Thi dĩ ngôn chí trong văn học trung đại

Câu trả lời được xác thực chứa thông tin chính xác và đáng tin cậy, được xác nhận hoặc trả lời bởi các chuyên gia, giáo viên hàng đầu của chúng tôi.

Bạn đang xem: Văn dĩ tải đạo thi dĩ ngôn chí là gì


A, MB

- giới thiệu ý kiến "Văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí": nhà thơ dùng văn chương để nói lên đạo lý còn thơ ca thì nói lên cái chí của người làm thơ.

- giới thiệu tác giả Phan Bội Châu: sự nghiệp cách mạng và sự nghiệp văn chương

- giới thiệu tác phẩm Lưu biệt khi xuất dương

- Khái quát qua giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm cùng chủ đề sẽ nghị luận: chí lớn cứa nước, tinh thần quyết liệt, khát vọng cứu nước đầy nhiệt huyết của nhà chí sĩ Phan Bội Châu.

B, TB: Phân tích bài thơ để thấy được vấn đề nghị luận

- Tuyên ngôn về chí hướng, về lẽ sống cao cả, không chịu sống tầm thường

Sinh nam tử yếu hi kì,

Khẳng hứa càn khôn tự chuyển đi

- Khẳng định vai trò của mình cũng như chí làm trai trong xã hội

Ư bách niên trung tu hữu ngã,

Khởi thiên tải hậu cánh vô thùy.

- Đặt nhiệm vụ cứu nước, giải phóng dân tộc lên trên tất cả

Non sông đã chết sống thêm nhục,

Thánh hiền còn đâu học cũng hoài

C, KB

Tổng kết lại giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ

BÀI LÀM

Phan Bội Châu [1867 – 1940] là một nhân vật lịch sử vĩ đại trong lịch sử giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam. Phan Bội Châu là người sáng lập và tiên phong của các phong trào vận động giải phóng Tổ quốc những năm đầu thế kỷ XX như: Hội Duy Tân, phong trào Đông Du, Việt Nam Quang Phục hội… Không những thế, sự nghiệp văn chương của Phan Bội Châu còn là hàng trăm bài thơ, hàng chục cuốn sách, một số bài văn tế,... Nhắc đến Phan Bội Châu thì người đời sau phải nhắc đến phong trào Đông Du [1905]. Trước lúc lên đường Đông Du, ông đã sáng tác bài thơ Xuất dương lưu biệt. Áng thơ tiêu biểu cho tinh thần giải phóng dân tộc cũng như thể hiện được chí lớn cứu nước, tinh thần quyết liệt đầy nhiệt huyết và những ý nghĩ cao cả của chí sĩ Phan Bội Châu trong buổi đầu xuất dương cứu nước.

Mở đầu bài thơ là hai câu đề tuyên ngôn về chí hướng, về lẽ sống cao cả:

Sinh nam tử yếu hi kì,

Khẳng hứa càn khôn tự chuyển đi.

Theo quan niệm xã hội phong kiến xưa, tác giả nhận thức được sự tự hào mình là đấng nam nhi đầu đội trời chân đạp đất. Từ đó ông xác định được bổn phận là phải sống cho ra sống, mong muốn làm nên điều lạ, được làm trọn đạo công danh. Tức là, người chí sĩ Phan Bội Châu quyếtkhông thể sống tầm thường, không thể sống mặc trời đất, thời thế đổi thay. Hai câu thơ đã thể hiện thành công tâm thế hiên ngang về chí làm trai ở đời, khát khao làm nên sự nghiệp to lớn vẻ vang cũng như xoay chuyển được đất trời, cống hiến cho nhân dân.

Xem thêm: Mua May Bán Đắt Là Gì ? Giải Thích Thành Ngữ: Mua May Bán Đắt

Từ đây tác giả tự khẳng định vai trò của mình trong xã hội. Điều này thể hiện được tinh thần cứu nước quyết liệt của nhà thơ:

Ư bách niên trung tu hữu ngã,

Khởi thiên tải hậu cánh vô thùy.

Ngã là ta; tu hữu ngã nghĩa là phải có. Trái với quan niệm phi ngã từ thời phong kiến, câu thơ đã bộc lộ niềm tự hào lớn lao của kẻ sĩ yêu nước. Và ông cũng khao khát để lại tên tuổi của mình cho hậu thế. Hai câu 3, 4 đối nhau, lấy cái phủ định để làm nổi bật điều khẳng định. Đó là ý thơ sâu sắc thể hiện vai trò cá nhân trong lịch sử: sẵn sàng gánh vác nghiệp lớn. Ý tưởng đẹp này là sự kế thừa những tư tưởng vĩ đại của các vĩ nhân trong lịch sử, là điểm mới trong khát vọng cứu nước của các chí sĩ đương thời.

Tiếp theo, trong phần luận, tác giả đã nói về sự sống và cái chết. Với ông, lẽ sống chết chính là khi non sông đã chết, nhân dân ta chỉ là kiếp trâu ngựa, có sống cũng nhục nhã chẳng khác gì chết. Trong hoàn cảnh ấy có nấu sử sôi kinh, có chúi đầu vào con đường kinh sử cũng vô nghĩa.

Non sông đã chết sống thêm nhục,

Thánh hiền còn đâu học cũng hoài

Phan Bội Châu đã đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên trên hết. Ông nói bằng tất cả nhiệt huyết và mãnh liệt của mình. Ông nhắc nhở mọi người phải đoạn tuyệt vòng hư danh lợi lộc, mà phải hăm hở đi tìm lí tưởng cao cả: giải phóng dân tộc.

Tóm lại, bài thơ Xuất dương lưu biệt là bài thơ tuyệt tác đầy tâm huyết của người chí sĩ yêu nước thương dân. Bài thơ là tiếng nói tự hào của nhà chí sĩ giàu tư tưởng nhân nghĩa, dám xả thân vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Bài thơ đã thể hiện một cách sâu sắc nhất cảm hứng yêu nước và lí tưởng anh hùng của nhà chí sĩ vĩ đại.

TÍNH QUY PHẠM CỦA VĂN HỌC TRUNG ĐẠI Nghiên cứu tác phẩm “Bạch Đằng giang phú” [Trương Hán Siêu], “ Bình Ngô Đại Cáo” [Nguyễn Trãi]…, PGS.TS. Trần Nho Thìn nhận thấy có một triết lý xuất hiện ở các tác phẩm ấy là “ Tại đức bất tại hiểm” [Do đức chứ không do địa thế hiểm yếu]. Đi tìm căn nguyên của triết lý trên, nhà khoa học văn học Trần Nho Thìn đã phát hiện ra một điều độc đáo. Đó là các nhà Nho Việt Nam trung đaị kể trên đã chịu ảnh hưởng chính trị Nho gia qua tác phẩm kinh điển: “Qúa Tần luận”, tác giả là Giả Nghị thời Hán. “Tư tưỏng này đã tạo nguồn cảm hứng cho các thi sĩ nhà Nho Việt Nam thời trung đại viết hàng loạt tác phẩm ca ngợi triết lý “Tại đức bất tại hiểm” của các nhà lãnh đạo quân sự của Việt Nam”. Trên đây người viết bài này phân tích một dẫn chứng về nghiên cứu văn học của PGS. TS. Trần Nho Thìn. Hiện tượng đó đã gợi cho người làm bài suy nghĩ : có nhiều cách để tiếp cận văn học, và cần tiếp cận dưới nhiều góc độ mới hiểu được cơ sở sâu xa của một thời kỳ văn học ...Chẳng hạn, cơ sở lịch sử - xã hội, tâm lý học, triết học... “Văn chương là một hình thái ý thức xã hội, nó phải chịu sự chi phối, sự tác động của các hình thái xã hội khác và sâu xa hơn là sự chi phối của hạ tầng, của tồn tại xã hội”. Mà tiếp cận dưới góc độ thi pháp học và văn hóa học có ý nghĩa khoa học thật sự, đặc biệt là đối với văn học trung đại. Thi pháp học văn học trung đại sẽ chỉ ra những biểu hiện đặc trưng thi pháp của văn học trung đại việt Nam so với văn học hiện đại, các thủ pháp của văn học trung đại thật sự chịu sự chi phối của cơ tầng văn hoá truyền thống, văn hóa Trung Quốc, văn hóa phương Đông. Do vậy, các thủ pháp nghệ thuật của nó có tính bắt buộc và có giá trị chủ yếu trong khuôn khổ trung đại . Trên cơ sở phương pháp luận như vậy nghiên cứu đề tài “ Quy phạm văn chương như một đặc trưng của văn học trung đại Việt Nam”, người làm bài tham vọng tìm hiểu rõ một đặc trưng nổi trội của văn học trung đại. I.QUY PHẠM Văn học trung đại Việt Nam cũng giống như bất cứ một thời kỳ văn học nào đều có đặc trưng riêng của nó. Nổi bật ở văn học trung đại là hai đặc trưng : tính quy phạm và tính dung hợp – tiếp biến. Vậy quy phạm trong văn học là gì? Nó có những biểu hiện nào trong văn học trung đại và cơ sở văn hoá của nó là gì? Trước hết cần hiểu quy phạm là những quy tắc khuôn mẫu công thức có tính chất bắt buộc, là sự quy định chặt chẽ theo phép tắc khuôn mẫu. Trong đời sống không thiếu hiện tượng có tính quy phạm. Ví dụ trong lễ thành hôn của Trung Quốc thời xưa qua phim ảnh ta thấy các thủ tục “nhất bái thiên địa, nhị bái cao đường, phu thê giao bái”. Như vậy quy phạm là biểu hiện của văn minh văn hoá của mỗi con người, ở mỗi cộng đồng người…Theo tác giả Nguyễn Phong Nam, “Khái niệm quy phạm bao hàm một nghĩa rất rộng rãi. Từ những yếu tố có tính bao quát, trừu tượng như phương pháp tư duy, cảm hứng sáng tạo...cho đến những yếu tố cụ thể, chi tiết như các biện pháp kỹ thuật, thủ pháp thể hiện...Tất cả đều chịu sự câu thúc của quy phạm.” Thực ra có những quy phạm trở hành nguyên tắc bắt buộc dù ban đầu chỉ xuất hiện ở dạng vô thức, khi bị điều tiết bởi mục đích chính trị hoặc bản thân cái điều quy phạm đó được xem là tốt, là tích cực cần thiết cho văn chương. Xã hội phong kiến đề cao chữ “ Lễ” cũng dễ biến nhiều việc trở thành nguyên tắc, quy phạm. Tính quy phạm là nguyên tắc nhận thức nguyên tắc sáng tạo nếu lệch chuẩn sẽ bị “phạm quy”, tác phẩm sẽ không có giá trị. Tính quy phạm là một đặc điểm có tính phổ quát, bởi lẽ quy phạm có ở mọi loại hình, mọi loại thể văn học với yêu cầu riêng của mỗi loại. Đồng thời mỗi một thời đại, một thời kỳ, mỗi một nền văn học đều có quy tắc quy định riêng, nên quy phạm mang tính lịch sử cụ thể. Trong văn chương trung đại “ Quy phạm có mặt từ cái nhỏ đến cái lớn bất kỳ ở đâu cũng có khuôn phép”[Theo GS Lê Trí Viễn, Đặc trưng của văn học trung đại Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, 1996]. Điều đó có nghĩa là văn học phong kiến, quy phạm hiện diện ở quan niệm văn chương và trong thực tế sáng tác. II.TÍNH QUY PHAM NHƯ MỘT ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA VĂN CHƯƠNG TRUNG ĐẠI VIỆT NAM : Quy phạm trong văn học trung đại biểu hiện ở nhiều phương diện. Dưới đây là các phương diện cơ bản của quy phạm văn chương từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX. II.1.Về quan niệm, ý thức nghệ thuật: Trong ý nghĩ, trong phương thức tư duy của thi nhân trung đại luôn ý thức tuân thủ những nguyên tắc. Với người xưa, sáng tạo và tuân thủ các phép tắc [công thức đã được rút đúc những chân lý hiển nhiên] gọi là “điển phạm”, nó được chính trị hoá, “luật hoá” trong tất cả mọi phương diện giao tiếp của xã hội, cần có mặt của văn chương. Chính những công thức, những nguyên tắc hiển nhiên đúng không cần chứng minh này đã trở thành cái chuẩn trong nhiều lĩnh vực.Chẳng hạn, chương trình giáo dục, đào tạo trí thức, nhân tài của chế độ phong kiến có những phương diện được “chuẩn hóa”, mọi người theo đó mà thực hiện. Tính điển phạm xâm nhập vào văn học, bởi lẽ trong công việc đào tạo nhân tài của chế độ phong kiến, văn học bằng chữ Hán là để củng cố phục vụ cho thể chế chính trị. Vậy nên, tính quy phạm thuộc về quy pháp, thành ý thức hệ, nguyên tắc quan niệm nghệ thuật của các nhà thơ nhà văn trung đại . Trong quan niệm ý thức nghệ thuật văn chương phong kiến có một số khuôn mẫu thành nguyên tắc, đó là :Văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí, văn chương cao nhã, hậu cổ bạc kim, thuật nhi bất tác, sính điển phạm và kị húy. Trước hết là quan niệm “ Thi dĩ ngôn chí” “ văn dĩ tải đạo”. Văn chương nói lên cái “Chí”, nói cái quan niệm của nhà Nho, thể hiện cách hành xử của nhà Nho trước cuộc đời. “Ngôn chí” cũng là hành vi lập ngôn của người quân tử. Các bài thơ có nhan đề “Thuật hoài”, “ Cảm hoài” trong văn học trung đại chính là bài thơ tỏ chí, tỏ lòng quen thuộc. Dưới đây là một bài “tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão “Múa giáo non sông trải mấy thu Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu Công danh nam tử còn vương nợ Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu” [Thuật hoài -Phạm Ngũ Lão] “Thuật hoài” là bài thơ của Phạm Ngũ Lão thể hiện niềm tự hào trước sức mạnh dân tộc. sức mạnh thời đại [Hào Khí Đông A] và nỗi niềm của tác giả cũng là cái chí cái thẹn của người con trai thời Trần. Văn học trung đại không có không ít các bài thơ ngôn chí như vậy. Ở sáng tác của Nguyễn Trãi, cái “ Chí” đó là nỗi lòng yêu nước thương dân vô cùng của nhà Nho Nguyễn Trãi: “Bui một tấc lòng ưu ái cũ Đêm ngày cuồn cuộn nước Triều Đông”. Thực ra quan miệm “ văn dĩ tải đạo” có nguồn gốc sâu xa ông tổ của nó là Hàn Dũ Trung Quốc với tư tưởng “văn dĩ minh đạo” Theo Hàn Dũ “ văn” có góp phần làm sáng tỏ đạo, Vua Tự Đức triều Nguyễn thường nói “ văn của thánh nhân là để chở đạo, văn của văn nhân dùng để bàn về đạo”. Trong lịch sử văn học Việt Nam, tập II NXBGD Hà Nội 1963 trang 46 có ghi lời của Phạm Văn Sĩ, khẳng định quan niệm “ văn dĩ tải đạo” một đặc điểm của văn chương trung đại “ Các tác gia phong kiến cho rằng văn chương không dùng để giải trí mà là để truyền thụ đạo lý thánh hiền”[văn dĩ tải đạo] đó là tuyên ngôn của nhà Nho đối với nhiệm vụ và mục đích của văn học.Bài viết “ Thành Duy về tính dân tộc trong văn học”, NXB KHXH 1982, mở rộng thêm: “Từ quan niệm văn dĩ tải đạo cha ông ta biết tiếp thu mặt tích cực của nó”. Đây là một điều đáng ghi nhận. Bỡi lẽ ta có thể nhận ra niềm yêu mến và tự hào đối với nền văn hoá văn học của dân tộc qua thơ của Tự Đức - một vị vua triều Nguyễn. Bài thơ có sự tự hào như ý thơ gần với thơ cuả Nguyễn Trãi “ Nhớ nước Nam ta là nhớ văn hiến Xưa nay một mực tính thuần Từ Đinh Lý đến Trần Lê Văn phong đã rạng rỡ” [Tự Đức có dư tự tính thi] “Đạo” đến thời của Nguyễn Đình Chiểu không còn dừng lại ở đao lý của Nho giáo mà đạo đó là “ cứu nước thương nòi” nói chung xa lạ với công thức “tải đạo” thường lấy trong văn chương trung đại. Trong bài “ đạo nghĩa” của Nguyễn Đình Chiểu có nói điều này: “ Mến nghĩa sao đành làm hại nước Có nhân nào nỡ phụ tình nhà” Điều rõ ràng dễ nhận thấy của văn học phong kiến là người sáng tác rất coi trọng chức năng xã hội của văn chương. Bên cạnh sứ mệnh trước tiên của tác phẩm là gởi thông điệp về chí tu thân của nhà Nho, tác giả trung đại chủ trương bộc lộ cái chí trị quốc, bình thiên hạ của họ. Ngoài công thức “ văn dĩ tải đạo” , “thi dĩ ngôn chí” văn chương trung đại còn quy phạm ở quan niệm văn chương phải cao quý và sang trọng về mục đích cách thức biện pháp thể hiện. Công thức đó gọi là “cao nhã” Nói về vẻ đẹp của con người nhà nho diễn đạt mỹ miều như : mặt hoa, lệ hoa, gót hoa nói về cái chết rất tao nhã “ gãy cành thiên hương” “ ngậm cười chín suối”. Diễn đạt tài năng văn chương, Nguyễn Du từng viết “ Khen tài nhả ngọc phun châu” “ Lời lời châu ngọc hàng hàng gấm thêu” Xuất phát từ quan điểm thời trung đại thường huớng về cái cao cả, trang trọng, tao nhã, mỹ lệ, do vậy mà văn học thường có cách diễn đạt có khoảng cách với cái bình dị, mộc mạc . “ Cao nhã” là công thức quy phạm đặc trưng của văn học trung đại, tuy nhiên cũng thấy một xu hướng trái chiều có xảy ra ở thời kỳ văn học này. Đó là văn học trung đại càng ngày càng có xu hưóng gần với đời sống hiện thực.Thơ Hồ Xuân Hương, Trần Tế Xương biểu hiện rõ xu hướng thoát ly dần công thức cao nhã của văn học Hán Nôm. Ở văn chương từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX có một công thức mang tính bắt buộc trong sáng tác đó là công thức “hậu cổ bạc kim” với ý thức nghệ thuật trọng cái cổ [xưa], cái chân lý được sáng lập từ xưa, từ trước được trân trọng và ca ngợi. Cái cổ [xưa] là cái đã được khẳng định,đã vượt qua được sự sàng lọc của thời gian nên văn học trung đại hay sử dụng điển cố, điển phạm. Sử dụng cái có sẵn của tiền nhân, điển tích điển cố càng nhiều càng thành thạo thì càng chứng tỏ sự điêu luyện hiểu biết của nhà văn. Muốn vậy nhà văn phải đọc nhiều nhớ nhiều và ngoài việc phục vụ thi cử giáo dục người đọc sách còn phục vụ cho việc sáng tạo của họ. Thực ra văn chương xưa hướng đến mục đích thi cử trường quy. Mà yêu cầu trước tiên của văn chương cử tử là khuôn phép và điển phạm. Ai vi phạm coi như công đèn sách ba năm trở thành vô nghĩa. Cần ghi nhận một thực tế sử dụng điển tích điển cố là một ưu thế của văn học phong kiến bởi có quy luật tích cực do sử dụng điển cố. Tiết kiệm ngôn ngữ, lời ít ý nhiều và gợi cảm. Trong văn chương trung đại sử dụng điển cố là một vẻ đẹp của nghệ thuật. Vậy nên ta dễ thấy công thức này đựoc Nguyễn Khuyến sử dụng khá nhuần nhuyễn để nói chuyện tình cảm cá nhân trong thi ca. Bài thơ “ Khóc Dương Khuê” có các câu sau: Giường kia treo cũng hững hờ Đàn kia gãy cũng ngẫn ngơ tiếng đàn Câu thơ không một tên tuổi của tiền nhân nhưng khách văn chương thừa hiểu hai câu thơ có sử dụng điển tích về tình bạn của Bá Nha - Tử Kỳ. Sự tri âm tri kỷ của họ đến mức khi một người bạn của mình mất đi, người bạn còn lại cảm thấy sự cô đơn và vô hạn, cảm thấy không ai hiểu tiếng đàn tri âm với mình như người đã mất. “Đập vỡ cây đàn” vì lẽ đó. Câu chữ không nhiều, với hai câu ngắn gọn gợi ra tình cảm sâu nặng của Nguyễn Khuyến với Dương Khuê như đôi bạn của tiền nhân Bá Nha – Tử Kỳ. Tính công thức của việc sử dụng điển tích điển cố trong văn học phong kiến ở biểu hiện dễ thấy. Chẳng hạn thơ cổ sử dụng điển tích Đào Tiềm để nói đến cuộc sống ẩn dật. Còn khi muốn phủ nhận công danh phú quý, thơ xưa mượn điển tích Thuần Vu Phần say mộng Hoè An. Các bài thơ “ Nhàn” [ Nguyễn Bỉnh Khiêm], “ Thu Vịnh” [Nguyễn Khuyến] có sử dụng điển tích trên. Một công thức khác nữa dù không hẳn là ưu thế tích cực của văn học trung đại lại được sử dụng như một nguyên tắc bắt buộc trong văn chương “ thuật nhi bất tác” nghĩa là thuật lại mô phỏng sử dụng cái cũ để tạo ra tác phẩm mới của mình. Cuốn truyện thơ “ Đoạn trường tân thanh” của Nguyễn Du một kiệt tác văn học quen gọi là truyện Kiều cũng đã vay mượn cốt truyện của Kim Vân Kiều [tác giả là Thanh Tâm Tài Nhân - người Trung Quốc] để sáng tạo và thành công đến thế. II.2.Về phương thức diễn đạt Các công thức được kể ra như trên đã ăn sâu vào ý thức nhận thức buộc các nhà Nho tìm ra phương thức để diễn đạt cho tác phẩm. Phương thức diễn đạt chính là nói đến thi pháp kỹ thuật, thao tác. Phương thức diễn đạt của văn chương từ TK X đến hết TK XIX đã trở thành đặc trưng quy phạm. Người sáng tạo và khách văn chương đều hiểu nguyên tắc quy phạm đó, họ xem đó là mã nghệ thuật thú vị của thời đại. Phương thức diễn đạt là một lĩnh vực rộng lớn, liên quan đến nhiều lĩnh vực. Bài viết này chỉ xem xét đặc điểm phạm qua một vài biểu hiện cơ bản. Phương diện đề tài - chủ đề là một quy tắc diễn đạt của văn chương trung đại. Thơ cổ xoay quanh một số chủ đề khuôn mẫu đã có sẵn như : Tống, biệt, cảm , tặng, cảm, hoài, vịnh, ngâm, hứng, điếu, vãn...Bản thân mỗi đề tài, chủ đề đã ấn định sẵn nội dung và hình thức của tác phẩm nghệ thuật. Nhiệm vụ của nhà văn là tìm cách diễn đạt phù hợp với khuôn mẫu, vi phạm sẽ coi là dốt nát. Văn chương Trung đại thường xoay quyanh các đề tài: tứ thời, tứ dân, tứ bình. Nhà nghiên cứu văn học GS.TS Lê Trí Viễn đã đưa ra một kết luận khoa học từ phương pháp thống kê : “ Giở hợp tuyển thơ văn Việt Nam Nxb văn học 1976, tính từ “ Chiếu dời đô” cho đến “Cảm hoài” từ đầu đời Lý đến cuối đời Trần, ngoài các bài văn xuôi, phú có 80 bài thơ dùng đầu đề trên đây, và 7 bài loại thị tịch, kệ. Một số lượng đậm đặc như vậy có ý nghĩa yêu cầu thời trung đại trong phạm vi một thể loại thơ” Đề tài trong văn học trung đại chủ yếu là vay mượn. Một số tác giả vay mượn đề tài từ văn học dân gian như: đức chung thuỷ vợ chồng, đạo nghĩa ở đời...Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ là tác phẩm có bình phong là truyền kỳ [truyện hoang đưòng] nhưng đề tài của tác phẩm không xa lạ với truyện dân gian, các đề tài “chinh phu chinh phụ” trong thơ văn trung đại thường vay mượn từ đề tài của văn chương cổ Trung Quốc. Nói về mô hình cấu trúc, hình thức diễn đạt của văn học phong kiến, ta thấy văn chương thời kỳ này có yêu cầu đối với nghệ sĩ là sử dụng mô hình cấu trúc có sẵn để ký thác tư tưởng của mình. Nhà văn sáng tác theo nguyên tắc: đảm bảo tính hệ thống và sự chuyên biệt hóa về mặt chức năng. Chuyên biệt hoá qua việc sử dụng một loại hình văn chương phù hợp với một hoàn cảnh nhất định. “Cáo” chỉ được sử dụng khi thiên tử [vua] cần thông báo đại sự cho nhân dân.Văn tế là thể loại viết ra để phúng viếng người mất. Tính quy phạm về thể loại biểu hiện ở việc sử dụng các thể loại có niêm luật khá chặt chẽ vay mượn từ văn học Trung Hoa. Phú đường luật, cáo thường có kiểu câu biền ngẫu [hai con ngựa sóng đôi], bố cục gồm các phần được quy định sẵn. Tiêu biểu cho quy phạm thể loại là sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú đường luật. Thơ thất ngôn bát cú Đường luật tất yếu có 8 câu mỗi câu 7 tiếng với quy luật niêm bắt buộc ở các cặp câu sau phải dùng thanh bằng hay thanh sắc 1- 8, 2-3, 4-5, 6-7,. Mỗi bài lại có hai cặp câu đối thanh đối ý ở vị trí câu 3-4 và 5-6. Như vậy do quá trình tiếp biến văn học, thể thơ quy phạm triệt để trong mỹ thuật Phương Đông ở Trung Quốc đã tiếp biến và thành quy phạm của văn chương Việt. Ngôn từ : Văn chương bác học yêu cầu khá nguyên tắc về sử dụng ngôn ngữ. Ngôn ngữ trong sáng tác phải hàm súc, tinh luyện, độ chuẩn xác cao mà người ta gọi kĩ thuật đúc chữ. Sử dụng ngôn ngữ Hán và chữ Nôm văn học thời kỳ từ TK X đến hết TK XIX còn gọi là văn học Hán – Nôm. Chữ Hán là thứ văn tự chính thức của nhà nước phong kiến, nó là thứ văn tự bắt buộc trong thi cử. Thậm chí nó được đề cao hơn chữ Nôm khi sáng tác văn học. Nguyên tắc sử dụng ngôn từ của văn học Hán –Nôm là hàm súc lời ít ý nhiều. Để đạt hiệu quả đó, thi nhân xưa phải thông thạo trong việc sử dụng các mẹo luật, các phép tắt từ. Theo chủ quan của người viết bài này, phép đối là một thủ pháp đặc trưng và phổ biến của thơ ca cổ điển. Bởi lẽ, phép đối được vận dụng phù hợp sẽ nhấn mạnh được nội dung ý nghĩa, khả năng gợi liên tưởng cũng như tạo nhịp điệu cho thi phẩm. Cái độc đáo khi mỗi tác giả vận dụng sáng tạo phép đối dễ nhận ra nếu khảo sát thơ Bà Huyện Thanh Quan và Hồ Xuân Hương. Đọc thơ của Bà Huyện Thanh Quan ta nhận thấy cái nhịp nhàng đăng đối vững vàng của từ ngữ, hình ảnh, nhịp điệu một phần được kiến tạo từ phép đối, kiểu như : “Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo, Nền cũ lâu đài bóng tịch dương”, hay “Lom khom dưới núi tiều vài chú, lác đác bên sông chợ mấy nhà”. Cũng ngay trong khuôn khổ của phép đối rất quy phạm chỉnh chu của thơ Đường, Hồ Xuân Hương đã tạo ra những câu thơ có sử dụng phép đối lại làm nghiên ngã câu thơ thất ngôn quen thuộc : “Xiên ngang mặt đát rêu từng đám, Đâm toạt chân mây đá mấy hòn”[Tự tình]. Bên cạnh việc sử dụng phép đối, nhiều biện pháp tu từ nghệ thuật được sử dụng mang lại hiệu quả diễn đạt hướng đến tiêu chí quy phạm về ngôn từ.Chẳng hạn, các phép tu từ như ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ, định ngữ nghệ thuật, ngoa dụ hay tỉ dụ “Tất cả các phép tu từ kể trên là những nguyên tắc có tính chất bắt buộc đối với người sáng tác. Nhà văn chỉ cần chọn lựa, vận dụng chứ không thể vượt ra khỏi các khuôn phép này.” Sau đây là một ví dụ vận dụng phép điệp của cổ nhân, tạo ấn tượng mượn cảnh ngụ tình, diễn đạt dược tâm trạng của người chinh phụ. Sự xoắn xuýt “nguyệt - hoa” được biểu đạt thành công và hiệu quả độc đáo trong việc diễn tả nỗi lòng cô đơn vô hạn của người phụ nữ : “Hoa dãi nguyệt, nguyệt in một tấm, Nguyệt lồng hoa hoa thắm từng bông. Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng, Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xót đau !”[ Chinh phụ ngâm - Đặng Trần Côn ] Cần lưu ý là chữ Nôm có khi bị coi là “nôm na mách qué” nhưng trong sự vận động và phát triển, văn học viết bằng chữ Nôm ngày càng có ưu thế và tạo ra một bộ mặt hết sức sinh động của văn chương phong kiến, thậm chí tác phẩm văn học kiệt xuất của dân tộc là được viết bằng chữ Nôm, đó là truyện Kiều. Thơ Đường luật bát cú thật ngắn gọn, là sức dư ba của ý tình, hết lời nhưng ý vang mãi. Các kiểu ngôn ngữ [ngôn vô ngôn] là sự tiếp biến của văn hóa trung đại với tư tưởng của Lão Tử hay “Thính hào vô thanh”[Nghe được cái không có tiếng”] của Trang Tử. Nguồn gốc thứ hai của quy phạm ngôn ngữ kiểu như vậy còn bắt nguồn từ tư tưởng mỹ học triết học của phương Đông “ lấy hư diễn thực” [cái có phát sinh từ cái không]. Các bài thơ như “ Hứng trở về” [Nguyễn Trung Ngạn] “ Bảo kính cảnh giới, 43” [Nguyễn Trãi] “ Độc tiểu thanh ký” [Nguyễn Du]… có thể xem là những minh chứng. Về hình tượng nghệ thuật văn học trung đại có những công thức quen thuộc. Chẳng hạn hình tượng nghệ thuật để nói về quân tử thì có tùng, cúc, trúc, mai. Về thiên nhiên thì có phong, hoa, tuyết, nguyệt. Về tứ thú thì có ngư tiều canh mục. Xem xét thế giới nghệ thuật của văn học Hán Nôm, các nhà nghiên cứu văn học hoàn toàn thống nhất rằng văn chương trung đại quy phạm chặt chẽ ở phương diện hình tượng nghệ thuật. Trạng thái tình cảm, cảm xúc của con người vốn phong phú khó lường hết được, nhưng văn học phong kiến vẫn có mẫu quen thuộc để diễn đạt tâm trạng như bạch đầu, tơ vò chín khúc... Điều cần lưu ý là trong sự chi phối của văn hoá - văn học trung đại một mặt các nhà Nho tuân thủ nghiêm ngặt những yêu cầu quy phạm của văn học phong kiến, mặt khác các nghệ sĩ văn chương thời kỳ này đã bức phá khỏi khuôn khổ của quy phạm văn chương. Chẳng hạn, bên cạnh đặc điểm cao nhã nhiều cây bút tài năng đã đưa hình ảnh bình dị đời thường vào thơ ca. Bên cạnh tính quy phạm , nhiều nhà Nho trong sáng tác đã phá vỡ tính quy phạm. Đó có thể xem là sự sáng tạo độc đáo của các nghệ sĩ trung đại làm cho văn học nước ta ngày càng được dân tộc hóa và hiện đại hóa. Trên đây là một số biểu hiện quy phạm của văn học Hán Nôm không chỉ phương diện phương thức diễn đạt mà còn ở chiều sâu của tư duy, quan niệm. Trong quá trình phân tích và chứng minh những biểu hiện quy phạm như là một đặc trưng của văn học trung đại, chúng tôi đã lý giải phần nào căn cứ của tính quy phạm ở văn học cổ điển. Dưới đây, người làm bài thống kê lại những cơ sở của tính quy phạm đã được nhiều công trình nghiên cứu.Ở đây chúng tôi dựa vào kết luận của tác giả Nguyễn Phong Nam ở giáo trình “Thi pháp học văn học trung đại Việt Nam”.Trước hết, xuất phát từ quy luật nhận thức của con người. Mô hình hóa thế giới vật thể, thế giới nội tâm của con người là một phương thức thuận tiện để nhận thức đối tượng, vì vậy người sáng tác văn học từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX đã vận dụng đến mức trở thành một nguyên tắc sáng tạo.Nguyên nhân trực tiếp hơn là ở yêu cầu bắt buộc của trường quy, của nguyên tắc giáo dục của chế độ phong kiến.Chế độ thi cử của mười thế kỷ trung đại với biết bao chuẩn mực quy phạm, nó trở thành chuẩn mực để thi nhân đối chiếu khi sáng tác hay thưởng thức. Nó trở thành một quy ước xã hội về văn chương. Nói về đặc trưng của văn học Hán Nôm, tính quy phạm của nó có thể nói có gốc gác từ văn chương Trung Quốc. Văn học Trung Quốc vốn sính quy phạm, điều đó đã tỏa bóng vào văn học cổ điển Việt Nam bằng con đường tiếp biến và sự khích lệ từ thiết chế chính trị, từ ý thức hệ. Tính quy phạm là những quy định chặt chẽ trong những phạm vi giới hạn đã được định sẵn mà người sáng tác văn học buộc phải tuân theo trong quá trình sáng tác. Đặc điểm này nhằm hướng tới việc giáo huấn đạo đức. Mục đích chung của các nhà Nho là giáo hóa cuộc đời dù sáng tác có lúc để tiêu khiển, một thú chơi văn hóa, tao nhã. ''Văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí'', văn thơ sáng tác là để giáo huấn đạo đức, văn thơ dùng để tải đạo, để bộc lộ ý chí, diễn đạt tiếng nói của thời đại. Ngôn ngữ sáng tác gồm chữ Hán và chữ Nôm nhưng chữ Hán được xem là chính thống. Tư duy nghệ thuật thì luôn cho rằng cái đẹp thuộc vào những khuôn mẫu định sẵn [xuân hạ thu đông, tùng trúc cúc mai, long li quy phượng, ngư tiều canh mục]. Và thể loại chủ yếu là những thể loại văn học có kết cấu cố định, chặt chẽ về số câu, số chữ, niêm luật, đối [ví dụ thơ Đường luật, cáo, phú, văn tế]. Còn hình ảnh trong thơ văn [văn liệu, thi liệu] là từ sử sách, rất lắm điển tích, điển cố hay có trong văn học, lịch sử Trung Hoa. Văn chương Trung đại Việt Nam có tính quy phạm là do nước ta tiếp biến với văn hóa, văn học Trung Quốc, một nền văn minh cổ của nhân loại, một nước láng giềng từng có ý định đồng hóa dân tộc Việt khi thống trị Việt Nam khoảng 1000 năm [Bắc thuộc]. Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố Hán và văn hóa Hán rất nhiều trong văn học trung đại. Và đến khi dân tộc ta giành được độc lập thì nước ta xây dựng nhà nước theo hình thái xã hội phong kiến, một xã hội của chữ lễ mà có thể coi quy phạm là một biểu hiện của chữ lễ đó. Tôn ti cao thấp là đặc trưng của xã hội phong kiến nên văn chương cũng có loại cao loại thấp. Tính chất cao quý từ quan niệm nguồn gốc, quan niệm sáng tác và sinh hoạt thơ văn xưa cũng góp phần tạo ra tính quy phạm. Có điều, chúng ta một mặt tiếp thu những tinh hoa của văn học Trung Quốc nhưng mặt khác lại cũng không ngừng phát triển văn học của đất nước mình theo xu hướng dân chủ hóa, dân tộc hóa. Người Việt Nam đã từng bước phá vỡ tính quy phạm đó và tạo ra vẻ đẹp độc đáo, sinh động của văn chương nước nhà thời trung đại.

Video liên quan

Chủ Đề