Tập quyền xã hội chủ nghĩa là gì

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. SO SÁNH NGUYÊN TẮC TẬP QUYỀN TRONG NHÀ NƯỚC XHCN VÀ NGUYÊN TẮC PHÂN QUYỀN TRONG NHÀ NƯỚC TƯ SẢN Làm rõ các vấn đề sau: 1. NT Tập quyền là gì? NT Phân quyền là gì? Nguyên tắc tập quyền là tập trung toàn bộ quyền lực nhà nước vào tay một người hoặc một cơ quan nào đó. Phân quyền là cách tổ chức nhà nước mà quyền lực nhà nước được phân ra cho các nhánh khác nhau, độc lập tương đối với nhau. Các nhánh này hợp tác, phối hợp, giám sát và kiềm chế lẫn nhau trong thực hiện quyền lực nhà nước. 2. Ưu nhược điểm của NTTQ và NTPQ: NTTQ: Ưu điểm: + Bảo đảm quyền lực thống nhất không bị phân tán.
  2. + Các hoạt động, đường lối, chính sách được thực hiện xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương, không có sự tranh giành quyền lực giữa các cơ quan. Nhược điểm: + Tập quyền dẫn đến chuyên chế, duy ý chí, độc tài. + Lạm dụng quyền lực, quan liêu NTPQ: Ưu điểm: + Tránh được sự chuyên quyền, độc tài trong thực hiện quyền lực nhà nước. + Đưa xã hội loài người lên một bước mới trong quản lý. Nhược điểm: + Dễ dẫn tới sự tranh chấp, kìm hãm lẫn nhau giữa các cơ quan nhà nước nhằm giành quyền lợi nhiều hơn trong thực thi quyền lực nhà nước. + Giảm đồng bộ, thống nhất và gắn kết giữa các cơ quan nhà nước. 3. So sánh nguyên tắc tập quyền trong nhà nước xhcn và nguyên tắc phân quyền trong nhà nước tư sản: Tập quyền XHCN:
  3. + Quyền lực tập trung vào tay nhân dân thông qua Quốc Hội có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước thực hiện các quyền [ Quyền lực tập trung thống nhất ] + Quốc hội nắm quyền lực tối cao + Chính phủ là cơ quan chấp hành của quốc hội với nhiệm vụ hành pháp + Toà án là cơ quan chấp hành của quốc hội với nhiệm vụ tư pháp Phân Quyền TBCN + Quyền lực được phân chia cho 3 cơ quan [ Quyền lực ngăn cản quyền lực ] +Quốc hội : Quyền Lập Pháp + Chính phủ : Quyền Hành Pháp + Toà Án : QuyềnTư Pháp + Tòa án tối cao thực hiện Quyền lực tư pháp căn cứ vào Hiến pháp, có hiệu lực đối với tất cả các vụ việc trên phương diện luật pháp và công lý, [ công tố, bảo vệ hiến pháp ] 4. Tập quyền hay phân quyền ở VN:
  4. Nếu thực sự thống nhất với nhau rằng Nhà nước của chúng ta phải là “Nhà nước của dân, do dân, vì dân” thì việc tổ chức nhà nước ra sao, nhân dân phải được bàn và phải được quyết định. Những nguyên tắc tổ chức nhà nước phải được quy định trong Hiến pháp và vì thế việc nhân dân phải được quyền thảo luận và quyết định về Hiến pháp là điều cần thiết. Cần có một tổ chức để làm công việc biên soạn và tổ chức thảo luận và xin phúc quyết của dân. Thảo luận phải là thảo luận rộng rãi, công khai, người dân phải được tham gia vào các cuộc thảo luận đó và cần một khoảng thời gian đủ cho thảo luận. Đấy thường là công việc của Quốc hội lập hiến. Cuối cùng người dân phải quyết định bằng cách trực tiếp thông qua Hiến pháp trong một cuộc tr ưng cầu dân ý. Khi Hiến pháp được nhân dân thông qua thì quốc hội lập hiến hết nhiệm vụ. Trong suốt lịch sử của mình cho đến nay, người dân Việt Nam chưa bao giờ có quyền thảo luận và quyết định về Hiến pháp. Vì thế “nhà nước của dân, do dân và vì dân” vẫn là mục tiêu cao cả cần đạt tới. Tập quyền và phân quyền là hai trong số các khái niệm liên quan đến tổ chức nhà nước mà Hiến pháp phải quy định. Tập quyền thường dẫn đến chuyên chế, lạm dụng quyền lực, tha hóa. Đấy không còn là cách tổ chức của các nhà nước pháp quyền hiện đại.
  5. Phân quyền là cách tổ chức nhà nước mà quyền lực nhà nước được phân ra cho các nhánh khác nhau, độc lập tương đối với nhau. Các nhánh này hợp tác, phối hợp, giám sát và kiềm chế lẫn nhau trong thực hành quyền lực nhà nước. Thường người ta phân ra nhánh lập pháp, tư pháp và hành pháp. Tất cả các nhà nước pháp quyền hiện đại thực chất đều đ ược tổ chức theo cách này. Đấy là một thành quả của văn minh nhân loại. Cho đến nay, loài người vẫn chưa nghĩ ra cách hữu hiệu hơn về tổ chức nhà nước. Cách tổ chức nhà nước của chúng ta hiện nay về cơ bản là cách tổ chức tập quyền. Cần có nỗ lực lớn để chuyển theo hướng chung của các nước văn minh. Cần có những chuẩn bị, thảo luận mang tính xây dựng cho việc chuyển đổi n ày, vì thiếu nó Việt Nam sẽ không thể trở thành một nước hiện đại “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ công bằng và văn minh”. Đấy là một việc cần tiến hành càng sớm, càng sâu rộng càng tốt trên tinh thần xây dựng. KL: Nhà nước hiện hành ở Việt Nam vẫn mang tính tập quyền cao [cả ở mức phân quyền, giám sát và kiềm chế quyền lực của các định chế khác nhau về mặt lập pháp, tư pháp và hành pháp, lẫn trong quan hệ trung ương - địa phương], cần có sự thảo luận kỹ lưỡng trước khi quyết định. Và điều cốt yếu là người dân phải có quyền tham gia, thảo luận và quyết định.

Page 2

YOMEDIA

NT Tập quyền là gì? NT Phân quyền là gì? Nguyên tắc tập quyền là tập trung toàn bộ quyền lực nhà nước vào tay một người hoặc một cơ quan nào đó. Phân quyền là cách tổ chức nhà nước mà quyền lực nhà nước được phân ra cho các nhánh khác nhau, độc lập tương đối với nhau. Các nhánh này hợp tác, phối hợp, giám sát và kiềm chế lẫn nhau trong thực hiện quyền lực nhà nước.

12-08-2011 925 47

Download

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Tập quyền là gì? [Cập nhật 2022]

Mỗi nhà nước có cách phân loại quyền lực khác nhau như phân quyền và tập quyền.

Vậy tập quyền là gì? Phân loại tập quyền là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của ACC  để được giải đáp một cách cụ thể và chi tiết.

  • Tập quyền là nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước thể hiện việc tập trung quyền lực vào tay một người hoặc một cơ quan, tổ chức.
  • Ở nhà nước quân chủ trung ương tập quyền, quyền lực nhà nước tập trung vào trong tay vua.
  • Ở nhà nước xã hội chủ nghĩa, quyền lực nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Ở Việt Nam, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội.
  • Tập quyền tập trung mọi quyền lực vào tay các cơ quan trung ương. Các cơ quan này nắm trong tay quyền quyết định mọi vấn đề từ trung ương đến địa phương.
  • Chế độ tập quyền có phân chia trách nhiệm thông qua phân công, phân cấp, ủy quyền phổ biến hơn và đến nay vẫn còn tồn tại, đặc trưng là chế độ tản quyền – là một hình thức của tập quyền.
  • Đây là hình thức cơ quan nhà nước trung ương trực tiếp bổ nhiệm và chỉ đạo mọi hoạt động ở địa phương, nguyên thủ quốc gia hoặc thủ tướng chính phủ bổ nhiệm/bãi nhiệm tất cả các chức vụ cấp cao của các cơ quan đầu não ở trung ương và các cấp chính quyền địa phương.
  • Mọi hoạt động của chính quyền địa phương đều theo mệnh lệnh từ một trung tâm duy nhất ở trung ương.  Đây là mô hình chính quyền của hầu hết các quốc gia thời cố đại.
  • Không một cá nhân nào có thể tự mình cai quản đất nước. Theo mô hình tập quyền phân chia trách nhiệm các cấp chính quyền địa phương được chính quyền trung ương phân công, phân cấp, ủy quyền thực hiện những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong những phạm vi nhất định và chịu trách nhiệm trong những phạm vi đó.
  • Chính quyền địa phương  thực hiện các chức năng quản lý của nhà nước trung ương, các cơ quan này còn thực hiện các chức năng của địa phương. Cơ quan địa phương chịu sự chỉ đạo trực tiếp, chịu sự kiểm soát chặt chẽ, thống nhất từ một cơ quan đầu não ở trung ương
  • Mô hình này vẫn đảm bảo chế độ tập trung và tiện lợi, tuy nhiên nó đòi hỏi sự phân công, phân cấp, ủy quyền phải rõ ràng, chế độ kiểm soát phải chặt chẽ và chế độ trách nhiệm phải nghiêm minh, nếu không cũng dễ tập trung quan liêu hoặc phân tán, tự do tùy tiện.
  • Bộ máy hành chính trung ương tập trung mọi quyền lực trong tay, đại diện  cho quyền lợi chung của quốc gia, không bị ảnh hưởng bởi quyền lợi địa phương, không có mâu thuẫn giữa trung ương và địa phương.
  • Phối hợp được hoạt động của các địa phương ở tầm chiến lược, dung hoà quyền lợi trái ngược giữa các địa phương với nhau.
  • Hệ thống pháp luật và chế độ quản lý nhà nước được thực hiện thống nhất từ trung ương tới địa phương.
  • Do xa địa phương nên các cơ quan trung ương không lưu ý đến và ít hiểu biết đặc điểm của mỗi địa phương, không nắm bắt kịp thời tinh hình, tâm tư nguyện vọng và nhu cầu của nhân dân địa phương, vì thế một số chính sách của trung ương ban hành hoặc không khả thi ở địa phương hoặc không được dân địa phương ủng hộ.
  • Do phải quản lý nhiều công việc nên bộ máy hành chính trung ương cồng kềnh, nhiều tầng, nấc và bận rộn, quá tải. Các cơ quan hành chính trung ương không thể theo dõi và giải quyết kịp thời mọi vấn đề của địa phương.
  • Ít tạo điều kiện để phát huy tính tự quản và sáng tạo của địa phương

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về tập quyền là gì cũng như một số vấn đề pháp lý có liên quan đến tập quyền là gì. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm về tập quyền là gì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

  • Hotline: 19003330
  • Zalo: 084 696 7979
  • Gmail: 
  • Website: accgroup.vn

Video liên quan

Chủ Đề