Tại sao bình oxy lại nổ

Trước số ca mắc COVID-19 đang gia tăng cao tại nước ta, trong những ngày qua, không chỉ người dân ở TP Hồ Chi Minh và các tỉnh đang bùng phát dịch, mà người dân Hà Nội cũng tìm mua các thiết bị thở máy, thiết bị tạo oxy, tích trữ các bình khí oxy để “phòng” cho những tình huống dịch có thể xảy ra.  

Việc người dân tìm mua và dự trữ máy thở, các bình khí oxy ở nhà có thực sự cần thiết hay không? 

Ths.BS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, đối với các trường hợp bệnh nhân mắc COVID-19 có xuất hiện tình trạng suy hô hấp, khó thở thì việc sử dụng các thiết bị, hệ thống hỗ trợ hô hấp cho bệnh nhân là điều cần thiết. Tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp bệnh nhân COVID-19 đều cần đến thở máy. 

Ths.BS Nguyễn Trọng Khoa.

BS Khoa cho biết, theo dữ liệu được ghi nhận trong đợt dịch lần này có khoảng 80% các bệnh nhân không triệu chứng hoặc có biểu hiện lâm sàng nhẹ chỉ có khoảng 5% số ca cần thở oxy gọng kính, 0,17% thở máy không xâm nhập và 1,3% số ca thở máy xâm nhập. Việc thiết lập, vận hành và đưa vào sử dụng hệ thống máy thở cũng khác và yêu cầu cao hơn so với các thiết bị theo dõi sức khỏe thông thường tại nhà như nhiệt kế, máy đo huyết áp, máy đo đường huyết… mà người dân có thể sử dụng.

Theo đó việc thiết lập và vận hành hệ thống máy thở cần được thực hiện tại các cơ sở y tế có đầy đủ trang thiết bị phụ trợ [hệ thống oxy, hệ thống khí nén], cần có thầy thuốc [bác sĩ, điều dưỡng] được đào tạo chuyên môn bài bản để vận hành. Đồng thời quá trình bệnh nhân sử dụng máy thở cũng cần được kiểm tra, theo dõi định kỳ, tiến hành các xét nghiệm cần thiết để có những chỉ định và xử lý kịp thời.

"Do đó trong điều kiện gia đình thì không thể thiết lập các hệ thống máy thở, cũng như không thể cắt cử các kíp chuyên môn đến vận hành và theo dõi việc sử dụng máy thở tại nhà riêng cho bệnh nhân", BS Khoa nói.

BS Khoa cho biết: Bộ Y tế và TP Hồ Chí Minh cam kết không thiếu máy thở, khí oxy cho người bệnh, do đó người dân hoàn toàn có thể yên tâm. Người dân không nên mua, tích trữ máy thở vì vừa gây lãng phí do không thể tự dùng được, mà còn tạo sự khan hiếm nguồn cung khiến các cơ sở y tế, bệnh viện có thể không mua được máy cho bệnh nhân cần trong trường hợp dịch bệnh có những diễn biến khó lường.

Về vấn đề nguồn cung khí oxy, Bộ Y tế đã tiến hành khảo sát và đánh giá năng lực sản xuất oxy tại nước ta, kết quả cho thấy khả năng cung ứng oxy từ các đơn vị sản xuất trong nước cao gấp 30 lần so với nhu cầu hiện nay tại các bệnh viện, do đó nguồn cung cấp khí oxy cho cả nước nói chung hay tại TP Hồ Chí Minh nói riêng đều không thiếu. 

Thêm vào đó, BS Khoa khuyến cáo. mgười dân không nên mua, tích trữ các bình khí oxy tại nhà vì chẳng những không thể sử dụng được mà còn tiềm ẩn mối nguy cháy nổ rất lớn.


Tr.Hằng

Cập nhật: 19:59 - 25/08/2021 | Lần xem: 81541

Bình ô-xy y tế là một thiết bị được sử dụng khi bệnh nhân có vấn đề về hô hấp. Tuy bình oxy không quá khó sử dụng nhưng người dùng cần nắm kỹ các nguyên tắc khi sử dụng bình để cung cấp ô-xy cho người bệnh cũng như cần chú ý chú ý nơi đặt để, cách lắp tháo nhằm an toàn cháy nổ khi sử dụng.

1/ Chuẩn bị chỗ để bình ô-xy:

  • Dọn dẹp phần đầu giường của bệnh nhân để đặt bình ô-xy.
  • Đặt bình nơi không bị va chạm, không gian thông thoáng.
  • Bình cách xa nguồn nhiệt, nguồn điện [bếp ga, khói thuốc lá….] ít nhất 5 mét.

2/ Kiểm tra bình ô-xy:

  • Bình ô-xy xanh.
  • Bộ thở khí ô-xy hay còn gọi là bộ đồng hồ và cột chứa bi ô-xy, bình tạo ẩm, gồm: van điều chỉnh lưu lượng, đồng hồ đo áp suất, đo lưu lượng, bộ tạo ẩm.
  • Dây ô-xy thở có hoặc không kèm mặt nạ thở.

3/ Cách lắp đặt bình ô-xy:

Bước 1: Nối đồng hồ vào bình ô-xy. Chú ý xoay ren sau đó sau đó dùng mỏ lết siết chặt.

Bước 2: Đổ nước vào bình tạo ẩm.

  • Mực nước: Châm khoảng ½ bình
  • Dùng nước tinh khiết hoặc nước uống
  • Nước không được thấp hơn vạch trên bình [nếu có 2 vạch thì tính vạch dưới]

Bước 3: Lắp dây ô-xy vào bình tạo ẩm

Bước 4: Mở van bình ô-xy bằng cách xoay van bình ngươc5 với chiều kim đồng hồ.

Bước 5: Kiểm tra kim đồng hồ. Kim đồng hồ ở khu vực màu xanh là còn ô-xy, màu vàng là sắp hết ô-xy và màu đỏ là hết ô-xy.

Bước 6: Chỉnh liều lượng ô-xy. Xoay núm vặn ô-xy sao cho viên bi ngang số 2 [nghĩa là thở 2 lít/ phút]

Bước 7: Đeo dây ô-xy thở.

  • Đeo cannula mũi hoặc mặt nạ và hít thở đều
  • Đeo cannula: Kiểm tra gọng ô-xy xem có bị gãy, nứt. Chú ý chiều cong hướng xuống dưới, sau đó luồn dây qua tai và thắt nút.
  • Chú ý liều lượng ô-xy: Với Cannula, khởi đầu ở 2 lít/ phút, tối đa 6 lít/ phút. Với mặt nạ, khởi đầu ở 5 lít/ phút, tối đa 10 lít/ phút.

4/ Thứ tự tắt bình ô-xy:

Bước 1: Đóng chặt van bình: Xoay theo chiều kim đồng hồ.

Bước 2: Đợi đồng hồ ô-xy về mức 0.

Bước 3: Xoay núm xoay về mức 0

Bước 4: Tháo ren

5/ An toàn cháy nổ:

  • Khi vận chuyển: Đóng tất cả van và núm vặn. Cố định bình chắc chắn, không kéo lê và vận chuyển nhẹ nhàng.
  • Phòng hờ bình chữa cháy và thiết bị báo cháy [nếu có]
  • Chân tay, quần áo không dính dầu mỡ, dung dịch chứa cồn [ví dụ nước rửa tay khô…] khi lắp ráp bình ô-xy.
  • Van hở [có tiếng xì], không được tự ý sửa.
  • Không tự sang chiết khí hay nạp khí lạ vào bình.
  • Không chạm làm hư hỏng ren, nơi gắn dây ô-xy làm rò rỉ ô-xy.
  • Xanh tím môi và đầu ngón tay
  • Co kéo vị trí cơ trên vùng cổ và 2 bên sườn
  • Chóng mặt
  • Mạch trên 100 lần/phút. Đếm liên tục trong 1 phút bằng ngón 2 và 3.
  • Khó thở, thở nhanh >24 lần/ phút. Đếm nhịp thở bằng cách đặt tay lên thành bụng đếm sự di động thành bụng khi thở trong 1 phút.
  • Đo bằng máy SpO2 [nếu có]: chỉ số

Chủ Đề