Thuốc chữa đau vai gáy tê bì chân tay

Hỏi

Mình đau mỏi vai gáy thường xuyên, đau lan lên đầu và chân tay tê bì. Nằm ngủ dậy hay tê cứng phần tay, cơ đau và vai gáy đau. Các khớp ngón tay có triệu chứng cứng, cử động cơ về chậm hơn. Nếu ngồi ở 1 tư thế nhiều hơn 5 phút sẽ bị tê ở vùng mông xương chân. Xin bác sĩ tư vấn giúp tôi đau mỏi vai gáy, tê bì tay chân là bệnh gì? Nên đi khám chuyên khoa nào? Nên khám như thế nào để ra bệnh?

Phạm Thị Tâm [Hà Nội]

Chào bác sĩ, bác sĩ cho em hỏi đau mỏi lưng dưới gáy kèm tê hai cánh tay là triệu chứng bệnh gì ạ? Mong được bác sĩ tư vấn, cảm ơn bác sĩ

Vũ Triều [1995]

Trả lời

Chào chị! Đau mỏi vai gáy thường ở những bệnh lý về cột sống cổ, đôi khi gặp ở những bệnh lý cơ xương khớp liên quan đến tư thế làm việc hoặc thói quen sinh hoạt hàng ngày.

Trường hợp của chị nên đi khám về chuyên khoa Cơ-Xương-Khớp hoặc Nội Thần kinh để khám và làm thêm cận lâm sàng nhằm chẩn đoán hiện tượng đau mỏi vai gáy, tê bì tay chân là bệnh gì.

Nếu còn thắc mắc, chị có thể đến thăm khám trực tiếp tại các bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để được bác sĩ chuyên môn tư vấn điều trị. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã và đang triển khai gói khám Gói tầm soát, sàng lọc các bệnh lý khớp vai giúp khách hàng Sàng lọc & phát hiện sớm bệnh lý về khớp vai để từ đó có biện pháp điều trị thích hợp, kịp thời. Các chẩn đoán nhằm đưa ra phác đồ điều trị bao gồm:

  • Siêu âm khớp vai
  • Một lần chụp X-quang ngực thẳng
  • Một lần chụp X-quang khớp vai 2 tư thế
  • Xét nghiệm máu [Công thức máu, Đông máu]

Quá trình tầm soát nếu phát hiện bệnh lý khớp vai thì khách hàng sẽ được các bác sĩ tư vấn trực tiếp và thực hiện điều trị chuyên sâu ngay tại Vinmec. Đặc biệt với ứng dụng phương pháp tiêm PRP [huyết tương giàu tiểu cầu] trong điều trị viêm khớp vai sẽ giúp khắc phục bệnh hiệu quả, tỉ lệ thành công cao và giảm tác dụng phụ so với các phương pháp điều trị thông thường [thuốc NSAID, tiêm corticoid]

Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi đến các bác sĩ Vinmec.

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Tung Hoành - Bác sĩ Tim mạch Can thiệp - Khoa Hồi sức - Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Đau mỏi vai gáy tê bì chân tay gây ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống của nhiều người. Tình trạng này xuất hiện phổ biến ở người trưởng thành. Nguyên nhân thường do thói quen sinh hoạt, lao động không khoa học gây ra. Bên cạnh đó, đây cũng có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý về xương khớp mà người bệnh không nên chủ quan.

Đau mỏi vai gáy tê bì chân tay cảnh báo bệnh gì?

Tình trạng máu huyết không lưu thông bình thường đến khu vực cổ, vai, gáy khiến khu vực này bị đau mỏi, kèm theo đó là hiện tượng tay chân tê bì. Đau mỏi vai gáy tê bì chân tay còn có thể hình thành bởi phản ứng cơ học khi cơ thể ngồi không đúng tư thế, vận động hoặc chơi thể thao, lao động quá mức.

Người gặp phải tình trạng này sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, cứng cổ, đau ở khu vực vai gáy, chân tay. Trường hợp nặng, người bệnh còn bị đau đầu, xuất hiện cảm giác sợ tiếng động, ánh sáng,…Một số nguyên nhân trong sinh hoạt và lao động gây nên tình trạng này có thể kể đến như:

  • Ngủ và sinh hoạt không đúng tư thế 

Tư thế sinh hoạt và ngủ là yếu tố gây nên một số cơn đau trên cơ thể. Nhất là khi thực hiện sai tư thế, đây có thể là nguyên nhân gây ra chứng đau mỏi vai gáy tê bì chân tay. 

Chẳng hạn như ngồi ghế không phù hợp với chiều cao trong thời gian dài, đánh máy không đúng cách, nằm kê đầu quá cao khi ngủ, sử dụng tay kê đầu, cúi đầu quá lâu,…khiến cho mạch máu và dây thần kinh bị chèn ép. Chính vì điều này mà người bệnh gặp phải những cơn đau nhức khó chịu tại khu vực cổ, vai, gáy.

Người có công việc ngồi nhiều từ 7 – 8 tiếng mỗi ngày thường có nguy cơ mắc chứng đau mỏi vai gáy tê bì chân tay cao. Bởi khi đó, cơ thể không tuần hoàn máu được thuận lợi khiến cho các cơ bị kích thích, gây rối loạn. Tình trạng này khá phổ biến ở nhóm đối tượng làm việc văn phòng, người phải lái xe đường dài, công nhân làm việc một chỗ trong xưởng,…

Ngồi làm việc trong thời gian dài khiến vùng cổ vai gáy bị đau mỏi khó chịu

Cơ thể bị căng thẳng, áp lực trong thời gian dài cũng là nguyên nhân làm xuất hiện các cơn đau mỏi ở khu vực cổ vai gáy và chân tay. Chính bởi nguyên nhân này làm cho quá trình tuần hoàn máu bị đình trệ đến các chi, cột sống. 

Vì không được nạp đủ lượng oxy cần thiết, dây thần kinh, mạch máu cũng bị chèn ép khiến bùng phát cơn đau. Ngoài ra, một vài trường hợp người bệnh còn cảm giác tê bì chân tay, ngứa gan.

Một trong những nguyên nhân khiến cơ thể xuất hiện các cơn đau, kèm theo chân tay tê bì, suy nhược là do thời tiết thay đổi bất thường. Nhất là khi thời tiết chuyển lạnh, không khí nhiều ẩm khiến cho mạch máu, cơ co lại. Chính vì điều này mà máu huyết cũng kém lưu thông, các phản ứng kích thích hình thành làm cơ co thắt liên tục gây đau.

Tình trạng đau mỏi vai gáy tê bì chân tay có thể hình thành do những chấn thương, tai nạn. Khi cơ thể bị ảnh hưởng bởi những tác động cơ học, mạch máu, dây thần kinh, cột sống và các cơ sẽ gặp các tổn thương nhất định. Bên cạnh đó, thông thường chứng đau nhức sẽ khởi phát sau khi người bệnh đã điều trị chấn thương xảy ra ở cột sống cổ.

Đau nhức cổ vai gáy do chấn thương, nếu không điều trị sẽ dần lan rộng khiến chân tay bị tê bì

Nếu đau mỏi vai gáy tê bì chân tay hình thành bởi thói quen sinh hoạt và lao động thì có thể điều trị khắc phục nếu can thiệp sớm. Tránh tình trạng chủ quan khiến các tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng nặng nề đến dây thần kinh và mạch máu.

Ngoài những nguyên nhân gây đau mỏi vai gáy tê bì chân tay do thói quen, sinh hoạt. Một số trường hợp khởi phát triệu chứng do bệnh lý về xương khớp gây ra. Các bệnh có nguy cơ ảnh hưởng cao như:

  • Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: Đây là căn bệnh phổ biến. Bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu ở khu vực cổ, vai, gáy, đặc biệt là những cơn đau âm ỉ. Giai đoạn đầu, người bệnh không kịp thời can thiệp sẽ khiến bệnh biến chứng nhanh chóng. Các cơn đau bắt đầu lan rộng xuống cánh tay, bàn tay, chúng có tần suất và mức độ nặng nề hơn.
  • Thoái hóa đốt sống cổ: Đốt sống cổ bị thoái hóa, xuất hiện gai xương chèn ép lên rễ dây thần kinh tại khu vực này. Chính vì thế, người bệnh cảm nhận được những cơn đau đớn, nhức mỏi khó chịu ở vùng cổ, vai, gáy. Đôi khi cơn tê bì kéo lan xuống cánh tay, tứ chi.
  • Chấn thương khu vực cổ: Xương cổ, dây thần kinh xung quanh cổ gặp chấn thương là nguyên nhân khiến cơ thể bị đau mỏi vai gáy tê bì chân tay.

Ngoài những bệnh lý phổ biến kể trên, một vài bệnh lý ảnh hưởng khiến người bệnh có những cơn đau vai gáy kèm theo tê bì chân tay như: Hội chứng đau cân cơ, đau cơ xơ hóa, hẹp ống sống, hội chứng cổ vai cánh tay, u cột sống,…Để phòng ngừa nguy cơ, ngay khi thấy dấu hiệu bất thường của cơ thể, bạn nên sớm thăm khám và điều trị.

Nhằm giúp bạn đọc sớm nhận biết được tình trạng đau mỏi vai gáy tê bì chân tay, dưới đây là một vài triệu chứng cơ bản:

  • Xuất hiện cơn đau khu vực vai gáy, dần lan rộng ra hai bên vai, di chuyển xuống cánh tay, bàn tay. Một thời gian nếu không được khắc phục, người bệnh còn gặp phải tình trạng tê bì chân tay, các đầu ngón tay tê cứng, cử động khó.
  • Cơn đau xuất hiện nhiều vào buổi sáng, khi vừa mới thức dậy hoặc người làm việc thường xuyên không di chuyển, ngồi lâu, không vận động hay thư giãn.
  • Đau kèm theo tê mỏi, nặng tay, nhất là khi lái xe hay khiêng vật nặng.
  • Người bệnh có thể bị ù tai, chóng mặt, khó nhai, khó nuốt,…kèm theo chứng đau vai gáy.
  • Một số trường hợp người bệnh gặp cảm giác đau mỏi như có kiến bò trên da, trong thịt. Điều này kéo dài khiến khả năng vận động, di chuyển chân tay kém.

    Dấu hiệu nhận biết cơ bản của chứng đau cổ vai gấy là tình trạng đau nhức, cảm giác như kiến bò

Cơn đau khiến giấc ngủ bị rối loạn, người bệnh dần mất cân bằng cuộc sống, sức khỏe bị ảnh hưởng. Do đó, bạn không nên chủ quan, thay vào đó nên can thiệp chấm dứt các cơn đau để sớm trở lại sinh hoạt bình thường.

Để chữa chứng đau mỏi vai gáy tê bì chân tay hiệu quả còn phụ thuộc vào nguyên nhân hình thành. Trường hợp cơn đau do thói quen sinh hoạt hoặc do lao động gây ra, bạn có thể điều chỉnh thói quen để khắc phục. Tuy nhiên, ở trường hợp tình trạng đau khởi phát do bệnh lý xương khớp cần có biện pháp can thiệp chuyên sâu hơn. Một số hướng giải quyết như:

Đau mỏi vai gáy tê bì chân tay xuất hiện do các bệnh về xương khớp gây ra, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán, điều trị. Thông qua thăm khám, bác sĩ sẽ giúp người bệnh tìm ra nguyên nhân cụ thể làm xuất hiện các cơn đau và đưa ra phương án điều trị phù hợp.

Thông thường, tình trạng đau mỏi vai gáy xuất hiện bởi các vấn đề xương khớp mãn tính. Do đó, bên cạnh biện pháp điều trị y tế, người bệnh cần thay đổi và điều chỉnh một số thói quen hàng ngày để bệnh mau chóng cải thiện. 

Người bệnh có thể được chỉ định sử dụng một số loại thuốc nhằm khắc phục các triệu chứng lâm sàng. Thông thường, thuốc được kê đơn mang lại công dụng giảm đau, cải thiện hiện tượng tê bì. Tuy nhiên, để tránh xảy ra tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Trường hợp đau mỏi vai gáy tê bì chân tay hình thành bởi những tác động cơ học của quá trình vận động, sinh hoạt, lao động thì người bệnh cần thay đổi một số thói quen để cải thiện tình trạng đau nhức, tránh tái phát. Một số vấn đề mà người bệnh cần lưu ý như:

Loại bỏ những thói quen gây hại khiến xương khớp tổn thương
  • Điều chỉnh lại tư thế nằm ngủ, tư thế khi ngồi và đứng. Đối với nhân viên văn phòng nên ngồi thẳng lưng, thả lỏng vai và đặt khuỷu tay vuông góc tránh tạo áp lực lên cổ, vai, gáy. Nhất là trong quá trình đánh máy để hạn chế đau nhức.
  • Không kê gối cao khi nằm, khi ngủ, chọn loại gối có chất liệu mềm mại. Thay đổi thói quen chống cằm, cúi đầu quá lâu để xem tivi, điện thoại.
  • Buổi tối nên tránh tắm nước lạnh, giữ ấm vùng cổ.
  • Tham gia giao thông an toàn, sinh hoạt và lao động phòng tránh chấn thương.
  • Nên di chuyển, đi lại sau mỗi 1 – 2 tiếng ngồi làm việc để máu huyết lưu thông, cải thiện tình trạng cứng cơ, tê bì chân tay, đau cổ vai gáy.
  • Trường hợp cần thiết có thể sử dụng nẹp cổ để chỉnh đổi tư thế.
  • Có thời gian luyện tập thể dục, thể thao để tăng cường tuần hoàn máu, giảm sức ép cho vùng cổ, giúp cơ thể trở nên dẻo dai và linh hoạt hơn.

Để đẩy nhanh hiệu quả giảm đau, ngoài thay đổi thói quen, bạn có thể áp dụng một số biện pháp giảm đau tại nhà như sau:

Massage là biện pháp đơn giản giúp người bệnh cải thiện tình trạng đau tại chỗ. Bạn có thể sử dụng phương pháp này để tác động vào khu vực cổ đang bị đau. Công dụng của massage giúp kích thích đẩy máu về cổ, giúp người bệnh thư giãn cơ và dây thần kinh. Bạn có thể sử dụng dầu nóng để tăng hiệu quả điều trị.

Biện pháp phù hợp với đối tượng đau mỏi vai gáy tê bì chân tay mức độ nhẹ. Nếu đau do chấn thương, người bệnh nên chườm lạnh để vừa giảm đau vừa giảm sưng. Trường hợp ngồi sai tư thế, đau khi thay đổi thời tiết thì áp dụng phương pháp chườm nóng. 

Thông qua chườm nóng/ lạnh, các cơ được co giãn tốt hơn, giảm áp lực cho dây thần kinh, máu huyết lưu thông tốt. Mỗi lần thực hiện 15 – 20 phút, một ngày từ 1 – 2 lần đều đặn để có được kết quả tối ưu.

Dành thời gian để cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn giúp người bệnh cải thiện được tình trạng đau mỏi đáng kể. Bởi, một số người thường xuyên chịu áp lực, căng thẳng sẽ có nguy cơ đau nhức hơn người biết sắp xếp công việc hợp lý.

Người bệnh nên sắp xếp công việc và dành thời gian nghỉ ngơi sao cho hợp lý để tránh cổ vai gáy đau đớn lan rộng

Do đó, để cải thiện bệnh, bạn nên điều chỉnh lại thời gian làm việc và nghỉ ngơi. Dành thời gian cho bản thân giúp phục hồi những tổn thương của cơ thể tốt hơn. Đồng thời, người bệnh cũng loại bỏ được nhiều vấn đề tiêu cực, giảm áp lực cho thần kinh trung ương, tránh dây thần kinh bị chèn ép khiến cơn đau nặng nề hơn.

Tình trạng tê bì chân tay do máu huyết không được cung cấp đến các bộ phần này đầy đủ. Chính vì thế, để khắc phục, bạn có thể sử dụng nước ấm pha một ít muối biển để ngâm tay, chân. 

Nếu thích, bạn có thể sử dụng thêm một vài thảo dược khác như gừng hoặc ngải cứu, lá lốt,…Thông qua phương pháp ngâm nước ấm, máu được tuần hoàn tốt, giúp giãn mạch, giảm tê bì hiệu quả rõ rệt.

Bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh sử dụng một vài loại thuốc giảm đau để cải thiện cơn đau tại nhà. Một số dạng như thuốc chống viêm không steroid, paracetamol, salonpas,…Phù hợp cho những đối tượng đau mỏi vai gáy ở mức độ trung bình. Tuy nhiên, người bệnh tránh việc sử dụng quá 7 ngày liên tục, thay vào đó nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Ngoài những biện pháp kể trên, người bệnh có thể sử dụng một số thảo dược thiên nhiên để chườm đắp, ngâm để cải thiện tình trạng đau mỏi vai gáy tê bì chân tay. Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp điều trị bệnh ở mức độ nhẹ, các cơn đau chưa nặng nề. Trường hợp nặng, bệnh tiến triển nhanh cần thực hiện điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Đau mỏi vai gáy tê bì chân tay thường xảy ra với người trong độ tuổi trưởng thành. Tình trạng có thể gây ra nhiều vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, cũng như năng suất lao động. Do đó, chủ động phòng tránh giúp bạn hạn chế được nhiều nguy cơ:

Rèn luyện thân thể giúp phòng tránh những nguy cơ về xương khớp, trong đó có tình trạng đau mỏi khu vực cổ, tê bì cánh tay
  • Thay đổi thói quen ngồi, nằm, đứng sai tư thế, điều chỉnh giúp giảm đau, cải thiện tình trạng sức khỏe.
  • Không tắm nước lạnh và buổi tối, không kê đầu quá cao khi ngủ hoặc khi nằm lâu. Tránh để cơ thể trong trạng thái không xê dịch trong thời gian dài, nên đi lại, vận động để máu huyết không bị dồn ứ.
  • Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ khi thời tiết thay đổi.
  • Điều trị tích cực các bệnh về xương khớp, việc này giúp bạn tránh được nguy cơ bệnh tiến triển, biến chứng sang các khu vực lân cận.
  • Bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, chẳng hạn như canxi, vitamin, kẽm, đạm,…Hạn chế sử dụng chất kích thích, rượu, bia, thuốc lá,…
  • Lao động, làm việc, vui chơi giải trí trong môi trường lành mạnh. Không nên chơi những môn thể thao quá sức khiển cơ bị ảnh hưởng, tổn thương.

Đau mỏi vai gáy tê bì chân tay là tình trạng khá phổ biến. Nguyên nhân gây nên tình trạng này có thể do yếu tố sinh lý hoặc do bệnh lý gây ra. Trường hợp áp dụng các biện pháp điều trị không nhận thấy hiệu quả, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán sớm, điều trị tránh biến chứng.

Có thể bạn quan tâm:

Video liên quan

Chủ Đề