Xem Nhã nhạc cung đình Huế ở đâu

By Sở Du Lịch Quảng Bình

Thua Thien Hue Province Department of Tourism

Dàn biểu diễn nhã nhạc cung đình Huế by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

Nhã nhạc cung đình Huế trước đây bao gồm sự tham gia của rất nhiều
ca sĩ, vũ công và nhạc sĩ trong trang phục xa hoa lộng lẫy. Dàn hợp xướng quy mô lớn bao gồm trống dẫn cùng nhiều loại nhạc cụ gõ, đàn dây và nhạc khí khác nhau. Mỗi nghệ sĩ đều phải duy trì sự tập trung cao độ để theo đúng từng bước của các nghi thức cung đình được quy định tỉ mỉ.

Múa "Lân mẫu xuất lân nhi" by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

Theo quan niệm của người phương Đông, trong đó có Việt Nam, Long, Lân, Quy, Phụng là bốn con vật linh thiêng rất được quý trọng [Tứ Linh]. Trong dân gian vùng đồng bằng Bắc bộ từ xưa đã có điệu múa "Tứ linh". Về sau, triều đình nhà Nguyễn đã cho dàn dựng thành một điệu múa của cung đình để phục vụ cho các dịp khánh hỉ trong cung. "Lân mẫu xuất lân nhi" là vũ khúc được xây dựng trên cơ sở điệu múa "Tứ linh", có nội dung ca ngợi niềm hạnh phúc gia đình và sự trường tồn của nhân loại.

Trích vở tuồng "Hữu biến vô hình", nhã nhạc cung đình Huế by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

Nhã nhạc thường được biểu diễn trong các nghi lễ khai trương và bế mạc, cùng với các lễ kỷ niệm, lễ nghi tôn giáo, lễ đăng quang, tang lễ và các nghi lễ đón tiếp.

Múa vũ phiến by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

Múa vũ phiến là điệu múa thường được biểu diễn trong những buổi yến tiệc, tiệc tân hôn, dành cho Hoàng hậu, Phi tần, Công chúa nhà Nguyễn ở Huế. Nội dung điệu múa ca ngợi cuộc sống lứa đôi, chúc tụng cho sự hoà hợp, hạnh phúc của gia đình.

Múa vũ phiến by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

Múa vũ phiến by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

Trích vở tuồng "Hữu biến vô hình", nhã nhạc cung đình Huế by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

Trích vở tuồng cổ "Hữu biến vô hình". Vở tuồng nói về việc dưới trần gian có nhiều yêu nghiệt quấy phá, coi thường luân thường đạo lý. Ngọc Hoàng bèn sai một vị thiên tướng xuống trần gian trừ yêu diệt ma, cứu độ chúng sinh. Dù gặp không ít khó khăn với vô vàn yêu ma chước quỷ của bọn thiên nghiệt, cuối cùng thiên tướng cũng hoàn thành sứ mệnh mà Ngọc Hoàng giao phó. Vở tuồng cổ nói về việc cái thiện luôn chiến thắng cái ác, dù cái ác luôn hiện hữu và biến tấu không lường.

Trích vở tuồng "Hữu biến vô hình" by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

Nhã nhạc cung đình Huế trước đây bao gồm sự tham gia của rất nhiều
ca sĩ, vũ công và nhạc sĩ trong trang phục xa hoa lộng lẫy. Dàn hợp xướng quy mô lớn bao gồm trống dẫn cùng nhiều loại nhạc cụ gõ, đàn dây và nhạc khí khác nhau.

Trích vở tuồng cổ "Hữu biến vô hình" by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

Trích vở tuồng "Hữu biến vô hình" by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

Mỗi nghệ sĩ đều phải duy trì sự tập trung cao độ để theo đúng từng bước của các nghi thức cung đình được quy định tỉ mỉ.

Vở tuồng "Hữu biến vô hình", còn có tên gọi khác là vở "Bắt ma" by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

Điệu múa Lục cúng hoa đăng, nhã nhạc cung đình Huế by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

"Lục cúng hoa đăng" có nguồn gốc từ một điệu múa dùng trong nghi lễ Phật giáo: Múa "Lục cúng" nghĩa là sáu lần cúng, được thể hiện qua sáu lần múa, mỗi lần múa dâng lên một thứ đồ cúng như: hương, hoa, đăng, trà, quả, thực. Về sau, dưới triều vua Minh Mạng, điệu múa này được đưa vào cung đình và dàn dựng thành múa "Lục cúng hoa đăng" để biểu diễn trong những ngày lễ Vạn thọ, Thánh thọ, Tiên thọ ... Trong điệu múa, các vũ sinh vừa nam, vừa nữ, hoá trang thành Tiên Đồng - Ngọc Nữ , hai tay cầm hai chậu đèn hoa sen vừa múa vừa hát trong ánh đèn hoa lung linh mờ ảo, tạo nên sự trang nghiêm và lộng lẫy.

Điệu múa Lục cúng hoa đăng 2 by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

Điệu múa Lục cúng hoa đăng 3 by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

Nhã nhạc được phát triển vào thời nhà Lê [1427 - 1788], được thể chế hóa và đưa vào hệ thống chính thức dưới thời nhà Nguyễn [1802-1945]. Là một biểu tượng cho sự uy nghiêm và trường tồn của triều đại, Nhã nhạc trở thành một phần thiết yếu trong nhiều nghi lễ cung đình. Tuy nhiên, vai trò của Nhã nhạc không chỉ giới hạn ở việc phục vụ biểu diễn trong các lễ nghi cung đình mà còn được xem như phương cách để giao tiếp và tỏ lòng tôn kính với các vị thần và các vị vua cũng như phản ánh những hiểu biết của con người về thiên nhiên và vũ trụ.

Điệu múa Lục cúng hoa đăng 4 by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

Điệu múa Lục cúng hoa đăng 5 by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

Điệu múa Lục cúng hoa đăng 6 by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

Kết múa lục cúng hoa đăng, nhã nhạc cung đình Huế by Tran Tuan VietSở Du Lịch Quảng Bình

Nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới phi vật thể đầu tiên tại Việt Nam vào năm 2003. Đến năm 2008, nhã nhạc được công nhận là di sản phi vật thể đại diện của nhân loại.

Credits: Story

Credits: All media

The story featured may in some cases have been created by an independent third party and may not always represent the views of the institutions, listed below, who have supplied the content.

Sở Du Lịch Quảng Bình

Explore more

Related theme

Wonders of Vietnam

From caves and dragons to fishing villages and floating houses

View theme

Video liên quan

Chủ Đề