Tại sao lòng bàn tay bị ngứa

Tiếc thay, có một số trường hợp mà ở đó chỗ ngứa tồn tại trong một thời gian rất dài và dễ dàng đánh lừa hay lạc hướng cách chẩn đoán của bạn qua các hoạt động ngày này qua ngày khác. Nếu điều đó xảy ra, chúng ta nên kiểm tra lại chính bệnh nhân và sẵn sàng nhận lời tư vấn từ các nhà da liễu.

Nguyên nhân gây ngứa lòng bàn tay

Ngứa lòng bàn tay có thể do nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau hoặc tình trạng bệnh lý khác nhau. Trong bài viết này có một số rối loạt thường gặp như sau có thể dẫn đến ngứa lòng bàn tay:

·  Xơ mật tiên phát [Primary biliary cirrhosis_PBC]: tình trạng bệnh lý này có thể dẫn đến ngứa da. Ngay cả khi nếu bệnh chưa tiến triển, một trong các dấu hiệu sớm nhất là ngứa trên lòng bàn tay cũng như lòng bàn chân. Độ trầm trọng của ngứa thay đổi đôi khi nó trở nên ngứa dữ dội vào ban ngày hoặc ban đêm. Ngứa được xem là gây ra do lượng acide mật tự do trong dòng máu, dẫn đến theo cơ chế bệnh học của hệ đường mật;

·  Dị ứng thức ăn [Food Allergies]: một số bệnh nhân có biểu hiện dị ứng với một số loại thực phẩm khác nhau. Sữa, trứng, đậu, hải sản và đỗ tương, đậu nành là các nguồn thức ăn phổ biến hay gây di ứng. Mặc dù các dị ứng thức ăn có biểu hiện triệu chứng thực thể rõ ràng và các thay đổi trên các cơ quan trong cơ thể, các thay đổi triệu chứng trên da có thể chứng minh là các triệu chứng và dấu chứng minh chứng trên bệnh nhân. Ngứa trong lòng bàn tay và bàn chân là một trong các triệu chứng sớm xuất hiện của dị ứng thực phẩm.
 

·  Hội chứng đường hầm [Carpal Tunnel Syndrome_CTS]: tình trạng này gây ra bởi chèn ép dây thần kinh giữa, có thể dẫn đến hậu quả này từ rất nhiều hoạt động sai trong quá trình làm việc như đánh máy, viết hoặc các hoạt động khác đỏi hởi sử dụng các ngón tay và bàn tay. Có cảm giác ngứa, tê cóng lòng bàn tay và ngón tay là các đặc điểm thường hay gặp nhất của hội chứng đường hầm;

·  Chàm, tổ đỉa [Eczema]: đây là một bệnh mang tính phổ rộng có nhiều hình thái khác nhau mà hầu hết biểu hiện triệu chứng ngứa lòng bàn tay, bàn chân và da. Một loại ít thông thường hơn cả được xem là dấu hiệu đặc trưng phân biệt ở ngứa lòng bàn tay và bàn chân. Tình trạng này được biết là “dyshidrosis” hay “palmoplantar dermatitis”. Các ngón tay, ngón chân cũng ngứa trên cả hai bên. Ngứa càng diễn ra trầm trọng hơn vào ban đêm và trong suốt thời điểm điều kiện thời tiết ấm, ẩm;

·  Viêm da cơ địa [Atopic dermatitis]: đây cũng là một phân lớp của chàm hay eczema, biểu hiện bằng các ban đỏ trên da, dày da, hình ảnh bông tuyết hay vảy tróc ra trên bàn tay. Nguyên nhân của viêm da cơ địa bị quy kết do bất dung nạp histamine và di ứng;

·  Bệnh lupus ban đỏ hệ thống [Systemic Lupus Erythematosus]: đây là một bệnh lý tự miễn, điều này có nghĩa nó tấn công hay giết các tế bào khỏe mạnh của cơ thể. Các dấu hiệu và triệu chứng của SLE gồm có các tổn thương và vùng đỏ trên da lòng bàn tay. Các vban đỏ có thể trở nên rất ngứa, khiến cho bệnh nhân biểu hiện rất ngứa lòng bàn tay;

Điều trị ngứa lòng bàn tay bàn chân

Điều trị ngứa lòng bàn tay bàn chân sẽ lệ thuộc vào nguyên nhân nào gây ra nó. Mặc dù, các thách thức vẫn còn đối mặt bởi các thầy thuốc và bác sĩ, nên sẽ khó có một thời gian một sớm, một chiều chẩn đoán chính xác bệnh. Tuy nhiên, điều trị nguyên nhân gốc rễ của ngứa sẽ ngăn ngừa được dấu hiệu ngứa lòng bàn tay bàn chân.

·  Đối với xơ mật tiên phát, thuốc hay acid ursodeoxycholic sẽ giúp trì hoãn tiến triển của bệnh. Để quản lý ngứa, dùng thuốc kháng histamin là tốt nhất;

·  Đối với dị ứng, quản lý trung gian là để ngăn ngừa phơi nhiễm với các nguồn gốc chất dị ứng hay các dị nguyên. Thuốc kháng histamine mạnh có thể cần thiết để chống lại tình trạng sốc phản vệ nghiêm trọng và ngứa lòng bàn tay mạn tính, kéo dài;

·  Đối với hội chứng đường hầm, các lựa chọn điều trị có thể cả biện pháp phẩu thuật và không phẩu thuât. Các thuốc chống viêm không steroides NSAIDs [ibuprofen và aspirin] và corticosteroids như prednisone làm giảm áp dây thần kinh và kiểm soát các triệu chứng ngứa lòng bàn tay trong một số trường hợp. Châm cứu và các liệu pháp điều trị thay thế khác đã chứng minh làm giảm và cải thiện triệu chứng đau. Tiếp cận phẩu thuật liên quan bảo tồn mô mà gây nên tình trạng tăng áp lực lên dây thần kinh giữa;

·  Hầu hết các hình thái chàm hay eczema không có liệu pháp điều trị đặc hiệu. Việc quản lý ca bệnh chỉ nhằm tập trung giải quyết giảm nhẹ các triệu chứng, đặc biệt giiar quyết triệu chứng ngứa;

·  Đối với viêm da cơ địa, việc điều trị tập trung chủ yếu về chăm sóc da và dùng các chế phẩm làm mềm da [emollient] để làm giảm sưng phồng da và giảm các phản ứng dị ứng. Các loại kháng sinh , thuốc kháng histamin và steroids thường được dùng với nhau để giảm ngứa, giảm viêm. 
 

Đối với bệnh lupus ban đỏ hệ thống, mặc dù bệnh có thể chữa khỏi, song chúng ta vẫn phải quản lý bằng các thuốc ức chế miễn dịch như cyclophosphamide và corticosteroids. 

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Nguyễn Thị Kim Hương - Bác sĩ Bệnh viện Hữu Nghĩ Việt-Xô

Ngứa lòng bàn tay bàn chân là một trong những triệu chứng phổ biến mà rất nhiều người hiện nay mắc phải. Vậy có bao giờ các bạn nghĩ rằng tại sao mình lại bị ngứa đỏ lòng bàn tay chân về đêm hay ban ngày và làm thế nào có thể chữa dứt điểm căn bệnh này chưa? Vậy hãy cùng tìm hiểu những điều cần biết về ngứa lòng bàn tay, bàn chân nguyên nhân và cách điều trị qua bài viết sau đây của VietSkin!

Ngứa lòng bàn tay bàn chân là bệnh gì?

Ngứa giữa lòng bàn chân bàn tay là bệnh gì? [Ảnh minh họa]

Khi trong lòng bàn tay hoặc bàn chân liên tục xuất hiện các nốt to màu đỏ xung quanh có viền màu vàng nhạt kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy bỏng rát khó chịu thì có nghĩa là bạn đang bị chứng ngứa tay chân. Ban đầu có thể da bạn vẫn bình thường nhưng chỉ thời gian ngắn sau đó những cơn ngứa dai dẳng sẽ khiến người bệnh phải tìm mọi cách để gãi. Việc gãi nhiều khiến cho vùng da bị gãi thương tổn chuyển sang màu đỏ, cùng với đó các mụn nước nhỏ li ti mọc lên. Đặc điểm của những mụn nước này là chúng ăn sâu vào dưới lớp da nên nếu cậy nhẹ chúng khó có thể bị vỡ.

Nguyên nhân ngứa lòng bàn tay và gan bàn chân

1. Do dị ứng với thức ăn: Hiện tượng này thường gặp ở những người cơ địa yếu, cơ địa ở mỗi người lại khác nhau nên nhiều khi một món ăn đối với người này là bình thường thì với người khác lại là chất xúc tác nguy hiểm. Chính bởi vậy các bạn cần phải hiểu rõ cơ thể mình để tránh tiếp xúc với những loại thực phẩm dễ gây ra dị ứng da như hải sản, đồ chứa chất tanh…

>>> Đọc thêm: 7 thực phẩm này giúp giảm bớt các triệu chứng dị ứng theo mùa

2. Viêm da cơ địa: Chứng bệnh này là một phân lớp nhỏ của bệnh chàm, nấm da biểu hiện của chúng là trên vùng da bệnh mọc lên các nốt ban đỏ dày lên thành từng lớp sau đó bong tróc ra. Nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này là do không dung nạp histamin và dị ứng.

Ngứa lòng bàn tay bàn chân do bị tổ đỉa

3. Tổ đỉa: Bệnh lí này thường gặp nhất nguyên nhân chủ yếu do di truyền và dị ứng, triệu chứng thường gặp là nổi mẩn ngứa ở tay và chân. Lớp da bị bệnh lâu dần dày lên sần sùi, bong tróc, nếu như người bệnh cố tình gãi sẽ làm cho các nốt mụn vỡ ra ăn sâu vào trong dẫn đến nhiễm trùng. Bệnh thường nặng hơn vào buổi tối nên khiến cho bệnh nhân bị ngứa tay chân về đêm hoặc khi thời tiết ẩm thấp.

4. Xơ mật tiên phát: Tuy là bệnh bên trong cơ thể nhưng chúng cũng dẫn đến ngứa lòng bàn tay, bàn chân . Ngay cả tại thời điểm bệnh chưa phát triển thì một trong các dấu hiệu sớm nhất là bị ngứa tay chân. Mức độ ngứa cũng thay đổi đặc biệt dữ dội vào ban đêm. Nguyên nhân căn bệnh này được các nhà khoa học đưa ra là do lượng acide mật tự do ở trong máu gây ra, hậu quả là một số căn bệnh liên quan đến hệ đường mật.

5. Chứng Lupus ban đỏ: Khác với các căn bệnh khác đây là một dạng bệnh tự miễn nghĩa là chúng tự tấn công và tiêu diệt các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể. Dấu hiệu của hội chứng này là tay bị ngứa, xuất hiện tổn thương và các vùng đỏ ngứa lòng bàn tay.

6. Bệnh vảy nến: Tình trạng này khá phổ biến, gây ra sự tăng trưởng không kiểm soát của các tế bào da có nghĩa là các tế bào da không thể bong ra một cách tự nhiên. Thay vào đó, các tế bào da thừa chồng chất lên bề mặt da của bạn. Bệnh vảy nến có thể gây ra:

  • Mụn nước đỏ, đôi khi có vảy trắng bạc
  • Đau, sưng khớp
  • Da nứt nẻ có thể bị chảy máu

Hướng điều trị

Móng tay phải thường xuyên được cắt ngắn, đặc biệt là ở trẻ nhỏ để tránh trầy xước da do gãi. Có thể bôi lên vùng da bị ngứa bằng các chất làm dịu mát như bạc hà, khuynh diệp, calamine.

Kem chứa corticoid cũng có thể làm giảm tình trạng viêm nhiễm và ngăn ngừa cơn ngứa.

Các loại kem chứa corticoid cũng có thể làm giảm tình trạng viêm nhiễm và ngăn ngừa cơn ngứa nên có thể sử dụng nếu như bạn bị ngứa trong phạm vi nhỏ. Đối với các trường hợp bị ngứa lòng bàn tay do nhiễm độc của cây thường xuân thì phải tăng liều lượng corticoid lên mạnh.

Tuy nhiên đối với những trường hợp bị ngứa lòng bàn tay, bàn chân do nấm, kí sinh trùng, vi khuẩn thì bạn vẫn nên tới các phòng khám da liễu để được điều trị đặc hiệu bởi vì lúc này cần phải áp dụng các loại thuốc có tác dụng cục bộ hoặc toàn thể. Thuốc điều trị cục bổ chỉ cần bôi lên trên da trực tiếp còn thuốc hệ thống phải đưa vào cơ thể qua đường uống hoặc là tiêm để phân tán ra toàn bộ cơ thể.

Dù ngứa do ở mức độ như thế nào muốn trị liệu sớm đạt kết quả cần phải xác định chính xác căn nguyên và căn cứ vào đó để đưa ra hướng điều trị phù hợp. Muốn đạt được điều này bạn có thể đến các cơ sở y tế uy tín hoặc gặp các bác sỹ chuyên khoa để thăm khám và có phác đồ điều trị thích hợp.

Nguồn tài liệu tham khảo

  • Why Do I Have Itchy Palms?
    //www.healthline.com/health/itchy-palms

Video liên quan

Chủ Đề