Tại sao khi hoàn thành tác phẩm của mình, họa sĩ lại đặt tên cho bức tranh là gia đình.

Các câu hỏi đọc hiểu Chiếc lá cuối cùng

THPT Sóc Trăng Send an email
0 11 phút

Để đọc hiểu được tác phẩmChiếc lá cuối cùng của O.Hen-ri thì THPT Sóc Trăng xin giới thiệu tới các em hệ thống các câu hỏi sau đây:

Đọc hiểu Chiếc lá cuối cùng

1. Trình bày những hiểu biết của em về tác giả?

– O.Hen-ri [1862- 1910], tên thật là William Sydney Porter, ông sinh ra tại Greensboro, Bắc Carolina trong một gia đình có bố là bác sĩ.

Bạn đang xem: Các câu hỏi đọc hiểu Chiếc lá cuối cùng

+ Năm William 3 tuổi, mẹ ông qua đời, William lớn lên trong vòng tay của bà và các cô chú. Không được học hành đến nơi đến chốn nhưng William là một cậu bé mê đọc sách. Năm 15 tuổi, ông bỏ học và làm việc tại hiệu thuốc của người chú ruột ở Texas. Một thời gian sau, ông đến Houston và làm đủ thứ nghề để kiếm sống, sau đó cuộc sống đưa đẩy, ông cũng phải vào tù ra tội nhiều lần, vì cải tạo tốt nên ông được tha sớm.

Bài viết gần đây
  • Nghị luận về tuổi trẻ và tương lai đất nước

  • Cảm nhận về đoạn trích bài thơ Hai chữ nước nhà của Trần Tuấn Khải

  • Nghị luận về chủ đề Hãy nói không với các tệ nạn

  • Dàn ý thuyết minh về cây bút bi

+ Quãng thời gian ở tù ông tiếp xúc với những tù nhân với đủ mánh khóe trong làm ăn để tồn tại, người tốt có, người xấu có. Điều đó làm cho ông tích lũy được vốn sống và cái nhìn mới đối với con người và cuộc sống….

→ Cuộc đời của O.Hen-ri cũng gặp nhiều nỗi gian truân.

– Là cây bút truyện ngắn nổi tiếng của Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX với khoảng 600 truyện ngắn. [ Ông được giới nhà văn đánh giá là bậc thầy về truyện ngắn.]

– Đặc điểm của truyện kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, ngòi bút cảm thương.

2.Kể tên tác phẩm chính của O.Hen-ri ? Văn bản chiếc lá cuối cùng được trích từ tác phẩm nào?

– Tác phẩm tiêu biểu như: Căn gác xép, Tên cảnh sát và gã lang thang, Quà tặng của các đạo sĩ

– Chiếc lá cuối cùng là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của ông.

3.Truyện có những nhân vật nào? Nhân vật nào là nhân vật chính? Vì sao?

– Giôn-xi, Xiu, cụ Bơ -men → Giôn- xi, cụ Bơ-men là NV chính. Dù cụ Bơ – men xuất hiện rất ít nhưng lại là nhân vậtcó ý nghĩa quan trọng→ thể hiện tư tưởng, chủ đề của văn bản.

Để đọc hiểu rõ hơn về tác phẩm và soạn bài trước tại nhà, các em có thể tham khảoSoạn bài Chiếc lá cuối cùngchi tiết do THPT Sóc Trăng thực hiện nhé.

4. Theo em truyện có mấy tình huống? Tình huống nào là chính có ý nghĩa quyết định số phận các nhân vật ? [ Giôn – xi và Bơ men]

– Có hai tình huống chính:

+ Giôn xi mắc bệnh trầm trọng cùng nỗi tuyệt vọng của nàng.

+ Cụ Bơ – men vẽ chiếc lá, Giôn – xi được cứu sống còn cụ Bơ – men thì chết.

5. Từ những sự việc trên, em hãy tóm tắt văn bản?

– Giôn -xi là một họa sĩ trẻ, bệnh tật và tuyệt vọng, cô gắn sự sống của mình với chiếc lá cuối cùng.

– Xiu tâm sự với cụ Bơ-men điều này, hai người rất lo lắng.

– Sau một đêm mưa gió và cả ngày hôm sau, điều bất ngờ là chiếc lá không dụng.

– Giôn-xi đã sống còn cụ Bơ-men lại chết vì chứng sưng phổi.

Tham khảo thêm các bài tóm tắt truyện ngắn Chiếc lá cuối cùngbằng đoạn văn ngắn.

6. Em hãy tóm tắt đoạn trích?

Giôn- xi ốm nặng và nằm đợi chiếc lá cuối cùng của cây thường xuân bên cửa sổ rụng khi đó cô sẽ chết.Nhưng qua một đêm mưa gió bão phũ phàng, chiếc lá cuối cùng vẫn không rụng. Điều đó giúp Giôn xi thoát khỏi ý nghĩ về cái chết. Một bạn gái đã cho Giôn xi biết chiếc lá cuối cùng là bức tranh của hoạ sĩ già Bơ- men đã bí mật vẽ trong một đêm mưa gió để cứu Giôn- xi trong khi chính cụ đã chết vì mắc bệnh viêm phổi.

7. Văn bản chia làm mấy phần? Nội dung chính của từng phần?

– Văn bản Chiếc lá cuối cùng gồm 3 phần.

+ Phần 1: từ đầu….tảng đá: Cụ Bơ Men và Xiu lên gách thăm Giôn-Xi

+ Phần 2: Tiếp theo……thế thôi: Chiếc lá cuối cùng không dụng và Giôn-xi đã qua cơn nguy hiểm.

+ Phần 3: Còn lại: Xiu kể cho Giôn-xi nghe về cái chết bất ngờ của cụ Bơ-men khi sức khỏe của Giôn xi đang dần bình phục.

8. Theo dõi phần chữ nhỏ văn bản em biết được gì về hoàn cảnh sống của Giôn – xi ? [ cô làm nghề gì và cô sống như thế nào?]

– Là một họa sĩ nghèo.

– Bị bệnh sưng phổi nặng.

9. Qua những chi tiết trên, em có nhận xét gì về hoàn cảnh sống của Giôn- xi lúc bấy giờ.

→ Cuộc sống nghèo túng , bệnh tật.

Bổ sung từ giáo viên: Trong sự nghèo túng và bệnh tật như vậy thì tâm trạng của Giôn xi như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu phần * tiếp theo:

10. Khi biết mình bệnh tật , đau đớn đầy mình như vậy, Giôn-xi có ý nghĩ gì?

– Khi chiếc lá cuối cùng trên cây Thường xuân lìa cành thì cô cũng ra đi.

11. Em có nhận xét gì về ý nghĩ của Giôn -xi?

→ Ngớ ngẩn, đáng thương.

12. Với ý nghĩ đó, em hiểu gì tâm trạng của Giôn – xi lúc đầu như thế nào?

– Buồn bã, bất lực, thờ ơ với sự sống của chính mình, buông xuôi, giờ chỉ còn chờ đợi cái chết.

13. Điều gì khiến Giôn – xi trỗi dậy một sức sống mới?

– Nhìn thấy chiếc lá trên cây thường xuân sau một đêm bão vẫn bám riết vào cuống lá, vẫn kiên gan đậu trên tường.

14: Sự thay đổi tâm trạng của Giôn – xi khi nhìn thấy chiếc lá đó được biểu hiện như thế nào?

– Nhìn chiếc lá hồi lâu, gọi Xiu.

– Nhận mình là hư, là tệ, muốn chết là có tội, xin cháo, sữa, rượu vang, gương soi, ngồi dậy…ao ước vẽ vịnh Na plơ.

→ Tâm trạng phấn chấn, khao khát sự sống trở lại.

15. Kết quả cuối cùng như thế nào?

– Giôn – xi chiến thắng bệnh tật.

→Nhu cầu sống đã trở lại, yêu bạn, yêu nghề, vượt qua cái chết.

16. Theo em trong chiến công này ngoài cụ Bơ – men và Xiu thì Giôn – xi có vai trò gì?

– Cụ Bơ – men và Xiu là sức mạnh ngoại lực Giôn – xi sức mạnh nội lực, là người trực tiếp chống lại cái chết. Do đó quá trình diễn biến tâm trạng của Giôn – xi cũng là quá trình đấu tranh của bản thân để chiến thắng cái chết.

Bổ sung từ giáo viên: Nhân vật Giôn – xi đã góp phần hoàn thiện bức tranh tình người, tô đậm vẻ đẹp diệu kỳ của cụ Bơ – men, làm sáng lên nét đẹp giản dị của nhân vật Xiu.

17.Tình yêu thương của Xiu đối với Giôn – xi được biểu hiện ở những chi tiết nào?

– Lo sợ khi nhìn vài chiếc lá thường xuân còn bám lại trên tường.

– Họ sợ sệt ngó ra ngoài cửa

– Lơ sợ nếu Giôn – xi chết đi…

– Sự động viên, chăm sóc của Xiu đối với Giôn xi.

18. Theo em Xiu nói chuyện với cụ Bơ men về bệnh tình của Giôn- xi và suy nghĩ của Giôn-xi là để làm gì?

– Chia sẻ nỗi lo lắng và suy nghĩ của mình về bệnh tật của Giôn – xi.Mong muốn tìm kiếm được một giải pháp giúpGiôn-xi lấy lại niềm tin vào cuộc sống.

19. Điều đó chứng tỏ tình cảm của Xiu đối với Giôn – xi như thế nào?

– yêu thương Giôn – xi -> đó là tình yêu của người chị hết lòng vì em.

20. Tâm trạng của Xiu như thế nào khi ngày ngày chứng kiến Giôn – xi đếm từng chiếc lá rụng?

– Trĩu nặng nỗi lo âu trước giờ phút sức lực của Giôn – xi cạn dần.

21. Khi nghe Giôn – xi nói, chứng kiến dự cảm tuyệt vọng của em, tâm trạng của Xiu như thế nào?

– “cúi khuôn mặt hốc hác…em hãy nghĩ đến chị” lo sợ mất Giôn – xi.

22. Qua đó em thấy điều gì ở con người Xiu?

– tình bạn gắn bó, tấm lòng nhân ái, bao la sâu nặng.

Bổ sung từ giáo viên: ngỡ như nhịp đập của trái tim Giôn – xi cũng là nhịp đập của trái tim Xiu.

23. Tâm trạng của Xiu khi nghe Giôn – xi đòi ăn cháo, uống sữa, soi gương và lúc nghe bác sĩ thông báo chăm sóc chu đáo sẽ thắng như thế nào?

– Sung sướng như chính mình được hồi sinh.

24. Ý nghĩa của câu nói “cô ấy khỏi nguy hiểm rồi, chị đã thắng” là gì?

– Cùng với kiệt tác của cụ Bơ – men, tình thương và sự chăm sóc của Xiu đã giúp Giôn – xi thắng được bệnh tật, thắng được những yếu mềm.

Trong chiến thắng ấy. Xiu đã góp phần quan trọng nên có thể coi Xiu là người chiến thắng, chínhtình thương và lòng vị tha đã chiến thắng cái chết.

25. Em có nhận xét gì về cách khắc hoạ nhân vật Xiu của tác giả?

– Giọng kể thủ thỉ, tâm tình, cách ngắt đoạn, đảo ngược .. nhân vật trở nên tinh tế, nổi bật, hấp dẫn.

26. Theo em, nếu Xiu được biết trước ý định của cụ Bơ – men thì truyện sẽ như thế nào? Vì sao?

– Thì truyện sẽ kém hay đi, vì Xiu không bị bất ngờ và chúng ta không được thưởng thức cả đoạn văn nói lên tâm trạng lo lắng thấm đượm tình người của cô…

27. Em hình dung về nhân vật cụBơ – mennhư thế nào?

– Là một cụ già ngoài 60 tuổi, thân hình nhỏ nhắn, râu tóc loà xoà, dữ tợn.

– Suốt đời mơ vẽ được một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được. Tự cho mình là người thất bại trong nghệ thuật.

28. Khi cụ Bơ men và Xiu sang đến nơi, họ sợ sệt nhìn ra cửa sổ nhìn cây thường xuân rồi nhìn nhau chẳng nói gì. Thái độ đó thể hiện điều gì?

– Yêu thương, lo lắng cho số mệnh của Giôn – xi.

29. Nhìn Xiu cụ Bơ – men không nói gì nhưng theo em trong thâm tâm cụ đang nghĩ đến điều gì?

– Cụ đang nghĩ cách cứu Giôn – xi.

– Biết được suy nghĩ của Giôn – xi: Chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì cô nghĩ mình cũng sẽ chết.

Bổ sung từ giáo viên: Trước đó khi khi nghe Xiu kể về ý nghĩ này của Giôn – xi, cụ đã rất bực mình. Trên đời này lại có người ngớ ngẩn muốn chết chỉ vì một cái dây leo chết tiệt dụng lá.

30. Cụ Bơ – men đã nghĩ ra cách gì để cứu Giôn – xi thoát chết?

– Nghĩ đến việc sẽ vẽ chiếc lá cuối cùng để cứu sống Giôn – xi. Vì cụ đã hiểu tình trạng bệnh tật và tâm hồn yếu đuối của Giôn – xi.

31. Vì sao nhà văn không kể sự việc cụ đã vẽ chiếc lá như thế nào trong đêm mưa tuyết ấy?

– Đó là thủ pháp giấu kín sự việc, ngắt đoạn nhằm gây sự bất ngờ, chỉ đến khi Giôn – xi chiến thắng cái chết dần dần trở về với sự sống, người đọc mới biết rõ hành động của Bơ – men sự hấp dẫn của truyện.

32. Qua lời kể của Xiu với Giôn – xi em hình dung được hình ảnh cụ Bơ – men như thế nào trong đêm mưa tuyết ấy? Đó là một hành động như thế nào?

– Dũng cảm, đương đầu với khắc nghiệt của thiên nhiên, làm việc âm thầm khi tuổi cao, sức yếu.

Bổ sung từ giáo viên:

– Đó cũng là quá trình sáng tạo, gian khổ đầy hào hứng. Hoạ sĩ đã dồn hết sức mình, tình yêu thương với Giôn – xi vào từng nét vẽ….

– Con người cao thượng, quên mình vì người khác.

33. Tại sao Xiu gọi chiếc lá cuối cùng ấy là kiệt tác của cụ Bơ – men?

– Giống như thật, thổi vào tâm hồn Giôn – xi hơn ấm của niềm tin và nghị lực để trở về với sự sôngs.

– Chiếc lá không chỉ vẽ bằng bút lông bột màu mà bằng cả tình thương bao la, tấm lòng hi sinh cao cả của cụ Bơ – men.

Bổ sung từ giáo viên: Bức tranh của hoạ sĩ Bơ – men không nhằm mục đích sáng tác nghệ thuật mà chỉ là để cứu sống Giôn – xi. song nó không phải thần dược mà nó là một tác phẩm NT được tạo nên bởi tình thương yêu con người trong một phút xuất thần của người hoạ sĩ….

34.Từ đó em hiểu gì về một tác phẩm nghệ thuật chân chính?

– Một tác phẩm nghệ thuật chân chính phải được tạo ra từ tình yêu thương con người, là nghệ thuật vì con người.

– Câu chuyện khiến chúng ta cảm động : cảm động về những tấm lòng vàng – tấm lòng nhân hậu vị tha, đức hy sinh, vì Giôn xi mà cụ Bơ men đánh đổi cả mạng sống của mình.

35. O.Hen-ri còn thành công trong việc xây dựng 2 tình huống đảo ngược bất ngờ, em hãy chỉ ra 2 tình huống ấy?

2 tình huống đảo ngược bất ngờ trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng chính là:

– Giôn – xi đang tiến dần đến cái chết → khoẻ lại, yêu đời, chiến thắng cái chết.

– Cụ Bơ – men đang khoẻ → cuối truyện lại qua đời vì bệnh tật…

36.Cả hai tình huống đảo ngược trênđều liên quan đến sự việc nào?

– Đều liên quan đến bệnh sưng phổi và chiếc lá cuối cùng..

Bổ sung từ giáo viên:Tất cả đó làm nên thành công của O.Hen-ri cùng 600 truyện ngắn đó làm cho tên tuổi của ông trở thành bất tử.

37. Theo em truyện Chiếc lá cuối cùng có ý nghĩa gì?

– Từ câu chuyện cảm động về tình yêu thương giữa những người hoạ sĩ nghèo, tác giả thể hiện quan niệm của mình về mục đích sáng tạo của nghệ thuật: hãy đem nghệ thuật phục vụ con người, hãy phấn đấu cho hạnh phúc của con người.

Bài soạn của cô giáo Bùi Thị Thủy [THCS Mạo Khê II]

Mong rằng với tổng hợpcác câu hỏi đọc hiểu Chiếc lá cuối cùng thì các em hoàn toàn có thể nắm chắc những nội dung cần ghi nhớ liên quan tới tác phẩm. Chúc các em học tốt.

Tổng hợp các câu hỏi đọc hiểu Chiếc lá cuối cùng có đáp án giúp các em nắm chắc những nội dung quan trọng khi đọc hiểu tác phẩm cùng tên.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo dục

Tags
Ngữ Văn lớp 8 Văn mẫu lớp 8 Văn mẫu lớp 8 Tập 1
THPT Sóc Trăng Send an email
0 11 phút

Đề đọc hiểu Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long

THPT Sóc Trăng Send an email
0 8 phút

Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long ca vẻ đẹp của người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng nhưng quan trọng vô cùng. Để giúp bạn hiểu rõ ràng và sâu sắc hơn về các dạng đề đọc hiểu liên quan đến tác phẩm, cùng THPT Sóc Trăng tham khảo soạn bài Lặng lẽ Sa Pa cùng một số đề đọc hiểu dưới đây và xem gợi ý đáp án của từng đề bạn nhé:

Nội dung

  • 1 Đề đọc hiểu Lặng lẽ Sa Pa
    • 1.1 Đề số 1
    • 1.2 Đề số 2
    • 1.3 Đề số 3
    • 1.4 Đề số 4

Tranh Đông Hồ, giá trị trường tồn

Làng tranh Đông Hồ thuộc xã Song Hồ, Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh ngày nay. Nhắc đến tranh dân gian Đông Hồ là nhắc đến dòng tranh độc đáo bậc nhất ở nước ta, có sự kết hợp hết sức tinh tế, vừa giản dị mà trang trọng. Những ván khắc cổ nhất còn lại đến ngày nay có niên đại khoảng 200 năm và những ván khắc muộn cũng không có sự phá cách hay thay đổi phong cách gì nhiều.

Ván khắc và dụng cụ làm tranh Đông Hồ.

Trải qua nhiều thế kỷ tồn tại và phát triển nhưng nguyên tắc về kỹ thuật khắc ván, in tranh Đông Hồ hầu như vẫn được bảo tồn. Sự thay đổi hầu như chỉ ở đề tài hoặc chất liệu tạo nên sản phẩm. Để tạo ra được một sản phẩm tranh Đông Hồ hoàn chỉnh từ nội dung đến hình thức đề tài, bố cục, màu sắc và thơ, chú thích trên tranh đòi hỏi một sự tài hoa trong nét vẽ, nét khắc, súc tích, ý nhị trong việc đặt lời ngắn nhưng nêu lên được đầy đủ ý nghĩa.

Chữ trên tranh thường là thơ, câu đối hay những lời chúc tụng thậm chí là những câu nói đời thường nhưng lại có ý nghĩa rất rộng và sâu xa… Khi được đưa vào tranh, chữ không chỉ đóng vai trò là làm rõ nghĩa bức tranh mà còn làm tăng sự chặt chẽ và cân đối trong bố cục.

Tranh Đông Hồ "Vũ Đinh - Thiên Ất".

Về đề tài, tranh dân gian Đông Hồ có một kho tàng các hình tượng quen thuộc, gần gũi như lợn, gà, vịt, trâu… Đối với thể loại tranh sinh hoạt hay tranh truyện cổ tích như Truyện Kiều, Thạch Sanh các nghệ nhân thường chọn ra hồi, cảnh đặc trưng nhất cho câu chuyện. Khi vẽ mẫu tranh các nghệ nhân thường sử dụng bút lông và mực nho vẽ lên bản giấy mỏng để khi dán vào tấm gỗ, nét vẽ thấm ra mặt giấy, nhờ đó mà các thợ khắc mới khắc được hình vẽ lên bản gỗ.

Ván gỗ khắc tranh Đông Hồ được chia làm 2 loại: ván nét và ván màu. Ván nét được làm bằng gỗ thị, gỗ thừng mực. Ván in màu được làm bằng gỗ giổi hay gỗ vàng tâm, là loại gỗ nhẹ, thớ mềm xốp, dễ hút màu, do đó in đượm màu thuốc cái. Tranh Đông Hồ dường như là trường hợp duy nhất dùng hai loại ván này.

Đối với những bức tranh khổ lớn như tranh chủ, Y Môn, hay tranh Tứ Bình, Tứ Quý thì ván in tranh không được làm to bằng khổ tranh mà được cắt nhỏ ra thành ba, bốn ván, rồi khi in người in tranh phải ghép các mảnh lại thành một tác phẩm hoàn chỉnh. Để hoàn thành một tác phẩm phải có sự phối hợp hài hòa giữa kỹ thuật và nghệ thuật, tức là người sáng tác mẫu, người khắc ván và thợ in.

Tranh Đông Hồ "Đại Cát Nghinh Xuân".

Giấy in tranh có thể là giấy dó thường hoặc giấy dó quét điệp và màu để in tranh điệp chế tạo từ nguyên liệu và thảo mộc có trong tự nhiên. Vật liệu dùng để in tranh và dụng cụ gồm có giấy dó, màu, ván in, chổi thông, một tấm bìa và miếng xơ mướp [mút xốp].

Tranh Đông Hồ được in tranh theo phương thức sấp ván, nghĩa là cầm ván in mà dập xuống bố màu sao cho màu thấm đều vào hình khắc trên ván. Rồi ấn ván in lên tờ giấy như đóng dấu, sau đó lật ngửa tấm ván in có dính tờ giấy, rồi dùng xơ mướp xoa đều lên mặt sau cho nét đảm bảo không bị mất. Cuối cùng là lấy tờ giấy in lên khỏi ván in. Khi in xong đợi tranh khô mới bắt đầu in màu tiếp theo.

Trình diễn làm Tranh dân gian Đông Hồ tại Hoàng thành Thăng Long.

Điểm độc đáo nữa là tranh Đông Hồ in mảng trước, in nét là công đoạn cuối cùng. Quy trình in màu theo thứ tự: đỏ, xanh, vàng, trắng… mỗi lần in chỉ in một màu. Để cho các mảng màu ăn khớp với nhau thì ở mỗi tấm ván đều có hai điểm cữ để đánh dấu cạnh ván in. Sau khi in xong các mảng màu, nghệ nhân làm tranh mới in ván nét đen được gọi là cắt nét, đây là công đoạn khó nhất đòi hỏi những nét không được chỗ đậm – chỗ nhạt.

Có bao nhiêu loại và treo tranh Đông Hồ thế nào?

Hai tác giả Nguyễn Bá Vân và Chu Quang Trứ chia tranh Đông Hồ làm 8 loại: Tranh chúc tụng, Tranh tôn giáo thờ cúng, Tranh cảnh vật, Tranh lịch sử, Tranh truyện, Tranh sinh hoạt xã hội, Tranh châm biếm, Tranh tuyên truyền cổ động. Mỗi loại tranh Đông Hồ lại được treo vào một dịp khác nhau cũng như những vị trí khác nhau trong nhà. Chẳng hạn:

- Tranh nhị bình: Cá Chép trông trăng và chim Công thường được treo hai bên ban thờ.

- Ngay cửa ra vào người ta dán tranh trấn trạch trừ tà có Vũ Đinh –Thiên Ất. Họ treo tranh Tử Vi trấn trạch và Huyền Đàn trấn môn. Vừa để trừ tà vừa có ý nghĩa cầu mong hạnh phúc.

Tranh Đông Hồ "Ông Táo".

- Ngày hai mươi ba tháng chạp, treo tranh Ông Công, Ông Táo ở gian bếp.

- Tranh thờ thường dùng dịp Tết là tranh Tam phủ, Tứ phủ với nội dung khuyến thiện và trừng ác.

- Tranh gà Đại Cát vẽ hình con gà trống chân co, chân duỗi, giương cánh vỗ, trên có hai chữ Đại Cát hoặc Nghinh Xuân với ý nghĩa cầu chúc mọi người, mọi nhà đón xuân, ăn Tết vui vẻ, tốt lành và may mắn.

- Tranh Gà đàn thể hiện tấm lòng muốn đông con nhiều cháu và thể hiện cả tình mẫu tử, tình yêu thương đồng loại. Tạo cho chúng ta những liên tưởng về những bà mẹ Việt Nam tần tảo sớm chiều để nuôi nấng và chăm sóc cho những người con.

- Tranh Lợn ăn lá dáy muốn thể hiện cái tinh thần âm – dương bình hành, có thái cực là có lưỡng nghi có âm, có dương, đó là sự sinh tồn và phát triển. Những bức tranh vẽ Lợn đều chứa đựng tất cả những ước nguyện của người nông dân, khao khát cuộc sống sung túc, đông vui, hòa thuận và mạnh khỏe.

Tranh "Lợn ăn lá dáy".

- Một năm có 12 tháng và con gà Trống được chọn là con vật của tháng giêng, người dân dán tranh gà ở cửa với mục đích vừa để cấm quỷ vừa có ý cầu may. Cũng vẽ về gà nhưng bức tranh Gà thư hùng lại mang ý nghĩa chúc nhau hạnh phúc, con đàn cháu đống, vợ chồng con cái sum họp, đầm ấm, no đủ.

- Bộ nhị bình: Quốc gia thịnh trị, Thiên hạ thái bình với mong ước đất nước được hòa bình, dân chúng được ấm no.

- Tranh Vinh hoa [bé trai ôm gà trống] biểu hiện cho lời chúc có con trai khỏe mạnh, lớn lên cuộc đời sẽ hiển vinh. Tranh Phú quý [bé gái ôm vịt] thể hiện cho nữ giới, cầu chúc cho sự hiền dịu và đông con.

- Tranh Phúc lộc song toàn lại mang ý nghĩa gia đình giàu có, con cái đông đúc. Tranh Em bé ôm con rùa thể hiện lời chúc cho sự trường tồn và sống lâu.

Tranh "Em bé ôm con rùa".

Tranh Đông Hồ thiên về cách diễn tả những nét to, đơn giản, cô đọng, chắc khỏe, phù hợp với tình cảm hồn hậu và chất phác của người dân Việt Nam. Đặc trưng cơ bản của tranh dân gian Đông Hồ là diễn tả không gian ước lệ nhưng các nghệ nhân rất chú trọng trong việc tạo biểu đạt các động thái và tư thế của nhân vật trong tranh tạo được cái thần của nhân vật.

Trong quá trình phát triển, tranh dân gian Đông Hồ đã hình thành những phong cách riêng và độc đáo, sau này trở thành phong cách của dân tộc, phản ánh đời sống sinh hoạt, văn hóa, xã hội, tín ngưỡng của người dân Việt Nam.

Mai Trung Thứ, danh họa ‘triệu đô’ của mỹ thuật Việt

SKĐS - Nền mỹ thuật Việt có những họa sĩ lừng danh, trong đó Mai Trung Thứ là tác giả của nhiều bức tranh có giá hàng triệu USD trên thị trường quốc tế.

Mục lục

Mục lục

I. Dàn ýPhân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, từ đó nêu ý nghĩa, tư tưởng của tác phẩm này


1. Mở bài

- Giới thiệu những nét cơ bản về tác giả Nguyễn Thành Long [đặc điểm tiểu sử, con người, các sáng tác chủ đạo, đặc điểm sáng tác,...]
- Giới thiệu chung về truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” [xuất xứ, hoàn cảnh ra đời,...]
- Nêu vấn đề nghị luận: Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” và từ đó nêu lên ý nghĩa, tư tưởng của tác phẩm.


2. Thân bài

a. Phân tích nhân vật anh thanh niên
- Công việc và hoàn cảnh sống
+ Công việc: “làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu” - công việc đòi hỏi độ chính xác cao.
+ Hoàn cảnh sống: Sống một mình trên đỉnh núi Yên Sơn với độ cao hơn 2600 mét và ở cái độ cao ấy, suốt bốn mùa chỉ toàn “cây cỏ và mây mùa lạnh lẽo”
→ Hoàn cảnh sống khắc nghiệt, thiếu thốn, công việc đầy những khó khăn

- Những phẩm chất tốt đẹp của anh thanh niên
+ Có trách nhiệm, yêu lao động và luôn hoàn thành công việc, nhiệm vụ được giao

+ Có tấm lòng cởi mở, hiếu khách và biết cách quan tâm những người xung quanh

+ Anh thanh niên luôn biết sắp xếp công việc, cuộc sống một cách khoa học và hợp lí.

+ Anh thanh niên còn hiện lên vẻ đẹp của một người sống khiêm tốn, chân thật.

b. Từ nhân vật anh thanh niên nêu lên ý nghĩa, tư tưởng của tác phẩm

- Ngợi ca những con người lao động, hi sinh thầm lặng để cống hiến sức mình cho quê hương, đất nước.

- Cuộc sống lao động giản dị nhưng cao đẹp ấy sẽ góp phần tạo nên vẻ đẹp tâm hồn trong mỗi con người.


3. Kết bài

Khái quát những phẩm chất, tính cách của anh thanh niên, ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm thể hiện qua nhân vật và cảm nhận của bản thân.


Video liên quan

Chủ Đề