Sử khác nhau giữa tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và phương pháp khấu trừ đầu vào

- GIẢM 50% KHÓA HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH 


- NHẬN DẠY KÈM GIA SƯ KẾ TOÁN THEO YÊU CẦU 

- NHẬN LÀM DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ BCTC TRỌN GÓI 

Hiện nay có 2 phương pháp hạch toán thuế GTGT chủ yếu: Tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Nhưng bạn đã hiểu rõ sự khác nhau giữa 2 phương pháp tính thuế này chưa?

Bài viết này, Kế toán Hà Nội sẽ giúp bạn phân biệt sự khác nhau giữa phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

So sánh phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp và khấu trừ

Phương pháp tính thuế theo phương pháp khấu trừ Phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
Đối tượng áp dụng: Đối tượng áp dụng:
 – Nếu xác định doanh thu từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT năm 2015 theo khoản 2 điều 12 thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ tài chính có doanh thu trên 1 tỷ đồng thì tiếp tục áp dụng theo phương pháp khấu trừ năm 2016, 2017. + Đối với doanh nghiệp có doanh thu nhỏ hơn 1 tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện PP khấu trừ. [ Trước 1/1/2014]
– Nếu xác định doanh thu từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT năm 2015 theo khoản 2 điều 12 thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ tài chính có doanh thu dưới 1 tỷ đồng. Nếu đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thì phải nộp mẫu 06/GTGTtrước ngày 20/12/2015 để áp dụng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ năm 2016, 2017. Trường hợp không nộp mẫu 06/GTGT thì áp dụng nộp thuế theo phương pháp trực tiếp cho kỳ ổn định năm 2016, 2017. + Còn doanh nghiệp mới thành lập không đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ [  Hộ  cá nhân kinh doanh]
Hóa đơn sử dụng: Hóa đơn sử dụng:
+ Hóa đơn GTGT mẫu 01GTKT Hóa đơn bán hàng mẫu 02GTGT
Tính thuế GTGT Tính thuế GTGT
+ Thuế GTGT[VAT] phải nộp =  Thuế VAT đầu ra – thuế GTGT đầu vào VAT = DN * tỷ lệ %
Thuế Suất Thuế Suất
Không chịu thuế + Về việc phân phối và cung cấp hàng hóa: 1%
Chịu thuế 0% + Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu :5%
Chịu thuế 5% + Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu 3%
Chịu thuế 10% + Hoạt động kinh doanh khác 2%
[ Chi tiết ngành nghế áp dụng tỉ lệ % ở trên các bạn vào phụ lục thông tư 119]
Khai thuế GTGT Khai thuế GTGT
Mẫu 01/GTKT Mẫu 04/GTGT
Hạch toán thuế Hạch toán thuế
Thuế đầu vào được hạch toán vào Nợ 133 Thuế đầu vào được hạch toán vào chi phí hoặc nguyên giá tài sản [không có tK 133]
Thuế đầu ra được hạch toán vào Có 33311        Thuế đầu ra được hạch toán giảm doanh thu:
Vat phải nộp = Có 33311- Nợ 1331  Nợ 511
Bút toán đối trừ thuế    Có 33311
Nợ TK 3331        Vat phải nộp = Có 33311
            Có TK 1331

 Ví dụ thực tế:

Công ty TNHH Thiết bị Điện HD mua 10 bộ máy tính giá chưa thuế là 8.000.000đ/ bộ, VAT 10% đã trả bằng tiền gừi NH

Công ty TNHH Thiết bị Điện HD bán 10 bộ máy tính trên cho Công ty CP nội thất Nguyễn Ánh đơn giá chưa thuế là 9.000.000đ/bộ, thuế VAT là 10% chưa thu tiền

+ Hạch toán theo phương pháp trực tiếp

Đầu vào: Thuế GTGT được cộng vào giá gốc của hàng hóa

Nợ TK 156: 88.000.000

Có TK 112: 88.000.000

Đầu ra:

Bút toán 1: Giá vốn hàng bán

Nợ TK 632: 88.000.000

Có TK 156: 88.000.000

Bút toán 2: Phản ánh doanh thu

Nợ TK 131: 99.000.000

Có TK 511: 99.000.000

Tính thuế GTGT phải nộp = Doanh thu X tỷ lệ %

= 99.000.000 x 1% = 990.000

Công ty kinh doanh máy tính nên tỷ lệ tính thuế là 1%

Hạch toán

Nợ TK 511: 990.000

Có TK 3331: 990.000

Tính thuế TNDN

Kết chuyển Doanh thu sang 911

Nợ TK 511: = 99.000.000 – 990.000 = 98.010.000

Có TK 911: 98.010.000

Kết chuyển giá vốn

Nợ TK 911: 88.000.000

Có TK 632: 88.000.000

Lợi nhuận trước thuế = 98.010.000 – 88.000.000 = 10.010.000

Thuế TNDN phải nộp = 10.010.000 x 20% = 2.002.000

+ Hạch toán theo phương pháp khấu trừ

Đầu vào:

Nợ TK 156: 80.000.000

Nợ TK 1331: 8.000.000

Có TK 111: 88.000.000

Đầu ra:

Bút toán 1: Giá vốn hàng bán

Nợ TK 632: 80.000.000

Có TK 156: 80.000.000

Bút toán 2: Hạch toán doanh thu

Nợ TK 131: 99.000.000

Có TK 511: 90.000.00

Có TK 3331: 9.000.000

Tính thuế GTGT phải nộp = Thuế VAT đầu ra – Thuế VAT đầu vào

= 9.000.000 – 8.000.000 = 1.000.000

Hạch toán đối trừ thuế

Nợ TK 3331: 8.000.000

Có TK 1331: 8.000.000

Tính thuế TNDN

Kết chuyển Doanh thu sang 911

Nợ TK 511: = 90.000.000

Có TK 911: 90.000.000

Kết chuyển giá vốn

Nợ TK 911: 80.000.000

Có TK 632: 80.000.000

Lợi nhuận trước thuế = 90.000.000 – 80.000.000 = 10.000.000

Thuế TNDN phải nộp = 10.000.000 x 20% = 2.000.000

Chúc các bạn thành công!

Bạn đang xem: //daotaoketoanhn.edu.vn/tinh-thue-gtgt-truc-tiep-va-khau-tru-4845/

Thuế giá trị gia tăng được tính theo một trong hai phương pháp: Khấu trừ hoặc trực tiếp. Dưới đây là cách Phân biệt phương pháp khấu trừ và trực tiếp thuế GTGT.

Phương pháp khấu trừ áp dụng với cơ sở kinh doanh [Gồm: Doanh nghiệp. cơ sở kinh doanh khác] thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, cụ thể:

1/. Cơ sở kinh doanh đang hoạt động được áp dụng phương pháp khấu trừ thuế khi đáp ứng đủ 2 điều kiện sau:

  • Có doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
  • Thực hiện đầy đủ chế dộ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ.

2/. Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, trừ hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp.

3/. Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hàng hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam kê khai khấu trừ nộp thay.

Phân biệt phương pháp khấu trừ và trực tiếp tính thuế GTGT

Số thuế phải nộp.

Thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra – Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.

Mời bạn tham khảo bài viết: Hướng dẫn tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ để biết thêm chi tiết.

Thuế suất.

Có 3 loại thuế suất áp dụng với từng nhóm hàng hóa, dịch vụ, cụ thể:

  • Thuế suất 0%.
  • Thuế Suất 5%
  • Thuế suất 10% [áp dụng đối với tất cả hàng hóa, dịch vụ, trừ hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT, chịu thuế suất 0%, thuế suất 5%].

Phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp.

Đối tượng áp dụng.

Phương pháp trực tiếp trên doanh thu được áp dụng với các đối tượng sau:

  • Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu 1 tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ.
  • Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện theo phương pháp khấu trừ.
  • Hộ, cá nhân kinh doanh.
  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
  • Tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.

Số thuế phải nộp.

Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu X Tỷ lệ%.

Mời bạn tham khảo bài viết: Cách kê khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp để biết thêm chi tiết.

Tỷ lệ % tính thuế GTGT:

Tùy theo từng hoạt động cụ thể mà tính theo:

  • Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%.
  • Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%.
  • Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu 3%.
  • Hoạt động kinh doanh khác: 2%.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề