Thâm hụt ngân sách tạm thời là gì

Bù đắp thâm hụt ngân sách

TS. Nguyễn Thị Kim Thanh

Một vấn đề nổi lên hiện nay trong điều hành kinh tế vĩ mô đang làm đau đầu các cơ quan quản lý, đó là thâm hụt ngân sách. Dưới góc độ của chính sách tiền tệ (CSTT), thì đây là một áp lực lớn đối với sự ổn định lâu dài của CSTT. Nếu một chính sách tài khoá (CSTK) kém bền vững về lâu dài sẽ tác động lên mục tiêu CSTT. Kỳ vọng thâm hụt ngân sách lớn và liên tục, cộng với nhu cầu nợ lớn của Chính phủ có thể giảm lòng tin vào nền kinh tế và gây rủi ro đến sự ổn định của thị trường tài chính. Một khi thiếu niềm tin vào sự bền vững tài chính có thể trở thành yếu tố tiềm ẩn gây ra bất ổn cho các thị trường trái phiếu, ngoại hối và thậm chí làm sụp đổ cơ chế tiền tệ.

Để giải quyết vấn đề này cần sự phối hợp đồng bộ nhiều các biện pháp chính sách để tăng thu, chống thất thu thuế, giảm chi, nhất là chi thường xuyên, nâng cao hiệu quả các khoản chi cho xây dựng cơ bản, giáo dục đào tạo, y tế… Trong đó, CSTT có vai trò rất quan trọng để hỗ trợ cho CSTK khắc phục những khó khăn trong ngắn hạn. Bởi CSTT được xem là công cụ có tính lỏng - linh hoạt cao, còn CSTK là công cụ cứng. Và CSTT luôn bổ trợ CSTK để cùng hướng tới mục tiêu chung là ổn định vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Về nguyên lý, nguồn bù đắp cho thâm hụt ngân sách chỉ có từ 3 nguồn: huy động trong dân, vay nước ngoài và từ khu vực NH. Trong đó, vay nước ngoài là nguồn luôn phải được Chính phủ cân nhắc kỹ lưỡng. Bài học đắt giá của việc dùng nguồn phát hành để bù đắp cho thâm hụt ngân sách trong thập kỷ 90 gây ra lạm phát phi mã vẫn còn đó. Chính vì vậy, Luật NHNN, Luật NSNN cũng không cho phép sử dụng nguồn này để bù đắp thâm hụt ngân sách. NSNN chỉ được phép tạm ứng từ NHNN trong năm ngân sách để bù đắp thiếu hụt tạm thời về nguồn thu NSNN. Để hỗ trợ nguồn bù đắp cho thâm hụt ngân sách, cũng như tạo công cụ cho điều hành CSTT, NHNN đã cùng phối hợp với Bộ Tài chính, phát triển thị trường tín phiếu kho bạc, trái phiếu Chính phủ. Các NHTM sử dụng nguồn tiền nhàn rỗi để mua tín phiếu kho bạc và sử dụng như một công cụ đảm bảo thanh khoản cho mình. Trong điều kiện nới lỏng CSTT, NHNN cũng có thể mua tín phiếu để nắm giữ làm công cụ can thiệp thị trường khi cần thiết. Bên cạnh đó, NHTM cũng mua trái phiếu Chính phủ để vừa đầu tư dài hạn, vừa sử dụng như là công cụ tham gia nghiệp vụ thị trường mở (OMO) để điều tiết thanh khoản.

Tuy nhiên, việc các NHTM đầu tư vào trái phiếu Chính phủ phải có những giới hạn nhất định để đảm bảo vừa kiểm soát được lạm phát, vừa đảm bảo việc mở rộng đầu tư khu vực sản xuất phi Chính phủ. Chính vì vậy, trong quy định về tỷ lệ an toàn với hoạt động các TCTD, NHNN luôn quy định một tỷ lệ đầu tư trái phiếu Chính phủ cho các NHTM. Tại Thông tư 36, NHNN quy định các NHTM Nhà nước, chi nhánh NH nước ngoài chỉ được phép đầu tư tối đa 15%; NHTMCP, NH liên doanh, NH 100% vốn nước ngoài là 35% so với nguồn vốn huy động ngắn hạn. Nay NHNN đã nâng tỷ lệ này lên 25% đối với các NHTM Nhà nước và 35% đối với chi nhánh NH nước ngoài. Đây là giải pháp rất có ý nghĩa trong bối cảnh NSNN đang khó khăn như hiện nay. Song NHNN cần thường xuyên theo dõi tác động của chính sách này đối với hiệu quả của CSTT khi lạm phát có xu hướng gia tăng để có những điều chỉnh kịp thời.

Bội chi ngân sách nhà nước là một vấn đề nam giải ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam, trong khi nguồn lực hạn chế nhưng vẫn phải điều chỉnh sao cho phù hợp với sự phát triển kinh tế-xã hội đất nước. Vậy Bội chi ngân sách nhà nước là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng bội chi ngân sách nhà nước? và cách khắc phục xử lý bội chi ngân sách nhà nước?

Thâm hụt ngân sách tạm thời là gì

Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

Cơ sở pháp lý:

– Luật ngân sách nhà nước năm 2015.

1. Bội chi ngân sách nhà nước là gì?

Bội chi ngân sách hay còn gọi là thâm hụt Ngân sách là tình trạng khi tổng nguồn thu không đủ trang trải tổng các nhiệm chi của một Chính phủ, một địa phương, một đơn vị trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Khi nói đến bội chi ngân sách nhà nước (NSNN) tức là các khoản chênh lệch thiếu giữa tổng thu so với tổng các khoản chi của ngân sách nhà nước trong một năm.

Thâm hụt ngân sách nhà nước (bội chi NSNN) được phân ra làm hai loại đó là thâm hụt cơ cấu và thâm hụt chu kỳ.

– Thâm hụt cơ cấu là các khoản thâm hụt được quyết định bởi những chính sách tùy biến của chính phủ như quy định thuế suất, trợ cấp bảo hiểm xã hội hay quy mô chỉ tiêu cho giáo dục, quốc phòng…

– Thâm hụt chu kỳ là các khoản thâm hụt gây ra bởi tình trạng của chu kỳ kinh tế, nghĩa là bởi mức độ cao hay thấp của sản lượng và thu thập quốc dân. Ví dụ khi nền kinh tế suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng sẽ dẫn đến thu ngân sách từ thuế giảm xuống trong khi chi ngân sách cho trợ cấp thất nghiệp tăng lên.

Xem thêm: Vai trò của khoản thu về thuế trong hệ thống các khoản thu của ngân sách Nhà nước

Đối với sự phát triển tài chính của mỗi quốc gia, thâm hụt ngân sách nhà nước đã trở thành một hiện tượng khá phổ biến trong các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển.

Đặc điểm của bội chi ngân sách nhà nước, từ khái niệm và công thức tính bội chi ngân sách nhà nước nêu trên ta có thể đưa ra các đặc điểm cơ bản của bội chi ngân sách nhà nước như sau:

– Bội chi ngân sách nhà nước chỉ được tính trong một thời kỳ của ngân sách nhà nước: Thời kỳ đó có thể là một năm ngân sách hoặc một chu kỳ kinh tế và số bội chi ngân sách thực tế chỉ được xác định vào cuối năm ngân sách.

– Bội chi ngân sách nhà nước phản ánh mối quan hệ tương tác giữa thu và chi ngân sách nhà nước trong một thời kì ngân sách nhà nước

– Bội chi ngân sách nhà nước phản ánh được tình trạng ngân sách nhà nước: Bội chi ngân sách nhà nước là sự thâm hụt của ngân sách nhà nước  khi đó chi tiêu của ngân sách nhà nước vượt quá các khoản thu của ngân sách nhà nước (không bao gồm các khoản thu từ vay nợ của nhà nước).

Xem thêm: Ảnh hưởng của bội chi ngân sách nhà nước đối với sự phát triển kinh tế xã hội

2. Nguyên nhân và cách khắc phục bội chi:

2.1. Nguyên nhân của bội chi ngân sách nhà nước:

Bội chi ngân sách nhà nước là tổng số chi lớn hơn tổng số thu trong năm ngân sách, là tình trạng mất cân đối của ngân sách. Nguyên nhân bội chi ngân sách nhà nước xuất phát từ nhiều khía cạnh. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bội chi ngân sách nhà nước nhưng ta có thể phân ra hai nhóm nguyên nhân cơ bản như sau:

Một là, Nhóm nguyên nhân thứ nhất là do tác động của chu kỳ kinh tế.

Mức bội chi Ngân sách Nhà nước do nhóm nguyên nhân này gây ra được gọi là bội chi chu kỳ bởi vì nó phụ thuộc vào giai đoạn của nền kinh tế đó. Nếu nền kinh tế đang trong giai đoạn phồn thịnh thì thu Ngân sách Nhà nước sẽ tăng lên, trong khi chi Ngân sách Nhà nước không phải tăng tương ứng. Điều đó làm giảm mức bội chi ngân sách nhà nước. Và ngược lại, nếu nền kinh tế đang trong giai đoạn khủng hoảng thì sẽ làm cho thu nhập của Nhà nước giảm đi, nhưng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước lại tăng lên do giải quyết những khó khăn mới của nền kinh tế và xã hội.

Hai là, Nhóm nguyên nhân thứ hai là tác động của chính sách cơ cấu thu chi  ngân sách của Nhà nước.

Ở nhóm nguyên nhân này mức bội chi được gọi là bội chi cơ cấu. Khi Nhà nước thực hiện chính sách đẩy mạnh đầu tư, kích thích tiêu dùng sẽ làm tăng mức bội chi ngân sách nhà nước. Ngược lại, thực hiện chính sách giảm đầu tư và tiêu dùng của Nhà nước thì mức bội chi ngân sách nhà nước sẽ giảm bớt.chính sách cơ cấu thu chi của Nhà nước.

Nguyên nhân của bội chi ngân sách nhà nước cũng có thể nhìn nhận ở hai phương diện là mặt khách quan và mặt chủ quan.

Thứ nhất, nguyên nhân gây bội chi ngân sách nhà nước về mặt khách quan gồm: do kinh tế suy thoái mang tính chu kỳ. Kinh tế suy thoái thì sẽ làm cho nguồn thu ngân sách nhà nước  sút giảm, nhu cầu chi tiêu gia tăng (trợ cấp xã hội, những khoản chi để phục hồi nền kinh tế), kết quả ngân sách nhà nước có thể bị bội chi. Thiên tai, tình hình bất ổn của an ninh thế giới. Mức bội chi do tác động của chu kỳ kinh doanh gây ra được gọi là bội chi chu kỳ.

Thứ hai, nguyên nhân dẫn tới bôi chi ngân sách nhà nước về mặt chủ quan gồm: Do quản lý và điều hành ngân sách nhà nước bất hợp lý. Do nhà nước chủ động sử dụng bội chi như một công cụ của chính sách tài khóa để kích cầu, khắc phục tình trạng suy thoái của nền kinh tế. Do cách đo lường bội chi.

Xem thêm: Cơ cấu chi ngân sách nhà nước? Các biện pháp cân đối và quản lý ngân sách nhà nước?

Ngoài ra, căn cứ vào yếu tố thời gian, có sự phân chia bội chi ngân sách nhà nước thành bội chi ngắn hạn và bội chi dài hạn. Dựa trên những nguyên nhân cụ thể mà dẫn đến tình trạng bội chi ngân sách nhà nước .Tình trạng này được xem như là một điều tất yếu do nước ta đang trong giai đoạn phát triển, cần thiết phải sử dụng nguồn lực của nhà nước cho đầu tư phát triển mà các thành phần kinh tế khác không muốn làm hoặc chưa có khả năng làm được.

2.2. Cách thức xử lý khắc phục bội chi ngân sách nhà nước:

Vấn đề thiếu hụt ngân sách nhà nước xảy ra ở tất cả các nước trên thế giới và việc lựa chọn cách thức xử lý bội chi gân sách nhà nước sao cho phù hợp với yêu cầu phát triển thực tế và sự phát triển trong tương lai cho một đất nước luôn là bài toán khó cho các chính trị gia. Có nhiều cách để chính phủ bù đắp thiếu hụt ngân sách như tăng thu từ thuế, phí, lệ phí; giảm chi ngân sách, vay nợ trong nước, vay nợ nước ngoài hoặc phát hành tiền để bù đắp chi tiêu… Sử dụng phương pháp nào, nguồn nào tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và chính sách kinh tế tài chính trong từng thời kỳ của mỗi quốc gia. Xử lý khắc phục bội chi ngân sách nhà nước có thể áp dụng một số giải pháp sau:

Thứ nhất, Nhà nước phát hành thêm tiền.

Phát hành thêm tiền để xử lý bội chi gân sách nhà nước: Giải pháp này đơn giản dễ thực hiện nhưng sẽ gây ra lạm phát nếu Nhà nước phát hành thêm quá nhiều tiền để bù đắp bội chi gân sách nhà nước, ảnh hưởng đến tiêu cực đến đời sống kinh tế-xã hội-chính trị.

Thứ hai, Vay nợ cả trong và ngoài nước.

 Vay nợ trong nước và vay nợ nước ngoài: Việc vay nợ nước ngoài quá nhiều sẽ kéo theo vấn đề phục thuộc nước ngoài cả về kinh tế lẫn chính trị và còn làm giảm dự trữ ngoại hối khi trả nợ, làm cạn dự trữ quốc gia sẽ dẫn đến khủng hoảng tỷ giá. Còn vay nợ trong nước sẽ làm tăng lãi suất và vòng nợ – trả lãi- bội chi sẽ làm tăng mạnh các khoản nợ công chúng và kéo theo gánh nặng chi trả của ngân sách nhà nước cho các thời kỳ sau.

Thứ ba, Tăng các khoản thu.

Tăng các khoản thu: Việc tăng các khoản thu (đặc biệt là thuế) có thể bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước và giảm bội chi ngân sách nhà nước.Tăng thu ngân sách nhà nước bằng biện pháp tích cực khai thác mọi nguồn thu, thay đổi và áp dụng các sắc thuế mới, nâng cao hiệu quả thu. Tuy nhiên, cần lưu ý khi tăng thu vẫn phải chú ý khuyến khích các ngành, vùng trọng điểm để tạo lực đẩy cho nền kinh tế và phải xác định cái gốc cơ bản là phải tăng thu ngân sách nhà nước bằng chính sự tăng trưởng kinh tế.

Thuế là khoản thu mang tính chất cưỡng chế do nhà nước huy động từ các tổ chức, cá nhân và tập trung vào quỹ ngân sách nhà nước. Thuế đánh vào hầu hết các lĩnh vực: xây dựng, cải tạo, sửa chữa, khai thác, chế biến, xuất-nhập khẩu…Do vậy thu từ thuế là khoản thu chiếm tỉ trọng chủ yếu trong ngân sách nhà nước. Việc tăng các khoản thu đặc biệt là thuế sẽ góp phần bồi đắp sự thâm hụt và bội chi ngân sách nhà nước.

Thứ tư, Triệt để tiết kiệm các khoản chi.

 Tiết kiệm các khoản chi đầu tư công và chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước. Đây là một giải pháp tuy mang tính tình thế nhưng vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia khi xảy ra tình trạng bội chi ngân sách nhà nước và xuất hiện lạm phát. Triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư công có nghĩa là chỉ đầu tư vào những dự án mang tính chủ đạo, hiệu quả để tạo ra những đột phá cho sự phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là những dự án chưa hoặc không hiệu quả thì phải cắt giảm, thậm trí không đầu tư. Mặt khác, bên cạnh việc tiết kiệm các khoản đầu tư công, những khoản chi thường xuyên của các cơ quan nhà nước cũng cần phải cắt giảm nếu những khoản chi này không hiệu quả và chưa thực sự cần thiết.

Thứ năm, Tăng cường vai trò quản lý của cơ quan Nhà nước.

Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước nhằm bình ổn giá cả, ổn định chính sách vĩ mô và nâng cao hiệu quả hoạt động trong các khâu của nền kinh tế. Để thực hiện vai trò của mình, nhà nước sử dụng một hệ thống chính sách và công cụ quản lý vĩ mô để điều khiển, tác động và đời sống kinh tế – xã hội nhằm giải quyết các mối quan hệ trong nền kinh tế cũng như đời sống xã hội, nhất là mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội.