Thành tựu chủ yếu trong sản xuất lúa thời kỳ 1980-2022 vì sao đạt thành tựu đó

Dựa vào bảng 8.2 [trang 29 sgk Địa lí 9], hãy trình bày các thành tựu chủ yếu trong sản xuất lúa thời kì 1980 – 2002.

Hướng dẫn giải

* Các thành tựu chủ yếu trong sản xuất lúa thời kì 1980 – 2002:

Nhìn chung diện tích, năng suất, sản lượng lúa và sản lượng lúa bình quân đầu người đều tăng lên.

- Sản lượng lúa tăng nhanh nhất, tăng gấp 3 lần [từ 11,6 triệu tấn lên 34,4 triệu tấn].

- Năng suất lúa cũng tăng lên nhanh, gấp 2,2 lần [từ 20,8 tạ/ha lên 45,9  ttạ/ha].

- Sản lượng lúa bình quân đầu người tăng, gấp 1,9 lần [từ 217 tạ/ha lên 432 tạ/ha].

- Diện tích lúa cũng tăng 1,3 lần [từ 5600 nghìn ha lên 7504 nghìn ha].

    Bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu lương thực trong nước, Việt Nam đã trở thành quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới.

⟹ Có được thành tựu trên là nhờ ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất, tạo ra nhiều giống lúa mới năng suất cao, chống sâu bệnh, khắc phục hạn chế về tự nhiên [chịu hạn, chịu rét, chịu mặn], phân bón tốt, dịch vụ nông nghiệp phát triển.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 9 Bài 8 Trang 29: Dựa vào bảng 8.2, hãy trình bày các thành tựu chủ yếu trong sản xuất lúa thời kì 1980-2002.

Trả lời

BÁN HOA NGÂU KHÔ ƯỚP TRÀ ĐIỆN THOẠI/ZALO : 0985364288

– Thời kì 1980 – 2002 sản xuất lúa nước ta đã đạt nhiều thành tựu đáng kể.

– Diện tích gieo trồng lúa nước ta tăng mạnh, tăng từ 5600 nghìn ha [năm 1980] lên 7504 nghìn ha [2002], tăng 1904 nghìn ha, năm 2002 tăng gấp tăng 1,34 lần so với năm 1980.

– Năng suất lúa tăng mạnh qua các năm, tăng từ 20,8 tạ/ha [1980] lên 45,9 tạ/ha [2002], tăng 25,1 tạ/ha, năm 1980 tăng gấp 2 lần năm 1980.

– Sản lượng lúa tăng mạnh từ 11,6 triệu tấn [1980] lên 34,4 triệu tấn [2002], tăng 22,8 triệu tấn, tăng gấp gần 3 lần năm 1980.

– Sản lượng lúa bình quân đầu người không ngừng tăng, từ 217 kg [1980] lên 432 kg [2002], tăng 215 kg, tăng gấp 2 lần so với năm 1980.

– Nhờ những thành tự to lớn mà nước ta từ một nước nhập khẩu gạo đã trở thành một quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.

[1]Ngày soạn: / /20. Tiết 8. Ngày dạy: BÀI 8: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1. Về kiến thức: - HS phải nắm được đặc điểm phát triển và phân bố một số cây trồng, vật nuôi chủ yếu và một số xu hướng trong phát triển sản xuất nông nghiệp ở nước ta hiện nay. - Trọng tâm là về sự phân bố sản xuất nông nghiệp , với sự hình thành các vùng sản xuất tập trung các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu. 2. Về kĩ năng: - Kĩ năng phân tích bảng số liệu. - Kĩ năng đọc lược đồ nông nghiệp Việt Nam - Xác lập mối quan hệ giữa các nhân tố tự nhiên kinh tế xã hội với sự phát triển và phân bố nông nghiệp. * Các kĩ năng sống cơ bản: - KN tư duy: Thu thập, xử lí thông tin từ lược đồ, bảng số liệu, Phân tích mối quan hệ giữa ĐKTN, ĐKXH với sự phân bố các ngành chăn nuôi, trồng trọt. - KN giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, phản hồi, lắng nghe khi làm việc theo nhóm 3.Thái độ: - giáo dục lòng yêu thích bộ môn hơn. - Trách nhiệm, đoàn kết, hợp tác, trung thực. 4. Những năng lực hướng tới: - Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình ảnh, năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: GV: - Bản đồ nông nghiệp Việt Nam - Lược đồ nông nghiệp SGK. HS: - Một số tranh ảnh về các thành tựu trong sản xuất nông nghiệp . III.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY. [2] Phương pháp đàm thoại, giải quyết vấn đề, trực quan. IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1.ổn định tổ chức[1P] 2 . Kiểm tra 15 p PHÒNG GD & ĐT THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU. ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT. TRƯỜNG THCS KIM SƠN. Năm học 2020-2021. MÔN: ĐỊA LÍ 9 [Thời gian làm bài: 15 phút] I.. TRẮC NGHIỆM [ 4.0 điểm]. Chọn câu trả lời đúng nhất bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu câu Câu 1.Việt Nam có A. 52 dân tộc.. B.53 dân tộc.. C. 54 dân tộc.. D.55 dân tộc.. Câu 2. Trung du niền núi Bắc Bộ là địa bàn cư chú của các dân tộc A.Tày, Nùng ,Dao, Thái, Mông.. B.Tây, Nùng ,Ê –Đê ,Ba –Na.. C.Tày, Mừng,Gia-rai ,Mơ nông.. D.Dao ,Nùng ,Chăm ,Hoa.. Câu 3. Phân theo cơ cấu lãnh thổ, nguồn lao động nước ta chủ yếu phân bố ở A. Nông thôn.. B. Thành thị.. C. Vùng núi cao.. D. Hải đảo.. Câu 4. Đặc điểm nào đúng với nguồn lao động nước ta A. Dồi dào, tăng nhanh.. B . Tăng Chậm .. C .Hầu như không tăng.. D . Dồi dào, tăng chậm.. Câu 5.Phân theo trình độ, nguồn lao động nước ta chủ yếu là A. Đã qua đào tạo. B. Lao động trình độ cao. C. Lao động đơn giản. D. Chưa qua đào tạo. Câu 6. Nguồn lao động bao gồm những đối tượng nào? A.Từ 0 – 14 tuổi .. B. Từ 15 – 59 tuổi.. [3] C. Từ 60 tuổi trở lên .. D. Từ 14- 59 tuổi.. Câu 7. Nền kinh tế nước ta bước vào giai đoạn đổi mới từ khi nào? A.1930. B. 1945. C. 1975. D. 1986. Câu 8. Sự đổi mới nền kinh tế biểu hiện qua việc tăng mạnh tỷ trọng A. Nông nghiệp. B. Công nghiệp – xây dựng. C. Dịch vụ. D. Công nghiệp.. II.TỰ LUẬN [6.0 điểm] Câu hỏi: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta được thể hiện như thế nào? ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM I.. TRẮC NGHIỆM [4.0 điểm] Mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm. Câu. 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. Đáp án C. A. A. A. D. B. D. B. II.. TỰ LUẬN [6.0 điểm]. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế - Chuyển dịch cơ cấu ngành: Giảm tỉ trọng của khu vực nông lâm, ngư nghiệp, tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp xây dựng. Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng còn biến động. [ 2 đ] - Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ: Hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp các lãnh thổ tập trung công nghiệp ,dịch vụ tạo nên các vùng kinh tế phát triển năng động.[2đ] - Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế : từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần.[2đ]. 3.1. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới. [4] Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm ngành trồng trọt [ 11 phút] Mục tiêu: - Trình bày được tình hình phát triển và phân bố của ngành trồng trọt - Kĩ năng phân tích bảng số liệu Cách thực hiện: Bước 1: GV giao nhiệm vụ cá nhân: - Ngành sản xuất NN gồm các ngành lớn nào? - Cơ cấu ngành trồng trọt gồm có các nhóm cây gì? - Dựa vào bảng 8.1 hãy nhận xét sự thay đổi tỉ trọng cây lương thực và cây CN trong cơ cấu giá trị ngành sản xuất NN? - Sự thay đổi đó nói lên điều gì? Bước 2: GV giao nhiệm vụ nhóm - Nhóm 1, 2: Dựa vào SGK H8.2 bảng 8.2. Hãy trình bày tình hình sản xuất và phân bố cây lương thực? + Cây trồng chính Năm. 1990. 2017. Tổng số. 100. 100. Cây lương thực. 74,7. 58,4. Cây công nghiệp. 13,2. 19,8. Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác. 12,1. 21,8. + Thành tựu chủ yếu trong sản xuất lúa thời kỳ 1980-2017. Vì sao đạt thành tựu đó?. - Nhóm 3, 4: Vùng phân bố? Giải thích? - Nhóm 5, 6: Cây ăn quả + Kể các loại cây ăn quả tiêu biểu ở miền Bắc, miền Nam? + Thành tựu. [5] + Phân bố? Bước 3: HS thực hiện nhiệm vụ,trao đổi kết quả làm việc và ghi vào giấy nháp.GV quan sát , theo dõi, đánh giá thái độ… Bước 4: Trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 5: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức và bổ sung thêm Thành tựu nổi bật của ngành trồng lúa đã đưa nước ta từ 1 nước phải nhập khẩu lương thực [ năm 1986 nhập 351 nghìn tấn gạo] trở thành nước xuất khẩu gạo trên thế giới từ năm 1989, năm 2017 xuất khẩu gạo đạt 5,79 triệu tấn]. . Nội dung chính:. * Đặc điểm chung: Phát triển vững chắc, sản phẩm đa dạng. Trông trọt vẫn là ngành chính I/ Ngành trồng trọt - Tình hình phát triển: + Cơ cấu đa dạng. Lúa là cây trồng chính. + Diện tích , năng xuất, sản lượng lúa bình quân đầu người không ngừng tăng. + Cây công nghiệp và cây ăn quả phát triển khá mạnh. Có nhiều sản phẩm để xuất khẩu như gạo, cà phê, cao su, trái cây. - Phân bố + Các vùng trọng điểm lúa: ĐBSCL, ĐBSH + Các vùng phân bố cây công nghiệp chủ yếu: ĐNB, TDVMNBB, TN Hoạt động 2: Tìm hiểu tình hình phát triển ngành chăn nuôi [ 11 phút] Mục tiêu: Trình bày được tình hình phát triển và phân bố của ngành chăn nuôi Cách thực hiện: Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào nội dung Sgk + Trình bày tình hình phát triển nghành chăn nuôi ở nước ta. + Cơ cấu ngành chăn nuôi. + Dựa trên bản đồ hãy xác định vùng phân bố chủ yếu các con vật nuôi. + Vì sao phân bố ở những nơi đó? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ và so sánh kết quả làm việc với bạn bên cạnh Bước 3: Cá nhân báo cáo kết quả làm việc . Bước 4: GV đánh giá kết quả làm việc của HS và chuẩn kiến thức. . Nội dung chính:. II. Ngành chăn nuôi:. [6] - Tình hình phát triển: Chiếm tỉ trọng còn nhỏ trong NN. Đàn gia súc, gia cầm tăng nhanh. - Đang phát triển theo hướng công nghiệp - Một số sản phẩm chăn nuôi chính. 1. Trâu bò: - Mục đích :cung cấp sức kéo , thịt, sữa, phân bón. - Phân bố: trâu: Trung du và MNBB, Bắc Trung Bộ .Bò:DHNTBộ. 2. Lợn: - Mục đích :cung cấp thịt, phân bón. - Phân bố: đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long. 3. Gia cầm: - Mục đích : cung cấp thịt, trứng, phân bón. - Phân bố: các đồng bằng. 3.3. Hoạt động: Luyện tập [3 phút] Mục tiêu: - Giúp học sinh củng cố và khắc sâu nội dung kiến thức bài học Cách thực hiện: Bước 1: GV cho HS hoạt động theo nhóm 2 bạn chung bàn làm 1 nhóm và trả lời nhanh các câu hỏi sau: Câu 1. Nối ý ở cột A với cột B sao cho đúng A. Vùng. B. Sản phẩm. C. Trả lời. 1/ Đông Nam Bộ. a. Chè. 1…. 2/ ĐB sông Cửu Long. b. Cao su, hồ tiêu, hạt 2…. điều. 3/ Trung du và miền núi c. Dừa và mía BB. 3…. 4/ Tây nguyên. 4….. d. Cà phê. Câu 2. Chỉ trên bản đồ các vùng trọng điểm cây lương thực, cây CN, cây ăn quả. Kể tên các sản phẩm chính. Bước 2: HS có 2 phút thảo luận theo nhóm. Bước 3: GV mời đại diện các nhóm trả lời. Đại diện nhóm khác nhận xét. GV chốt lại kiến thức của bài.. [7] 3.4. Hoạt động: Vận dụng [3 phút] Mục tiêu: Hệ thống lại kiến thức về châu lục. Cách thực hiện: Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Giải thích vì sao lợn được nuôi nhiều nhất ở ĐBSH. Nêu vai trò của ngành chăn nuôi lợn đối với phát triển nông nghiệp ở vùng này. Bước 2: HS hỏi và đáp ngắn gọn Bước 3: GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét. 4. Hướng dẫn bài về nhà[1P] - Học bài và trả lời câu hỏi1 [sgk/33]. -Vẽ biểu đồ bài 2 trang 37 Chuẩn bị bài sau: Bài 9. V.RÚT KINH NGHIỆM. [8]

Video liên quan

Chủ Đề