Tại sao hộ chiếu việt nam màu xanh

Khi có dịp vi vu ở trời Tây, những cuốn hộ chiếu mang màu sắc đặc trưng như xanh dương, đỏ hoặc xanh lá cây chính là một vật bất ly thân mà mỗi du khách đều phải mang bên mình.

Tuy vậy, hiện trên thế giới có tận 197 quốc gia và vùng lãnh thổ sử dụng hộ chiếu với nhiều gam màu rất đa dạng khiến bạn phải đặt ra câu hỏi: Tại sao chúng không được chọn lựa ngẫu nhiên, không mang màu sắc giống nhau mà lại có sự khác biệt lớn đến vậy?

Theo như Hrant Boghossian - phó giám đốc Marketing của Passport Index, màu sắc hộ chiếu có thể nói lên khá nhiều điều về quốc tịch, tôn giáo tại quốc gia mà bạn đang ghé tới.

1, Xanh dương

Xanh dương là màu biểu trưng cho "tân thế giới".

Xanh dương là màu hộ chiếu phổ biến nhất trên thế giới. Ngoài ra, sắc xanh trong hộ chiếu chính là màu đặc trưng của những quốc gia thuộc "tân thế giới", tên gọi chỉ khu vực châu Mỹ.

Hiện nay, có khoảng 77 quốc gia và vùng lãnh thổ sử dụng màu sắc ấy cho hộ chiếu chính thức của mình, trong đó bao gồm phần lớn các quốc gia thuộc châu Mỹ như Mỹ, Canada cùng 15 quốc gia thuộc vùng Caribbean.

Bốn quốc gia khác thuộc Nam Mỹ là Brazil, Argentina, Uruguay, Venezuela và Paraguay cũng sử dụng mẫu hộ chiếu với bìa màu xanh dương vì đây là biểu tượng của hiệp định thương mại tự do Mercosur được ký kết giữa nhóm quốc gia này.

Bên cạnh đó, hộ chiếu sắc xanh dương còn được sử dụng rải rác bởi nhiều quốc gia tại châu Phi, châu Á, châu Âu cũng như Australia.

2, Sắc đỏ

Các quốc gia thành viên của liên minh châu Âu EU đều sử dụng hộ chiếu có màu đỏ, ngoại trừ Croatia.

Sắc đỏ là màu hộ chiếu phổ biến thứ hai trên thế giới với 69 quốc gia và vùng lãnh thổ sử dụng màu này cho hộ chiếu chính thức của mình, bao gồm phần lớn các quốc gia châu Âu.

Trong đó, những quốc gia Đông Âu như Nga, Slovenia, Serbia, Latvia, Romania, Ba Lan, Georgia... hay thậm chí là Trung Quốc - một quốc gia châu Á cũng chọn màu sắc này vì đây là màu biểu tượng của khối Liên Xô cũ.

Một số quốc gia có nguyện vọng gia nhập EU đều quyết định đổi màu hộ chiếu sang sắc đỏ đặc trưng.

Ngoài ra, các quốc gia thuộc khối EU đã quyết định sử dụng sắc đỏ làm "đồng phục" hộ chiếu vào thời gian gần đây. Duy chỉ có Croatia là đối tượng "lạc loài" trong số 28 nước thành viên thuộc liên minh hùng mạnh này.

Cũng chính vì lý do trên mà một số quốc gia muốn được gia nhập vào EU trong tương lai như Thổ Nhĩ Kỳ, Macedonia và Albania đều quyết định đổi sang dùng hộ chiếu bìa đỏ.

Bên cạnh đó, bốn nước thuộc Cộng đồng Các quốc gia Dãy Andes là Bolivia, Colombia, Ecuador và Peru cũng chọn sắc đỏ làm tông màu chủ đạo cho mẫu hộ chiếu chính thức của mình.

3, Xanh lá cây

Đây là màu sắc liên quan đến tôn giáo, mang hàm ý biểu trưng cho thiên nhiên và sự sống.

Xanh lá cây là màu hộ chiếu phổ biến thứ ba trên thế giới với 41 quốc gia và vùng lãnh thổ sử dụng màu này cho hộ chiếu chính thức của mình, trong đó chủ yếu là những nước theo đạo Hồi và các quốc gia Tây Phi.

Theo đạo Hồi, xanh lá cây mang hàm ý biểu trưng cho sự sống và cũng là màu sắc yêu thích của Nhà tiên tri Muhammad. Vì vậy, nước nào coi đạo Hồi là quốc giáo thường sử dụng màu xanh lá cây trên nhiều vật dụng có tính đặc trưng khác như quốc kỳ hay hộ chiếu.

Còn đối với các quốc gia Tây Phi, đây được coi là màu "đồng phục" của khối Cộng đồng Kinh tế Các quốc gia Tây Phi ECOWAS.

4, Đen

Màu sắc này giúp cuốn hộ chiếu đỡ bị bẩn và nhìn sang trọng hơn hẳn.

Mặc dù là màu sắc hiếm gặp nhất nhưng sắc đen vẫn xuất hiện trên bìa của 10 mẫu hộ chiếu chính thức đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc "lục địa đen". Riêng New Zealand sử dụng hộ chiếu đen vì đây là "màu quốc gia" mà họ rất yêu thích.

Bản đồ màu sắc của những tấm hộ chiếu trên thế giới.

h] Bìa hộ chiếu là loại vật liệu nhựa tổng hợp, có độ bền cao; i] Chữ, số hộ chiếu được đục lỗ bằng công nghệ laser thông suốt từ trang 1 tới bìa sau cuốn hộ chiếu và trùng với chữ, số ở trang 1; k] Toàn bộ nội dung, hình ảnh in trong hộ chiếu được thực hiện bằng công nghệ hiện đại đáp ứng yêu cầu bảo an, chống nguy cơ làm giả và đạt tiêu chuẩn ICAO. 2. Các mẫu hộ chiếu: a] Hộ chiếu ngoại giao, trang bìa màu nâu đỏ [mẫu HCNG]; b] Hộ chiếu công vụ, trang bìa màu xanh lá cây đậm [mẫu HCCV]; c] Hộ chiếu phổ thông, trang bìa màu xanh tím [mẫu HCPT].

1. Quy cách kỹ thuật chung của giấy thông hành: a] Mặt ngoài của trang bìa in quốc hiệu, quốc huy, tên giấy thông hành; b] Ngôn ngữ sử dụng trong giấy thông hành: tiếng Việt và tiếng Campuchia đối với giấy thông hành biên giới Việt Nam - Campuchia; tiếng Việt và tiếng Lào đối với giấy thông hành biên giới Việt Nam - Lào; tiếng Việt và tiếng Trung Quốc đối với giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc; c] Số trang trong giấy thông hành không kể trang bìa: 16 trang đối với giấy thông hành biên giới Việt Nam - Campuchia và giấy thông hành biên giới Việt Nam - Lào, 28 trang đối với giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc; d] Kích thước theo chuẩn ISO 7810 [ID-3]: 88mm x 125mm ± 0,75mm; đ] Bìa giấy thông hành là loại vật liệu nhựa tổng hợp, có độ bền cao. e] Toàn bộ nội dung in trong giấy thông hành được thực hiện bằng công nghệ hiện đại đáp ứng yêu cầu bảo an, chống nguy cơ làm giả. 2. Các mẫu giấy thông hành: a] Giấy thông hành biên giới Việt Nam - Campuchia, trang bìa màu xanh tím [mẫu GTHVN-C]; b] Giấy thông hành biên giới Việt Nam - Lào, trang bìa màu xanh da trời [mẫu GTHVN-L]; c] Giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc cấp cho cán bộ, công chức, trang bìa màu nâu [mẫu GTHVN01-TQ]; d] Giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc cấp cho cư dân biên giới, trang bìa màu ghi xám [mẫu GTHVN02-TQ].

Ban hành kèm theo Thông tư này các biểu mẫu sau: 1. Biểu mẫu đề nghị cấp, khôi phục giá trị sử dụng, trình báo mất hộ chiếu phổ thông a] Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước [mẫu TK01]; b] Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông ở nước ngoài [mẫu TK02]; c] Tờ khai đề nghị xác nhận nhân thân cho công dân Việt Nam ở nước ngoài bị mất hộ chiếu [mẫu TK03]; d] Tờ khai đề nghị khôi phục giá trị sử dụng hộ chiếu phổ thông [mẫu TK04]; đ] Đơn trình báo mất hộ chiếu phổ thông [mẫu TK05]. 2. Biểu mẫu dùng cho cơ quan có liên quan a] Văn bản thông báo về việc tiếp nhận đơn báo mất hộ chiếu phổ thông [mẫu VB01]; b] Văn bản của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đề nghị xác minh nhân thân để cấp hộ chiếu phổ thông cho công dân Việt Nam [mẫu VB02];

1. Cục Quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm hợp đồng với Viện Khoa học và công nghệ để nghiên cứu, chế tạo, sản xuất ấn phẩm trắng có kỹ thuật bảo an và cung cấp kịp thời theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền cấp hộ chiếu, giấy thông hành. 2. Cơ quan có thẩm quyền cấp hộ chiếu, giấy thông hành phải quản lý ấn phẩm trắng theo quy định. 3. Trước ngày 15 tháng 12 hàng năm, cơ quan có thẩm quyền cấp hộ chiếu, giấy thông hành phải dự trù và đăng ký với Cục Quản lý xuất nhập cảnh số lượng ấn phẩm trắng cần sử dụng cho năm tiếp theo. Cách đăng ký như sau: các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và các cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao đăng ký qua Cục Lãnh sự; Công an cấp xã, Công an cấp huyện đăng ký qua Công an cấp tỉnh; Cục Lãnh sự, Công an cấp tỉnh đăng ký trực tiếp với Cục Quản lý xuất nhập cảnh.

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 8 năm 2021. 2. Các ấn phẩm trắng hộ chiếu, giấy thông hành đã cung cấp cho các cơ quan trước ngày Thông tư này có hiệu lực mà chưa cấp hết thì được tiếp tục sử dụng, chậm nhất đến ngày 01 tháng 01 năm 2022 phải thực hiện thống nhất theo mẫu hộ chiếu, giấy thông hành quy định tại Thông tư này. 3. Hộ chiếu, giấy thông hành đã được cấp trước ngày 01 tháng 01 năm 2022 có giá trị sử dụng đến hết thời hạn ghi trong hộ chiếu, giấy thông hành.

Cục Quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Công an các đơn vị, địa phương và các đơn vị khác có liên quan tổ chức thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.

Quá trình triển khai, nếu có khó khăn, vướng mắc, cơ quan, tổ chức, cá nhân trao đổi về Bộ Công an [qua Cục Quản lý xuất nhập cảnh] để được hướng dẫn./.

Video liên quan

Chủ Đề