Thoái hóa cột sống thắt lưng tiêu chuẩn chân đoná năm 2024

Theo số liệu thống kê, tại Việt Nam, tỉ lệ thoái hóa cột sống thắt lưng ở người 60 – 69 tuổi lên tới 89%, ở người từ 25 – 45 tuổi lên tới hơn 30% và ngày càng có xu hướng trẻ hóa.

Tổng quan về thoái hóa cột sống thắt lưng

Thoái hóa cột sống là tình trạng lớp sụn khớp bị mòn, đầu xương đốt sống ma sát trực tiếp với nhau khi cơ thể vận động gây viêm, sưng bao hoạt dịch khớp, khô khớp và hình thành gai xương. Gai xương khi phát triển quá mức gây co xát, ảnh hưởng tới đốt sống, rễ thần kinh, mô mềm xung quanh.

Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh lý mãn tính, thoái hóa đĩa đệm và khớp, xương phát triển trên đốt cột sống. Bệnh gây ảnh hưởng đến khả năng vận động, tác động đến các dây thần kinh và các chức năng của cơ thể.

Nguyên nhân

Thoái hóa cột sống thắt lưng là hệ quả của việc tổn thương phần xương dưới sụn và sụn khiến đĩa đệm mất tính đàn hồi, dây chằng xơ cứng.

Nguyên nhân gây bệnh thường liên quan đến tuổi tác, thương tổn cấu trúc cột sống lâu ngày. Trong đó, bệnh có nguy cơ cao xuất hiện ở các đối tượng như:

– Người từ 50 – 60 tuổi trở lên.

– Người bị cong vẹo cột sống.

– Người có tiền sử bị gãy đốt sống, từng bị chấn thương nghiêm trọng, phẫu thuật vùng lưng.

– Người thường xuyên tham gia các hoạt động dễ va chạm ở lưng, cổ gây chấn thương.

Thoái hóa cột sống thắt lưng tiêu chuẩn chân đoná năm 2024
Thoái hóa cột sống thắt lưng là hệ quả của việc tổn thương phần xương dưới sụn và sụn

Triệu chứng

Thoái hóa cột sống thắt lưng do tuổi tác thường không xuất hiện triệu chứng khi ở giai đoạn đầu. Đôi khi, triệu chứng có thể xuất hiện khi cơ thể di chuyển đột ngột. Khi bệnh chuyển nặng, các triệu chứng trở nên rõ ràng hơn như:

– Cứng khớp, đau nhẹ sau khi hạn chế vận động trong một thời gian dài.

– Tay, chân yếu, phối hợp kém.

– Cơ bắp đau, co thắt.

– Đau đầu.

– Đi lại khó khăn, mất thăng bằng.

– Bàng quang, ruột mất kiểm soát.

– …

Tùy từng trường hợp và giai đoạn khác nhau mà các tác động bệnh không giống nhau ở mỗi cá nhân.

4 giai đoạn thoái hóa cột sống thắt lưng

Thông thường, thoái hóa cột sống vùng thắt lưng phát triển qua 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1

Người bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, ít đau. Tuy nhiên, sự lão hóa của khớp, đĩa đệm… sẽ khiến đường cong sinh lý của cột sống bị thay đổi.

Một số trường hợp nghiêm trọng, người bệnh sẽ có các triệu chứng như:

– Yếu cơ hai chân

– Mất thăng bằng

– Vận động hạn chế

Thoái hóa cột sống thắt lưng tiêu chuẩn chân đoná năm 2024
Thoái hóa đốt sống lưng thường liên quan đến tuổi tác

Giai đoạn 2

Ở giai đoạn 2, ống sống trở nên hẹp hơn gây hạn chế tầm vận động của các khớp, tư thế đứng bị thay đổi và suy giảm chiều cao. Người bệnh có thể xuất hiện các biến chứng ở cột sống lưng như:

– Hẹp đĩa đệm

– Thoát vị đĩa đệm

– Gai cột sống

Người bệnh bắt đầu xuất hiện các cơn đau khiến tình trạng căng thẳng, mệt mỏi kéo dài, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Cường độ cơn đau thường tăng khi người bệnh vận động và giảm xuống khi nghỉ ngơi.

Giai đoạn 3

Biến dạng xương có thể diễn ra nghiêm trọng khiến khả năng chuyển động, cân bằng của người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các dây thần kinh cũng bị tổn thương nặng nề, chiều cao cảm và cơ thể thường xuyên ở trong trạng thái thiếu năng lượng.

Giai đoạn 4

Các tổn thương thường chuyển thành vĩnh viễn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cơ thể:

– Teo cơ

– Biến dạng cột sống

– Đau vùng dưới lưng, lan dần xuống mông, hai chân

– Chân, tay yếu, phối hợp kém

– Nghe thấy tiếng lục cục khi thay đổi tư thế, vận động, xoay người

Ở giai đoạn này, người bệnh có thể phải đối mặt với biến chứng bại chân hoặc tàn phế.

Chẩn đoán thoái hóa cột sống thắt lưng

Để chẩn đoán chính xác thoái hóa cột sống thắt lưng, bên cạnh việc thăm khám lâm sàng, bác sĩ thường chỉ định người bệnh làm một số xét nghiệm như:

– Xét nghiệm máu toàn phần

– Chụp X-quang ở tư thế thẳng, nghiêng để phát hiện cột sống bị hẹp, gai xương sống, hẹp lỗ liên hợp đốt sống.

– Chụp cộng hưởng từ

Phương pháp điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng

Với các trường hợp thoái hóa nhẹ, ít đau, thỉnh thoảng cứng khớp thì người bệnh đa phần không cần điều trị và chỉ cần chăm sóc phù hợp tại nhà. Với các trường hợp nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể được áp dụng phương pháp điều trị thay thế, điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật, tùy theo mức độ tổn thương.

Thoái hóa cột sống thắt lưng tiêu chuẩn chân đoná năm 2024
Các trường hơp thoái hóa cột sống thắt lưng nhẹ có thể tự điều trị tại nhà

Chăm sóc tại nhà

Khi xuất hiện các cơn đau do thoái hóa cột sống, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp đơn giản và hữu ích như:

– Dùng thuốc giảm đau không kê đơn

– Hoạt động thể chất với các động tác thể dục mức độ nhẹ như: đi bộ, bơi lội… để tăng cường sức mạnh cơ bắp, tăng độ mềm dẻo cho các khớp.

– Ngồi, đứng, đi đúng tư thế

– Tập vật lý trị liệu

– Nghỉ ngơi hợp lý

Điều trị thay thế

Để kiểm soát cơn đau do thoái hóa cột sống thắt lưng và giảm bớt các triệu chứng, người bệnh có thể sử dụng các phương pháp điều trị thay thế như:

– Xoa bóp

– Nắn chỉnh cột sống

– Châm cứu

– Kích thích điện

– Điều trị bằng siêu âm

Điều trị bằng thuốc

Tùy theo tình trạng bệnh lý mà bác sĩ có thể chỉ định loại thuốc phù hợp:

– Thuốc giảm đau kê đơn, thuốc giảm đau thần kinh

– Thuốc giãn cơ

– Steroid dạng uống hoặc tiêm khi cần thiết

Phẫu thuật

Với các trường hợp xuất hiện triệu chứng nặng, kéo dài và không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật.

Trong đó, phẫu thuật thường được áp dụng với các trường hợp cụ thể như:

– Không đáp ứng với phác đồ điều trị nội khoa sau 3 tháng

– Rễ thần kinh, tủy sống có dấu hiệu bị chèn ép

– Trượt đốt sống độ 3, 4

– Tổn thương đĩa đệm nặng nề, cần thay đĩa đệm nhân tạo

– Đau thần kinh tọa kéo dài, hẹp ống sống nghiêm trọng

Trên đây là những thông tin chung về thoái hóa cột sống thắt lưng. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.