Theo tác giả, kẻ thù lớn nhất của chúng ta là gì

[3 điểm] Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Kẻ thù lớn nhất của tất cả chúng ta là sự lười biếng. Nếu chúng ta không lười biếng thì mọi cái mà chúng ta chông thấy đều là các cơ hội, bởi vì càng khó khăn cơ hội càng lớn. Tôi có một lý thuyết cho cá nhân tôi.Gọi là lý thuyết bên bờ vực.Tôi không bao giờ làm việc gì rễ và không làm việc gì mà người khác có thể ngay lập tức làm giống tôi được. Tôi gọi là lý thuyết bên bờ vực bởi vì kẻ định cạnh tranh với mình không dám theo gia mép vực để cạnh tranh và kẻ thù cũng không dám theo mình ra mép vực. Tôi nghĩ rằng không lười biếng và phải dũng cảm, hai cái đấy tạo ra cơ hội. Các bạn đừng sợ. Khó khăn là thuốc kích thích để mỗi con người dũng cảm, sáng suốt và sống có lý tưởng. Mọi khó khăn là điềm báo tạo cơ hội.

[Ông Nguyễn Trần Bạt đối thoại với sinh viên Học viện Ngoại giao, nguồn chungta.com]

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên [0,5 điểm]

Câu 2: Trong đoạn trích trên, có một số lỗi sai về chính tả và một lỗi ngữ pháp câu. Hãy chỉ ra lỗi và sửa lại cho đúng. [1,0 điểm]

Câu 3: Lý thuyết bên bờ vực được nhắc tới ở trên có những đặc điểm gì? [0,5 điểm]

Câu 4: Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói sau: Khó khăn là thuốc kích thích để mỗi con người dũng cảm, sáng suốt và sống có lý tưởng? [1,0 điểm]

ĐỀ SỐ 12

I. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Trong sổ tay ghi chép của một học sinh, có đoạn chép như sau:
Kẻ thù lớn nhất của tất cả chúng ta là sự lười biếng. Nếu chúng ta không lười biếng thì mọi cái mà chúng ta chông thấy đều là các cơ hội, bởi vì càng khó khăn cơ hội càng lớn. Tôi có một lí thuyết cho cá nhân tôi. Gọi là lí thuyết bên bờ vực. Tôi không bao giờ làm việc gì rễ và không làm việc gì mà người khác có thể ngay lập tức làm giống tôi được. Tôi gọi là lí thuyết bên bờ vực bởi vì kẻ định cạnh tranh với mình không dám theo gia mép vực để cạnh tranh và kẻ thù củng không dám theo mình ra mép vực. Tôi nghĩ rằng không lười biếng và phải dũng cảm, hai cái đấy tạo ra cơ hội. Các bạn đừng sợ. Khó khăn là thuốc kích thích để mỗi con người dũng cảm, sáng suốt và sống có lí tưởng. Mọi khó khăn là điểm báo tạo cơ hội.

[Theo //www.chungta.com, Ông Nguyễn Trần Bạt đối thoại với sinh viên Học viện Ngoại giao]

Câu 1. Trong đoạn trích trên, có một số lỗi sai về chính tả và một lỗi ngữ pháp câu. Hãy chỉ ra lỗi và sửa lại cho đúng.

Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 3. Tác giả đã gửi tới người đọc thông điệp gì qua văn bản trên?

Câu 4. Lí thuyết bên bờ vực được nhắc tới ở trên có những đặc điểm gì?

II. LÀM VĂN

Câu 1. Từ nội dung ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn [khoảng 200 chữ], sử dụng kết hợp các thao tác bình luận, bác bỏ, trình bày quan điểm của bản thân về sự lười biếng.

Câu 2. Phân tích những biểu hiện đặc sắc của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân trong tuỳ bút Người lái đò Sông Đà. So sánh với truyện ngắn Chữ người tử tù, chỉ ra những điểm thống nhất và khác biệt trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng tháng Tám.

GỢI Ý LÀM BÀI

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1. – Chỉ ra lỗi sai: + Lỗi sai về chính tả: chông, rễ, gia. + Lỗi sai về ngữ pháp: Gọi là lí thuyết bên bờ vực. – Sửa lại là: + Chính tả: trông, dễ, ra. + Ngữ pháp: Thêm dấu phẩy đằng trước, coi câu này chỉ là một bộ phận của câu. Câu hoàn chỉnh sẽ là: Tôi có một lí thuyết cho cá nhân tôi, gọi là lí thuyết bên bờ vực.

[Có thể thêm từ vào trước để câu này đúng ngữ pháp. Ví dụ: Đó là…Tôi gọi là…Nó gọi là…]

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Nghị luận.

Câu 3. Thông điệp: Kẻ thù lớn nhất của tất cả chúng ta là sự lười biếng.

Câu 4. Đặc điểm của “lí thuyết bên bờ vực”: + Không bao giờ làm việc gì dễ, không làm việc gì mà người khác có thể ngay lập tức làm giống như mình được.

+ Khiến kẻ định cạnh tranh với mình không dám theo ra mép vực để cạnh tranh và kẻ thù cũng không dám theo mình ra mép vực.

II. LÀM VĂN

Câu 1. Trên cơ sở những hiểu biết về phần Đọc hiểu, có thể trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề cần nghị luận [sự lười biếng] theo nhiều cách nhưng cần hợp lí và có sức thuyết phục.

– Về hình thức: Học sinh phải đảm bảo đúng yêu cầu về mặt hình thức của một đoạn văn hoàn chỉnh, không xuống dòng tạo thành nhiều đoạn văn. Câu chủ đề có thể đặt ở đầu hay cuối đoạn đều được.


– Về nội dung: Đoạn văn phải bám sát nội dung của câu chủ đề đã cho, làm rõ điều đó, tránh lan man, lạc đề.
* Có thể tham khảo các nội dung sau đây để viết đoạn văn:
a. Giải thích “Lười biếng”: là ngại khó, thích ăn không, ngồi rồi, không muốn làm việc kể cả đó là bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ,… đây gần như là một “căn bệnh”.

b. Bình luận


* Nguyên nhân của sự lười biếng [Thí sinh có thể tùy ý bổ sung thêm các nguyên nhân khác] – Do xã hội phát triển, vật chất kĩ thuật nâng cao, con người ngày càng ít phải “động tay động chần”. – Do bản tính thích làm việc mình thích hơn làm việc mình phải làm [đặc biệt với lứa tuổi học sinh]. – Do phụ thuộc vào những thứ có sẵn.

* Biểu hiện của sự lười biếng

[Cần bám vào phẩn nguyên nhân để lí giải, giúp bài viết lưu loát, thực tế] – Lười biếng trong công việc: + Công việc nhà. + Công việc ngoài xã hội. – Lười biếng trong học tập: + Không chịu tự học. + Đến lớp quay cóp bài, sử dụng tài liệu,… khi làm bài kiểm tra,…

* Tác hại của sự lười biếng

– Gây ra vô vàn khó khăn trong đời sống. – Không mang đến sự thành công trong công việc/ cuộc sống. Từ đó sinh ra chán nản. – Rơi vào ảo tưởng hoặc thất vọng —» tương lai không sáng sủa, hiện tại sống hoang mang, bế tắc —> khó hoàn thiện nhân cách —> trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. – Mắc các tính xấu khác bởi “nhàn cư vi bất thiện”. – Gây ra các tệ nạn xã hội bởi tính ưa tiêu khiển, giết thời gian. – Nếu cả xã hội đều lười biếng, thì đất nước không thể phát triển.

c. Bình luận phản đề

– Nếu chúng ta chăm chỉ, chúng ta sẽ có được rất nhiều lợi ích. Vì vậy, cần tập cho mình thói quen tốt trong học tập/ công việc/ đời sống. – Chăm chỉ mang lại cuộc sống sung túc, bởi “làm việc là con đường dẫn đến thành công”. [Dẫn chứng] – Không gây ra tệ nạn xã hội, tránh được các tật xấu do lười biếng mang lại. – Nếu cả xã hội đều chăm chỉ thì đất nước sẽ thịnh vượng, phát triển không ngừng…

d. Bài học, nhận thức và hành động cho bản thân


[Phần này phụ thuộc vào người làm bài là chính, vì đấy là phần viết cá nhân]. Ví dụ: – Bài học: Lười biếng không mang lại lợi ích cho chúng ta. – Nhận thức: Không nên lười biếng. – Hành động của bản thân để tránh sự lười biếng: + Tích cực rèn luyện các thói quen tốt. + Lập thời gian biểu và cố gắng thực hiện tốt.

+ Quyết tâm chăm chỉ.

Câu 2.
* Thí sinh có thể tham khảo những gợi ý dưới đây để làm bài:

1. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm

Tuỳ bút Người lái đò Sông Đà là một trong những tác phẩm đặc sắc nhất của Nguyễn Tuân viết sau Cách mạng tháng Tám, được in trong tập Sông Đà [1960]. Ở tuỳ bút này, người lái đò sông Đà là một hình tượng độc đáo, hấp dẫn mang rõ dấu ấn phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân.

2. Đặc điểm của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân trong Người lái đò Sông Đà

* Tùy bút Người lái đò Sông Đà đã thể hiện rõ nét các đặc điểm của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân. – Khám phá, phát hiện sự vật ở phương diện văn hóa, thẩm mĩ: con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình. – Nhìn con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ: Ông lái đò được miêu tả như một dũng tướng tài năng nhưng có phong thái của một nghệ sĩ tài hoa. – Tô đậm những nét phi thường, tuyệt vời của cảnh vật, con người: Con sông Đà hung bạo, hiểm ác; ông lái đò tài hoa. – Vận dụng tri thức của nhiều ngành văn hóa nghệ thuật khác nhau vê’ đối tượng sáng tác để tạo hình tượng: Con sông Đà hung bạo và những trận thủy chiến của ông lái đò được ghi lại bằng kiến thức của văn chương, hội họa, điện ảnh, địa lí, lịch sử, quân sự, võ thuật. – Ngôn ngữ trong tác phẩm: + Từ ngữ sắc sảo in đậm dấu ấn riêng. Ngữ nghĩa, ngữ điệu biến đổi, chuyển hóa: sóng thác xèo xèo tan trong trí nhớ, nắng ròn tan, nỗi niềm cổ tích tuổi xưa, để thơ vào sông nước… Tác giả còn sáng tạo những từ ngữ mới, cô đọng, giàu ý nghĩa: luôn gân, luôn tim, bờm sóng… + Diễn tả đa dạng, nhiều góc cạnh. Câu thật ngắn phối hợp với câu thật dài: đoạn tả chặng cuối vượt vòng vây thứ ba, đang viết câu chất chông ý [… Cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyên… xuyên nhanh, vừa xuyên vừa…], đã kết lại bằng một câu rất gọn, biểu thị ý hoàn thành: Thế là hết thác.

+ Có khi vừa thể hiện mặt hung dữ, vừa gợi lên khía cạnh thơ mộng của đối tượng miêu tả, vừa ném ra những chi tiết rất tự nhiên, không trau chuốt [con sông đánh đòn hiểm độc nhất với con đò] vừa chắt lọc những chi tiết, những hình ảnh rất trữ tình, rất thơ [ven Sông Đà lặng tờ].

3. Nét độc đáo của phong cách Nguyễn Tuân trong Chữ người tử tù

– Xây dựng hình tượng nhân vật độc đáo trong một tình huống truyện đặc biệt, đề cao cái đẹp, con người với phẩm chất tài hoa, tài tử, uyên bác. + Hình tượng Huấn Cao và viên quản ngục là tiêu biểu cho những con người có tài, có tâm, luôn giữ thiên lương trong sáng – thể hiện nét đẹp văn hóa con người. – Giọng điệu kết hợp trữ tình và tả thực, nghệ thuật dẫn truyện hấp dẫn. Ngôn ngữ cổ kính, trang nghiêm, dùng nhiều tù ngữ, cách nói của người xưa [phiến trát, lạc khoản, pháp trường, thằng thập, bút con…]. Những từ ngữ ấy được Nguyễn Tuân sử dụng một cách nhuần nhuyễn, linh hoạt, tạo cho câu chuyện không khí của “một thời vang bóng”.

– Phong cách Nguyễn Tuân thể hiện chất tài hoa, tài tử, uyên bác trong việc xây dựng hình tượng độc đáo, tạo dựng không khí truyện, sử dụng ngôn từ mang màu sắc cổ kính.

4. Điểm thống nhất và khác biệt trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng tháng Tám

a] Điểm thống nhất – Cái tôi tài hoa – uyên bác – độc đáo. – Tiếp cận cảnh vật nghiêng về góc độ văn hóa thẩm mĩ, cảnh tráng lệ, có tính sinh động, cảnh thường đập mạnh vào giác quan. – Tiếp cận con người nghiêng về góc độ tài hoa nghệ sĩ, đó là những con người hội tụ cả: Tài – Tâm – Khí phách mà Nguyễn Tuân gọi đó là “thiên lương” và thường đặt nhân vật vào một tình huống oái oăm để bộc lộ tính cách; nhân vật không phụ thuộc vào hoàn cảnh, luôn chủ động và vượt lên hoàn cảnh bằng bản lĩnh phi thường. Truyện của Nguyễn Tuân mang giá trị nhân văn sâu sắc.

– Ngồn ngữ: điêu luyện, dùng từ Hán Việt, miêu tả sự vật, cảnh vật dưới nhiều góc độ và bằng sự quan sát của nhiều ngành nghệ thuật khác nhau.

b] Nét khác biệt
* Trước Cách mạng tháng Tám – Trước Cách mạng, Nguyễn Tuần tách rời cái đẹp khỏi cái có ích, đê’ cao cái đẹp thuần tuý, không vụ lợi. Ông nâng niu, trân trọng và khao khát cái đẹp. – Có sự đối lập trong nghệ thuật giữa cái cao thượng với cái tầm thường, giữa cổ và kim, nhân vật là những kẻ sĩ tài hoa bất đắc chí, những con người trong quá khứ “vang bóng một thời”. – Ông tìm đến những con người mang nét tài hoa thiên vê’ lĩnh vực nghệ thuật. Ngợi ca cái đẹp nhưng ông vẫn vẽ lên một bức tranh héo úa, tàn tạ, hắt hiu vẽ một thế giới tàn lụi trong Chữ người tử tù. Vui say với cái đẹp của nghệ thuật thư pháp, trân trọng cái thiên lương, trong sáng, nhân cách hơn đời của Huấn Cao nhưng nhà văn vẫn trầm mặc nuối tiếc bởi Huấn Cao sẽ phải chịu án và lìa xa cõi đời. Biết bao mến thương, luyến tiếc khi Nguyễn Tuân để quản ngục “chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào”. Giọt lấp lánh ấy, cái nghẹn ngào kia cũng chính là của Nguyễn Tuân, cái đau xót của lòng Nguyễn đã tràn ra câu chữ.

* Sau Cách mạng tháng Tám

– Nguyễn Tuân không còn nhấm nháp, say sưa chắt chiu cái đẹp trong thế giới tù túng, chật hẹp nữa. Nhà văn cảm nhận được cái khoẻ đẹp, rộng rãi, bao la của đất trời đổi mới. – Cảm hứng thiên vê’ thiên nhiên tráng lệ. – Cái nhìn của nhà văn với cuộc sống, con người trở nên đôn hậu hơn. Quan niệm của ống về cái đẹp vì thế mà bớt đi sự phù phiếm, phiến diện, từng bước tiếp cận với cái đẹp chân chính và tiến bộ. – Tuỳ bút Người lái đò Sông Đà là một trong những dấu mốc quan trọng của Nguyễn Tuân trong quá trình chuyển từ phương pháp sáng tác lãng mạn sang phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa. Ông đi tìm cái đẹp trong con người lao động bình thường. + Ông lái đò trong tuỳ bút này là một con người như thế. Miêu tả tư thế vượt thác hiên ngang, anh dũng của ông lái đò, Nguyễn Tuân ca ngợi phẩm chất của người lao động thời đại mới, chủ động trước thiên nhiên, dám tấn công vào những thế lực dữ dội nhất của thiên nhiên. Đây là khám phá mới mẻ, độc đáo của Nguyễn Tuân về hình ảnh con người mới. + Ngôn ngữ nghệ thuật trong Người lái đò Sông Đà cũng trở nên giản dị, dễ hiểu hơn dù vẫn rất hàm súc và trau chuốt. – Nếu như trước Cách mạng, Nguyễn Tuân có cái ngông, khinh bạt, ngạo đời với xung quanh thì nay ông dùng cái nhìn ấy để đả kích, tấn công kẻ thù. Mượn lời Huấn Cao, Nguyễn Tuần gián tiếp bộc lộ thái độ của mình. Đó là lối nghĩ “cố ý làm ra khinh bạt đến điều” để đợi “một trận lôi đình báo thù” của Huấn Cao.

c] Lí giải nguyên nhân

– Hoàn cảnh sống: Trước và sau Cách mạng đã có sự thay đổi. – Với tư tưởng “tìm cái đẹp” [Nguyễn Đăng Mạnh] nên sau Cách mạng tháng Tám 1945, Nguyễn Tuân đã hòa nhập nhanh chóng vào cuộc kháng chiến, săn tìm được nhiều cái đẹp trong đời sống chiến đấu và lao động sản xuất…

– Đặc trưng thi pháp: Văn học sau năm 1945 thiên về khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, ông đã tìm đến với thể loại tùy bút để thỏa mãn năng lực sáng tạo nghệ thuật của mình.

>>> Xem thêm : Đề luyện thi THPT Quốc gia – Môn Ngữ văn – MD100111 tại đây

Related

Tags:Luyện thi THPT Quốc gia · Ngữ Văn 12

Video liên quan

Chủ Đề