Tại sao photpho trong thức ăn gia súc lại gây ô nhiễm môi trường

Chăn nuôi chỉ phát triển bền vững khi các vấn đề về chất thải được xử lý hiệu quả, Công ty TNHH Đất Hợp cung cấp giải pháp xử lý chất thải chăn nuôi bằng vi sinh Microbe-Lift.

Trong những năm gần đây, chăn nuôi gia súc ở nước ta đang có xu hướng tăng mạnh về cả số lượng và quy mô. Chăn nuôi nói chung, chăn nuôi gia súc nói riêng đóng một vai trò quan trọng trong cung cấp nguồn thức ăn cho con người và phát triển kinh tế. Tuy nhiên lượng chất thải trong chăn nuôi lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.

                                                              Microbe- Lift xử lý chất thải chăn nuôi

Đặc điểm của chất thải chăn nuôi gia súc

Theo kết quả điều tra và ghi nhận của Tổng cục Thống Kê tính đến tháng 1/ 2016 trên cả nước có 29,1 triệu con lợn tăng 4,8% so với năm ngoái; đàn bò có 5,5 triệu con tăng 2,8% riêng đàn bò sữa chiếm 282,9 nghìn con; đàn trâu có 2,8 triệu con. Sản lượng thịt, sữa ngành chăn nuôi gia súc tăng 4,5% so với năm ngoái, song song với nó là chất thải ra môi trường cũng tăng mạnh. Chất thải chăn nuôi có các đặc điểm sau:

  • Có khối lượng lớn, lên đến 80 tấn trên mỗi năm
  • Chứa nhiều chất thải rắn từ phân, chất độn chuồng, thức ăn thừa
  • Lượng nước nước tiểu nhiều, chứa nhiều chất độc hại NO2, khí độc CO2, NH4
  • Phân gia súc chứa nhiều Nitơ, Photpho, Kẽm, Niken, các kim loại nặng…
  • Có mùi hôi thối

Chất thải chăn nuôi ảnh hưởng đến môi trường như thế nào?

Từ những đặc điểm nêu trên của chất thải chăn nuôi gia súc ta có thể nêu ra các ảnh hưởng của nó đến môi trường:

  • Ô nhiễm bầu không khí.
  • Khí thải được giải phóng từ các trang trại chăn nuôi như NO2, CO2 hấp thu năng lượng mặt trời vô cùng lớn, nguyên nhân chính gây nên hiệu ứng nhà kính.
  • Ô nhiễm mặt nước, nguồn nước và mạch nước ngầm.
  • Kim loại nặng có trong chất thải ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người.
  • Ô nhiễm đất, rối loạn độ phì nhiêu của đất.

Chúng ta có thể nhận thấy ảnh hưởng nghiêm trọng của chất thải chăn nuôi đối với môi trường nước, đất và khí quyển. Vì thế vấn đề đặt ra cho ngành nông nghiệp chăn nuôi là tìm ra biện pháp để hạn chế triệt để tác hại của nó đến hệ sinh thái.

Các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi gia súc

Quy hoạch mô hình chăn nuôi

Tùy thuộc vào mô hình và số lượng gia súc mà gia đình, chủ trang trại cần có quy hoạch phù hợp kết hợp với sự chỉ đạo rà soát của chính quyền địa phương. Địa bàn quy hoạch cần cách xa khu vực dân cư tập trung, xa nguồn nước hay các trạm cung cấp nước sinh hoạt.

Mô hình, phương thức xử lý chất thải chăn nuôi phải được cụ thể hóa và được góp ý đánh giá bởi cơ quan chức năng. Ngoài ra người chăn nuôi cần tuân thủ các nguyên tắc trong chăn nuôi như: tìm kiếm con giống tốt, thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc đảm bảo, phòng bệnh cho gia súc.

Xử lý chất thải bằng hầm biogas

Xử lý chất thải bằng hầm biogas hay còn được gọi là xử lý bằng hệ thống khí sinh học. Quy trình xử lý theo các bước:

  1. Phân và nước tiểu sẽ được đổ vào hầm chứa
  2. Giảm thiểu lượng khí độc metan
  3. Phân tách khí sạch làm chất đốt, giảm thiểu khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính
  4. Biến chất thải chăn nuôi thành phân bón hữu cơ cho cây trồng

Đây là một phương pháp khá hiệu quả, tận dụng được chất vi sinh có trong chất thải, giảm thiểu được tác động đến môi trường. Tuy nhiên nước thải sau khi biogas lại tồn tại nhiều hạn chế: chứa tạp chất, có váng màu vàng và có mùi hôi.

Sử dụng công nghệ vi sinh

Ứng dụng công nghệ vi sinh vào xử lý chất thải chăn nuôi ở các giai đoạn giảm mùi hôi của phân thải gia súc và xử lý nước thải sau biogas. Lợi dụng tính chất, công dụng của các chủng vi sinh vật để đánh bay mùi hôi, giảm nồng độ các chất cặn bẩn, hữu có khó phân hủy trong nước.

Các sản phẩm vi sinh hay được dùng nhất trong xử lý chất thải chăn nuôi gia súc là: Microbe- Lift OC IND khử mùi hôi , Microbe-Lift IND xử lý chất thải

Xử lý chất thải gia súc bằng Microbe-Lift

Khử mùi hôi chuồng trại bằng vi sinh Microbe-Lift OC IND

Cách dùng: gom phân của gia súc và các chất thải chăn nuôi khác, phun từ từ Microbe- Lift OC IND, tùy thuộc vào lượng phân thải ra mà sử dụng lượng vi sinh phù hợp.

Hiệu quả: 

  • Kiểm soát được mùi hôi do phản ứng phân hủy gây ra
  • Đẩy nhanh các quá trình phân hủy chất hữu cơ
  • Giảm thiểu khí độc NO2, CH4, khi ăn mòn H2S
  • Giảm thiểu ô nhiễm, tạo không gian trong lành

Xử lý nước thải của hệ thống Biogas bằng vi sinh Microbe- Lift IND

Cách dùng: nước thải chảy ra từ hệ thống Biogas sẽ được tập hợp ở bể,. Sau khi xem xét các yếu tố như nồng độ COD, BOD, SS; nồng độ các chất hữu cơ; nhiệt độ; PH, cho trực tiếp Microbe-Lift IND vào nước. Lượng vi sinh sử dụng phụ thuộc lượng nước cần xử lý.

Hiệu quả: 

  • Phân hủy nhanh các chất hữu cơ, các chất khó tan
  • Tách oxi ra khỏi các hợp chất chứa gốc NO2, NO3 giải phóng nitơ
  • Hạn chế sự phát triển của vi khuẩn có hại
  • Cân bằng hệ sinh thái có trong nước

Tóm lại, xử lý nước thải chăn nuôi bằng vi sinh Microbe-Lift đang trở thành một xu hướng sản phẩm mới được chủ các trang trại, hộ gia đình quan tâm bởi tính hiệu quả cao; cách sử dụng dễ dàng; chi phí hợp lý và đặc biệt thân thiện với môi trường.

cách sử lý mùi hôi, chuyên gia môi trường, Làm giàu từ nông nghiệp, Microbe- Lift, Microbe- Lift IND, Microbe- Lift OC- IND, nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước, Xử lý chất thải chăn nuôi, xử lý chất thải chăn nuôi gia súc, xử lý mùi hôi, xử lý nước thải

Nước thải chăn nuôi gia súc, gia cầm chứa nhiều hàm lượng chất hữu cơ, cặn lơ lửng, N, P và sinh vật gây bệnh. Để lựa chọn phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi phù hợp, người chăn nuôi nắm được thành phần nước thải chăn nuôi, điển hình là chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Nước thải chăn nuôi gia súc, gia cầm là một trong những loại nước thải có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao do chứa nhiều hàm lượng chất hữu cơ, cặn lơ lửng, N, P và sinh vật gây bệnh.

Thành phần nước thải chăn nuôi

Hình 1. Thành phần nước thải chăn nuôi heo với nồng độ ô nhiễm thường gặp.

Với nồng độ ô nhiễm cao như vậy, nước thải chăn nuôi cần phải được xử lý trước khi thải ra môi trường. Việc lựa chọn quy trình xử lý nước thải cho một cơ sở chăn nuôi phụ thuộc vào thành phần tính chất nước thải, bao gồm:

1. Các chất hữu cơ và vô cơ

Trong nước thải chăn nuôi, tồn tại cả hợp chất hữu cơ và vô cơ với tỷ lệ khác nhau:

  • Hợp chất hữu cơ chiếm 70 – 80%, chủ yếu bao gồm: Cellulose, Protit, Acid Amin, chất béo, Hydratcarbon và các dẫn xuất của chúng có trong phân, thức ăn thừa. Hầu hết các hợp chất hữu cơ này đều là chất hữu cơ dễ phân hủy.
  • Hợp chất vô cơ chiếm 20–30%, chủ yếu bao gồm: Cát, đất, muối, Ure, Ammonium, muối Chlorua, [SO4]2-…

Hình 2. Hệ thống xử lý nước thải tại trại heo Xuân Tâm, Xuân Lộc, Đồng Nai.

Hàm lượng các chất hữu cơ, chất dinh dưỡng được biểu thị qua các thông số như: COD, BOD5, TN, TP, SS… Những thông số này là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường.

Đây là những thành phần dễ phân hủy, gây mùi hôi thối, phát sinh khí độc, làm sụt giảm lượng ôxy hòa tan trong nước và đặc biệt nếu không được xử lý, khi thải ra nguồn tiếp nhận sẽ gây ô nhiễm môi trường, gây phì dưỡng hệ sinh thái, làm ảnh hưởng đến cây trồng và là nguồn dinh dưỡng quan trọng để các vi khuẩn gây hại phát triển.

2. Nitơ và Phốtpho [N và P]

Khả năng hấp thụ Nitơ và Phốtpho của gia súc, gia cầm rất kém, nên khi ăn thức ăn có chứa Nitơ và Phốtpho chúng sẽ bài tiết ra ngoài theo phân và nước tiểu. Do đó, thành phần nước thải chăn nuôi heo thường chứa hàm lượng Nitơ và Phốtpho rất cao. Hàm lượng Nitơ Tổng trong nước thải chăn nuôi thường dao động từ 571 – 1.026 mg/L, Photpho từ 39 – 94 mg/L.

Hình 3. Hàm lượng Nitơ và Phốtpho trong nước thải quá nhiều là nguyên nhân chính gây phát triển tảo, làm cạn kiệt nguồn oxy của các loài thủy sinh.

Nếu oxy được cung cấp đầy đủ, sản phẩm của quá trình phân hủy nước thải chăn nuôi là: CO2, H2O, NO2, NO3. Ngược lại, trong điều kiện thiếu oxy, sự phân hủy các hợp chất hữu cơ theo con đường yếm khí tạo ra các sản phẩm CH4, N2, NH3, Indol, Scatol… các chất khí này tạo nên mùi hôi thối trong khu vực nuôi, ảnh hưởng xấu tới môi trường không khí.

3. Vi sinh vật gây bệnh

Bên cạnh hàm lượng chất vô cơ, hữu cơ, Nitơ, Phốtpho, trong thành phần nước thải chăn nuôi còn chứa nhiều loại vi trùng, virus và trứng ấu trùng giun sáng gây bệnh. Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của con người cũng như động vật trong khu vực.

Hình 4. Nước thải chăn nuôi chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh cho con người và vật nuôi.

Theo A.Kigirop [1982] các loại vi trùng gây bệnh như: Samonella, E.coli và nha bào Bacilus anthrasis có thể xâm nhập vào mạch nước ngầm. Samonella có thể thấm sâu xuống lớp đất bề mặt 30 – 40 cm, ở những nơi thường xuyên tiếp nhận nước thải. Trứng giun sán, vi trùng có thể được lan truyền đi rất xa và nhanh khi bị nhiễm vào nước bề mặt tạo thành dịch cho người và gia súc, gây ra những tác hại rất lớn nên cần thiết phải xử lý trước khi thải bỏ ra ngoài môi trường.

—–

Bài viết trên đây đã giải đáp các thành phần nước thải chăn nuôi, hy vọng sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình chọn phương pháp để xử lý nước thải chăn nuôi hiệu quả. Để được tư vấn về các giải pháp sinh học xử lý nước thải chăn nuôi cũng như khử mùi hôi trong quá trình chăn nuôi, hãy liên hệ cho chúng tôi qua Hotline 0909 538 514.

>>> Xem thêm: Làm thế nào để khử mùi hôi chuồng trại nuôi heo?

Video liên quan

Chủ Đề