Tại sao hay bị nấc cụt

Thông thường, nấc cụt không nguy hiểm nhưng gây khó chịu và bất tiện cho người bị mắc. Tuy nhiên, có một số  trường hợp nấc cụt là dấu hiệu của những bệnh nguy hiểm như: viêm dạ dày, ruột, rối loạn tiêu hóa, ung thư phổi, suy thận và viêm não.

Nấc cụt là biểu hiện thông thường, xảy ra do sự co thắt ngoài ý muốn của cơ hoành nằm giữa ngực và bụng. Khi cơ hoành bị co thắt, dây âm thanh sẽ bị đóng lại rất nhanh gây ra âm thanh đặc trưng của nấc cụt. Nếu bị nấc cụt thường xuyên, tái diễn nhiều lần và kéo dài nhiều giờ thì hãy đến cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Khi nấc cụt kéo dài quá 48 giờ hoặc tái phát theo chu kỳ thì thường do bệnh lý.

Nấc cụt là một phản ứng tự nhiên của cơ thể khi dây thần kinh phế vị dẫn truyền thông tin từ bụng lên não bị kích thích và đây là tình trạng mà bất kỳ ai cũng có thể mắc phải ít nhất vài lần trong cuộc đời. Mỗi đợt nấc cụt thường chỉ diễn ra vài phút, nhưng cũng có thể kéo dài trong nhiều giờ hoặc 1 - 2 ngày và tần số nấc cụt thay đổi ở mỗi người, khoảng 2 - 60 lần mỗi phút, có những trường hợp kéo dài nhiều năm. Nếu nấc cụt chỉ diễn ra từ vài phút đến trong vòng 24 giờ thì đây là hiện tượng bình thường, thường không ảnh hưởng đến sức khỏe và không cần bất kỳ sự can thiệp nào, tuy nhiên có nhiều phương thức dân gian điều trị tại nhà hay còn được gọi là mẹo được áp dụng để rút ngắn thời gian nấc cụt. Nhưng khi nấc cụt kéo dài quá 48 giờ hoặc tái phát theo chu kỳ thì thường do bệnh lý.

Có nhiều trường hợp tự phát sinh nấc cụt do: thiếu nước, ăn quá nhanh, đói trong thời gian dài, dùng đồ uống lạnh trong khi đang ăn đồ ăn nóng, ợ, ăn đồ ăn cay hay có gia vị kích thích, cười lớn, ho, uống quá nhiều đồ uống có cồn... Một số trường hợp sử dụng thuốc lá hoặc một số loại khói thuốc khác như ma túy, có thể gây ra ho và gây ra nấc cụt, thiếu cân bằng điện giải, nói một hơi quá dài, do một số loại thuốc kích thích giảm đau mạnh như: heroin, morphine hay do thiếu vitamin.

Trào ngược axít dạ dày - thực quản

Thông thường, hiện tượng nấc cụt xuất hiện khi chúng ta nuốt thức ăn quá nhanh hoặc lượng không khí bị nuốt vào dạ dày quá nhiều, nhưng những cơn nấc cụt này hiếm khi kéo dài quá 1 phút.

Hầu hết, chúng ta đều nghĩ rằng nấc cụt là hiện tượng bình thường, không nguy hiểm, chỉ gây khó chịu và bất tiện cho người bị mắc phải. Tuy nhiên, nấc cụt là hiện tượng cảnh báo một bệnh nghiêm trọng nào đó, nhất là khi nấc cụt có kèm các biểu hiện khác như đau, sốt, thở nhanh. Do đó, khi thấy xuất hiện những cơn nấc cụt dai dẳng kéo dài hơn 48 giờ, phải đến ngay bác sĩ chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời vì các bệnh sau đây có thể gặp nếu bị nấc cụt kéo dài.

Khi sắp xảy ra đột quỵ, người bệnh thường bị nấc cụt và kèm theo đau ngực, tê nhức, mờ mắt

Trào ngược axít dạ dày - thực quản:

Khi bị trào ngược axít trong dạ dày-thực quả, người bệnh bị đầy hơi và ợ nóng sẽ kích thích cơ hoành gây ra nấc. Tuy nhiên, trong trường hợp này ngoài bị nấc cụt còn có các dấu hiệu như đau dạ dày hoặc tức ngực.

Tổn thương thần kinh:

Khi bị tổn thương thần kinh phế vị gây ra bởi các vấn đề có liên quan đến cổ, họng, ngực và bụng hay khối u đều có thể khiến cơ hoành co cứng dẫn đến nấc cụt liên tục.

Đột quỵ:

Khi bị nấc cụt kéo dài thì một trong những cảnh báo nghiêm trọng về sức khỏe chính là cảnh báo nguy cơ đột quỵ. Mặc dù, các nhà khoa học chưa giải thích được tại sao nhưng trong một số trường hợp đột quỵ thường bắt nguồn từ phần sau của não và ở đây có mối liên hệ với các cơn nấc. Khi sắp xảy ra đột quỵ, người bệnh thường bị nấc cụt và kèm theo đau ngực, tê nhức, mờ mắt nhưng đôi khi do cơn nấc cụt quá nặng cho nên nó làm lu mờ các dấu hiệu khác.

Các bệnh về thận:

Hẳn sẽ rất bất ngờ khi nói những cơn nấc cụt lại là dấu hiệu cảnh báo bộ phận thải độc trong cơ thể đang bị suy yếu. Nếu nấc cụt có kèm theo co giật cơ, khát nước quá mức, da nhợt nhạt xanh xao, đó chính là có bệnh lý ở thận cho nên phải đi khám ngay

U não:

Tuy hiếm gặp nhưng khi bị nấc cụt kéo dài cũng thường là dự báo tình trạng bị u não

Mang thai:

Dù ít có bằng chứng khoa học cho thấy sự liên quan giữa việc mang thai và nấc cụt nhưng nhiều phụ nữ đã lên tiếng khẳng định họ biết mình có thai nhờ vào dấu hiệu bị nấc. Có thể sự do sự thay đổi hoóc-môn và tình trạng stress đã dẫn đến những cơn nấc do căng thẳng.

Khi đã tìm được nguyên nhân cụ thể thì việc điều trị nấc cụt sẽ đạt hiệu quả cao hơn, nhưng nếu không tìm được nguyên nhân thì việc điều trị sẽ gặp rất nhiều khó khăn hơn vì khi đó chỉ điều trị triệu chứng nấc. Tuy nhiên, trong những lần bị nấc cụt đầu tiên có thể không cần phải điều trị mà có thể dùng một số biện pháp đơn giản, dễ thực hiện mà vẫn có kết quả nhất định như uống một cốc nước lạnh, uống từ từ từng ngụm hoặc bịt mũi, nín thở hoặc hít thật sâu rồi thở ra từ từ. Bên cạnh đó, cũng có thể áp dụng biện pháp tâm lý như tập trung vào một vấn đề gì đó mang tính phức tạp hoặc thật lý thú như xem bóng đá, bóng chuyền, đấm bốc cũng có thể làm giảm nấc cụt. Việc điều trị nấc cụt nhất thiết phải được sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ cho nên người bệnh tuyệt đối không được tự mua thuốc để điều trị.


Ợ hơi nấc cụt xảy ra gây khó chịu và khiến chúng ta gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống. Liệu đây là một hiện tượng sinh lý bình thường hay là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm? 

Hiện tượng ợ hơi nấc cụt thường xảy ra sau khi ăn quá no, sau khi uống rượu bia và kéo dài trong vài phút, có thể lên đến vài giờ. 

Cơn nấc cụt xảy ra do sự co thắt không liên tục, không tự chủ của cơ hoành và cơ liên sườn. Từ đó không khí đi vào cổ họng và đập vào thanh quản, dây thanh quản đóng đột ngột và tạo ra tiếng nấc.

Nguyên nhân gây ra nấc cụt thường do ăn quá nhiều, uống nhiều rượu hay nước có gas, nuốt phải không khí khi nhai kẹo cao su,… Ngoài ra, nấc cụt còn là triệu chứng của một số bệnh lý tiêu hóa hoặc rối loạn về dây thần kinh.

Nấc là một hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể. Cơn nấc sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe và tự hết sau vài phút hoặc vài giờ.

Thông thường, nấc cụt kèm ợ hơi xảy ra là biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày. Trào ngược dạ dày được hiểu đơn giản là tình trạng dịch trong dạ dày trào ngược lên phía thực quản. 

Những cơn nấc cụt kèm ợ hơi thường xuyên đem đến cảm giác vô cùng khó chịu cho người bệnh, khiến cơ thể bị căng thẳng, giảm chất lượng cuộc sống. Khi hiện tượng này kéo dài lâu sẽ trở thành phản xạ không dễ để chấm dứt.

Ợ hơi nấc cụt tuy chỉ là triệu chứng gây khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, nếu nó kéo dài và xuất phát từ nguyên nhân trào ngược dạ dày thì có thể tiến triển thành các bệnh lý sau:

Thông thường, viêm loét thực quản xảy ra do loại vi khuẩn Hp phá hủy lớp niêm mạc lót lòng thực quản. Tạo điều kiện cho axit dạ dày cũng như các dịch vị khác kích thích thành thực quản gây viêm và hình thành vết loét.

Triệu chứng điển hình của bệnh là chán ăn, khó nuốt, buồn nôn, đau họng, chướng bụng,… 

Tình trạng axit trào ngược từ dạ dày lên thực quản gây tổn thương mô thực quản. Các tế bào tại lớp lót thay đổi tính chất và cấu trúc của nó để cố tự chữa lành vết thương, gây ra Barrett thực quản. 

Ợ hơi nấc cụt, axit trào ngược lên thực quản gây nên bệnh Barrett thực quản

Đa số những người mắc bệnh Barrett thực quản đều bị trào ngược trào ngược dạ dày lâu năm. Nói theo cách khác, Barrett thực quản là biến chứng của trào ngược dạ dày.

Những người mắc bệnh trào ngược dạ dày có nguy cơ mắc ung thư thực quản cao hơn bình thường. Khi khối u bắt đầu phát triển, cơ thể có thể xuất hiện các triệu chứng như nuốt đau, sút cân, đau họng, ho kéo dài, ho ra máu,…

Nếu nguyên nhân của ợ hơi nấc cụt xuất phát từ bệnh lý trào ngược dạ dày. Bạn có thể sử dụng biện pháp sau để khắc phục tình trạng này:

Điều trị bệnh trào ngược dạ dày không chỉ chấm dứt tình trạng ợ hơi nấc cụt gây khó chịu mà còn ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm như trên. Để đạt được kết quả khả quan, người bệnh cần kết hợp giữa điều trị nội khoa bằng thuốc và thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt. 

Bạn có thể xây dựng cho bản thân những thói quen tốt trong ăn uống và sinh hoạt như sau:

  • Hạn chế uống rượu, các đồ uống có chất kích thích và có gas.
  • Không ăn quá no, không ăn nhiều vào buổi tối.
  • Nằm ngủ nghiêng sang bên trái và nâng cao đầu khi ngủ.
  • Ngưng hút thuốc lá.
  • Không mặc quần áo quá chật, bó sát,…

Trong quá trình điều trị, cần tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Việc tự ý uống thuốc rất dễ gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân.

Tư thế ngủ này giúp hạn chế tình trạng axit bị trào ngược

Một số mẹo đơn giản sau sẽ giúp bạn thoát khỏi tình trạng ợ hơi nấc cụt một cách hiệu quả và nhanh chóng:

Mẹo này rất đơn giản, hãy cúi đầu và ngậm một ngụm nước nhỏ trong miệng. Nuốt ngụm nước vào cổ họng theo chiều từ dưới lên. 

Hãy tự điều chỉnh hơi thở bằng cách hít thật sâu, giữ càng lâu càng đem lại hiệu quả cao. Động tác này giúp cơ hoành căng ra, cơn nấc và ợ hơi sẽ tự biến mất khi cơ hoành trở lại bình thường.

Hãy lấy tay bịt chặt hai tai trong vòng từ 1 – 3 phút sẽ giúp xua tan cơn nấc. Nếu xung quanh không có ai, hãy dùng ngón trỏ và ngón cái để kéo lưỡi ra ngoài khoảng 15 giây. Việc này có tác dụng kích thích các dây thần kinh phế vị, giảm sự co thắt của cơ hoành.

Lấy ngón tay cái của một bàn tay để day mạnh vào lòng bàn tay của tay còn lại. Day càng mạnh càng hiệu quả. Đây là biện pháp gây phân tâm, tác động đến hệ thần kinh và ngừng lại cơn nấc.

Day vào giữa lòng bàn tay có thể cải thiện ợ hơi nấc cụt

Một cách đơn giản khác giúp ngăn chặn co thắt cơ hoành chính là ngồi thoải mái rồi đưa đầu gối lên ngực trong vòng 2 – 3 phút. 

Việc xoa bóp nhẹ nhàng các động mạch cảnh ở bên trái và bên phải cổ sẽ giúp bạn thoát khỏi cơn ợ hơi và nấc cụt.

  • Chữa ợ hơi nấc cụt bằng đồ ăn 

Ăn một số thực phẩm sau có thể khiến cơn nấc ngừng lại nhanh chóng:

Tiêu bột: Để ngăn cơn co thắt cơ hoành và gây rối loạn nhịp thở ngay thời điểm bị nấc. Hãy ngửi một ít tiêu bột để chấm dứt ngay tình trạng này.

Bơ đậu phộng: Bạn chỉ cần ngậm và nuốt một chút bơ đậu phộng để loại bỏ cơn ợ hơi nấc cụt.

Ăn món chua: Nếu trong nhà bạn có sẵn giấm. Hãy thử ngậm một vài giọt giấm trên lưỡi để xua tan cơn nấc hiệu quả.

Bơ đậu phộng có tác dụng thần kỳ trong việc ức chế dây thần kinh phế vị

Thay vì lo lắng khi cơ thể xuất hiện hiện tượng ợ hơi nấc cụt, bạn hãy tìm đến các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa uy tín để tìm ra nguyên nhân được tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả. Trung tâm Tiêu hóa – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc là một trong những địa chỉ khám và điều trị tiêu hóa chất lượng cao tại Hà Nội.

Thế mạnh của trung tâm là đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm từng công tác tại Bệnh viện Bạch Mai và được đào tạo về tiêu hóa tại các nước Nhật Bản, Hàn Quốc.

Ngoài ra, cơ sở vật chất khang trang, tiện nghi cùng công nghệ nội soi tiêu hóa với dàn máy hiện đại tích hợp công nghệ NBI hàng đầu thế giới sẽ giúp phát hiện các vấn đề về tiêu hóa nhanh chóng, chính xác nhất.

Để được giải đáp các thắc mắc liên quan đến sức khỏe hệ tiêu hóa, khách hàng vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Trung tâm Tiêu hoá – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

  1. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh – Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  2. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
  3. Phòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên – Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội

Hotline: 0911 908 856 – 0932 232 016

Email:

Cập nhật nhiều thông tin hữu ích và chương trình Ưu đãi tại:

//www.facebook.com/trungtamtieuhoaBVHongNgoc

Video liên quan

Chủ Đề