Thông tư 14 về chăm sóc sức khỏe ban đầu

Sức khỏe là tài sản quý giá đối với mỗi chúng ta, vì vậy bạn nên trân trọng và học cách chăm sóc. Hiện nay, nhà nước và các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm tới vấn đề chăm sóc sức khỏe cho người lao động. Khám sức khỏe theo thông tư 14 là một trong những nội dung người lao động không thể bỏ qua, nhờ vậy, bạn sẽ sở hữu sức khỏe tốt để cống hiến cho xã hội.

1. Khám sức khỏe theo thông tư 14 dành cho đối tượng nào?

Trước khi tìm hiểu nội dung và các bước khi tiến hành Khám sức khỏe theo hướng dẫn của Thông tư 14, chúng ta cần nắm được đối tượng được áp dụng là những ai? Nếu đã tìm hiểu, chắc hẳn bạn sẽ biết được hầu hết Thông tư 14 áp dụng cho hầu hết các đối tượng, đa phần là người có quốc tịch Việt Nam.

Khám sức khỏe theo thông tư 14 áp dụng cho người lao động và học sinh, sinh viên trước khi nhập học.

Đây là cơ hội để người lao động được khám sức khỏe định kỳ hoặc áp dụng đối với học sinh, sinh viên trước khi nhập học, người mới được tuyển dụng,…

Tuy nhiên, một số trường hợp không được quy định thực hiện khám sức khỏe theo hướng dẫn của Thông tư 14. Trong đó, chúng ta có thể kể tới trường hợp bệnh nhân khám ngoại trú hoặc nội trú ở cơ sở KBCB. Bên cạnh đó, những người được tiến hành khám nhằm mục đích giám định pháp y, y khoa cũng không nằm trong đối tượng của Thông tư.

Khám sức khỏe theo thông tư 14 cũng không bao gồm trường hợp khám bệnh nghề nghiệp, hoặc khám với mục đích là lấy giấy chứng thương, khám giám định pháp y, khám giám định tâm thần,… Ngoài ra, những bạn có nhu cầu khám sức khỏe để thi tuyển vào quân đội, công an sẽ không phải là đối tượng được quy định trong Thông tư 14 do Bộ Y tế ban hành.

Đây là những thông tin cực kỳ quan trọng bạn cần nắm được. Nhờ đó, chúng ta có thể nắm được mình có phải đối tượng phù hợp như trong quy định để thực hiện khám sức khỏe tổng quát hay không?

2. Vai trò của việc khám sức khỏe định kỳ

Có lẽ ai cũng hiểu được sức khỏe quan trọng như thế nào đối với cuộc sống, nếu không có sức khỏe, ta chẳng thể nào làm được việc. Chính vì thế nhà nước và các doanh nghiệp cũng rất quan tâm và tạo điều kiện để mọi người chăm sóc, bảo vệ sức khỏe.

Khám sức khỏe theo thông tư 14 là cơ hội để chúng ta kiểm tra tình hình sức khỏe của bản thân, điều chỉnh thói quen sinh hoạt trở nên lành mạnh hơn. Nếu phát hiện cơ thể có vấn đề, các bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên phù hợp để cải thiện tình trạng cho bạn. Có thể nói, đây là một trong những quyền lợi không thể thiếu đối với người lao động.

Thông qua những buổi kiểm tra tổng quát, bạn sẽ nắm được tình trạng sức khỏe của mình.

Nhờ những buổi kiểm tra sức khỏe định kỳ, rất nhiều người đã phát hiện sớm mình đang mắc bệnh lây nhiễm nguy hiểm. Trong đó, một số căn bệnh có thể kể đến như: đái tháo đường, tăng huyết áp, viêm gan B,… Đặc biệt, bạn cũng được tầm soát, phát hiện và điều trị kịp thời những căn bệnh hiểm nghèo.

Việc thực hiện khám sức khỏe tổng quát là cực kỳ cần thiết, nhờ vậy bạn sẽ sở hữu sức khỏe tốt nhất để cống hiến cho nền kinh tế nước nhà. Với những người lao động làm việc trong môi trường độc hại, chúng ta lại càng phải quan tâm đến việc kiểm tra và chăm sóc sức khỏe.

3. Nội dung của Thông tư 14

Khám sức khỏe theo thông tư 14 bao gồm những nội dung nào” - Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Giống như những buổi kiểm tra sức khỏe định kỳ thông thường, ban đầu bệnh nhân sẽ được các bác sĩ hỏi về tình trạng sức khỏe hiện tại. Đây là cơ sở để họ dễ dàng chẩn đoán và theo dõi sức khỏe hiệu quả và chính xác nhất.

Nếu gia đình bạn có tiền sử mắc những bệnh di truyền, bạn nên thông báo với bác sĩ để được tiến hành các xét nghiệm kiểm tra nhé!

Thông thường, bạn sẽ được kiểm tra một vài chỉ số cơ bản của cơ thể, đó là chiều cao, cân nặng, chỉ số huyết áp. Sau đó, bác sĩ sẽ yêu cầu chúng ta đi kiểm tra nội tổng quát để họ nắm được tình trạng hoạt động các cơ quan bên trong cơ thể bạn. Quá trình này bao gồm: khám tim phổi, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa,… Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng được kiểm tra về thị lực và khám răng - hàm - mặt, tai - mũi - họng.

Khám nội khoa là một trong những bước quan trọng.

Ngoài ra, để đưa ra kết luận chính xác nhất, người lao động sẽ được thực hiện một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh. Trong đó, một số phương pháp thường được sử dụng đó là: chụp X - quang tim phổi, siêu âm ổ bụng,… Các bác sĩ cũng sẽ yêu cầu bạn tiến hành xét nghiệm máu, nước tiểu,…

4. Lưu ý khi đi khám sức khỏe

Khám sức khỏe theo thông tư 14 cần chuẩn bị những gì? Đầu tiên, các bạn hãy chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, đó là sổ khám sức khỏe, giấy giới thiệu của đơn vị bạn công tác, kèm giấy tờ tùy thân, ảnh thẻ để nhận diện. Với những người mắc bệnh và đang được điều trị, bạn nên mang theo hồ sơ bệnh án, nhờ vậy các bác sĩ có thể theo dõi và chẩn đoán chính xác nhất.

Một số người hay có tâm lý hồi hộp, lo lắng trước khi đi khám, tuy nhiên bạn không cần quá căng thẳng. Điều quan trọng nhất bạn nên làm đó là giữ một tinh thần thoải mái, vui vẻ, như vậy kết quả sẽ đảm bảo tính chính xác.

Các bác sĩ cũng lưu ý chúng ta không nên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia hoặc hút thuốc lá, ăn đồ cay nóng quá nhiều trước khi đi khám. Đặc biệt, với một số xét nghiệm, bạn nên nhịn ăn, nhịn tiểu và uống nhiều nước.

Chúng ta nên giữ tinh thần thoải mái trước khi đi khám.

5. Địa chỉ khám sức khỏe uy tín

Một trong những địa chỉ khám sức khỏe tổng quát được nhiều người tin tưởng đó là Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Chúng tôi rất tự hào khi có tới hơn 24 năm kinh nghiệm trong việc khám và điều trị bệnh. Đặc biệt, bệnh viện sở hữu đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm khám sức khỏe tổng quát.

Khám sức khỏe theo thông tư 14, bạn nên lựa chọn Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC bởi chúng tôi sở hữu hệ thống trang thiết bị hiện đại với trung tâm xét nghiệm đạt chuẩn ISO 15189:2012.

Những bệnh nhân có nhu cầu khám theo BHYT thì hãy ghé qua 1 trong 2 cơ sở, số 42 - 44 Nghĩa Dũng hoặc số 99 Trích Sài, Tây Hồ nhé! Ngoài ra, bệnh viện đang triển khai chính sách bảo lãnh viện phí rất hấp dẫn và hợp tác với gần 40 công ty bảo hiểm.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ uy tín, chất lượng hàng đầu.

Có thể nói, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe là nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi chúng ta. Khám sức khỏe theo thông tư 14 là điều bạn không nên bỏ qua, nhờ vậy chúng ta đảm bảo sức khỏe tốt nhất để lao động, cống hiến. Những bạn có nhu cầu trải nghiệm dịch vụ của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC thì hãy liên lạc ngay với tổng đài 1900 56 56 56 nhé!

BỘ TÀI CHÍNH
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc********

Số: 14/2007/TT-BTC

Hà Nội, ngày 08 tháng 03 năm 2007 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG KINH PHÍ THỰC HIỆN CÔNG TÁC Y TẾ TRONG CÁC TRƯỜNG HỌC

Căn cứ Chỉ thị số 23/2006/CT-TTg ngày 12/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác y tế trong trường học;
Sau khi lấy ý kiến tham gia của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Bộ Nội vụ và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Tài chính hướng dẫn sử dụng kinh phí thực hiện công tác y tế trong các trường học như sau:

I - QUY ĐỊNH CHUNG

1. Đối tượng thực hiện Thông tư này là các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định của Luật Giáo dục [sau đây gọi tắt là cơ sở giáo dục].

2. Nguồn kinh phí thực hiện công tác y tế trường học:

 - Nguồn ngân sách nhà nước bố trí trong chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo hàng năm của các cơ sở giáo dục theo phân cấp ngân sách hiện hành.

 - Nguồn kinh phí được để lại từ Quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tự nguyện của đối tượng học sinh, sinh viên theo quy định hiện hành.

 - Nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

 - Nguồn thu hợp pháp khác [nếu có].

3. Kinh phí bảo đảm cho công tác y tế trường học phải được sử dụng đúng mục đích, chế độ và các quy định cụ thể tại Thông tư này.

4. Các cơ sở giáo dục ngoài công lập được vận dụng các quy định tại Thông tư này để thực hiện công tác y tế trường học và được hạch toán các khoản chi vào chi phí của cơ sở giáo dục ngoài công lập.

II/ NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

1/ Nội dung chi của công tác y tế trong trường học:

 a] Chi tiền lương, các khoản phụ cấp, các khoản đóng góp theo lương, làm thêm giờ [nếu có] của cán bộ chuyên trách y tế trường học, được đào tạo chuyên môn y tế: Chế độ lương, các khoản phụ cấp, các khoản đóng góp theo lương thực hiện theo lương ngạch, bậc y tế quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

 b] Chi các hoạt động chuyên môn:

 - Chi thực hiện hoạt động chăm sóc, bảo vệ và tư vấn sức khoẻ học sinh, sinh viên, bao gồm:

 + Sơ cấp cứu, xử lý ban đầu cho học sinh, sinh viên khi bị tai nạn thương tích và các bệnh thông thường trong thời gian đang học và tham gia các hoạt động khác tại trường.

 + Chi mua thuốc cho tủ thuốc của trường theo danh mục do Bộ Y tế quy định.

 + Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ và phân loại sức khoẻ cho học sinh, sinh viên 01 lần/năm vào đầu năm học thông qua hợp đồng với cơ sở y tế theo mức chi hiện hành về việc thu một phần viện phí.

 + Chi mua văn phòng phẩm, tủ tài liệu phục vụ việc quản lý hồ sơ sức khoẻ học sinh, sinh viên tại trường.

 + Chi mua sách, tài liệu, dụng cụ phục vụ giảng dạy để tổ chức các bài học ngoại khoá về giáo dục sức khoẻ, tư vấn sức khoẻ, sức khoẻ sinh sản vị thành niên và kế hoạch hoá gia đình cho học sinh, sinh viên.

 - Chi mua sắm các tài liệu, dụng cụ phục vụ cho hoạt động tuyên truyền, giáo dục truyền thông về sức khoẻ tại trường học như: Phòng, chống các bệnh tật học đường; dịch bệnh truyền nhiễm, lây lan trong học đường, HIV/AIDS; tai nạn thương tích; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm [đồ ăn, nước uống]; xử lý vệ sinh môi trường, phòng chống các bệnh lây lan trong phạm vi nhà trường; vận động học sinh, sinh viên tham gia tiêm chủng,....do cơ quan có thẩm quyền phát hành. Trường hợp thực sự cần thiết, các đơn vị có thể xây dựng, in ấn mẫu biểu, tài liệu riêng để thực hiện.

 - Chi tập huấn chuyên môn y tế cho cán bộ y tế trường học theo quy định hiện hành về chế độ công tác phí, hội nghị phí.

 - Chi kiểm tra các yếu tố vệ sinh học đường.

 c] Chi mua sắm, sửa chữa:

 - Chi mua trang thiết bị y tế và đồ dùng tối thiểu cần thiết cho Phòng [Trạm] y tế trong các trường học theo danh mục quy định của Bộ Y tế.

 - Chi bảo trì, sửa chữa các trang thiết bị y tế phục vụ cho các hoạt động về y tế trường học.

 d] Các khoản chi khác về thực hiện công tác y tế trường học.

2/ Công tác lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí thực hiện công tác y tế trường học được thực hiện theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

Riêng năm 2007, các cơ sở giáo dục chủ động sử dụng dự toán chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã được giao để thực hiện công tác y tế trường học.

Từ năm 2008, các cơ sở giáo dục lập dự toán chi thực hiện nhiệm vụ này và tổng hợp trong dự toán chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo của đơn vị theo quy định.

Đối với nguồn kinh phí được để lại từ Quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tự nguyện của đối tượng học sinh, sinh viên: Các cơ sở giáo dục có trách nhiệm quản lý, sử dụng và quyết toán với cơ quan bảo hiểm xã hội theo quy định hiện hành .

III - TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

Nơi nhận:

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Văn phòng Quốc hội;


- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng TW Đảng và các Ban của Đảng;
- Viện Kiểm sát NDTC;
- Toà án NDTC; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- Cơ quan TW của các Hội, đoàn thể;


- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Sở Tài chính, KBNN các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Sở Giáo dục và đào tạo các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Sở Y tế các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Sở Lao động, Thương binh và XH các tỉnh, TP trực thuộc TW;

- Công báo;


- Cục Kiểm tra văn bản [Bộ Tư pháp];
- Website Chính phủ;
- Website Bộ Tài chính;
- Lưu VT, Vụ HCSN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG  

Đỗ Hoàng Anh Tuấn

Video liên quan

Chủ Đề