02 thành viên

– Có ít nhất 02 thành viên hợp danh

– Số lượng: 03 cổ đông trở lên

– Cổ đông có thể là cá nhân hoặc pháp nhân

– Số lượng: 01

– Thành viên là cá nhân. Do một cá nhân làm chủ, mỗi cá nhân chỉ được thành lập 01 doanh nghiệp tư nhân

Phạm vi chịu trách nhiệm về nghĩa vụ tài sản Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn điều lệ công ty Chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty – Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình

– Thành viên góp vốn chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp

Chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình
Tư cách pháp nhân Có tư cách pháp nhân Có tư cách pháp nhân Có tư cách pháp nhân Có tư cách pháp nhân Không tư cách pháp nhân
Chuyển nhượng vốn Chỉ có một thành viên nên không thể chuyển nhượng vốn. Nếu chuyển nhượng vốn, hoặc thêm người góp vốn thì sẽ phải chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp khác. Có thể chuyển nhượng nội bộ hoặc chuyển nhượng ra bên ngoài nếu không có thành viên công ty nào mua lại – Thành viên hợp danh không có quyền chuyển nhượng vốn, trừ khi được các thành viên hợp danh khác đồng ý.

– Thành viên góp vốn được quyền chuyển nhượng vốn góp cho người khác.

– Trong vòng 03 năm đầu chỉ được chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập, muốn chuyển Cho thuê hoặc bán doanh nghiệp tư nhân
Ban kiểm soát Chủ sở hữu bổ nhiệm, nhiệm kỳ không quá 5 năm Từ 11 thành viên trở lên thì phải thành lập Ban kiểm soát – Trường hợp công ty dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu nhỏ hơn 50% cổ phần công ty thì không phải lập Ban kiểm soát
Cuộc họp hợp lệ Họp hội đồng thành viên ít nhất 2/3 tổng số thành viên dự họp – Lần 1: khi số thành viên dự họp sở hữu ít nhất 65% vốn điều lệ

– Lần 2: ít nhất 50% vốn điều lệ

– Lần 3: không phụ thuộc

– Họp đại hội đồng cổ đông: lần 1 ít nhất 51% phiếu biểu quyết, lần 2 là 33%, lần 3 không phụ thuộc.

– Họp hội đồng quản trị lần 1 ít nhất ¾ tổng số thành viên, lần 2 í nhất ½.

Thông qua nghị quyết họp Quyết định quan trọng là ¾ số thành viên dự họp, quyết định khác là 1/2 Quyết định quan trọng là 75% số vốn góp của thành viên dự họp, còn lại là 65% Quyết định quan trọng phải được ¾ TVHD đồng ý, vấn đề khác là 1/2 Quyết định quan trọng của ĐHĐCĐ cần ít nhất 65% phiếu biểu quyết, vấn đề khác là 51%.

– Nghị quyết của HĐQT được thông qua nếu được đa số thành viên tán thành. Nếu là 50/50 thì theo quyết định của Chủ tịch HĐQT

Quyền phát hành chứng khoán Không được quyền phát hành cổ phần Không được quyền phát hành cổ phần Không được quyền phát hành cổ phần Có quyền phát hành cổ phần để huy động vốn Không được quyền phát hành cổ phần
Thời hạn góp vốn 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong thời hạn này thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp.
Báo tăng giảm vốn – Chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác.

– Được quyền tăng vốn từ chủ sở hữu đầu tư thêm hoặc huy động vốn góp

– Được quyền tăng giảm vốn và phải báo cáo bằng văn bản đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong vòng 10 ngày kể từ khi hoàn thành. Đối với thành viên hợp danh tăng giảm vốn bằng cách thăng, giảm thành viên và phải được hội đồng thành viên chấp thuận. – Tăng vốn bằng cách tăng số lượng cổ phần được quyền cháo bán

– Giảm vốn bằng cách công ty mua lại cổ phần và làm thủ tục điều chỉnh trong vòng 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc thanh toán cổ phần

– Có quyền tăng /giảm vốn.

– Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn khi đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh.

Đại Hội Đồng Cổ Đông, Hội Đồng Thành Viên, Hội Đồng Quản Trị Chủ tịch công ty hoặc Hội Đồng Thành Viên – Hội Đồng Thành Viên được họp ít nhất mỗi năm một lần.

– Đây là cơ quan quyết định cao nhất.

Hội đồng thành viên có quyền quyết định tất cả các công việc kinh doanh của công ty.

– Thành Viên Hợp danh có quyền yêu cầu triệu tập họp hội đồng thành viên.

– Cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần là Đại hội đồng cổ đông

– Đại Hội Đồng Cổ Đông sẽ họp thường niên 1 lần/năm, Chậm nhất là 4 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

– Đại Hội Đồng Cổ Đông có thể họp bất thường.

– Đối với những vấn đề không thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông thì sẽ do Hội đồng quản trị toàn quyền quyết định. Có từ 3 đến 11 thành viên hoặc theo điều lệ

– Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh
Cuộc họp hợp lệ Ít nhất có 2/3 tổng số thành viên dự họp. – Lần 1: Khi có số thành viên dự họp sở hữu ít nhất 65% vốn điều lệ.

– Lần 2 khi có số thành viên dự họp sở hữu ít nhất 50% vốn điều lệ.

– Lần 3: sẽ không phụ thuộc số thành viên.

Với những quyết định quan trọng thì phải được ¾ số thành viên hội đồng quản trị chấp nhận. Các vấn đề khác ít nhất 2/3. – Đối với các quyết định quan trọng của họp hội đồng cổ đông cần ít nhất 65% số phiếu biểu quyết của cổ đông dự họp, các vấn đề khác cần 51% biểu quyết.

– Nghị quyết của Hội Đồng Quản trị sẽ được thông qua nếu được đa số thành viên dự họp tán thành.

Những sự khác biệt tạo ra bởi loại hình doanh nghiệp

  • Rủi ro đầu tư;
  • Khả năng huy động vốn;
  • Tổ chức quản lý doanh nghiệp;
  • Uy tín doanh nghiệp do thói quen tiêu dùng;
  • Tính phức tạp của thủ tục và các chi phí thành lập doanh nghiệp.

Tổng quan về các loại hình doanh nghiệp hiện nay của Việt Nam

Sau đây, Bravolaw xin được phân tích chi tiết hơn về Ưu điểm & Nhược điểm của từng loại hình doanh nghiệp như sau.

I. Loại hình Doanh nghiệp tư nhân [DNTN]

DNTN là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Chủ sở hữu duy nhất của DNTN là một cá nhân, DNTN không có tư cách pháp nhân.

Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. Chủ sở hữu DNTN có thể trực tiếp quản lý và điều hành công ty hoặc thuê người khác.

Đối với trường hợp chủ sở hữu DNTN thuê người khác làm Giám đốc quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thì chủ sở hữu DNTN vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Do tính duy nhất về chủ sở hữu của doanh nghiệp nên DNTN hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp.

Nhờ chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ sở hữu nên DNTN tạo được sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng; điều này cũng giúp cho DNTN ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ của pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác.

Tuy nhiên, do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ DNTN cao, chủ sở hữu DNTN phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và của chủ sử hữu doanh nghiệp mà không phải chỉ giới hạn trong số vốn mà chủ sở hữu đã đầu tư vào doanh nghiệp.

II. Loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên [TNHH MTV]

Công ty TNHH 1 thành viên là một hình thức đặc biệt của công ty trách nhiệm hữu hạn. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, công ty TNHH MTV là doanh nghiệp do một tổ chức làm chủ sở hữu;

Chủ sở hữu của công ty TNHH MTV chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp.
Chủ sở hữu của công ty TNHH MTV có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác.

Công ty TNHH MTV có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy CN ĐKDN.

Công ty TNHH MTV không được quyền phát hành cổ phiếu theo quy định.

Chủ sở hữu của công ty TNHH MTV không được trực tiếp rút một phần hoặc toàn bộ số vốn đã góp vào công ty.

Chủ sở hữu của công ty TNHH MTV chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn cho tổ chức hoặc cá nhân khác.

Chủ sở hữu của công ty TNHH MTV không được rút lợi nhuận của công ty khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả.
Tùy thuộc vào quy mô và ngành, nghề đăng ký kinh doanh, cơ cấu tổ chức quản lý nội bộ của công ty TNHH MTV sẽ bao gồm: HĐQT & GĐ Hoặc Chủ tịch công ty & Giám đốc.

Nhìn chung, công ty TNHH MTV có đầy đủ các đặc thù của công ty TNHH có ít nhất 02 thành viên.

Điểm khác biệt duy nhất giữa công ty TNHH MTV và công ty TNHH có ít nhất hai thành viên là công ty TNHH MTV chỉ có một thành viên duy nhất và thành viên này phải là một tổ chức có tư cách pháp nhân.

1. Lợi thế của công ty TNHH MTV

Chủ sở hữu công ty có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty.

2. Hạn chế của công ty TNHH MTV

Các cá nhân không được phép thành lập loại hình công ty này, chỉ có một số chủ thể có tư cách pháp nhân như các tổ chức chính trị xã hội, công ty cổ phần, công ty nhà nước… mới được thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

III. Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên [TNHH 2 TV]

Công ty TNHH 2 TV trở lên là loại hình doanh nghiệp trong đó thành viên của công chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn mà TV đã cam kết góp vào doanh nghiệp.

Thành viên của công ty TNHH 2 TV trở lên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên tối thiểu là 02 và tối đa không vượt quá 50.

Công ty TNHH trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy CN ĐKDN.

Tuy nhiên, công ty TNHH không được quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn.

Công ty TNHH 2 TV trở lên phải có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc.

Công ty TNHH có trên 11 thành viên phải có Ban kiểm soát.

Công ty TNHH là loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất ở Việt nam hiện nay.

1. Lợi thế của công ty TNHH

Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty TNHH chỉ trách nhiệm về các hoạt động kinh doanh của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty TNHH nên ít gây rủi ro cho người góp vốn vào công ty;

Số lượng thành viên công ty TNHH không nhiều và các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty TNHH không quá phức tạp;

Công ty TNHH có chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên Nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên của công ty, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty.

2. Hạn chế của công ty TNHH

Uy tín của công ty TNHH trước đối tác, bạn hàng cũng phần nào bị ảnh hưởng do là chế độ TNHH;

Công ty TNHH chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn so với DNTN và công ty hợp danh;

Công tác huy động vốn của công ty TNHH bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu.

IV. Công ty cổ phần [CP]

Đây là loại hình doanh nghiệp được lựa chọn phổ biến nhất hiện nay. Vì Công ty cổ phần đáp ứng được yêu cầu về quy mô, và yêu cầu huy động vốn.

1. Cơ cấu của công ty cổ phần

Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau và được gọi là cổ phần của công ty;

Cổ đông của công ty CP chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cổ đông đã góp vào doanh nghiệp;

Cổ đông của công ty CP có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết của công ty;

Cổ đông của công ty CP có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông của công ty tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa.

Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy CN ĐKDN. Theo quy định của pháp luật về chứng khoán, công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng.

Công ty cổ phần phải có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc [Tổng giám đốc]; đối với công ty CP có trên mười một cổ đông phải có Ban kiểm soát.

2. Lợi thế của công ty cổ phần

Công ty cổ phần mang chế độ TNHH; mức độ rủi ro của các cổ đông không cao do các cổ đông của công ty chỉ phải chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn mà cổ đông đã góp vào công ty;

Khả năng hoạt động của công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề;

Cơ cấu về vốn của công ty CP rất linh hoạt tạo điều kiện thuận lợi để nhiều người cùng tham gia góp vốn vào công ty;

Công ty CP có khả năng huy động vốn cao thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng, đây là đặc điểm riêng biệt chỉ có ở công ty cổ phần;

Phạm vi đối tượng được tham gia vào công ty CP rất rộng, ngay cả các cán bộ công chức cũng có quyền mua cổ phiếu của công ty CP do việc chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần tương đối dễ dàng.

3. Hạn chế của công ty cổ phần

Công tác quản lý và điều hành của công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn, có nhiều đối tượng không hề quen biết nhau và có thể dẫn đến sự phân hóa, hình thành các nhóm cổ đông đối kháng nhau về lợi ích kinh tế trong nội bộ công ty;

Thủ tục thành lập và quản lý công ty cổ phần cũng phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán.

V. Công ty hợp danh [HD]

Với một số loại hình đặc thù như tư vấn luật, thì loại hình Công ty hợp danh thường được lựa chọn.

1. Cơ cấu của công ty hợp danh

Phải có ít nhất hai thành viên hợp danh; ngoài các thành viên hợp danh, có thể có thành viên góp vốn;

Thành viên HD của công ty phải là cá nhân, có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

Thành viên góp vốn của công ty HD chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty HD trong phạm vi số vốn mà TV đã góp vào công ty.

Công ty HD không có tư cách pháp nhân và công ty HD cũng không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào để huy động vốn.

Thành viên hợp danh có quyền quản lý công ty; tiến hành các hoạt động kinh doanh nhân danh công ty; cùng liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty.

Thành viên góp vốn có quyền được chia lợi nhuận theo tỷ lệ được quy định tại Điều lệ công ty; không được tham gia quản lý công ty và hoạt động kinh doanh nhân danh công ty.

Các thành viên hợp danh có quyền ngang nhau khi quyết định các vấn đề quản lý công ty.

2. Ưu điểm của công ty hợp danh

Có sự kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người. Công ty HD dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh do có chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên HD.

Việc điều hành, quản lý hoạt động kinh doanh của công ty HD không quá phức tạp do số lượng các thành viên ít và là những người có uy tín, tuyệt đối tin tưởng nhau.

3. Hạn chế của công ty hợp danh

Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn trong công ty HD nên mức độ rủi ro của các thành viên HD là rất cao.
Công ty HD mới chỉ được quy định trong Luật doanh nghiệp năm 2000 nên hiện nay loại hình doanh nghiệp này chưa được phổ biến.

Bài viết bạn đang xem thuộc chuyên mụcDịch vụ Thành lập công ty. Bạn có thể tham khảo các bài viết khác tại Website://luatsuonline.vn/để biết thêm thông tin cần thiết.

Luật Bravolaw Dịch VụNhanh Gọn – Tiết Kiệm Thời Gian

Thời gian thực hiện:Tùy theo loại hình dịch vụ mà Quý khách hàng có nhu cầu thực hiện.

Chi phí:Là sự thỏa thuận trên tinh thần hợp tác và bền vững giữa Bravolaw và Quý khách hàng, sao cho đạt được HIỆU QUẢ công việc TỐT NHẤT.

Trong tất cả dịch vụ Bravolaw

  • Không phát sinh thêm chi phí khác.
  • Tư vấn chuyên nghiệp, tận tình và đến tận nơi.
  • Cam kết đúng hẹn, tiết kiệm thời gian.
  • Giao GPKD và con dấu miễn phí tận nhà.

Khách hàng KHÔNG phải đi lên sở KHĐT, KHÔNG phải đi ủy quyền, KHÔNG phải chứng thực CMND/ Hộ chiếu.

Bravolaw Luôn Sẵn Sàng Đồng Hành, Giúp Đỡ & Giải Quyết Các Vấn Đề Của Quý Khách Hàng

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề