Vì sao cần chuẩn bị tâm lý cho trẻ vào lớp 1

07.08.2020

WElearn Wind

Khi trẻ ở mẫu giáo hoạt động chủ yếu là chơi, không phải bị uốn nắn theo khuôn phép quá nhiều. Tuy nhiên, khi vào lớp 1 trẻ phải ngồi yên suốt giờ học và tập trung nghe Thầy/Cô giảng bài. Ít nhiều trẻ sẽ cảm thấy khó chịu trong người và trở nên “nổi loạn hơn”. Vì vậy việc chuẩn bị tâm lý cho trẻ vào lớp 1 là điều cần thiết và nên thực hiện.

Xem thêm: Bảng giá gia sư dạy kèm tại nhà mới nhất

Ở độ tuổi này trẻ rất hiếu động ham chơi, thích những đồ màu sắc và mới lạ. Nhưng song song đó lại rất nhanh chán, sự tập trung của trẻ không bền vững. Trẻ chưa thể ngồi yên một thời gian dài và dễ bị xao nhãng trong lúc học tập.

Tư duy mang đậm màu sắc xúc cảm

Trẻ chưa hình thành được ý niệm về thời gian chỉ nhận biết qua các dấu hiệu. Ví dụ như trong trường nhiều lớp mẫu giáo cùng học thì khi thấy một lớp nào đó được ra về nghĩa là chúng cũng sắp được về nhà.

Trẻ ở giai đoạn này chủ yếu thực hiện theo yêu cầu của người lớn, chưa có ý thức tự giác. Trẻ ngoan ngoãn học bài để được mẹ chở đi siêu thị, trẻ chăm chú làm bài để đạt được phần thưởng cuối năm. Hay lấy đồ dùng giúp ba, mẹ để được cho tiền mua đồ chơi mà trẻ thích.

Thật dễ dàng trả lời khi hỏi trẻ hôm qua con xem phim hoạt hình gì. Nhưng quá khó để trẻ nhớ và đọc đúng 4 chữ cái đã dạy trước đó. Đây là thực trạng khiến nhiều ba, mẹ thường xuyên “nổi trận lôi đình”.

Quý phụ huynh sẽ dễ dàng bắt gặp tình huống: trẻ đang ngồi trên bàn học đùng một phát trẻ chạy ra cửa khi có bạn đến thăm. Việc học với trẻ thời điểm này chỉ là “tùy hứng”. Trẻ chưa ý thức được giới hạn giữa chơi và học nên khó khăn trong việc phân bổ thời gian phù hợp.

Khóc giây trước nhưng đã cười giây sau. Người lớn hay có câu “vô tư như trẻ con” quả không sai. Nhất là ở độ tuổi này, trẻ dễ xúc động cũng dễ giận dỗi. Khi ba, mẹ cấm trẻ đi chơi thì trẻ òa khóc ngay lập tức nhưng khi được “dụ” xem tivi trẻ liền “nín dứt” tức khắc.

Trẻ chưa có khả năng điều khiển cảm xúc

Có thể nói vào lớp 1 là một thử thách bắt đầu làm người lớn của trẻ. Từ việc tùy hứng chơi đùa chuyển sang học tập những điều trừu tượng. Sự thay đổi khá mạnh mẽ này ít nhiều gây ảnh hưởng tâm lý đến các em. Do vậy phụ huynh nên chuẩn bị tâm lý cho trẻ vào lớp 1 để trẻ không bị “shock”

Trước khi vào học quý phụ huynh cần “kích thích” đam mê đến lớp của trẻ.

Kể cho trẻ nghe những điều thú vị ở trường: được gặp nhiều bạn bè, có cô giáo dạy vẽ học hát, có nhiều đồ chơi, trò chơi ở lớp,…

Mua cho trẻ những đồ dùng học tập bắt mắt: ba, mẹ hãy chuẩn bị cho trẻ những cây bút chì có những hình dạng lạ mắt, balo có hình siêu nhân cho bé trai hoặc hình búp bê cho bé gái, hộp đựng viết có hình dạng đặc biệt,…

Kích thích sự tò mò của trẻ: bắt đầu với những điều trẻ thích bằng cụm từ “đến trường con sẽ…” hay “đến trường con được…” để tránh làm trẻ sợ đến trường.

“Uốn cây từ thuở còn non,
Dạy con từ thuở con còn ngây thơ”

Quen với tự do, muốn nói hay làm gì đều được nhưng vào lớp 1 buộc trẻ phải tuân thủ giờ giấc, không đùa nghịch trong giờ học đây là cả một sự nỗ lực rất lớn của trẻ. Vì vậy, khi trẻ không hoàn thành nhiệm vụ quý phụ huynh không nên phạt trẻ thay vào đó hãy nói với trẻ nếu trẻ làm tốt hơn ba, mẹ sẽ dẫn con đi siêu thị chẳng hạn.

Khích lệ động viên con

Khi trẻ không vui hay cáu giận hãy hỏi trẻ nguyên nhân. Giúp trẻ kịp thời có những suy nghĩ đúng đắn hơn. Trẻ còn nhỏ chưa nhận thức được nhiều nên quý phụ huynh cần uốn nắn trẻ từng bước một.

Đây là thời điểm hình thành nền tảng giáo dục. Không thể một sớm một chiều là xong. Vì thế để trẻ phát triển toàn diện và hoàn thiện tiến trình phát triển phụ huynh cần kiên nhẫn hơn nữa.

Trước khi học được điều mới phụ huynh cần giúp trẻ 2 điều. Thứ nhất, trẻ phải diễn đạt được điều mình muốn nói cho người lớn hiểu. Thứ hai, trẻ biết tiếp thu và hiểu được lời nói của người khác nói.

Lúc 2-3 tuổi là thời điểm trẻ bắt đầu phát triển kỹ năng nói. Lúc này bố mẹ hãy thường xuyên trò chuyện với trẻ, hoặc miêu tả những đồ vật trong nhà rồi nhắc trẻ đọc theo. Dần dần hướng dẫn trẻ nói hoàn chỉnh một câu dài khi trẻ muốn lấy đồ vật gì đó hoặc muốn ăn món ăn theo ý muốn của chúng.

Việc cho trẻ học trước tuổi là điều không nên. Tuy nhiên, hướng dẫn trẻ 1-2 phép toán hoặc tập viết một vài chữ cái hằng ngày là điều rất bình thường.

Cho trẻ làm quen với việc học

Việc quan trọng không phải là trẻ bắt buộc phải nhớ mà là giúp trẻ có cái nhìn dần quen với hình ảnh chữ cái và con số. Một lần chắc chắn là không nhớ nhưng có thể 2, 3 hay 4 ngày. Hình ảnh dần khắc trong tâm trí trẻ giúp trẻ nhớ một cách tự nhiên hơn.

Nếu quý phụ huynh có điều kiện nên thuê gia sư để bé chuẩn bị vào lớp 1. Điều này sẽ giúp trẻ rất nhiều về thói quen cũng như ý niệm về việc học:

  • Học đúng giờ theo lịch cố định, tạo thói quen đúng giờ cho trẻ
  • Cho trẻ ngồi yên học khoảng 30 phút sau đó cho trẻ nghỉ ngơi rồi học tiếp. Khi trẻ bắt đầu ngoan quý phụ huynh có thể nâng thời gian ngồi học của bé lên 45 phút hay 1 tiếng.
  • Hướng dẫn trẻ viết bài khi nào trẻ viết xong mới được nói chuyện. Tạo thái độ nghiêm túc, tập trung học tập cho các em.
  • Sau mỗi buổi học hoặc buổi học tiếp theo kiểm tra kết quả của các em. Và “dụ” trẻ nếu trẻ học ngoan như vậy khi lên lớp sẽ được cô giáo khen, cuối năm sẽ nhận phần thưởng.

Trẻ con như trang giấy trắng, nếu hiểu đúng ý các em thì việc các em để cho quý phụ huynh viết lên trang giấy đó không khó. Trẻ thích gì là làm đó, không thích là không làm, nhưng “bị dụ dỗ” sẽ làm. Bố mẹ hãy bắt đầu dạy từ điều con thấy hứng thú. Sau đó dần dần uốn nắn trẻ theo khuôn khổ phép tắc.

Trên đây là một số chia sẻ của Trung tâm gia sư WELearn về việc chuẩn bị tâm lý cho trẻ vào lớp 1. Nếu quý phụ huynh cần sự hỗ trợ của gia sư lớp 1 thì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cặn kẽ hơn. WElearn luôn lắng nghe và tiếp thu ý kiến của các bậc phu huynh vì tương lai của trẻ.

WElearn Gia SưVăn phòng chính: 38 Đường số 23, Linh Chiểu, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí MinhHotline: 0789882291Mail:

Fanpage: //www.facebook.com/welearngiasu

TRƯỜNG TIỂU HỌC KHÁNH AN

                                                                                                       BÀI TUYÊN TRUYỀN

Chuẩn bị tâm thế cho trẻ sẵn sàng vào học lớp 1.

Chuẩn bị tâm thế sẵn sàng vào lớp Một cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Khi trẻ có tâm thế tốt sẽ tự tin, mạnh dạn và học tập tốt ở các bậc học tiếp theo.....

Làm cho con thích đến trường, thích đi học; phát triển ngôn ngữ cho con; bảo vệ hình ảnh của thầy cô giáo trước mặt con... là những việc quan trọng nhằm giúp trẻ tự tin vào lớp 1.

Có thể nói đi học lớp 1 là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của trẻ vì trẻ chuyển từ hoạt động vui chơi là chủ đạo của lứa tuổi mẫu giáo sang hoạt động học tập là chủ đạo của học sinh ở trường tiểu học.

Ở trường Tiểu học, HỌC là hoạt động chủ đạo và bắt buộc, không thích cũng phải học, học phải tạo ra sản phẩm [phải hoàn thành các nhiệm vụ học tập, làm bài tập, trả lời câu hỏi... theo tiến độ của cả lớp]. Vì vậy cần chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đi học lớp 1 cho trẻ để giúp trẻ thành công ngay từ những ngày đầu, tuần đầu của lớp 1, để trẻ tự tin và thích được đi học lớp 1.

Hiện nay có hai quan điểm của các bố mẹ có con chuẩn bị đi học lớp 1.

Quan điểm thứ nhất cho rằng không cần chuẩn bị gì, cứ để trẻ phát triển tự nhiên. Điều này dễ làm cho trẻ có những hẫng hụt tâm lý vì đi học lớp 1 hoàn toàn khác với việc đi học mẫu giáo. Ở trường mẫu giáo “cô là mẹ và các cháu là con”. Cháu có thể đi muộn giờ so với quy định, cháu khóc cô có thể ôm ấp vỗ về. Nhưng ở lớp 1, trẻ phải đến lớp đúng giờ [vì muộn giờ sẽ ảnh hưởng đến tiết học, đến những trẻ khác...]. Ở lớp 1, thầy cô giáo có yêu thương trẻ đến mấy cũng không thể có nhiều thời gian ôm ấp từng trẻ vì phải hỗ trợ học sinh học tập, điều khiển lớp học theo tiến độ của lớp mình và các lớp khác, rồi phải đánh giá, nhận xét trẻ trong quá trình học. Nói cách khác, chấp hành nội quy, quy định nhà trường, thiết lập quan hệ với giáo viên, hoàn thành các bài tập khi đến lớp... là những khó khăn đối với trẻ khi bắt đầu đi học lớp 1 nên không thể không chuẩn bị tâm lý cho trẻ đến trường.

Quan điểm thứ hai, chuẩn bị cho trẻ đến trường là chuẩn bị cho trẻ đọc thông viết thạo trước khi đi học lớp 1. Nhiều phụ huynh cho rằng như vậy con mình sẽ học giỏi ở lớp 1. Thực ra đây là quan niệm chưa thật sự đúng đắn. Đọc thông, viết thạo là nhiệm vụ của các thầy, cô giáo lớp 1 trong 35 tuần học của năm học. Khi biết đọc, viết trước trẻ rất chủ quan trong học tập và rất dễ vi phạm nội quy của lớp học. Vì trẻ không hứng thú và muốn chứng tỏ cho thầy cô, các bạn biết mình đã biết điều đó, dẫn đến mất tập trung trong giờ học.

Hơn nữa, khi các ngón tay trẻ chưa đạt đến độ cứng vững nhất định mà phải viết sớm thì khi vào lớp 1 trẻ rất sợ viết. Đó là chưa nói đến việc rất có thể trẻ sẽ cầm bút không đúng cách dẫn đến tình trạng lên học lớp 1 khó có thể sửa được nên trẻ sẽ viết chậm và xấu.

Vậy chuẩn bị tâm lý cho trẻ đi học lớp 1 như thế nào là đúng?

1. Cần làm cho con thích đến trường, thích được đi học lớp 1.

Điều đầu tiên cần chuẩn bị cho trẻ lòng ham thích đến trường, thích được đi học lớp 1. Tất nhiên, trẻ mới ham thích vẻ bề ngoài của người học sinh như thích cặp sách mới, thích có bàn học mới, thích bộ đồng phục, thích có anh chị lớp trên đón vào trường... Nhưng đó là điều rất cần cho trẻ khi đến trường. Các phụ huynh cần kích thích sự hiểu biết, lòng ham thích đi học của con, tránh làm cho trẻ sợ đến trường.

Ví dụ nên kể những câu chuyện thú vị về trường Tiểu học để khơi dậy sự tò mò và mong muốn được đến trường. Với những câu hỏi mà trẻ rất quan tâm, nên nói với trẻ rằng: “Đến trường, con sẽ được biết”. Không đưa nhà trường, cô giáo ra để dọa trẻ, tạo lập cho con một không gian học gọn gàng, sạch sẽ, hãy để con tự lựa chọn bàn học, tủ sách theo sở thích. Từ đó con sẽ thích ngồi vào bàn học và luôn có ý thức giữ gìn, chăm chút cho góc học tập của mình.

2. Hãy giúp con trở thành người chiến thắng ngay từ vạch xuất phát.

Lớp 1 nói riêng và bậc tiểu học nói chung là bậc học nền tảng trong giáo dục phổ thông. Thành công trong học tập ở bậc tiểu học là cơ hội lớn cho trẻ thành công ở bậc học tiếp theo. Tâm lý chung của con người là muốn được động viên, khen ngợi, không ai muốn bị chê, bị nói xấu. Vì vậy, bố mẹ cần giải thích, động viên, khích lệ trẻ khi chuẩn bị đi học lớp 1, không dọa dẫm, trách phạt trẻ nhiều làm cho trẻ nản chí.

Ví dụ khi trẻ vào lớp 1, các vị phụ huynh khi đón con nên bắt đầu bằng những câu hỏi như: Ở trường hôm nay có gì vui? Điều gì làm con thích thú?... Không mắng trẻ khi chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập mà nên tìm hiểu nguyên nhân và khích lệ để giúp trẻ học tốt hơn.

3. Cần phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

Chuẩn bị vốn ngôn ngữ cho trẻ khi đi học lớp 1 vô cùng quan trọng. Vốn ngôn ngữ của trẻ khi đi học lớp 1 phải đảm bảo hai yêu cầu. Thứ nhất, trẻ phải diễn đạt cho người khác hiểu. Thứ hai, phải hiểu được nhũng người khác nói về những chủ đề gần gũi với cuộc sống của trẻ.

Ngay từ khi trẻ còn rất nhỏ, đặc biệt là từ lúc 3 tuổi là thời điểm thuận lợi nhất cho việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ, bố mẹ nên nói chuyện nhiều với con để con có môi trường phát triển ngôn ngữ. Bố mẹ nên đọc truyện cho con, đặc biệt là truyện tranh có hình vẽ to, đẹp của Việt Nam, đọc cho trẻ nghe, yêu cầu trẻ kể lại chuyện bằng ngôn ngữ riêng của trẻ. Trẻ 3-6 tuổi có hiện tượng “đọc chữ theo tranh” tức là khi người lớn đọc truyện tranh cho trẻ vài lần, sau đó trẻ có thể giở lại từng trang và đọc đúng hàng chữ ở dưới tranh giống như trẻ biết chữ thật. Điều này rất cần thiết cho trẻ khi tri giác tranh ảnh để có vốn biểu tượng phong phú về cuộc sống, phát triển ngôn ngữ, cho trẻ làm quen nhớ dần các chữ cái, chữ số... Thực tế cho thấy những trẻ có khả năng ngôn ngữ tốt sẽ học lớp 1 thuận lợi hơn trẻ khác.

4. Cha mẹ cần giữ gìn và bảo vệ hình ảnh của thầy cô giáo trước mặt con.

Đối với trẻ tiểu học, thầy cô giáo là thần tượng, là “mẫu” lý tưởng trực tiếp của trẻ. Thầy cô là người duy nhất đúng trên đời đối với trẻ. Vì vậy, khi trẻ đi học lớp 1, muốn tác động đến trẻ, phụ huynh nên thông qua thầy cô của con. Nên trao đổi với thầy cô để hiểu rõ hơn vì sao thầy cô lại có ứng xử như vậy với trẻ và phối hợp thống nhất cách tác động giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục trẻ.

Ví dụ ở trường cô khen về nhà mẹ cũng khen, khi con mắc lỗi cô nhắc nhở thì về nhà mẹ cũng cần nhắc nhở con. Nếu có sự mâu thuẫn giữa việc giáo dục của gia đình và nhà trường, trẻ rất dễ hoang mang không biết theo ai. Bởi vậy, cha mẹ không nên chê thầy cô giáo trước mặt con trẻ. Điều đó sẽ gây khó khăn cho việc thầy cô giáo cùng các vị phụ huynh rèn cặp con.

5. Dạy con biết chơi hòa đồng với các bạn.

Khi đi học, trẻ rất muốn được các bạn chơi cùng bởi trẻ tiểu học sống bằng tình cảm. Vì vậy, bố mẹ nên nhắc nhở con chơi hòa đồng với các bạn, chia sẻ đồ chơi, đồ ăn với các bạn ngay từ khi còn nhỏ để con luôn được sống trong tập thể, không bị tách biệt.

6. Khích lệ mặt tích cực của trẻ

Không so sánh con mình với con người khác, bởi mỗi đứa trẻ có một đặc điểm tích cách và khả năng khác nhau. Luôn động viên, khen ngợi khi trẻ làm các việc tốt, khích lệ trẻ cố gắng khi chưa làm được việc gì đó.

7. Chuẩn bị vốn biểu tượng về thế giới xung quanh cho trẻ.

Vốn biểu tượng về thế giới xung quanh rất cần thiết cho trẻ khi đi học. Bố mẹ cần giúp cho trẻ hiểu được các khái niệm: trên dưới, trong ngoài, trước sau, xa gần, cao thấp, phải trái, to nhỏ... cũng như công dụng của các đồ vật xung quanh: ghế để ngồi, không ngồi lên bàn học, sách để đọc, vở để viết... Vốn biểu tượng về thế giới xung quanh càng phong phú thì khi đi học lớp 1 trẻ càng dễ dàng hiểu được lời cô thầy dạy. Muốn vậy, bố mẹ cần khơi dậy trí tò mò của trẻ và giải thích cặn kẽ khi trẻ thắc mắc về những điều chưa hiểu.

8. Tập cho trẻ chú ý trong một thời gian nhất định cũng như một số phẩm chất ý chí cần thiết khi trẻ đi học lớp 1

Hiện nay trẻ em thông minh hơn nhiều so với trẻ em cùng lứa tuổi trước đây do điều kiện nuôi dưỡng tốt và lượng thông tin đến với trẻ nhiều hơn, nhưng nhiều trẻ khi đi học lớp 1 không thuận lợi vì khả năng tập trung chú ý hạn chế. Do vậy, bố mẹ cần giao cho con một công việc gì mà con yêu thích để trẻ tự làm trong một thời gian khoảng 10-15 phút. Hoặc bố mẹ cùng làm để động viên khuyến khích con tập trung chú ý hoàn thành nhiệm vụ đó. Điều này cũng có nghĩa trẻ phải có sự nỗ lực ý chí, phải kiên trì, có tính mục đích... để hoàn thành công việc được giao.

Bố mẹ cần kiên trì, không được nôn nóng đốt cháy giai đoạn trong việc chuẩn bị cho con vào lớp 1, không nên lấy ý muốn chủ quan của mình áp đặt cho trẻ. Sự kỳ vọng quá lớn của các vị phụ huynh vào kết quả học tập, nhất là chỉ quan tâm đến điểm số học tập của con khi con học lớp 1 cũng là một áp lực lớn làm cho trẻ chán học.

                                                                                                    BAN GIÁM HIỆU

                                                                                            Trường tiểu học Khánh An

Video liên quan

Chủ Đề