Thủ tục tạm ứng hợp đồng xây dựng

Trường hợp bảo lãnh tạm ứng hợp đồng thực hiện dự án đầu tư công [Ảnh minh họa]

Theo đó, quy định về bảo lãnh tạm ứng hợp đồng đối với dự án đầu tư công như sau:

Đối với các hợp đồng có giá trị tạm ứng hợp đồng lớn hơn 01 tỷ đồng yêu cầu phải có bảo lãnh tạm ứng:

Chủ đầu tư gửi đến cơ quan kiểm soát, thanh toán bảo lãnh tạm ứng hợp đồng của nhà thầu hoặc nhà cung cấp với giá trị của từng loại tiền tương đương khoản tiền tạm ứng trước khi cơ quan kiểm soát, thanh toán thực hiện việc chuyển tiền tạm ứng hợp đồng cho chủ đầu tư để thực hiện tạm ứng vốn cho nhà thầu hoặc nhà cung cấp.

Giá trị của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng sẽ được giảm trừ tương ứng với giá trị tiền tạm ứng đã thu hồi qua mỗi lần thanh toán giữa bên giao thầu và bên nhận thầu.

Chủ đầu tư đảm bảo và chịu trách nhiệm về giá trị của bảo lãnh tạm ứng phải tương ứng với số dư tiền tạm ứng còn lại.

Về thời gian có hiệu lực

Thời gian có hiệu lực của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng phải được kéo dài cho đến khi chủ đầu tư đã thu hồi hết số tiền tạm ứng và phải được quy định cụ thể trong hợp đồng và trong văn bản bảo lãnh tạm ứng.

Trường hợp bảo lãnh tạm ứng hết thời hạn, chủ đầu tư có trách nhiệm làm thủ tục gia hạn bảo lãnh tạm ứng và gửi cơ quan kiểm soát, thanh toán để làm căn cứ kiểm soát chi theo quy định. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm theo dõi về thời gian hiệu lực của bảo lãnh tạm ứng.

Các trường hợp không yêu cầu bảo lãnh tạm ứng:

- Hợp đồng có giá trị tạm ứng hợp đồng nhỏ hơn hoặc bằng 01 tỷ đồng, hợp đồng đơn giản, quy mô nhỏ thì thực hiện theo thỏa thuận tại hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu và xây dựng.

- Hợp đồng xây dựng theo hình thức tự thực hiện bao gồm cả hình thức do cộng đồng dân cư thực hiện theo các chương trình mục tiêu quốc gia.

- Hợp đồng ủy thác quản lý dự án.

- Các công việc thực hiện không thông qua hợp đồng và công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư [trừ trường hợp công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải xây dựng các công trình].

- Các trường hợp tạm ứng chi phí ban quản lý dự án cho các chủ đầu tư, ban quản lý dự án.

Nghị định 99/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.

Ngọc Nhi

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Đăng lúc: 14:45, Thứ Ba, 19-04-2016 - Lượt xem: 82046

Thông thường, ngay sau khi hợp đồng thi công xây dựng [hoặc mua sắm thiết bị, tư vấn,...] có hiệu lực, Bên B cần tiến hành các thủ tục để nhận tiền tạm ứng hợp đồng từ Bên A.

Hồ sơ tạm ứng hợp đồng bao gồm:

1. Giấy đề nghị tạm ứng hợp đồng.

2. Chứng thư bảo lãnh thực hiện hợp đồng của Bên B do Ngân hàng cấp:

- Thông thường có giá trị khoảng 10% tổng giá trị hợp đồng sau thuế.

- Có thời hạn bằng hoặc lớn hơn thời gian thực hiện hợp đồng.

3. Chứng thư bảo lãnh tiền tạm ứng của Bên B do Ngân hàng cấp:

- Có giá trị bằng số tiền đề nghị tạm ứng, do Bên A và Bên B thỏa thuận trong hợp đồng.

- Có thời hạn đến khi nào Bên A thu hồi hết số tiền tạm ứng.

Lưu ý:

- Bên B nên xin phê duyệt của Bên A chấp thuận Ngân hàng phát hành bảo lãnh trước khi thực hiện các công việc tiếp theo.

- Trước khi đề nghị ngân hàng phát hành Chứng thư bảo lãnh, Bên B và Bên A nên thảo luận trước các nội dung trong bảo lãnh để tránh tình trạng đổi sửa nhiều lần.

-------------------------------

Mời các bạn tham khảo mẫu [chuẩn] tại đây: 

Phòng Kỹ thuật

Từ khóa: mẫu, đề nghị, tạm ứng, thanh toán, bảo lãnh, hợp đồng,


Thông tư này quy định quyết toán đối với các dự án đầu tư, nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, nhiệm vụ quy hoạch sử dụng nguồn vốn nhà nước sau khi hoàn thành hoặc dừng thực hiện vĩnh viễn theo văn bản cho phép dừng hoặc cho phép chấm dứt thực hiện dự án của người có thẩm quyền quyết định phê duyệt dự án.


Thông tư này hướng dẫn đo bóc khối lượng xây dựng công trình làm cơ sở để xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách và dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư [PPP].


Việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho Nhà đầu tư BT được thực hiện theo nguyên tắc ngang giá. Đây là nguyên tắc quan trọng để đảm bảo công bằng lợi ích của nhà nước cũng như nhà đầu tư.


Hướng dẫn đo bóc khối lượng xây dựng công trình kèm theo Quyết định này là cơ sở để các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham khảo, sử dụng vào việc xác định khối lượng xây dựng của công trình và chi phí đầu tư xây dựng công trình.


Thông tư 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước quy định quyết toán đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước, sau khi hoàn thành hoặc dừng thực hiện vĩnh viễn do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.


Thông tư 08/2016/TT-BTC được Bộ Tài Chính ban hành ngày 18/01/2016, thay thế cho Thông tư 86/2011/TT-BTC về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước quy định về thẩm định nguồn vốn đầu tư, thẩm tra phân bổ vốn đầu tư; thanh toán vốn đầu tư; điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn NSNN;…


Việc tạm ứng vốn của chủ đầu tư cho nhà thầu chỉ cho các công việc cần thiết phải tạm ứng trước và phải được quy định rõ đối tượng, nội dung và công việc cụ thể trong hợp đồng.


Việc điều chỉnh giá hợp đồng phải được các bên thoả thuận và quy định cụ thể trong hợp đồng về các trường hợp được điều chỉnh giá hợp đồng, trình tự, phạm vi, phương pháp và căn cứ điều chỉnh giá hợp đồng. Phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng phải phù hợp với loại giá hợp đồng, tính chất công việc trong hợp đồng.


Hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Bạn đã thỏa mãn với các nội dung trình bày nêu trên chưa? Nếu chưa thấy hài lòng, bạn có thể tìm kiếm các bài viết khác trong THƯ VIỆN của VNT lên bằng cách nhập "Từ khóa" vào ô tìm kiếm sau:

Ví dụ: Khi cần tìm TCVN 4453:1995 - Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối - Quy phạm thi công và nghiệm thu, bạn hãy nhập "4453" hoặc từ "bê tông" ... bla... bla... vào ô tìm kiếm.


Xin trân trọng cảm ơn Quý vị đã truy cập website tìm hiểu thông tin và dịch vụ của VNT. Khi cần dịch vụ Tư vấn giám sát hoặc các dịch vụ khác của chúng tôi, vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây: - Trụ sở công ty: 285A Ngô Gia Tự - Quận Long Biên - Hà Nội - Điện thoại: 024.66.809.810 - Hotline: 098.999.6440

- Email: - Hoặc bấm vào đây để trao đổi trực tiếp với chúng tôi.

Trang chủ | Giới thiệu | Dịch vụ | Dự án | Thư viện | Tin tức | Liên hệ

Công ty tôi đang thỏa thuận ký kết hợp đồng thi công xây dựng công trình với công ty B. Để thống nhất về mức tạm ứng Hợp đồng chúng tôi muốn hỏi về mức tạm ứng tối thiểu đối với hợp đồng thi công xây dựng công trình theo quy định hiện nay. Rất mong được cơ quan giải đáp

Trả lời:

Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng.

2. Bên giao thầu là chủ đầu tư hoặc đại diện của chủ đầu tư hoặc tổng thầu hoặc nhà thầu chính.

3. Bên nhận thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính khi bên giao thầu là chủ đầu tư; là nhà thầu phụ khi bên giao thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính. Bên nhận thầu có thể là liên danh các nhà thầu.

Điều 18. Tạm ứng hợp đồng xây dựng

1. Tạm ứng hợp đồng xây dựng là khoản kinh phí mà bên giao thầu ứng trước không lãi suất cho bên nhận thầu để thực hiện các công tác chuẩn bị cần thiết trước khi triển khai thực hiện các công việc theo hợp đồng.

2. Việc tạm ứng hợp đồng chỉ được thực hiện sau khi hợp đồng xây dựng có hiệu lực, riêng đối với hợp đồng thi công xây dựng thì phải có cả kế hoạch giải phóng mặt bằng theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng, đồng thời bên giao thầu đã nhận được bảo lãnh tiền tạm ứng [nếu có] tương ứng với giá trị của từng loại tiền mà các bên đã thỏa thuận.

3. Mức tạm ứng, thời điểm tạm ứng và việc thu hồi tạm ứng phải được các bên thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng. Mức tạm ứng và số lần tạm ứng hợp đồng xây dựng phải được ghi cụ thể trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu hoặc trong dự thảo hợp đồng xây dựng gửi cho bên nhận thầu để bên nhận thầu làm cơ sở tính toán giá dự thầu, giá đề xuất.

4. Bảo lãnh tạm ứng hợp đồng:

a] Đối với hợp đồng xây dựng có giá trị tạm ứng hợp đồng lớn hơn 01 tỷ đồng, trước khi bên giao thầu thực hiện việc tạm ứng hợp đồng cho bên nhận thầu, bên nhận thầu phải nộp cho bên giao thầu bảo lãnh tạm ứng hợp đồng với giá trị và loại tiền tương đương khoản tiền tạm ứng hợp đồng. Không bắt buộc phải bảo lãnh tạm ứng hợp đồng đối với các hợp đồng xây dựng có giá trị tạm ứng hợp đồng nhỏ hơn hoặc bằng 01 tỷ đồng và các hợp đồng xây dựng theo hình thức tự thực hiện bao gồm cả hình thức do cộng đồng dân cư thực hiện theo các chương trình mục tiêu.

a1] Riêng hợp đồng đơn giản, quy mô nhỏ, chủ đầu tư xem xét, quyết định việc thực hiện bảo lãnh tạm ứng hợp đồng đảm bảo phù hợp với tính chất công việc của hợp đồng và giảm bớt thủ tục không cần thiết.

b] Trường hợp bên nhận thầu là liên danh các nhà thầu thì từng thành viên trong liên danh phải nộp cho bên giao thầu bảo lãnh tạm ứng hợp đồng với giá trị tương đương khoản tiền tạm ứng cho từng thành viên, trừ trường hợp các thành viên trong liên danh thỏa thuận để nhà thầu đứng đầu liên danh nộp bảo lãnh tạm ứng hợp đồng cho bên giao thầu.

c] Thời gian có hiệu lực của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng phải được kéo dài cho đến khi bên giao thầu đã thu hồi hết số tiền tạm ứng. Giá trị của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng sẽ được giảm dần tương ứng với giá trị tiền tạm ứng đã thu hồi qua mỗi lần thanh toán giữa các bên.

5. Mức tạm ứng hợp đồng không được vượt quá 50% giá trị hợp đồng tại thời điểm ký kết [bao gồm cả dự phòng nếu có], trường hợp đặc biệt thì phải được Người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép hoặc Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân cấp tỉnh; Chủ tịch hội đồng thành viên, Chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn, tổng công ty đối với trường hợp Người có thẩm quyền quyết định đầu tư là Thủ tướng Chính phủ; mức tạm ứng tối thiểu được quy định như sau:

a] Đối với hợp đồng tư vấn: - 15% giá hợp đồng đối với hợp đồng có giá trị trên 10 tỷ đồng.

- 20% giá hợp đồng đối với các hợp đồng có giá trị đến 10 tỷ đồng.

b] Đối với hợp đồng thi công xây dựng công trình: - 10% giá hợp đồng đối với hợp đồng có giá trị trên 50 tỷ đồng. - 15% giá hợp đồng đối với hợp đồng có giá trị từ 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng.

- 20% giá hợp đồng đối với các hợp đồng có giá trị dưới 10 tỷ đồng.

c] Đối với hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ, hợp đồng EC, EP, PC và EPC, hợp đồng chìa khóa trao tay và các loại hợp đồng xây dựng khác: 10% giá hợp đồng.

d] Trường hợp các bên thỏa thuận tạm ứng ở mức cao hơn mức tạm ứng tối thiểu nêu tại Điểm a, b, c Khoản này, thì phần giá trị hợp đồng tương ứng với mức tạm ứng hợp đồng vượt mức tạm ứng tối thiểu sẽ không được điều chỉnh giá kể từ thời điểm tạm ứng.

đ] Tiền tạm ứng được thu hồi dần qua các lần thanh toán, mức thu hồi của từng lần do hai bên thống nhất ghi trong hợp đồng nhưng phải bảo đảm tiền tạm ứng được thu hồi hết khi giá trị thanh toán đạt 80% giá hợp đồng đã ký kết.

5a. Riêng hợp đồng đơn giản, quy mô nhỏ, việc tạm ứng hoặc không tạm ứng do bên giao thầu và bên nhận thầu xem xét, thống nhất theo đề nghị của bên nhận thầu bảo đảm phù hợp với yêu cầu của gói thầu, giảm bớt thủ tục không cần thiết

6. Bên nhận thầu phải sử dụng tạm ứng hợp đồng đúng mục đích, đúng đối tượng, có hiệu quả. Nghiêm cấm việc tạm ứng mà không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích của hợp đồng xây dựng đã ký.

7. Đối với việc sản xuất các cấu kiện, bán thành phẩm có giá trị lớn, một số vật liệu phải dự trữ theo mùa thì bên giao thầu, bên nhận thầu thỏa thuận kế hoạch tạm ứng và mức tạm ứng để bảo đảm tiến độ thực hiện hợp đồng.

- Tại điểm 3 mục 2 văn bản số 10254/BTC-ĐT ngày 27/5/2015 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn mức tạm ứng đối với công việc của dự án được thực hiện theo hợp đồng quy định:

2. Kể từ ngày 15/6/2015 [ngày có hiệu lực của Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/04/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng], mức tạm ứng được thực hiện như sau:

[3]. Mức vốn tạm ứng:

a. Mức vốn tạm ứng tối thiểu: - Đối với hợp đồng thi công xây dựng: + Hợp đồng có giá trị dưới 10 tỷ đồng, mức vốn tạm ứng tối thiểu bằng 20% giá trị hợp đồng; + Hợp đồng có giá trị từ 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng, mức vốn tạm ứng tối thiểu bằng 15% giá trị hợp đồng; + Hợp đồng có giá trị trên 50 tỷ đồng, mức vốn tạm ứng tối thiểu bằng 10% giá trị hợp đồng.         

b. Mức tạm ứng tối đa của các loại hợp đồng trên là 50% giá trị hợp đồng tại thời điểm ký kết [bao gồm cả dự phòng nếu có], trường hợp đặc biệt thì phải được Người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép hoặc Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Chủ tịch hội đồng thành viên, Chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn, tổng công ty đối với trường hợp Người có thẩm quyền quyết định đầu tư là Thủ tướng Chính phủ.

Như vậy, mức tạm ứng đối với hợp đồng thi công xây dựng công trình thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 18 và hướng dẫn tại điểm 3 mục 2 văn bản số 10254/BTC-ĐT ngày 27/5/2015 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn mức tạm ứng đối với công việc của dự án được thực hiện theo hợp đồng như dẫn chiếu ở trên.

Gia Khanh

Văn Bản Pháp Quy

Video liên quan

Chủ Đề