Tại sao đeo bông tai bị chảy mủ

Nhiễm trùng tai do xỏ bông

Sau vài ngày bấm lỗ tai với giá 100.000 đồng ở một tiệm vàng, bệnh nhân Đ.N.M.P [17 tuổi; ngụ TP Thủ Đức, TP HCM] bị đau tai, sưng mọng, vết bấm lỗ có mủ vì nhiễm trùng.

  • Cận cảnh dán huyệt lỗ tai để cai thuốc lá

  • Những con vật khủng khiếp từng chui lỗ tai người

  • Lỗ tai “mọc” trên cánh tay

  • Nhập viện vì... xỏ lỗ tai

Bệnh nhân P. cho biết do muốn đeo bông làm đẹp nên được bạn chở đi bấm lỗ tai. Tại cửa hàng, P. được nhét 2 cây kim loại để thông lỗ tai. Tuy nhiên, sau vài ngày, tai bắt đầu sưng mọng, đau và chảy mủ nên được gia đình đưa đến bệnh viện.

Một trường hợp bị biến chứng nhiễm trùng sau khi bấm khuyên tai ở nơi không có chuyên môn. [Ảnh do bệnh viện cung cấp]

Bác sĩ Kim Phúc Thành, Trưởng Phòng Kế hoạch Tổng hợp Bệnh viện TP Thủ Đức, cho biết những năm gần đây, nhiều bạn trẻ muốn tạo cá tính nên bấm khuyên ở vành tai, khi bị sưng, mưng mủ không đi bác sĩ mà tự mua thuốc về nhà uống.

Riêng với trường hợp của P., bác sĩ Thành cho biết P. bấm khuyên tai nhưng không bảo đảm vô trùng, bị mưng mủ nên cần điều trị bằng thuốc uống.

Tại bệnh viện cũng từng tiếp nhận nhiều trường hợp bị nhiễm trùng nặng, không giữ được vành tai nguyên vẹn. Những trường hợp này, bệnh nhân phải phẫu thuật tái tạo vành tai.

Theo bác sĩ Thành, biến chứng thường gặp nhất sau khi bấm lỗ tai, xỏ khuyên là viêm sụn vành tai. Đây là một biến chứng nguy hiểm với những bạn trẻ thích xỏ lỗ trên vành tai. Bấm lỗ tai có thể bị nhiễm trùng ở bất cứ đâu. Tuy nhiên, khuyên đi qua sụn tai có nhiều khả năng bị nhiễm trùng và khó điều trị hơn nhiễm trùng ở các mô mềm như dái tai.

"Điều trị viêm sụn vành tai rất phức tạp vì vi khuẩn gây viêm sụn phải dùng kháng sinh dài ngày, nạo vét sụn hoại tử dễ để lại di chứng. Nếu bệnh nhân đến bệnh viện muộn, dẫn tới hoại tử hết vành tai khiến vành tai bị biến dạng, gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng" - bác sĩ Thành thông tin.

Bác sĩ Thành khuyến cáo: Việc bấm khuyên tai ở những tiệm làm tóc, gội đầu hay bấm tai dạo... rất nguy hiểm vì người thực hiện không có chuyên môn, không đeo găng tay, không vệ sinh dụng cụ, không thuốc sát trùng nên có nguy cơ cao dẫn đến nhiễm trùng. Chưa kể việc sử dụng dụng cụ không bảo đảm vô trùng, dùng nhiều lần từ người này sang người khác còn có thể dẫn đến nhiễm trùng máu, uốn ván, viêm gan B, thậm chí lây nhiễm HIV.

"Nếu muốn bấm lỗ tai, xỏ lỗ ở vành tai nên đến cơ sở y tế để bác sĩ có chứng chỉ chuyên môn thực hiện, không nên giao tính mạng ở những cơ sở bấm lỗ tai dạo, nơi không có chuyên môn và dụng cụ không bảo đảm vô trùng" - bác sĩ Thành tư vấn.

Hải Yến

Đeo bông tai bị dị ứng, sưng ngứa thậm chí chảy nước vàng khiến bạn vô cùng khó chịu. Thông tin sau sẽ mách bạn cách đeo bông tai không bị dị ứng hiệu quả.

Dị ứng với trang sức là điều không quá xa lạ đối với phái đẹp, đó là việc chúng ta dễ dàng bị ngứa, nổi mẩn đỏ, bọng nước khi vừa đeo một loại trang sức trên cổ, tay và thường gặp nhất là bông tai. Vậy, cách đeo bông tai không bị dị ứng nào tốt nhất? Và dễ thực hiện nhất để không bị các trường hợp khó chịu trên? Cùng Tinh Hoa Tự Nhiên khám phá các mẹo nhỏ dưới đây nhé! Đảm bảo sau khi biết được, vấn đề dị ứng bông tai sẽ không khiến bạn đau đầu nữa.

Cách đeo bông tai không bị dị ứng bạn nên áp dụng

Cách đeo bông tai không bị dị ứng đơn giản nhất

Không chỉ bông tai, các món trang sức khác như vòng cổ, vòng đeo tay đều là một trong những vật phẩm không thể thiếu đối với mỗi cô gái, chúng thể hiện rõ cá tính, sở thích cũng như giúp tôn lên các vẻ đẹp hình thể và thời thượng. Đối với các món trang sức làm bằng hợp kim hay đồng, sẽ rất dễ dị ứng đối với làn da nhạy cảm. Nhất là đối với bông tai, nhiều bạn hay gặp  Vậy đâu là cách đeo bông tai không bị dị ứng hiệu quả nhất?

Làm sạch bụi bẩn, kim loại rỉ sét trên bông tai

Dị ứng với khuyên tai bạc, đồng, đeo bông tai bị sưng đau có thể là do làn da tai bạn quá nhạy cảm. Lúc này, bạn cần lưu ý nhất ở khâu làm sạch cả làn da tai lẫn đôi bông tai của bản thân. Với những chất liệu bông tai bằng kim loại, khi để lâu, chúng có thể bị rỉ sét theo thời gian, hoặc ám nhiều bụi bẩn. Lúc này bạn cần làm sạch hoàn toàn hoặc không nên sử dụng để tránh việc gây sát thương lên làn da tai mỏng manh và nhạy cảm.

Bạn làm sạch kim loại bông tai với một số các thành phần sau: Sơn móng tay trong, vaseline, thuốc mỡ, dầu dừa, chanh,…. Khi được làm sạch bởi các hợp chất cơ bản có sẵn ngay trong nhà này. Đôi bông tai như được tạo nhẹ bởi một lớp màng bảo vệ, không cho kim loại trực tiếp tiếp xúc với làn da, quá trình dị ứng hay gây ngứa sẽ không bị xảy ra.

Làm sạch bụi bẩn, kim loại rỉ sét trên bông tai

Đối với các trang sức còn mới, bạn cũng cần vệ sinh sơ qua bằng nước muối, hơ ráo nước rồi mới sử dụng. Lúc này, không những việc bảo vệ đôi tai bạn tốt hơn, mà còn giúp trang sức sáng màu và bền theo thời gian.

Làm sạch 2 dái tai

Làm sạch phần dái tai bằng cồn: cách này giúp làm sạch hoàn toàn phần dái tai của bạn, chúng hạn chế tối đa việc vi khuẩn xâm nhập gây dị ứng hoặc chảy mũ trên tai.

Tham khảo thêm: Mẹo tẩy tế bào chết cho môi bằng dầu dừa hiệu quả

Dùng nhánh chiếu nhỏ hoặc tăm xỏ qua lỗ tai trước khi đeo

Lâu ngày không đeo khuyên tai bị đau khi bạn vừa xỏ bông tai vào cũng là trường hợp rất hay gặp. Bởi lẽ làn da bạn bị khít lại, đâm qua sẽ gây tổn thương lớp da. Lúc này, hãy dùng một nhánh chiếu nhỏ hoặc tăm xỉa răng để xỏ qua. Sau đó sử dụng bông tai sẽ không bị đau nữa đấy. Hoặc lấy một ít dầu gió bôi vào trái tai và bông tai rồi hãy đeo vào. Đây là cách đeo bông tai không bị dị ứng được dân gian mách bảo khá hiệu quả!

Dùng nhánh chiếu nhỏ hoặc tăm xỏ qua lỗ tai trước khi đeo

Chọn kích thước bông tai phù hợp

Bạn cần đeo những đôi bông tai phù hợp với kích thước tai bạn, không quá chật hay quá rộng để tránh việc làm  rơi rớt, tăng bề mặt tiếp xúc giữa trang sức với làn da, gây việc khó lưu thông máu, lúc này, bạn sẽ gặp tình trạng khi đeo bông tai bị chảy nước vàng đấy!

Chọn nguyên liệu bông tai chất lượng

Chọn nguyên liệu bông tai phù hợp, chất lượng cũng là cách tốt nhất để bạn không bị ngứa, khó chịu khi đeo. Bạn hiểu rõ cơ địa của mình, nếu làn da bạn nhạy cảm, hãy chỉ sử dụng thường xuyên bông tai bằng vàng hoặc bạc tinh khiết. Đối với những trang sức từ đồng hay niken, chỉ nên đeo để làm đẹp trong lúc đi chơi, nếu đeo thường xuyên sẽ gây tình trạng ngứa, rát, xưng mủ vì không hợp cơ địa.

Các loại trang sức quá rẻ càng có khả năng gây dị ứng cao, vậy nên bạn cần lưu ý để chọn cho mình một sản phẩm thật phù hợp.

Chọn bông tai vàng để tránh bị ứng

=> Tham khảo thêm: Tắm trắng bằng lá tía tô có bắt nắng không?

Kết luận: Bạn đã biết cách đeo bông tai không bị dị ứng đối với bản thân mình ?

Phần lớn những nguyên nhân gây dị ứng khi đeo bông tai đều xuất phát từ việc sử dụng trang sức chứa các nguyên liệu như: đồng, niken. Vậy nên, như những thông tin trên đã đề cập, bạn nên ưu tiên sử dụng bông tai từ vàng, bạc, hoặc các chất không gây kích ứng da nhé. Bên cạnh đó, đừng quên làm sạch trang sức thường xuyên để hạn chế tuyệt đối việc bụi bẩn, vi khuẩn nhé.

Hi vọng rằng những chia sẻ về cách đeo bông tai không bị dị ứng trên đã giúp bạn tìm được cho bản thân giải pháp tốt nhất khi gặp tình trạng đeo trang sức bị dị ứng hay sưng, ngứa. Nếu bạn có cách nào hay hơn thì hãy chia sẻ ngay cho chúng tôi nhé!

Video liên quan

Chủ Đề