Vàng và chuông được hiệu như thế nào

Lời khuyên chân thành khi giao tiếp. Câu ca dao khuyên mọi người nên sử dụng ngôn từ, cách nói năng đạt hiểu quả cao.

   + Cần giữ phép lịch sự, tôn trọng với người nghe

   + Câu ca dao thể hiện đặc điểm phong cách ngôn ngữ sinh hoạt luôn coi trọng mục tiêu thuyết phục tình cảm của người nghe.

→ Rút ra bài học: Cần biết cách nói chuyện, lựa lời để giao tiếp đạt hiệu quả.

Câu ca dao thứ hai: muốn biết vàng tốt hay xấu phải thử qua lửa, muốn biết chuông thử tiếng thấy độ vang.

Con người thông qua lời nói biết được tính nết như thế nào, người nói thanh lịch, có văn hóa hay sỗ sàng, cục cằn.

Lời ăn tiếng nói chính là một trong những tiêu chí đánh giá phẩm chất con người. Người “ngoan” là người biết nói khiêm nhường, nhã nhặn, biết kính trên nhường dưới.

b, Trong đoạn trích ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện ở dạng lời nói tái hiện: Lời nói của nhân vật năm Hên [Bắt sấu rừng U Minh của nhà văn Sơn Nam]

Cách dùng từ ngữ:

- Nói tới vấn đề trong cuộc sống: chuyện bắt cá sấu.

- Về từ ngữ:

   + Sử dụng từ ngữ đậm chất Nam Bộ: ghe, xuồng, rượt

   + Từ ngữ xưng hô thân mật: tôi- bà con…

   + Sử dụng nhiều câu tỉnh lược, kết hợp với câu cảm thán, câu hỏi, câu trần thuật

→ Cách sử dụng từ ngữ cho thấy tác giả là người Nam bộ, am hiểu nhiều nét đặc trưng về văn hóa, thói quen.

Vàng thì thử lửa thử than. Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời.

thử lửa

@thử lửa *Động từ -đưa vào lửa để xem xét phẩm chất của vàng; thường dùng để ví sự thử thách khắc nghiệt qua khó khăn, nguy hiểm =qua thử lửa, người chiến sĩ đã trở nên vững vàng

người

@người *Danh từ -động vật tiến hoá nhất, có khả năng nói, tư duy, sáng tạo và sử dụng công cụ trong quá trình lao động xã hội =xã hội loài người ~ mặt người dạ thú -cơ thể, thân thể con người nói chung =người cao lớn, vạm vỡ ~ lách người qua khe đá ~ thấy trong người khoẻ ra -con người trưởng thành có đầy đủ tư cách =con cái đã nên người -người khác, người xa lạ, trong quan hệ đối lập với ta, với mình =bơ vơ nơi xứ người ~ làm dâu nhà người ~ của người phúc ta [tng] -từ dùng để chỉ từng cá thể người thuộc một loại, một tầng lớp nào đó =người lính ~ người thiếu nữ ~ người lao động -[viết hoa] từ dùng để chỉ người ở ngôi thứ ba với ý coi trọng đặc biệt =Hồ Chủ tịch và sự nghiệp của Người ~ làm theo lời Người dạy -từ dùng để gọi người đối thoại với ý thân mật, hoặc khinh thường =các người lui ra ~ "Người ơi người ở đừng về [...]" [Cdao] *Tiền tố người ăn kẻ ở, người ba đấng của ba loài, người bệnh, người bình, người cá, người câm, người chết, người chửa cửa mả, người dại, người dưng, người đẹp, người đông, người đời, người gầy, người gian, người hùng, người khôn, người làm, người lớn, người máy, người mối, người ngay, người ngoài, người ngợm, người người, người nhà, người nhái, người ở, người phát ngôn, người rừng, người sang, người sống, người ta, người thân, người thương, người tình, người tốt, người trần mắt thịt, người trên kẻ dưới, người vượn, người xấu, người xa, người xưa, người yêu. *Hậu tố ăn người, con người, cờ người, của người, dáng người, đầu người, đẹp người, đời người, giống người, mã người, mặt người dạ thú, nên người, như người, phom người, [sướng] rơn người, suy bụng ta ra bụng người, thẳng người, thân người, tính người, trên người, vượn người. *Từ liên quan Ngừi [không có].

chuông

@chuông *Danh từ -nhạc khí đúc bằng hợp kim đồng, lòng rỗng, miệng loa tròn, thành cao, thường có quai để treo, tiếng trong và ngân dài, thường dùng trong các buổi lễ tôn giáo =đúc chuông ~ tiếng chuông chùa -vật bằng kim loại, có nhiều hình dáng khác nhau, phát ra tiếng kêu trong và vang để báo hiệu =bấm chuông cửa ~ chuông điện thoại réo ~ đặt chuông đồng hồ *Tiền tố chuông báo, chuông chùa, chuông chiều, chuông điện, chuông điện thoại, chuông đồng hồ, chuông gió [phong linh], chuông kêu, chuông khánh, [tiếng] chuông ngân, chuông nhà thờ, chuông reo, chuông treo [chỉ mành], chuông xe đạp, chuông xe điện. *Hậu tố bấm chuông, đánh chuông, đúc chuông, lắc chuông, nhạc chuông, rung chuông, tiếng chuông. *Từ liên quan Chuôn [không có], Truông.

tiếng

@tiếng *Danh từ -cái mà tai có thể nghe được =tiếng nước chảy ~ tiếng chim hót ~ tiếng cười -âm tiết trong tiếng Việt, về mặt là đơn vị thường có nghĩa, dùng trong chuỗi lời nói =câu thơ có 6 tiếng ~ nói dằn từng tiếng một ~ sợ quá, nói không thành tiếng -ngôn ngữ =tiếng Việt ~ tiếng Hán ~ thông thạo ba thứ tiếng -giọng nói riêng của một người hay cách phát âm riêng của một vùng nào đó =bé nhận ra tiếng mẹ ~ nói tiếng miền Nam ~ chửi cha không bằng pha tiếng [tng] -lời nói của một cá nhân nào đó =im hơi lặng tiếng ~ nhờ người trên nói giùm cho một tiếng -lời bàn tán, khen chê trong xã hội =chịu tiếng thị phi ~ được tiếng hiếu thảo -khoảng thời gian một giờ đồng hồ =đợi mất hai tiếng ~ kém 10 phút đầy một tiếng *Tiền tố tiếng bấc tiếng chì, tiếng ca, tiếng chào, tiếng chuông, tiếng chửi, tiếng cười, tiếng dội, tiếng đàn, tiếng dế, tiếng địa phương, tiếng động, tiếng đời, tiếng hát, tiếng kêu, tiếng khen, tiếng là, tiếng lành, tiếng lóng, tiếng mẹ đẻ, tiếng một tiếng hai, tiếng nặng tiếng nhẹ, tiếng nhỏ tiếng to, tiếng nọ tiếng kia, tiếng nói, tiếng oán, tiếng ồn, tiếng phổ thông, [lời qua] tiếng lại, [lời ra] tiếng vào, tiếng rằng, tiếng tăm, tiếng thế, tiếng thơm, tiếng trống, tiếng vang, tiếng Việt, tiếng vọng, tiếng xấu. *Hậu tố bắn tiếng, danh tiếng, điều tiếng, khét tiếng, lấy tiếng, lên tiếng, mang tiếng, nghe tiếng, nổi tiếng, nức tiếng, tai tiếng. *Từ liên quan Tiến, Tuyến.

vàng

@vàng *Danh từ -kim loại quý có màu vàng óng ánh, không gỉ, dễ dát mỏng và kéo sợi hơn các kim loại khác, thường dùng để làm đồ trang sức =dây chuyền vàng ~ lửa thử vàng gian nan thử sức [tng] -cái rất đáng quý, ví như vàng =quỹ Tấm lòng vàng ~ gặp lại ông bạn vàng -đồ làm bằng giấy giả hình vàng thoi, vàng lá để đốt cúng cho người chết theo tập tục dân gian [nói khái quát] =đốt vàng ~ hoá vàng ~ tiền vàng *Tính từ -có màu như màu của hoa mướp, của nghệ =vườn cam chín vàng ~ vàng như nghệ *Tiền tố vàng ánh, vàng bạc, vàng bủng, [màu] vàng chái, vàng chóe, vàng cốm, vàng điệp, vàng đá, vàng đen, vàng đeo, vàng ệch, vàng hoa, vàng hoe, vàng hồ, vàng hực, vàng hươm, vàng hườm, vàng khè, vàng khé, vàng lá, vàng lụi, vàng lưới, vàng lườm, vàng mã, vàng mười, vàng nén, vàng nghếch, vàng ngoách, vàng ngọc, vàng nghệ, vàng óng, vàng ối, vàng quỳ, vàng ròng, vàng rộm, vàng son, vàng ta, vàng tâm, vàng tây, vàng thau, vàng thỏi, vàng vàng, vàng võ, vàng vọt, vàng xuộm, vàng y. *Hậu tố ấn vàng, bạc vàng, bạn vàng, bảng vàng, da vàng, diêm vàng, đá thử vàng, đốt vàng mã, hóa vàng, lạng vàng, lúa vàng, mạ vàng, màu vàng, ngai vàng, nhạc vàng, võ vàng, vội vàng, vững vàng. *Khác trường nghĩa [chim] vàng anh, ác vàng. *Từ liên quan Vàn.

thử

@thử *Động từ -làm như thật, hoặc chỉ dùng một ít hay trong thời gian ngắn, để qua đó xác định tính chất, chất lượng, đối chiếu với yêu cầu =nó đang thử quần áo ~ chị ấy đang thử váy cưới -dùng những biện pháp kĩ thuật hay tâm lí để phân tích, xem xét đặc tính, thực chất của sự vật hoặc con người cần tìm hiểu =thử máu ~ anh ta thử lòng tôi bằng câu nói hời hợt -làm để xem kết quả ra sao, may ra có thể được [thường dùng trong lời khuyên nhẹ nhàng] =tôi thử nhớ lại xem có đúng không ~ thử vặn cái ốc xem thế nào

lửa

@lửa *Danh từ -nhiệt và ánh sáng phát sinh đồng thời từ vật đang cháy =đánh diêm lấy lửa ~ tính nóng như lửa ~ lửa gần rơm lâu ngày cũng bén [tng] -trạng thái tinh thần, tình cảm sôi sục, mạnh mẽ [ví như có ngọn lửa đang bốc lên trong người] =lửa tình ~ "Sự đời đã tắt lửa lòng, Còn chen vào chốn bụi hồng làm chi!" [TKiều] *Tiền tố lửa binh, lửa cháy, lửa cháy đổ thêm dầu, lửa cơ, lửa duyên, lửa đạn, lửa đèn, lửa giận, lửa hận, lửa hương, lửa lòng, lửa nồng, lửa lựu, lửa thử vàng gian nan thử sức, lửa tình, lửa trại. *Hậu tố bật lửa, binh lửa, châm lửa, dập lửa, dầu lửa, diệc lửa, dừa lửa, đá lửa, đạn lửa, đỏ lửa, [nắng] đổ lửa, đốt lửa, hoa lửa, hổ lửa, hương lửa, khói lửa, nảy lửa, ngọn lửa, núi lửa, tàu lửa, tắt lửa, tên lửa, thử lửa, tối lửa [tắt đèn], tuyến lửa, xe lửa. *Khác trường nghĩa chuối lửa, cò lửa. *Từ liên quan Lữa.

ngoan

@ngoan *Tính từ -dễ bảo, biết nghe lời [thường nói về trẻ em] =đứa trẻ rất ngoan ~ con ngoan trò giỏi ~ ngủ ngoan *Tiền tố ngoan đạo, ngoan nghạnh, ngoan ngoãn, ngoan thạch điểm đầu. *Hậu tố chăm ngoan, con ngoan [trò giỏi], người ngoan, trò ngoan. *Khác trường nghĩa ngoan cố, ngoan cường. *Từ liên quan Ngoang.

lời

@lời *Danh từ -chuỗi âm thanh phát ra trong khi nói mang một nội dung trọn vẹn nhất định =lời xin lỗi ~ xin được nói vài lời ~ không cần phải nhiều lời -nội dung điều nói hoặc viết ra nhằm mục đích nhất định =vâng lời cha mẹ ~ lựa lời khuyên nhủ ~ nhạc không lời -như lãi =buôn bán kiếm lời *Tiền tố lời bạt, lời bình, lời cảm ơn, lời chào, lời chúc mừng, lời dẫn, lời đường mật, lời giải, lời hát, lời hay [lẻ phải, ý đẹp], lời hẹn, lời hỏi thăm, lời hơn lẽ thiệt, lời hứa, lời kêu gọi, lời khen, lời lãi, lời lỗ, lời mời, lời nguyền, lời nói [đầu], lời nói gió bay, lời ong tiếng ve, lời qua tiếng lại, lời ra tiếng vào, lời tựa, lời vàng ngọc, lời văn, lời xin lỗi. *Hậu tố ăn lời, chịu lời, có lời [xin lỗi], [bán] có lời, dẫn lời, đồng lời, đỡ lời, đón lời đón ý, hiểu lời, [buôn bán] không lời, [nhạc] không lời, lấy lời, lắm lời, lỡ lời, nặng lời, nghe lời, nhạc và lời, nói lời [cám ơn], quá lời, tiền lời, trả lời, vâng lời. *Khác trường nghĩa bời lời, cặp bà lời, đức Chúa Lời.

thì

@thì *Danh từ -thời kì, giai đoạn cơ thể phát triển mạnh và bắt đầu có khả năng sinh sản =lúa đang thì con gái ~ quá lứa lỡ thì -từng phần của một động tác, một thao tác kĩ thuật hay một chu trình vận động, chiếm một khoảng thời gian nhất định =động cơ xe máy bốn thì ~ thì hít vào và thì thở ra của động tác thở *Liên từ -từ biểu thị điều sắp nêu ra là kết quả có thể hoặc tất yếu sẽ xảy ra của giả thiết hay điều kiện của điều vừa được nói đến =trời mưa thì tôi không đi ~ có làm thì mới có ăn -từ dùng phối hợp với nếu ở vế trước của câu để biểu thị mối quan hệ tương ứng giữa hai sự việc có thật, có việc này mặt khác cũng có việc kia =nếu nó dại thì em nó lại rất khôn -từ biểu thị mối quan hệ tiếp nối giữa hai sự việc, sự việc này xảy ra xong là tiếp ngay đến sự việc kia =vừa về đến nhà thì trời đổ mưa -từ biểu thị điều sắp nói có tính chất thuyết minh cho điều vừa nêu ra trước đó =học hành thì chểnh mảng ~ người thì đẹp nhưng nết lại xấu -từ biểu thị ý phủ định mỉa mai dưới hình thức tựa như thừa nhận điều sắp nêu ra, nhằm tỏ ý không đồng tình =vâng, tôi xấu, còn các chị thì đẹp! ~ mày thì giỏi rồi! *trợ từ -từ biểu thị ý nhấn mạnh về điều sắp nêu ra =thì ai chẳng biết thế ~ thì tôi đã bảo trước rồi mà! *Tiền tố thì chớ, thì có, thì cơ, thì cục, thì [thời] đại, thì đàm, thì giá, thì giờ, thì khắc, thì khí, thì kì, thì là, thì nghi, thì phải, thì ra, thì thế, thì thôi, thì vụ. *Hậu tố có thì, dậy thì, đến thì, [ăn xổi] ở thì, phải thì, vậy thì. *Khác trường nghĩa thì tha thì thầm, thì thào, thì thòm, thì thọt, thì thùng, thì thụt /thầm thì. *Từ liên quan Thùy.

than

@than *Danh từ -chất rắn, thường màu đen, dùng làm chất đốt, do gỗ hoặc xương cháy không hoàn toàn tạo nên, hoặc do cây cối bị chôn vùi ở dưới đất qua nhiều thế kỉ phân huỷ dần mà thành =than củi ~ than đá ~ bếp than hồng *Động từ -thốt ra những lời cảm động, thương xót cho nỗi đau khổ, bất hạnh của mình =chị ấy than thân trách phận ~ bà ấy than đủ chuyện *Tiền tố than béo, than bùn, than cám, than cốc, than củ, than củi, than chì, than đá, than gầy, than gỗ, than khí, than khóc, than luyện, than mỡ, than nâu, than ôi, than nắm, than phiền, than quả bàng, than tàu, than thân, than thở, than tổ ong, than trời, than trắng, than van, than vãn. *Hậu tố bàn ủi than, chì than, đốt than, mỏ than. *Khác trường nghĩa Than phụng, Than Uyên, than xanh /[dấu] chấm than, [cảnh đời] lầm than, [màu] tím than. *Từ liên quan Thang.

kêu

@kêu *Động từ -[động vật] phát ra âm thanh tự nhiên có tính chất bản năng =chú chim non đang kêu -phát ra âm thanh do có sự cọ xát, va chạm hoặc rung động =tiếng võng kêu kẽo kẹt -bật ra, thốt ra tiếng hoặc lời do bị kích thích =nó kêu đau ~ kêu cứu ~ kêu lên cho mọi người cùng biết -nói ra nỗi buồn bực, không vừa ý về điều gì =kêu khổ ~ kêu đắt -cầu xin, khiếu nại =chị kêu oan với dân làng -gọi để người khác đến với mình =kêu con về ăn cơm ~ kêu người đến giúp đỡ -gọi bằng =tôi kêu ông ấy là bác *Tính từ -có âm thanh to, vang =pháo nổ rất kêu ~ chuông kêu -[lời văn, từ ngữ] nghe có vẻ hay, hấp dẫn [nhưng thường không có nội dung sâu sắc] =văn viết rất kêu ~ tên nghe kêu quá ~ thích dùng những chữ thật kêu *Tiền tố kêu ca, kêu cầu, kêu cứu, kêu đau, kêu gào, kêu gọi, kêu khóc, kêu la, kêu nài, kêu oan, kêu thất thanh, kêu trời, kêu van [xin], kêu vang [lên], kêu về, kêu xin. *Hậu tố chim kêu, chuông kêu, cũng kêu, đừng kêu, không kêu, rất kêu, tiếng kêu. *Từ liên quan Kiêu, Kiu [không có].

Video liên quan

Chủ Đề