Tại sao, ông Hai nói sai sự mục đích

De thi hoc ki I lop 9 mon ngu van

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [93.05 KB, 4 trang ]

[1]

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2010 - 2011


HUYỆN THANH OAI Môn: Ngữ văn – Lớp 7


Thời gian làm bi: 90 phỳt
[ thi gm: 01 trang]


Câu 1[ 4 đ]:


Đọc đoạn truyện sau và trả lời các câu hỏi:


Dứt lời ông lÃo lại lật đật đi thẳng sang gian bác Thø.


Cha đến bực cửa, ông lão đã bô bô:


- Bác Thứ đâu rồi? bác Thứ làm gì đấy? Tây nó đốt nhà tơi rồi, đốt nhẵn! Ơng
chủ tịch làng tơi vừa lên trên này cải chính, ơng ấy cho biết... cải chính cái tin làng
Chợ Dỗu chúng tơi đi Việt gian ấy mà. Láo! Láo hết! Toàn là sai sự mc ớch c.


Bác Thứ cha nghe thủng câu chuyện ra sao, ông lÃo lại lật đật bỏ lên nhà
trên.


- Tõy nó đốt nhà tơi rồi ơng chủ ạ. Đốt nhẵn. ông chủ tịch làng em vừa lên
cải chính... cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng em Việt gian ấy mà. Ra láo! Láo
hết, chẳng có gì sất. Tồn là sai sự mục đích cả!


Cũng chỉ đợc bằng ấy câu, ụng lóo li t b i ni khỏc .


1] Đoạn truyện trên nằm trong tác phẩm nào? Ai là tác giả? Nêu nét chính về
hoàn cảnh sáng tác tác phẩm.



2] Tại sao tác giả lại để ơng Hai nói “sai sự mục đích”?
3] Nói “Làng Chợ Dầu chúng em Việt gian” là cách nói nào?


4] Nhân vật ơng lão trong đoạn truyện trên nhà bị tây đốt thế mà lại đi thông
báo với mọi ngời nh khoe về một chiến cơng. Hãy nêu cảm nhận của em về hành
động đó.


C©u 2 [ 6 đ] :


Trăng là nguồn cảm hứng vô tận cho sáng tác nghệ thuật. Mở đầu một khổ thơ
trong một tác phẩm của mình, một nhà thơ viết:


Trăng cứ trong vành vạnh


1.Em hóy chộp nhng cõu th tip theo để hồn thành khổ thơ.


2.Hình ảnh bao trùm trong bài thơ [ có khổ thơ em vừa chép] là hình ảnh nào?
Hãy nêu những tầng ý nghĩa của hình ảnh đó?



[2]

PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC KÌ 1


HUYỆN THANH OAI Mụn: Ng vn - Lp 9


Câu 1.[4 đ]:


1] Đoạn truyện trên nằm trong tác phẩm Làng [ 0,25đ].
Tác giả là Kim Lân. [ 0,25đ]



[3]

2] Sai s mc đích: dùng với nghĩa là sai sự thật. Đúng ra phải dùng từ ”mục


kích” [nhìn thấy rõ ràng, tận mắt]. Tác giả để ơng Hai thích nói chữ nhng dùng từ
khơng chính xác. Điều này cho ta thấy ngơn ngữ của nhân vật trong truyện rất đặc
sắc. Ngôn ngữ của nhân vật ơng Hai vừa có nét chung của ngời nơng dân, vừa
mang đậm cá tính của nhân vật nên rất sinh động[ 1đ].


3] Nói ”Làng Chợ Dầu chúng em Việt gian” là cách nói hốn dụ - lấy làng để
chỉ những ngời dân làng Chợ Dầu[ 0,5đ].


4] Đối với ngời nông dân, căn nhà là cơ nghiệp của cả một cuộc đời. Vậy mà
ông Hai sung sớng hể hả loan báo cho mọi ngời biết cái tin ”Tây nó đốt nhà tôi rồi
bác ạ” một cách tự hào nh khoe về một chiến cơng. Hành động này khơng bình
th-ờng nhng lại hoàn toàn chân thực. Cái sự việc phũ phàng kia là minh chứng khẳng
định làng ông không theo giặc. Dờng nh ơng coi đó là một đóng góp cho kháng
chiến, là một niềm hạnh phúc. Trong niềm vui lớn lao ấy, sự mất mát kia chẳng
thấm vào đâu. Trong sự cháy rụi của nhà ơng có sự hồi sinh của làng Chợ Dầu, cái
làng xứng đáng với tình u, niềm tự hào trong ơng. Tài sản riêng bị phá huỷ nhng
danh dự của làng đợc bảo toàn. Làng Chợ Dầu vẫn là làng anh dũng kháng chiến.
Đó là niềm vui kì lạ, thể hiện một cách đau xót và cảm động tinh thần yêu nớc và
cách mạng của ngời dân VN trong kháng chiến [ 1,5đ].


C©u 2 [6đ]


1. Chép chính xác khổ thơ cuối trong bài thơ ánh trăng [ 0,5 đ]
2. Hình ảnh bao trùm trong bài thơ là hình ảnh vầng trăng [ 0,5đ]
- Vầng trăng trong bài thơ mang nhiều ý nghĩa tợng trng [ 1 đ] :


+ Vng trăng là hình ảnh của thiên nhiên hồn nhiên, tơi mát, là ngời bạn suốt
thời nhỏ rồi đến thời chiến tranh ở rừng.


+ Vầng trăng là biểu tợng của quá khứ nghĩa tình, hơn thế, trăng cịn là vẻ đẹp


bình dị, vĩnh hằng của đời sống.


+ ë khæ thơ cuối cùng, trăng tợng trng cho quá khứ vẹn nguyên chẳng thể
phai mờ, là ngời bạn, nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc nhắc nhở nhà thơ và
cả mỗi chúng ta. Con ngời có thể vô tình, có thể lÃng quên nhng thiên nhiên, nghĩa
tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt.


3. Viết đoạn văn[4đ] .


Cn m bảo các yêu cầu sau :
+ Về hình thức [ 2đ]:


Trình bày đúng cách viết đoạn văn[ 0,5 đ]


Đoạn văn đợc viết theo cách tổng hợp- phân tích – tổng hợp [ 1 đ]
Sử dụng câu cảm thán và gạch chân dới câu cảm thán [ 0,5đ]


+ VÒ nội dung[ 2đ] : Đảm bào các ý cơ bản sau :



[4]

- ánh trăng còn đợc nhân hoá “ im phăng phắc” gợi liên tởng đến cái nhìn
nghiêm khắc mà bao dung, độ lợng của ngời bạn thuỷ chung nghĩa tình.


- Sự im lặng ấy làm nhà thơ “ giật mình” thức tình, cái “ giật mình của lơng
tâm nhà thơ thật đáng trân trọng , nó thể hiện sự suy nghĩ trăn trở tự u tranh vi
chớnh mỡnh sng tt hn.


- Dòng thơ cuối dồn nén biết bao niềm tâm sự, lời sám hối ăn năn dù không
cất lên nhng chính vì thế càng trở nên ám ành day dứt.


- Qua ú Nguyn Duy muốn gửi đến mọi ngời lời nhắc nhở về lẽ sống, về đạo


lí ân nghĩa thuỷ chung.





Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối kì I - SGK môn Ngữ văn 9 tập 1

Phần I [Trắc nghiệm]

1.Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bằng cách chỉ khoanh tròn một chữ cái ở đầu câu trả lời đúng.
Ông Hai đi mãi đến sẩm tối mới về. Cái mặt buồn thỉu mỗi ngày bỗng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên. Mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ, hấp háy… Vừa đến ngõ, ông lão đã lên tiếng:
– Chúng mày đâu rồi, ra thầy chia quà cho nào.
Lũ trẻ ở trong nhà ùa ra, ông lão rút vội cái gói bọc lá chuối khô cho con bé lớn:
– Bánh rán đường đây, chia cho em mỗi đứa một cái.
Dứt lời ông lão lại lật đật đi thẳng sang gian bên bác Thứ.
Chưa đến bực cửa, ông lão đã bô bô:
– Bác Thứ đâu rồi? Bác Thứ làm gì đấy? Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn! Ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên trên này cải chính, ông ấy cho biết… cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng tôi đi Việt gian ấy mà. Láo! Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả.
Bác Thứ chưa nghe thủng câu chuyện ra sao, ông lão đã lại lật đật bỏ lên nhà trên.
– Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn. Ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính… cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng em Việt gian ấy mà. Ra láo! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn là sai sự mục đích cả!
Cũng chỉ được bằng ấy câu, ông lão lại lật đật bỏ đi nơi khác. Còn phải để cho người khác biết chứ. Ông lão cứ múa tay lên mà khoe cái tin ấy với mọi người. Ai ai cũng mừng cho ông lão.

[Ngữ văn 9, tập một]

1. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào?
A – Làng
B – Chiếc lược ngà
C – Lặng lẽ Sa Pa
D – Cố hương
2. Nội dung chính tác giả muốn làm nổi bật qua đoạn trích trên là gì?
A – Cảnh ông hai chia quà cho các con.
B – Việc ông Hai khoe bác Thứ chuyện nhà mình bị đốt.
C – Việc ông Hai khoe với ông chủ nhà tin mới biết về làng Chợ Dầu.
D – Niềm vui của ông Hai khi biết tin làng mình không phải là Việt gian.
3. Chi tiết nào thể hiện rõ nhất tâm trạng vui sướng của ông Hai?
A – “Vừa đến ngõ, ông lão đã lên tiếng”
B – “Ông Hai đi mãi đến sẩm tối mới về”.
C – “Ông lão cứ múa tay lên mà khoe cái tin ấy với mọi người”.
D – “Dứt lời ông lão lại lật đật đi thẳng bên gian bác Thứ”.
4. Người kể chuyện trong đoạn trích trên là ai?
A – Ông Hai
B – Bác Thứ
C – Ông chủ tịch
D – Người kể giấu mình
5. Tác giả để ông Hai nhắc lại câu “Toàn là sai sự mục đích cả.” nhằm mục đích gì?
A – Chế giễu, châm biếm nhân vật.
B – Khắc họa sinh động tính cách nhân vật.
C – Miêu tả tâm trạng vui sướng của nhân vật.
D – Thể hiện sự nhiệt tình của ông Hai đối với cuộc kháng chiến.
6. Trong đoạn trích chỉ thấy ông Hai nói, không thấy người khác nói lại, hình thức đó đã giúp nhà văn thể hiện được điều gì?
A – Thể hiện được thái độ xa lánh của mọi người đối với ông Hai.
B – Thể hiện được thái độ tôn trọng của mọi người đối với ông Hai.
C – Thể hiện được trạng thái đau khổ của ông Hai.
D – Thể hiện được niềm vui sướng vô bờ của ông Hai.
7. Các lời thoại trong đoạn trích diễn ra dưới hình thức nào?
A – Đối thoại
B – Độc thoại nội tâm
C – Độc thoại dưới hình thức đối thoại
D – Không thuộc ba hình thức trên
8. Câu: “Bác Thứ chưa nghe thủng câu chuyện ra sao,…” có nghĩa là gì?
A – Bác Thứ chưa nghe hết câu chuyện của ông Hai.
B – Bác Thứ nghe nhưng chưa hiểu hết câu chuyện của ông Hai.
C – Bác Thứ không nghe được câu chuyện của ông Hai.
D – Bác Thứ không hiểu được câu chuyện của ông Hai.
9. Dòng nào dưới đây liệt kê đúng và đủ các từ ngữ xưng hô trong lời ông Hai nói với bác Thứ?
A – Bác Thứ, nó, tôi, bác [ạ], ông chủ tịch, ông ấy, chúng tôi
B – Nó, tôi, bác [ạ], ông chủ tịch, ông ấy, chúng tôi
C – Bác Thứ, nó , tôi, bác [ạ], ông ấy, chúng tôi
D – Nó, tôi, bác [ạ], ông ấy, chúng tôi
10. Dòng nào dưới đây liệt kê đúng và đủ các từ ngữ địa phương [phương ngữ] trong đoạn trích?
A – Thầy, bực cửa, [chẳng có gì] sất
B – Trầu, thầy, bực cửa, [chẳng có gì] sất
C – Trầu, thầy, bực cửa, sự mục đích, [chẳng có gì] sất
D – Bỏm bẻm, trầu, thầy, bực cửa, sự mục đích, [chẳng có gì] sất
11. Trong lời ông Hai nói với bác thứ có những loại câu nào?
A – Chỉ có câu trần thuật
B – Có hai loại câu: trần thuật và nghi vấn
C – Có ba loại câu: trần thuật, nghi vấn và cảm thán
D – Có đủ bốn loại câu: trần thuật, nghi vấn, cảm thán và cầu khiến
12. Các câu nghi vấn trong lời ông Hai nói với bác Thứ dùng để làm gì?
A – Cả hai câu đều dùng để hỏi.
B – Cả hai câu đều dùng để chào.
C – Câu đầu dùng để hỏi, câu sau dùng để chào.
D – Câu đầu dùng để gọi, câu sau dùng để chào.

Phần II: Tự luận

1.Tóm tắt truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long [hoặc truyện Cố Hương của Lỗ Tấn] trong nửa trang giấy thi.

2.Chọn một trong hai đề sau:
– Viết bài thuyết minh giới thiệu những nét chính về tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du.
– Kể lại một câu chuyện đáng nhớ của bản thân, trong đó có sử dụng các yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm.

Lời giải:
Phần I [Trắc nghiệm]
1 - A; 2 - D; 3 - C; 4 - D; 5 - B; 6 - D; 7 - C; 8 - B; 9 - D; 10 - A; 11 - C; 12 - D
Phần II: Tự luận

Câu 1 – trang 228 SGK ngữ văn 9 tập 1: Tóm tắt truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long [hoặc truyện Cố Hương của Lỗ Tấn] trong nửa trang giấy thi.
Trả lời

Tóm tắt truyện “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long:
Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long kể về cuộc gặp gỡ tình cờ giữa các nhân vật trên chuyến xe khách từ Hà Nội lên Lào Cai. Đó là cuộc gặp ngắn ngủi trong vòng ba mươi phút giữa ông họa sĩ già, cô kĩ sư mới tốt nghiệp, bác lái xe với anh thanh niên làm việc ở trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn, khi xe của họ dừng lại nghỉ tại Sa Pa. Ông họa sĩ và cô gái đã lên thăm nơi ở và nơi làm việc của anh thanh niên trên đỉnh núi. Anh đã kể cho họ nghe và công việc và cuộc sống của mình. Qua câu chuyện anh kể, ông họa sĩ và cô kĩ sư đã nhận thấy những nét đẹp trong tâm hồn của anh thanh niên. Khi ông họa sĩ kí họa bức chân dung về anh, anh đã từ chối và giới thiệu với ông những người khác ở Sa Pa xứng đáng để vẽ hơn. Họ chia tay nhau trong sự lưu luyến, xúc động.
Câu 2 – trang 228 SGK ngữ văn 9 tập 1:Chọn một trong hai đề sau:
– Viết bài thuyết minh giới thiệu những nét chính về tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du.– Kể lại một câu chuyện đáng nhớ của bản thân, trong đó có sử dụng các yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm.
Bài làm

Viết bài thuyết minh giới thiệu những nét chính về tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
A. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Du
- Giới thiệu về kiệt tác “Truyện Kiều”
B. Thân bài:
1. Hoàn cảnh ra đời của “Truyện Kiều”: Đầu thế kỉ XIX [1805 – 1809]
2. Nguồn gốc: Mượn cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân ở Trung Quốc
3. Nhan đề:
- Đoạn trường tân thanh : tiếng kêu mới về nỗi đau thương đứt ruột  bộc lộ chủ đề tác phẩm [tiếng kêu cứu cho số phận Kiều, số phận người phụ nữ].
- Truyện Kiều : Tên nhân vật chính – Thuý Kiều [do nhân dân đặt]
4. Tóm tắt những nét chính của “Truyện Kiều”
Phần 1: Gặp gỡ và đính ước
Phần 2: Gia biến và lưu lạc
Phần 3: Đoàn tụ
5. Giá trị tác phẩm
* Giá trị nội dung
- Giá trị hiện thực:
+ Tác phẩm đã phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời
+ Truyện Kiều phơi bày nỗi khổ đau của những con người bị bóc lột, đặc biệt là người phụ nữ.
- Giá trị nhân đạo:
+ Bộc lộ niềm thương cảm sâu sắc trước những đau khổ của con người.
+ Lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo đã chà đạp lên quyền sống của con người - + Trân trọng, đề cao vẻ đẹp, ước mơ, khát vọng chân chính của con người:
* Giá trị nghệ thuật
- Về ngôn ngữ: Tiếng Việt đã đạt tới đỉnh cao ngôn ngữ nghệ thuật
- Về nghệ thuật tự sự: đã có sự phát triển vượt bậc
- Về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên:
6. Sự sáng tạo của Nguyễn Du
- Nội dung: Từ câu chuyện tình ở Trung Quốc đời Minh biến thành một khúc ca đau lòng thương người bạc mệnh [vượt xa Thanh Tâm Tài Nhân ở tinh thần nhân đạo].
- Thể loại: chuyển thể văn xuôi thành thơ lục bát gồm 3254 câu.
- Nghệ thuật
+ Giữ nguyên cốt truyện, nhân vật
+ Thay đổi, sáng tạo các chi tiết: ngôn ngữ, nghệ thuật xây dựng, miêu tả thên nhiên, đặc biệt là bút pháp tả cảnh ngụ tình.
C. Kết bài: Khẳng định “Truyện Kiều” đã và sẽ mãi là sáng tác văn chương đích thực của thiên tài văn học Nguyễn Du.

Giải các bài tập Bài 16 SGK Ngữ văn 9 Cố hương Ôn tập phần Tập làm văn [tiếp theo] Kiểm tra tổng hợp cuối kì I
Bài trước Bài sau

Đề kiểm tra học kì i môn ngữ văn lớp 9 trường trương văn chỉ năm 2014 - 2015

PGD& ĐÀO TẠO VŨNG LIÊM
TRƯỜNG THCS TRƯƠNG VĂN CHỈ

ĐỀ THAM KHẢO THI KIỂM TRA HKI
NĂM HỌC 2014-2015
KHỐI 9-THỜI GIAN: 90PHÚT

I] TRẮC NGHIỆM [3 ĐIỂM]

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời
đúng nhất:
"... Ông Hai đi mãi đến tối sẫm mới về. Cái mặt buồn thỉu mọi ngày bỗng tươi vui, rạng rỡ
hẳn lên. Mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ, hấp háy... Vừa đến ngõ, ông lão đã
lên tiếng:
- Chúng mày đâu rồi, ra thầy chia quà cho nào.
Lũ trẻ ở trong nhà ùa ra, ông lão rút vội cái gói bọc lá chuối khô cho con bé lớn:
- Bánh rán đường đây, chia cho em mỗi đứa một cái.
Dứt lời ông lão lại lật đật đi thẳng sang gian bên bác Thứ. Chưa đến bực cửa, ông lão đã
bô bô:
- Bác Thứ đâu rồi? Bác Thứ làm gì đấy? Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn! Ông
chủ tịch làng tôi vừa mới lên trên này cải chính, ông ấy cho biết... cải chính cái tin làng Chợ
Dầu chúng tôi đi Việt gian ấy mà. Láo! Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả.
Bác Thứ chưa nghe thủng câu chuyện ra sao, ông lão đã lật đật bỏ lên nhà trên.
- Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn. Ông chủ tịch làng em vừa mới lên trên
này cải chính, ông ấy cho biết... cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng em đi Việt gian ấy mà.
Ra láo! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn là sai sự mục đích cả!
Cũng chỉ bằng ấy câu, ông lão lại lật đật bỏ đi nơi khác. Còn phải để cho mọi người khác
biết chứ. Ông lão cứ múa tay lên mà khoe cái tin ấy với mọi người. Ai ai cũng mừng cho ông
lão..."
1] Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào?
A. Lặng lẽ Sa Pa
B. Làng
C. Chiếc lược ngà
D. Chuyện người con gái Nam Xương
2] Câu nào thể hiện rõ nhất nội dung đoạn văn?
A. Ông Hai chia quà cho các con.
B. Ông Hai khoe với bác Thứ chuyện nhà mình bị đốt.
C. Ông Hai khoe với ông chủ nhà chuyện nhà mình bị đốt.
D. Ông Hai vui sướng chia quà cho con và khoe với mọi người tin làng mình không phải
Việt gian.
3] Từ nào là từ Hán Việt trong các từ dưới đây?
A. Cải chính
B. Rạng rỡ
C. Lật đật
D. Bỏm bẻm
4] Từ nào là từ tượng thanh trong các từ sau đây?
A. Rạng rỡ
B. Bô bô
C. Bỏm bẻm
D. Hung hung
5] Câu nói của ông Hai "Toàn là sai sự mục đích cả!" đã vi phạm phương châm hội
thoại nào?
A. Phương châm về lượng
B. Phương châm về chất
B .Phương châm về quan hệ
D. Phương châm về cách thức
6] Ai là người kể chuyện trong đoạn văn này ?
A. Ông Hai B. Bác Thứ C. Ông chủ tịch D. Tác giả [Người kể không xuất hiện]
II] TẬP LÀM VĂN [7 ĐIỂM]
Em hãy kể lại một lần về thăm quê.

HƯỚNG DẪN CHẤM
I TRẮC NGHIỆM [3 ĐIỂM]
1] B
2] D
3] A
II] TẬP LÀM VĂN [7 ĐIỂM ]
A] Yêu cầu chung:

4] B

5] D

6] D

- Kiểu bài: Văn tự sự [Kể lại chuyến về thăm quê]
- Có vận dung yếu tố miêu tả.
- Bài văn có cảm xúc suy nghĩ chân thành.
- Bố cục đầy đủ 3 phần.
B] Yêu cầu cụ thể:
1] Mở bài [1,5 điểm]
- Giới thiệu khái quát chuyến về thăm quê: Thời gian, địa điểm nhân vật…
2 ] Thân bài [4 điểm]
a] Những công việc chuẩn bị trước khi đi.
b] Thời gian xuất phát. Những cảnh vật, những câu chuyện bắt gặp trên đường đi.
c] Những con người, những cảnh vật, những câu chuyện ở quê…
- Cảnh vật ở quê thế nào, cảm xúc của bản thân trước cảnh vật quê hương.
- Người đầu tiên gặp là ai? Những cuộc tiếp đón trò chuyện thăm hỏi… diễn ra như thế
nào?
3] Kết bài [1,5 điểm]
- Chia tay, trở về, những hình ảnh chi tiết ấn tượng nhất của em trong chuyền đi.
- Cảm xúc của em về chuyến đi.
BIỂU ĐIỂM
- Điểm 6-7: Bài làm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên. Lời văn sáng sủa, sinh động
không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.
- Điểm 4-5: Bài làm cơ bản đạt các yêu cầu trên, nhất là yêu cầu về nội dung. Có thể có
vài sai sót nhỏ nhưng không đáng kể. Diễn đạt lưu loát, sai không quá 3 lỗi diễn đạt.
- Điểm 2- 3: Bài làm đạt ½ các yêu cầu trên. Về nội dung, có thể sai sót nhưng vẫn đảm
bảo yêu cầu về nhân vật và cốt truyện trong một bài văn tự sự. Diễn đạt chưa tốt,
nhưng sai không quá 6 lỗi thông thường.
- Điểm 1: Bài làm chưa đạt các yêu cầu trên. Nội dung sơ sài, lạc đề, diễn đạt kém.
Hiếu Nghĩa 09/10/2014
GVBM
Huỳnh Thiên Tân

Tải về bản full

Video liên quan

Chủ Đề