Tại sao gọi là hóc môn

Tên cấp ủy:Huyện ủy Hóc Môn
Địa chỉ: 11 Lý Thường Kiệt - Thị trấn Hóc Môn, H.Hóc Môn
Điện thoại: [028] 3.7101.524 - [028] 3.8910.476
Bí thư: Trần Văn Khuyên
Phó Bí thư Thường trực: Nguyễn Anh Tuấn
Phó Bí thư, Chủ tịch UBND huyện: Dương Hồng Thắng
Chánh Văn phòng: Nguyễn Tuấn Anh


Mảnh đất và con người của "Mười tám thôn vườn trầu".

Hóc Môn là một huyện ngoại thành nằm về phía Tây Bắc Thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố 20 km.

Trước giải phóng, Hóc Môn là một quận của tỉnh Gia Định. Sau ngày giải phóng [4/1975] đến tháng 4/1997, Hóc Môn là một trong 6 huyện ngoại thành của Thành phố Hồ Chí Minh gồm 16 xã và 1 Thị trấn. Tổng diện tích tự nhiên là 165,76 km2, phía Bắc giáp huyện Củ Chi, phía Nam giáp huyện Bình Chánh và quận Tân Bình, phía Đông giáp huyện Thuận An tỉnh Bình Dương và quận Gò Vấp, phíaTây giáp huyện Đức Hòa tỉnh Long An.

Tháng 4/1997, do yêu cầu phát triển kinh tế xã hội chung của thành phố, 07 xã của huyện Hóc Môn được tách ra để thành lập quận mới [Quận 12], huyện Hóc Môn còn lại 9 xã và 1 thị trấn với tổng diện tích tự nhiên là: 108,71 km2. Phía Bắc giáp huyện Củ Chi, phía Nam giáp huyện Bình Chánh, phía Đông giáp Quận 12 và huyện Thuận An tỉnh Bình Dương, phía Tây giáp huyện Đức Hòa tỉnh Long An.

Đặcđiểm xã hội

- Về dân số: trước khi tách huyện thành lập quận mới [Quận 12], huyện Hóc Môn có dân số là 295.040 người [thống kê năm 1994], sau khi tách huyện có dân số là 209.090 người [thống kê năm 2000].

- Về thành phần dân tộc: Huyện Hóc Môn có trên 90% là người Kinh. Ngoài ra còn có một số ít người Hoa và người Khơme.

- Về mặt tín ngưỡng: đa số nhân dân Hóc Môn có phong tục thờ cúng ông bà, tổ tiên; một số ít theo đạo Phật, đạo Thiên Chúa và đạo Cao Đài.

- Về giao thông vận tải:

+ Đường thủy: Hóc Môn có sông Sài Gòn đoạn chạy qua địa bàn huyện dài 17 km và một hệ thống sông rạch chằng chịt [Rạch Bến Cát, Rạch Bà Hồng, Rạch Tra, kinh Cầu Xáng].

+ Đường bộ: có quốc lộ 22 [nay là đường Xuyên Á] đoạn chạy qua Hóc Môn dài 5 km, quốc lộ 1A dài 2 km [An Sương – Bà Điểm] và các tỉnh lộ [tỉnh lộ 9, 14, 15, 16], hương lộ [hương lộ 70, 80,12, 65…] tạo điều kiện giao thông thuận lợi giữa huyện với thành phố và các quận , huyện và tỉnh bạn.

Qúa trình hình thành và phát triển

Vùng đất Hóc Môn được hình thành cách đây trên 300 năm, cùng lúc với sự hình thành và phát triển của Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh [1698].

Từ năm 1698 đến năm 1731, một số lưu dân từ miền Bắc, miền Trung do không cam chịu sự thống trị hàkhắc của phong kiến triều Trịnh – Nguyễn phân tranh, lọan lạc nên đã đến vùng đất này để sinh cơ, lập nghiệp; lập ra những thôn ấp và nông trại, lúc đầu hình thành 6 thôn, sau đó dần dần phát triển thành 18 thôn nên chính thức được mang tên "Mười tám thôn vườn trầu".

Đến đầu thế kỷ 19, một số thôn của Hóc Môn vẫn còn những nét hoang dã, có cọp dữ nổi tiếng "cọp vườn trầu",ø có nhiều đầm môn nước mọc um tùm nên trong dân gian địa danh "Hóc Môn" có tên gọi từ đây [hóc hẻm có nhiều cây môn].

Hóc Môn trước đây nguyên là thủ phủ của Bình Long huyện. Sau cuộc khởi nghĩa 18 Thôn Vườn Trầu [1885], thựcdân Pháp chính thức đổi tên lại là quận Hóc Môn thuộc tỉnh Gia Định. Từ sau ngày giải phóng [4/1975] đến nay là huyện Hóc Môn thuộc thành phố Hồ Chí Minh.

Thôn Tân Thới Nhứt là một trong 6 thôn đầu tiên của 18 thôn vườn trầu được hình thành vào những năm 1698 – 1731. Thời Trương Định khởi binh chống Pháp [1859 – 1864], nghĩa quân đặt trạm liên lạc tại nhà bà lão tên "Điểm" nên thôn Tân Thới Nhứt còn có tên gọi là Bà Điểm. Tháng 6/1989, xã Tân Thới Nhứt được tách ra để thành lập xã mới [xã Bà Điểm và xã Tân Thới Nhứt] thuộc huyện Hóc Môn – thành phố Hồ Chí Minh.

Bản chất của người dân Hóc Môn

Những lưu dân đầu tiên đến vùng đất này lập nghiệp đều lànạn nhân của chính sách áp bức, bóc lột tàn bạo của các thế lực phong kiến và chính sách xâm lược của thực dân Pháp.

Bản chất của người dân Hóc Môn là có tinh thần lao động cần cù, sáng tạo; sự đoàn kết, tương thân tương trợ; yêu chuộng sự công bằng, tôn trọng sự thật.

Ngay từ buổi đầu người dân Hóc Môn phải đương đầu chống thiên nhiên khắc nghiệt, chống thú dữ, ra sức khai hoang lập ấp, chịu thương, chịu khó trồng trọt, chăn nuôi biến vùng đất hoang vu thành những mảnh đất canh tác màu mỡ.

Người dân Hóc Môn có tinh thần yêu nước, có chí căm thù giặc sâu sắc, không ngừng đấu tranh chống lại ách áp bức, bóc lột của bọn phong kiến và thực dân. Đặc biệt, từ khi có Đảng ra đời vàlãnh đạo, nhân dân Hóc Môn một lòng, một dạ theo Đảng, tin tưởng vào các đường lối, chủ trương của Đảng. Họ đóng góp cho cách mạng không chỉ bằng vật chất màbằng cả tấm lòng thủy chung và cả tính mạng của mình, góp phần [công lao to lớn xứng đáng] vào hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

Đảng bộ huyện Hóc Môn

Video liên quan

Chủ Đề