Td vaccine là gì

Vắc-xin uốn ván (Tetanus vaccine), còn được gọi là giải độc tố uốn ván (tetanus toxoid:TT), là một loại vắc-xin vô hoạt (vắc xin chết) được sử dụng để ngăn ngừa uốn ván.[1] Trong thời thơ ấu năm liều được khuyến cáo, và một liều thứ sáu trong thời niên thiếu. Liều bổ sung mỗi 10 năm được khuyến cáo.[2] Sau ba liều hầu hết tất cả mọi người điều được miễn dịch ban đầu. Ở những người không được chủng ngừa định kỳ bệnh uốn ván, cần phải tiêm ngay trong vòng 48 giờ sau khi bị thương.[3] Vắc-xin cũng được khuyến cáo ở những người có nguy cơ cao bị thương, những người không được chủng ngừa đầy đủ chất kháng độc uốn ván. Phụ nữ mang thai cần được chủng ngừa uốn ván định kỳ, và nếu không được tiêm chủng trẻ có thể bị uốn ván sơ sinh.

Vắc-xin uốn vánMiêu tả vắc-xinBệnh mục tiêuTetanusLoại vắc-xinBiến độc tốDữ liệu lâm sàngMedlinePlusa682198Mã ATC

  • J07AM01 (WHO)

Các định danhChemSpider

  • none

  (kiểm chứng)

Vắc-xin rất an toàn kể cả trong thời kỳ mang thai và ở những người có HIV/AIDS. Đỏ và đau tại chỗ tiêm xảy ra ở giữa 25% và 85%. Sốt, cảm giác mệt mỏi và đau cơ nhẹ xảy ra ở dưới 10% số người. Phản ứng dị ứng nặng xảy ra ở dưới 100.000 người.

Phối hợp vắc-xin bao gồm vắc-xin uốn ván như DTaP và Tdap chứa vắc xin bạch hầu, uốn ván và ho gà và DT và Td chứa vắc-xin bạch hầu và uốn ván. DTaP và DT được tiêm cho trẻ dưới bảy tuổi, trong khi Tdap và Td được tiêm cho những trẻ từ bảy tuổi trở lên. Chữ thường d và p biểu thị nồng độ nhỏ hơn của độc tố bạch hầu và kháng nguyên ho gà.[4]

Vắc-xin uốn ván được phát triển vào năm 1924 và đã có mặt tại Hoa Kỳ vào những năm 1940.[1][5] Việc chủng ngừa vắc-xin đã làm giảm 95% tỷ lệ uốn ván. Vắc xin nằm trong Danh sách các loại thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, các loại thuốc hiệu quả và an toàn nhất cần thiết trong hệ thống y tế.[6] Chi phí thị trường ở các nước đang phát triển là từ 0,17 đến 0,65 USD / liều tính đến năm 2014.[7] Tại Hoa Kỳ, một vắc-xin uốn ván có giá từ 25 đến 50 USD.[8]

  1. ^ a b “Tetanus vaccines: WHO position paper – February 2017” (PDF). Weekly epidemiological record. 92 (6): 53/76. 6 tháng 11 năm 2017. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 21 tháng 4 năm 2017.
  2. ^ Hamborsky, J (2015). “21”. Pinkbook Tetanus Epidemiology of Vaccine Preventable Diseases (bằng tiếng Anh) (ấn bản 13). CDC. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 4 năm 2017.
  3. ^ “Puncture wounds: First aid”. Mayo Clinic. 4 tháng 2 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2015.
  4. ^ “Vaccines: VPD-VAC/Tetanus/main page”. Centers for Disease Control. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2015.
  5. ^ Macera, Caroline (2012). Introduction to Epidemiology: Distribution and Determinants of Disease. Nelson Education. tr. 251. ISBN 9781285687148. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 3 năm 2016.
  6. ^ “WHO Model List of Essential Medicines (19th List)” (PDF). World Health Organization. tháng 4 năm 2015. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  7. ^ “Vaccine, Tetanus Toxoid”. International Drug Price Indicator Guide. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2015.
  8. ^ Hamilton, Richart (2015). Tarascon Pocket Pharmacopoeia 2015 Deluxe Lab-Coat Edition. Jones & Bartlett Learning. tr. 317. ISBN 9781284057560.

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Vắc-xin_uốn_ván&oldid=68617623”

Chống chỉ định với DTaP và Tdap là

Vì việc tiêm vắc-xin uốn ván có vai trò quan trọng, những người đã có phản ứng phản vệ với các thành phần trong DTaP hoặc Tdap cần phải được chuyển đến bác sĩ chuyên khoa dị ứng để xác định xem họ có bị dị ứng với giải độc tố uốn ván hay không. Nếu không, họ có thể được tiêm vắc-xin giải độc tố uốn ván (TT). Người lớn có tiền sử bị bệnh não có thể được tiêm vắc-xin uốn ván, bạch hầu và trẻ em có thể được tiêm vắc-xin uốn ván, bạch hầu (DT) thay vì Tdap.

Thận trọng thay đổi theo công thức bào chế.

Đối với DTaP và Tdap, các thận trọng này bao gồm

Chỉ đối với DTaP, các thận trọng bao gồm

  • Co giật, có hoặc không sốt, trong vòng 3 ngày sau khi tiêm liều DTaP trước đó

  • ≥ 3 giờ la hét hoặc khóc dai dẳng, nghiêm trọng, không thể dỗ dành được trong vòng 48 giờ sau khi tiêm liều DTaP trước đó

  • Trụy mạch hoặc trạng thái giống như sốc (giai đoạn giảm đáp ứng giảm trương lực) trong vòng 48 giờ sau khi tiêm liều DTaP trước đó

  • Nhiệt độ ≥ 40,5°C, không giải thích được là do một nguyên nhân khác, trong vòng 48 giờ sau khi tiêm liều DTaP trước đó

Chỉ với Tdap, thận trọng bao gồm

VẮC XIN UỐN VÁN, BẠCH HẦU HẤP PHỤ - TD (Việt Nam)

Vắc xin uốn ván - bạch hầu TD là vắc xin kết hợp từ giải độc tố uốn ván và giải độc tố bạch hầu tinh chế và hấp phụ bằng nhôm phosphate. Vắc xin TD là vắc xin dịch vụ, được chỉ định để phòng bạch hầu và uốn ván cho người lớn và trẻ em từ 7 tuổi trở lên.

Tên thương mại: Uốn ván - Bạch hầu hấp phụ TD

Công ty sản xuất: Viện vắc xin và sinh phẩm y tế Nha Trang IVAC - Việt Nam

THÀNH PHẦN

Trong 0,5ml vắc xin DT có chứa:

Giải độc tố uốn ván tinh chế ≥ 20 đvqt.

Giải độc tố bạch hầu tinh chế ≥ 2 đvqt.

AlPO4 ≤ 3 mg.

Merthiolate ≤ 0,05 mg.

QUY CÁCH ĐÓNG GÓI

Hộp 20 ống vắc xin, mỗi ống chứa 1 liều vắc xin 0,5ml.

CHỈ ĐỊNH

Vắc xin TD dùng để tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh bạch hầu và uốn ván cho người lớn và trẻ em từ 7 tuổi trở lên.

LỊCH TIÊM PHÒNG

Với trẻ 7 tuổi trở lên mà trước đó đã được tiêm phòng cơ bản, đủ liều phòng bạch hầu và uốn ván. Tiêm nhắc lại 1 liều vào lứa tuổi thứ 7. Nếu cần thiết thì cứ 10 năm tiêm phòng lại 1 lần để củng cố miễn dịch.

Với trẻ từ 7 tuổi trở lên nhưng trước đó chưa được tiêm vắc xin phòng uốn ván, bạch hầu, thì cần tiêm 3 mũi. Mũi thứ 2 cách mũi thứ nhất 1 tháng. Mũi 3 cách mũi 2 khoảng 6 tháng. Sau nó nếu cần thiết thì cũng 10 năm tiêm nhắc lại 1 lần.

CÁCH DÙNG

Vắc xin TD được chỉ định tiêm bắp sâu.

Không được tiêm vào mạch máu trong bất cứ trường hợp nào.

Lắc tan đều trước khi dùng.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Có biểu hiện dị ứng khi tiêm các loại vắc xin bạch hầu, uốn ván ở các lần trước đó.

Chống chỉ định với người dị ứng, quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của vắc xin.

Hoãn tiêm TD ở những người sốt không rõ nguyên nhân hoặc đang có bệnh nhiễm trùng cấp tính.

Chống chỉ định cho người rối loạn đông máu hoặc giảm tiểu cầu. Vì tiêm bắp có thể gây chảy máu không cầm.

THẬN TRỌNG

Cần khám sàng lọc kỹ trước khi tiêm để loại trừ các trường hợp chống chỉ định, và đảm bảo an toàn tiêm chủng.

Nếu tiêm đồng thời với các loại vắc xin khác hoặc huyết thanh miễn dịch thì phải tiêm khác bơm kim tiêm và khác vị trí tiêm.

Nếu tiêm nhầm vắc xin TD dưới da thì phản ứng phụ có thể rầm rộ do vắc xin có chứa tá dược nhôm hấp phụ.

Cũng giống như tất cả các loại vắc xin khác phải chuẩn bị đầy đủ các phương tiện y tế và thuốc cấp cứu để đề phòng sock phản vệ sau khi tiêm.

TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN

Sau khi tiêm vắc xin TD, có thể xảy ra một số tác dụng không mong muốn sau:

Phản ứng tại chỗ tiêm: đau, quầng đỏ, sưng nhẹ, nốt cứng có thể kéo dài từ 2-3 tuần rồi tự khỏi.

Áp xe vô khuẩn (Tỷ lệ 10/1 triệu liều).

Phản ứng toàn thân: Sốt từ 38 – 39oC; đau cơ; đau đầu.

Hiếm gặp: viêm dây thần kinh ngoại biên, hội chứng Guillain – Barré.

Phải thông báo ngay cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải sau khi tiêm vắc xin.

PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ

Không chống chỉ định cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.

TƯƠNG TÁC THUỐC

Người đang dùng các thuốc hoặc liệu pháp gây ức chế miễn dịch có thể làm giảm đáp ứng miễn dịch của vắc xin TD (Không áp dụng với liệu pháp Corticosteroid ngắn hạn dưới 2 tuần).

HIỆU QUẢ BẢO VỆ

Sau khi được tiêm chủng cơ bản đầy đủ phòng bệnh bạch hầu – uốn ván thì khả năng phòng bệnh đối với bạch hầu và uốn ván đủ 10 năm, Nếu tiêm nhắc lại 1 mũi vắc xin TD có thể giúp bảo vệ trên 95 % số người được tiêm chống bệnh uốn ván kéo dài ít nhất thêm 10 năm.

BẢO QUẢN

Bảo quản ở nhiệt độ từ 2-8°C.

Không được để đông đá vắc xin.

Loại bỏ vắc xin nếu bị đông đá.

Dược sỹ: Duy Vững – Tham khảo thông tin kê toa vắc xin Uốn ván – Bạch hầu hấp phụ TD được chấp thuận bởi Bộ Y tế.

---------------------------------------------------

Nguồn: lichtiemphong.com