Từ đi có nghĩa là gì

Xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ đi, chạy trong các câu sau

- Nó chạy còn tôi đi.

- Anh đi ô tô còn tôi đi xe đạp.

- Ca nô đi nhanh hơn thuyền.

- Thằng bé đã đến tuổi đi học.

- Nhà ấy chạy ăn từng bữa.

- Đồng hồ nàychạy chậm.

- Em chạy đón quả bóng.

- Mưa ào xuống không kịp chạy các hướng nơi ở sân.

Từ đi trong câu để con đi có nghĩa là gì

Các câu hỏi tương tự

Câu 1: Dấu ngoặc kép trong những câu sau có tác dụng gì?

Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ:

“Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa Sẽ có cây, có cửa, có nhà Nhưng nơi đó cha chưa hề đi đến”

A. Đánh dấu từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.

B. Đánh dấu ý nghĩ của nhân vật.

C. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.

D. Đánh dấu hành động của nhân vật.

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính trong văn bản: Học thầy, học bạn:

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Nghị luận

D. Biểu cảm

Câu 3. Y Phương sinh năm bao nhiêu?

A. 1946

B. 1946

C. 1947

D. 1948

Câu 4. Ý “học thầy” trong văn bản Học thầy, học bạn liên quan đến câu tục ngữ nào dưới đây?

A. Uống nước nhớ nguồn

B. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng

C. Có chí thì nên

D. Không thầy đố mày làm nên

Câu 5. Từ nào dưới đây có yếu tố “gia” cùng nghĩa với từ “gia” trong gia đình?

A. Gia vị

B. Gia tăng

C. Gia sản

D. Tham gia

Câu 6. Con là… in trong tập thơ nào?

A. Những cánh buồm

B. Mây và sóng

C. Biển cả

D. Đàn then

Câu 7. Từ nào không phải là từ Hán Việt?

A. Xã tắc

B. đất nước

C. Sơn thủy

D. Giang sơn

Câu 8. Đâu là câu hỏi của đứa con dành cho người cha của mình?

A. Bóng con tròn chắc nịch. - Sau trận mưa đêm rả rích - Cát càng mịn, biển càng trong - Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng.

B. Cha ơi! - Sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời - Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?

C. Hai cha con bước đi trên cát - Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh - Bóng cha dài lênh khênh

D. Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa - Sẽ có cây, có cửa, có nhà, - Nhưng nơi đó cha chưa hề đi đến.

Câu 9. Câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” liên quan đến truyền thống nào của dân tộc ta?

A. Tôn sư trọng đạo

B. Cần cù, sáng tạo

C. Kiên cường, bất khuất

D. Cần kiệm, liêm chính

Câu 10. Hình ảnh “mây và sóng” trong bài thơ biểu tượng cho điều gì?

A. Những thú vui lôi cuốn, hấp dẫn của cuộc sống.

B. Vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên

C. Tặng vật trời đất

D. Những gì không có thực trong đời

Câu 11. Trong văn bản, khi con là nỗi buồn được ví to bằng gì?

A. Trời.

B. Hạt vừng.

C. Đất.

D. Sợi tóc.

Câu 12. Nhân vật chính trong Những cánh buồm là ai?

A. Cha

B. Con

C. Cha và con

D. Biển cả

Câu 13. Con là… là văn bản thuộc thể loại gì?

A. Truyện ngắn

B. Tiểu thuyết

C. Thơ

D. Kịch

Câu 14 Dòng nào sau đây nhận định không đúng về nhân vật em bé trong bài Mây và sóng?

A. Yếu đuối, không thích các trò chơi

B. Ham chơi, tinh nghịch

C. Hóm hỉnh, sáng tạo

D. Hồn nhiên, yêu thương mẹ tha thiết

Câu 15. Cảnh vật thiên nhiên trong Những cánh buồm hiện lên như thế nào?

A. Ảm đạm

B. U ám

C. Tươi sáng

D. Xám xịt

Câu 16. Câu thơ “Con là nỗi buồn của cha” sử dụng biện pháp tu từ nào?

A. Nhân hóa

B. So sánh

C. Điệp từ.

D. Hoán dụ.

Câu 17. Từ email, video, internet có phải là từ mượn từ ngôn ngữ nào?

A. Tiếng Hán.

B. Tiếng Anh.

C. Tiếng Nhật

D. Tiếng Hàn Quốc.

Câu 18. Bàn về nhân vật Thánh Gióng là văn bản thuộc thể loại gì?

A. Truyện ngắn

B. Tiểu thuyết

C. Hồi kí

D. Văn bản nghị luận

Câu 19. Nghĩa của từ “tân binh” là gì?

A. Người lính mới

B. Binh khí mới

C. Con người mới

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 20. Đáp án nào nói đúng nhất mối quan hệ giữa hai câu tục ngữ: “Học thầy không tày học bạn” và “Không thầy đố mày làm nên”

A. Phản bác ý kiến của nhau

B. Đối chọi nhau

C. Bổ sung cho nhau

D. Gần gũi, tương tự nhau

Câu 21. Câu nào sau đây dùng dấu ngoặc kép với công dụng đánh dấu từ ngữ không được hiểu theo nghĩa thông thường?

A. Cái dáng "to con" của anh người hầu làm cả đám con nít đang chơi cuối phố cười ầm cả lên.

B. Cái An nhỏ nhẹ nói với chị Liên: "Em thắp đèn lên chị nhé?"

C. "Sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 8" là cả một bầu trời tri thức của học sinh muốn được khám phá.

D. Tác phẩm "Lão Hạc" của nhà văn Nam Cao là một kiệt tác nghệ thuật của nền văn học nước nhà.

Câu 22. Chị sẽ gọi em bằng tên do tác giả nào sáng tác?

A. Mác Vích-to Han-xen

B. Giắc Can-phiu

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Câu 23. Truyện Thánh Gióng là tác phẩm nói về đề tài gì?

A. Người trí thức

B. Người nông dân

C. Vẻ đẹp đất nước

D. Chống giặc ngoại xâm

Câu 24. Từ “Chảy” trong câu “Ánh nắng chảy đầy vai” trong văn bản: Những cánh buồm được hiểu theo nghĩa nào?

A. Nghĩa chuyển.

B. Nghĩa gốc.

Câu 25. Khi sử dụng từ mượn Hán Việt cần chú ý điều gì?

A. Không nên mượn từ 1 cách tùy tiện.

B. Không được mượn từ.

C. Mượn từ càng nhiều càng tốt.

D. Sử dụng từ mượn thay thế từ thuần Việ

3. Đặt câu để phân biệt các nghĩa của từ đi hoặc từ đứng.

a. Câu có từ đi:

  • Mang nghĩa 1: tự di chuyển bằng bàn chân.
  • Mang nghĩa 2: mang [xỏ] vào chân hoặc tay để che, giữ.

b. Câu có từ đứng:

  • Mang nghĩa 1: ở tư thế thân thẳng, chân đặt trên mặt nền.
  • Mang nghĩa 2: ngừng chuyển động

a. Câu có từ đi:

  • Mang nghĩa 1: Mỗi sáng, bà nội thường đi bộ để rèn luyện sức khoẻ
  • Mang nghĩa 2: Em thích nhất là đi giày búp bê.

b. Câu có từ đứng:

  • Mang nghĩa 1: Vì không học thuộc bài cũ nên Nam bị cô giáo bắt đứng ở cuối lớp
  • Mang nghĩa 2: Buổi trưa, trời đứng gió khiến không khí thật ngột ngạt.


Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

Từ đa nghĩa [cách gọi khác từ nhiều nghĩa] là những từ có một số nghĩa biểu thị những đặc điểm, thuộc tính khác nhau của một đối tượng, hoặc biểu thị những đối tượng khác nhau của thực tại. Hiện tượng từ đa nghĩa được quan sát thấy ở hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới. Ví dụ như từ đi trong tiếng Việt là một từ đa nghĩa, nó vừa có nghĩa gốc là chỉ dịch chuyển bằng hai chi dưới [tôi đi rất nhanh nhưng vẫn không đuổi kịp anh ấy] vừa có nghĩa chuyển là chỉ một người nào đó đã chết [Anh ấy ra đi mà không kịp nói lời trăng trối]. Còn trong tiếng Anh từ issue có nghĩa là vấn đề tranh cãi, nhưng đấy không phải là nghĩa duy nhất, nó còn nghĩa khác là tạp chí được xuất bản định kỳ. Từ đa nghĩa khác từ đồng âm ở chỗ các từ đa nghĩa thường có một nét nghĩa chung hay nói cách khác chúng có cùng một nguồn gốc, sau đó mới chia tách ra như hiện tại. Từ đa nghĩa là một trong các nguyên nhân gây nhập nhằng trong xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Để xác định chính xác nghĩa của một từ đa nghĩa phải thực hiện phân tích ngữ cảnh.

Nguyên nhân tồn tại của từ đa nghĩa là do số lượng từ vựng của một ngôn ngữ có hạn, trong khi số lượng khái niệm của thế giới thực là vô số. Hơn nữa, một số khái niệm có nhiều sắc thái ý nghĩa tương đồng nhau mặc dù không trùng khít. Hiện tượng từ đa nghĩa tồn tại cả ở lớp từ định danh [thực từ] và lớp từ công cụ [hư từ], mặc dù hư từ [như các từ: do, bởi, vì, mà,…] là các từ trừu tượng không dễ để phát triển nghĩa phái sinh cho nó, điều này cho thấy tính chất hết sức mềm dẻo của ngôn ngữ.

Từ đa nghĩa làm tăng thời gian cần để hiểu chính xác nội dung của văn bản hoặc lời nói, trong một số trường hợp có thể gây hiểu lầm, điều này đặc biệt hay xảy ra đối với người học ngoại ngữ. Từ sự đa nghĩa ở cấp độ từ vựng có thể gây ra hiện tượng đa nghĩa ở cấp độ cao hơn là câu hoặc thậm chí trong một đoạn văn ngắn. Ví dụ trong câu sau, vẫn với từ đa nghĩa "đi":

Anh ấy đi rồi.

Nếu chỉ duy nhất câu này người đọc không rõ nghĩa chính xác của câu, nó có thể chỉ một người vừa đi đâu đó trước khi người kia đến hoặc một cách nói tránh rằng ai đó vừa chết, vậy đây là câu đa nghĩa. Trên thực tế, người bản ngữ xử lý rất tốt hiện tượng nhập nhằng do từ đa nghĩa gây ra căn cứ trên thông tin ngữ cảnh cung cấp.

Trong cách phân chia này người ta dựa vào tiêu chí nguồn gốc của nghĩa. Khái niệm nghĩa gốc là nghĩa có trước, còn nghĩa chuyển là các nghĩa được hình thành sau này và dựa trên nghĩa gốc. Từ "đi" như ở trên là một ví dụ. Nhưng nếu xét về tính ứng dụng, không phải lúc nào nghĩa gốc cũng là nghĩa phổ biến nhất,nếu có thì xem các nghĩa của tính từ "bạc" sau đây:

  1. Mỏng manh, ít ỏi, không trọn vẹn: Mệnh bạc,đời

Tiêu chí của cách phân chia này là xem nghĩa của từ đã thực sự mang tính ổn định, thống nhất chưa, hay chỉ đúng trong một số tình huống nào đó mà thôi. Nói một cách chính xác thì một nghĩa được coi là nghĩa thường trực, nếu nó đã đi vào cơ cấu chung ổn định của nghĩa từ và được nhận thức một cách ổn định, như nhau trong các hoàn cảnh khác nhau. Nghĩa không thường trực của từ còn gọi là nghĩa ngữ cảnh, nghĩa này rất hay gặp trong cách nói bóng gió của ngôn ngữ giao tiếp,truyện ngụ ngôn hoặc trong cách nói ẩn dụ, hoán dụ[1]. Ví dụ xét câu sau trong lời bài hát "Áo trắng em đến trường":

Áo trắng em đến trường, cùng đàn chim ca rộn ràng. Từng làn gió vờn tóc em, kỷ niệm buồn vui ngập tràn.

"Áo trắng" trong câu này chỉ đến nữ sinh, và nó chỉ mang nghĩa đúng trong một số trường hợp mà thôi như vậy ta nói nghĩa của từ áo trắng là nữ sinh là nghĩa không thường trực. Một từ trước khi có thêm một nghĩa mới nào đó có tính chất ổn định thì nghĩa ấy phải trải qua một giai đoạn mang nghĩa không thường trực, theo thời gian nghĩa không thường trực có thể trở thành nghĩa thường trực, điều đó có thành sự thực hay không phụ thuộc vào quyết định của cộng đồng sử dụng ngôn ngữ đó.

Nghĩa tự do và nghĩa hạn chế

Lớp từ vựng phổ thông là lớp từ có tần số sử dụng lớn nhất [còn gọi là nhóm từ vựng tích cực], đó là những từ thường liên quan mật thiết đến cuộc sống hàng ngày, như các từ "ngủ", "ngon", "ăn" v.v. Nhiều từ trong chúng có số lượng nghĩa lớn, cụ thể từ "ăn" có đến 12 nghĩa, từ "mũi" có 8 nghĩa[2], sở dĩ có hiện tượng này là vì khi được sử dụng nhiều lần và vào nhiều hoàn cảnh khác nhau khả năng biến đổi nghĩa của từ cũng tăng lên.

Lớp từ vựng chuyên ngành

Lớp từ vựng chuyên ngành là lớp từ vựng thuộc các lĩnh vực khoa học mà bất kỳ chuyên ngành nào cũng có. Nó ít có khả năng trở thành đa nghĩa vì sự hạn chế về tần suất sử dụng [còn gọi là nhóm từ vựng tiêu cực] nhất là các chuyên ngành hẹp và sâu, hơn nữa do yêu cầu về tính học thuật, các từ vựng chuyên ngành thường đơn nghĩa.

  •  

    Lá cây thường có bề mặt mỏng

  •  

    Đặc điểm đó tạo ra nghĩa của từ lá trong lá cờ

Ẩn dụ là một phương thức chuyển tên gọi dựa trên sự liên tưởng, so sánh những mặt, những thuộc tính,... giống nhau giữa các đối tượng được gọi tên[3]. Ví dụ như từ "lá" được dùng theo nghĩa gốc là chỉ bộ phận của cây, thường ở trên cành cây, ngọn cây, đa phần có dáng mỏng. Từ nghĩa gốc đó lá đã mở rộng nghĩa của nó trong các từ ghép như lá gan, lá đơn, lá cờ. Sự chuyển nghĩa ở trên có lý do tương đồng, như lá cờ là vật làm bằng vải, có bề mặt mỏng như lá cây.

Phương pháp hoán dụ

Hoán dụ là phương thức làm biến đổi nghĩa của từ bằng cách chuyển tên gọi từ sự vật hoặc hiện tượng này sang sự vật hoặc hiện tượng khác, dựa trên mối liên hệ giữa các sự vật hoặc hiện tượng ấy[4]. Ví dụ như từ "Nhà Trắng" thường được dùng để chỉ chính quyền của tổng thống Hoa Kỳ đương nhiệm bởi vì đó là nơi làm việc chính của tổng thống Hoa Kỳ và ngôi nhà được sơn màu trắng, như vậy là đã có hiện tượng chuyển tên gọi màu sơn của ngôi nhà sang một khái niệm khác nó, đây là phương thức hoán dụ giữa bộ phận và toàn thể.

Cách thức phân biệt

Ẩn dụ và hoán dụ hay bị lầm lẫn, nhưng thực tế hai khái niệm cách nhau khá xa. Ẩn dụ dựa trên đặc điểm chung giữa hai khái niệm nghĩa là nội hàm hai khái niệm đó tương đối gần nhau, trong khi hoán dụ lại là phương thức đánh tráo khái niệm do vậy thường có nội hàm cách nhau xa như Nhà Trắng và Chính quyền của tổng thống Hoa Kỳ về nghĩa đen là khác xa nhau.

  1. ^ Phân tích nghĩa của từ
  2. ^ Từ vựng và ngữ nghĩa[liên kết hỏng], So sánh ẩn dụ trong thông điệp quảng cáo Lưu trữ 2009-12-29 tại Wayback Machine
  3. ^ Từ điển Tiếng Việt [Hoàng Phê]
  4. ^ Cơ cấu nghĩa của từ
  • Từ đồng nghĩa
  • Kết hợp các nguồn tri thức khác nhau để xử lý nhập nhằng ngữ nghĩa Lưu trữ 2009-02-05 tại Wayback Machine
  • Ngụ ngôn
  • Nhập nhằng
  • Hoán dụ
  • Từ đồng nghĩa
  • Từ đồng âm

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Từ_đa_nghĩa&oldid=68603554”

Video liên quan

Chủ Đề