Tại sao phải hỏa táng

Các đơn vị dịch vụ mai táng sẽ nhận ủy quyền của người dân để thực hiện hỏa táng người mất vì COVID-19, các bệnh viện cần quán triệt họ không tăng giá làm khó bà con - Ảnh minh họa: L.PHAN

Bộ Y tế đã có hướng dẫn về quy trình hỏa táng người mất vì COVID-19 như sau:

- Để đảm bảo không phát tán mầm bệnh trong quá trình xử lý, vận chuyển, hỏa táng và mai táng người mất vì COVID-19, nhân viên y tế cần chuyển người bệnh khác sang buồng cách ly khác trước khi thực hiện xử lý thi thể người mất.

- Người mất phải được hỏa táng, chỉ mai táng trong trường hợp không hỏa táng được. 

- Thi thể phải được khâm liệm càng sớm càng tốt và hỏa táng hoặc mai táng trong vòng 24 giờ kể từ khi tử vong.

- Chỉ nhân viên y tế có nhiệm vụ xử lý thi thể người mắc COVID-19. 

- Đối với người nhà người bệnh phải được hướng dẫn quy trình phòng ngừa và được trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp được tham gia.

- Người tham gia quá trình vận chuyển, hỏa táng, mai táng thi thể người mắc COVID-19 phải được trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp. 

- Tất cả các chất thải phát sinh trong quá trình xử lý, vận chuyển, hỏa táng hoặc mai táng thi thể mắc COVID-19 phải được xử lý như chất thải lây nhiễm.

- Về thủ tục nhận tro cốt người mất, thân nhân chỉ cần trình các loại giấy tờ liên quan chứng minh mối quan hệ với người mất sẽ được phía đơn vị hỏa táng trao tro cốt về thờ tự.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, bác sĩ Nguyễn Thành Tâm - trưởng phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện dã chiến thu dung và điều trị COVID-19 số 1 [TP.HCM] - cho biết sau hơn 1 tháng đi vào hoạt động, bệnh viện chưa ghi nhận ca mắc COVID-19 nào tử vong nhưng đã được Sở Y tế phổ biến quy trình xử lý tình huống này.

Theo quy trình, ngay khi bệnh nhân tử vong, phía bệnh viện sẽ thông báo cho người nhà bệnh nhân biết về sự việc người thân của họ đã mất.

Đồng thời thông báo quy trình cho thân nhân người mất hiểu, các bệnh nhân mất vì COVID-19 bắt buộc phải hỏa táng, thông báo cho người nhà địa điểm thực hiện hỏa táng để họ đến nhận tro cốt. Tất cả chi phí này đều do Nhà nước chi trả.

Được biết, TP.HCM đang khuyến khích người dân hỏa táng người thân mất, tránh việc chôn cất để không phát sinh các hệ lụy về môi trường.

Từ tháng 3-2015, TP.HCM thực hiện chính sách hỗ trợ chi phí khuyến khích hỏa táng cho một số đối tượng, với các mức 2,5 triệu đồng/lượt, 1,5 triệu đồng/lượt hoặc miễn phí. Phần miễn giảm, người dân sẽ nhận lại ở địa phương.

Đối với chi phí hỏa táng người mất vì COVID-19 hiện nay được quy định theo giá nhà nước, chi phí ở mức 4,2 triệu đồng. Đơn vị thực hiện hỏa táng sẽ nhận chi phí từ các đơn vị dịch vụ mai táng.

Nhưng chi phí này được Nhà nước chi trả nên số tiền này bệnh viện sẽ thanh toán luôn. Do đó, các bệnh viện cần làm việc với các đơn vị dịch vụ mai táng để quán triệt họ không tăng giá, không trục lợi bà con giữa lúc khó khăn.

HỎI - ĐÁP về dịch COVID-19

Từ ngày 8-7, báo Tuổi Trẻ tổ chức chuyên mục HỎI - ĐÁP về dịch COVID-19. Chuyên mục này sẽ đáp ứng nhu cầu thông tin cụ thể của bạn đọc về các vấn đề dân sinh. Bạn đọc có thể đặt câu hỏi trong phần comment của mỗi bài.

Các câu hỏi sẽ được báo Tuổi Trẻ chuyển đến các chuyên gia, các nhà quản lý, các cơ quan có chức năng để phần nào giải đáp những thắc mắc của bạn đọc liên quan đến chính sách, cơ chế, quy định... đang được triển khai, đặc biệt trong mùa dịch COVID-19 khi TP.HCM thực hiện chỉ thị 16 của Chính phủ để dập dịch.

HỎI - ĐÁP về dịch COVID-19: Đi cấp cứu có cần giấy xét nghiệm âm tính?

LÊ PHAN - XUÂN MAI

Trung tâm cấp cứu vệ tinh 115 chuyển bệnh nhân đến cấp cứu tại Bệnh viện Quân y 175 sáng 29-7 - Ảnh minh họa: LÊ PHAN

Một số bạn đọc còn phản ảnh hiện nay giá chi phí hỏa táng người chết liên quan đến COVID-19 không thống nhất. Có người sau khi hỏa táng, gia đình tới lấy cốt về mất phí 18 triệu, có người lại đưa ra con số khác mà gia đình họ đã phải chi trả.  

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online về vấn đề này, ông Huỳnh Minh Nhựt - giám đốc Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP.HCM, đơn vị được TP.HCM giao thực hiện hỏa táng người mất do mắc COVID-19 - cho biết chi phí này ở mức 4,2 triệu đồng.

Trước đây thời gian hỏa táng và nhận tro cốt người mất diễn ra trong khoảng 3 giờ, gần đây có thể kéo dài hơn 5-6 giờ. Hoàn toàn không có việc người mất phải 2-3 ngày mới được hỏa táng.

"Chi phí hỏa táng được Nhà nước quy định thống nhất một giá, không có chuyện tăng giá để làm khó dễ bà con. Việc có sự chênh lệch như bà con phản ảnh là do các đơn vị mai táng thỏa thuận dịch vụ với người dân bao gồm chất lượng quan tài, hũ đựng tro cốt, vận chuyển…

Chúng tôi cũng đã làm việc với các đơn vị mai táng, yêu cầu họ nhận được tro cốt phải giao ngay cho người dân, không được "làm giá" khó dễ bà con. Trong giai đoạn giãn cách xã hội này, việc tang lễ cho người mất vì COVID-19 bà con đều ủy thác cho các đơn vị mai táng, phải làm việc có tâm, đạo đức", ông Nhựt nói.

Theo quy trình, người mất do mắc COVID-19 sẽ được chuyển từ bệnh viện đến thẳng trung tâm mai táng và hỏa táng. Quy trình này được đảm bảo khử khuẩn kỹ càng, không có người thân tham dự hay tổ chức tang lễ.

Những người mất còn thân nhân thì sẽ trao tro cốt ngay để người thân mang về thờ tự. Đối với gia đình phải thực hiện cách ly, tro cốt sẽ được giữ lại đợi người dân hoàn thành cách ly đến nhận về. Ngoài chi phí hỏa táng 4,2 triệu đồng sẽ không có bất cứ chi phí phát sinh nào khác.

Theo Sở Y tế TP.HCM, hiện nay chi phí cách ly, khám chữa bệnh cho bệnh nhân liên quan COVID-19 và những chi phí khác sinh khác [trong trường hợp có bệnh nhân mất vì COVID-19] sẽ được miễn phí hoàn toàn. 

Đối với người mất vì COVID-19, chi phí hỏa táng ở mức 4,2 triệu đồng sẽ được miễn phí, còn lại các chi phí khác về dịch vụ mai táng thì người nhà sẽ tự chọn với đơn vị dịch vụ mai táng. Phần chi phí hỏa táng sẽ được phía bệnh viện chi trả với đơn vị thực hiện dịch vụ mai táng.

HỎI - ĐÁP về dịch COVID-19

Từ ngày 8-7, báo Tuổi Trẻ tổ chức chuyên mục HỎI - ĐÁP về dịch COVID-19. Chuyên mục này sẽ đáp ứng nhu cầu thông tin cụ thể của bạn đọc về các vấn đề dân sinh. Bạn đọc có thể đặt câu hỏi trong phần comment của mỗi bài.

Các câu hỏi sẽ được báo Tuổi Trẻ chuyển đến các chuyên gia, các nhà quản lý, các cơ quan có chức năng để phần nào giải đáp những thắc mắc của bạn đọc liên quan đến chính sách, cơ chế, quy định... đang được triển khai, đặc biệt trong mùa dịch COVID-19 khi TP.HCM thực hiện chỉ thị 16 của Chính phủ để dập dịch.

Cụ ông 102 tuổi, tổn thương phổi 80% vì COVID-19, đã thắng thần chết

LÊ PHAN

Đừng nhầm lẫn với Thiêu sống.

Hoả táng [hay được gọi không trọn nghĩa là hỏa thiêu hay thiêu] là hình thức mai táng người chết bằng cách thiêu xác để lấy tro cốt đựng trong hũ, bình hay còn gọi là tiểu. Tuỳ theo từng tôn giáo, tro sau khi hoả táng được chôn cất hoặc đem về thờ tại nhà hoặc gửi vào các nơi thờ phụng [chùa, nhà thờ, đình, miếu...].

Hỏa táng ở Meissen, Meißen, Dresden, Sachsen, Đức

Toà nhà Trung tâm hoả táng Bình Hưng Hoà

Cũng có nơi sẽ đem rải tro ra sông, hồ, đồi, núi theo nguyện ước của người quá cố.

Ở nhiều nước, sự hỏa thiêu được thực hiện trong lò hỏa táng. Trong khi một số nước khác như Nepal và Ấn Độ, họ sử dụng nhiều cách khác, như là thiêu ngoài trời [open-air cremation].

  • Chôn cất
  • Địa táng
  • Thuỷ táng

Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Hỏa_táng&oldid=68185374”

Video liên quan

Chủ Đề