Thuốc hạ sốt ibuprofen xen kẽ paracetamol

Nhi khoa

Sốt là 1 triệu chứng phổ biến và thường gặp nhất tại các phòng khám nhi khoa, nên nhớ sốt chỉ là triệu chứng của 1 bệnh nào đó, cần tìm ra nguyên nhân gây sốt để quyết định trị liệu bằng thuốc hay đơn thuần dùng hạ sốt và theo dõi.

Làm gì khi con bị sốt

Kiểm tra nhiệt độ cho con: bạn hãy dùng 1 nhiệt kế thuỷ ngân hoặc nhiệt kế điện tử kẹp vào nách hoặc đặt vào hậu môn. Nếu bạn dùng nhiệt kế điện tử sau khi nghe tiếng BIP bạn hãy kiểm tra, còn dùng nhiệt kế thuỷ ngân bạn để khoảng 5 phút, thấy vach trắng thuỷ ngân không nhảy lên tiếp thì bạn kiểm tra. Có 3 mức độ sốt như sau:

  • Sốt nhẹ: từ 37.5 tới 38 độ C: cởi thoáng áo quần, cho uống nhiều nước, 30p – 1h sau kiểm tra lại nhiệt độ.
  • Sốt vừa: 38 độ tới 38.5 độ C: cởi thoáng áo quần, uống nhiều nước, với các bé có tiền sử co giật do sốt, hay bé tỏ vẻ bứt rứt, mệt mỏi, cáu bẳn nhiều có tể dùng thuốc hạ sốt. Ba mẹ chỉ nên dùng MỘT loại thuốc hạ sốt là Paracetamol. Có nhiều hãng với tên gọi khác nhau như efferagan, hapacol, panadol, cobifen…… bạn tính theo cân nặng trung bình 15mg/kg/lần, cách 4 giờ có thể dùng 1 lần. Không nên trà chanh hay nước đá, miếng dán hạ sốt cũng không cần thiết. Có thể dùng nước hơi ấm lau người cho con 5 – 10 phút.
  • Sốt cao: sốt trên 38.5 độ C: cởi thoáng áo quần, cho thuốc hạ sốt như trên, uống nhiều nước. Sau 30 phút thấy trẻ không hạ sốt, pha nước âm ấm lau khắp mình mẩy cho con tầm 15 phút bé sẽ hạ sốt, sau đó cho bé đi khám bác sĩ.

Lưu ý

  • Lấy nhiệt độ tại nách bạn hãy lấy số hiển thị trên nhiệt kế cộng thêm 0.5 độ sẽ được nhiệt đô cơ thể bé, nếu ở hậu môn bạn không cần cộng.
  • Không sử dụng ibuprofen khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Hãy kiểm tra: bàn tay, chân, toàn thân trẻ để phát hiện ban nếu có. Nếu xuất hiện ban đỏ dù ở đâu bạn cũng nên đi bác sĩ kiểm tra.cũng nhớ kiểm tra nướu răng trẻ.
  • Nếu trẻ co giật: hãy bình tĩnh, đa số co giật do sốt ở trẻ là lành tính và bé cũng không cắn vào lưỡi.
  • HÃY:
    • Cởi hết áo quần
    • Đặt trẻ trên giường cứng, đặt trẻ nằm nghiêng bên phải, cổ hơi ngửa, lau chùi dãi nhớt, lấy nước ấm lau cho trẻ cơn giật sẽ tự nó nhanh chóng qua nhanh
    • Nếu có viên hạ sốt đặt hậu môn thì nhét 1 viên vào sâu hậu môn trẻ. KHÔNG ôm ghì con, không xát chanh, đổ chanh vào miệng bé . Sau cơn giật bé sẽ ngủ bạn hãy đưa bé nhập viện.
  • Nếu trẻ có co giật, rối loạn tinh thần: kích thích nhiều hay ngủ gà, li bì, phát ban trên người dù sốt nhẹ bạn cũng cần cho trẻ đi khám bác sĩ.
  • Hãy yêu cầu bác sĩ cho bé xét nghiệm máu nếu:
    • Bạn quá lo lắng, trẻ sốt cao liên tục khó hạ, sốt kèm phát ban, co giật.
    • Bác sĩ nói không tìm thấy ổ nhiễm trùng.
    • Trẻ sốt cao mà bác sĩ nói sốt siêu vi nhưng không thấy có dấu hiệu viêm đường hô hấp trên.
    • Trẻ sốt quá 3 ngày, sang cuối ngày thứ 3 mà trẻ vẫn sốt cao….
    • Bạn cũng nói cho bác sĩ biết bạn lo sợ con bạn bị bệnh gì chẳng hạn: sốt xuất huyết, sởi, tay chân miệng… bác sĩ sẽ cho bạn lời giải thích rõ ràng…
  • Thông thường trẻ có thể sốt đến 3 ngày, bạn không nên quá nóng vội vì tại sao uống thuốc bác sĩ 1 – 2 liều không cắt sốt…..hãy làm theo hướng dẫn của bác sĩ, tái khám đúng hẹn, theo dõi 1 số dấu hiệu đặc biệt mà bác sĩ đã dặn bạn.
  • Có 1 số bác sĩ cho con bạn 2 loại thuốc hạ sốt: ibuprofen và paracetamol, dặn uống xen kẽ, Ibuprofen uống theo giờ cứ 6 tiếng 1 lần sau ăn, paracetamol uống khi sốt cao 4 giờ 1 lần. Theo tôi đó là 1 cách hay nên áp dụng cho trẻ có tiền sử co giật do sốt, sốt cao liên tục khó hạ. 1 số bác sĩ dặn sốt cao thì uống paracetamol trước sau 30 phút đến 1h không hạ thì uống thêm ibuprofen….cả 2 cách đều không sai, nhưng theo tôi nên áp dụng cách 1.

Tài liệu tham khảo

//www.facebook.com/diendannhikhoa/posts/309771652553695

Dự án Hỗ trợ bệnh nhân Ung thư, Tổ chức Y học cộng đồng tổ…

Nhiều bệnh nhân ung thư đang tìm những thông tin về bệnh của mình để…

Everolimus là thuốc thuộc liệu pháp nhắm đích. Nhóm thuốc này ngăn chặn sự phát…

Abemaciclib là thuốc thuộc liệu pháp nhắm đích hoặc liệu pháp sinh học, được dùng…

Hiện nay, nhiều bà mẹ có con mắc COVID-19 sốt cao trên 39 độ nhưng uống hạ sốt không hạ mà vẫn ở mức 38 độ và lo lắng muốn hỏi bác sĩ xem có nên dùng thuốc hạ sốt kết hợp để giãn cách thời gian sử dụng paracetamol hay không.

Về những trường hợp này, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, khi trẻ sốt, chỉ được dùng hạ sốt paracetamol, không dùng xen kẽ với các loại thuốc khác.

[Ảnh minh họa]

“Tại sao chúng tôi nói chỉ dùng paracetamol và không dùng xen kẽ.

Chúng tôi đã nói rất nhiều. Khi đứa trẻ có các triệu chứng về hô hấp, chúng ta test thấy dương tính SARS-CoV-2 thì chúng ta nghĩ ngay đến COVID-19.

Nhưng các bệnh về đường hô hấp lại có rất nhiều nguyên nhân, hiện nay thế giới có tìm được 28 căn nguyên và COVID-19 chỉ là một trong số đó.

Vừa rồi trong TP.HCM có một trường hợp bệnh nhi dương tính SARS-CoV-2 nhưng xét nghiệm sốt xuất huyết cũng dương tính, đây là trường hợp rất nguy hiểm khi dương tính 2 bệnh một lúc.

Trong khi đó giữa COVID-19 và sốt xuất huyết chữa khác nhau hoàn toàn.

Nếu COVID-19 chúng ta phải tập trung điều trị ở phổi và không được truyền dịch, trong khi với sốt xuất huyết thì chúng ta phải tập trung truyền nhiều dịch.

Hiện nay, cả nước cũng bắt đầu đến mùa dịch sốt xuất huyết rồi, mà sốt xuất huyết lại chống chỉ định dùng Ibuprofen vì thuốc này có tác dụng chống đông máu khiến hiện tượng chảy máu do sốt xuất huyết không cầm được, đặc biệt là xuất huyết tiêu hóa.

Do vậy, nếu chúng ta dùng xen kẽ 2 loại thuốc hạ sốt paracetamol và Ibuprofen thì bệnh sốt xuất huyết có thể trầm trọng hơn rất là nhiều”, PGS Dũng nhấn mạnh.

PGS Dũng đặc biệt lưu ý, nếu trẻ chỉ dùng paracetamol và không được dùng xen kẽ và cũng không bao giờ được nghĩ đến dùng Ibuprofen trong giai đoạn này nữa.

Ngoài ra, cần đo nhiệt độ ở nách thì mới đảm bảo chính xác. Thêm nữa, 4-6 tiếng mới được uống paracetamol một lần.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS CKII Trần Thị Linh Chi - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Trên thị trường có nhiều loại thuốc hạ sốt khác nhau, tuy nhiên loại thuốc hạ sốt nào dùng được cho trẻ em và cách sử dụng thuốc như thế nào cho đúng thì không phải bậc phụ huynh nào cũng biết.

Trong danh mục các loại thuốc hạ sốt được sử dụng có 3 loại bao gồm:

  • Thuốc Paracetamol [hay còn gọi là Acetaminophen] là loại thuốc hạ sốt an toàn và hiệu quả dành cho trẻ em được hầu hết các bác sĩ nhi khoa khuyên dùng. Khoảng cách giữa 2 liều dùng thông thường là mỗi 4 đến 6 giờ, tuy nhiên trường hợp trẻ bị suy thận, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc tối thiểu là 8 giờ.
  • Thuốc Ibuprofen: Tác dụng hạ sốt mạnh và kéo dài thời gian hạ sốt hơn so với Paracetamol, tuy nhiên việc dùng Ibuprofen phải có chỉ định và sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ vì thuốc hạ sốt dạng này có rất nhiều tác dụng phụ. Liều dùng 7-10 mg/kg mỗi 6-8 giờ đường uống. Chống chỉ định dùng thuốc Ibuprofen để hạ sốt trong các trường hợp sau:
  • Không được dùng cho trẻ khi bị loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa.
  • Trẻ nghi ngờ hay bị sốt xuất huyết.
  • Trẻ có tiền sử dị ứng với Ibuprofen, với Aspirin và với các thuốc chống viêm không steroid khác.
  • Trẻ bị hen suyễn hay bị viêm phế quản co thắt, rối loạn chảy máu, bệnh tim mạch, suy gan hoặc suy thận.
  • Hạn chế sử dụng cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi.
  • Thuốc Aspirin: Được khuyến cáo không sử dụng cho trẻ em, vì những tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe. Những trường hợp trẻ đang bị nhiễm vi rút như bị nhiễm cúm hoặc đang mắc thủy đậu mà sử dụng Aspirin để hạ sốt sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc hội chứng Reye [hội chứng gây tổn thương não và gan cấp tính] đây là một biến chứng rất nguy hiểm đối với trẻ, có thể dẫn đến tử vong.

Thuốc Aspirin được khuyến cáo không sử dụng cho trẻ em vì những tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe

Thuốc Ibuprofen tại Việt Nam thường ít khi được chỉ định dùng cho trẻ em do một số nguyên nhân như:

  • Có nhiều tác dụng không mong muốn hơn so với thuốc Paracetamol
  • Do tỷ lệ bệnh Sốt xuất huyết ở Việt Nam cao, nên Ibuprofen ít được sử dụng.

Phần lớn các bác sĩ kê thuốc hạ sốt cho trẻ là loại Paracetamol đơn thuần.

Các dạng thuốc Paracetamol trên thị trường hiện nay

  • Dạng gói bột: Dạng này thường có mùi hương thơm của các loại trái cây như cam, chanh, dâu...có vị ngọt rất hợp với sở thích của trẻ, trẻ sẽ không sợ khi sử dụng, được sử dụng rất tiện lợi, khi trẻ sốt chỉ cần pha thuốc với nước sôi nguội là có thể cho trẻ uống, hiệu quả hạ sốt nhanh vì dược chất Paracetamol dễ dàng được hấp thụ từ dạ dày và ruột vào máu chỉ sau khi uống khoảng 15 phút – 30 phút. Dạng gói được bào chế dưới những hàm lượng thông thường là 80mg, 150mg và 250mg. Lựa chọn hàm lượng tùy thuộc vào cân nặng của trẻ
  • Dạng sirô: Dễ sử dụng cho trẻ, hàm lượng thông dụng là Paracetamol 80mg/5ml, 150mg/5ml hoặc 250mg/5ml. Dạng này có nhiều mùi vị khác nhau, giúp trẻ uống thuốc được thuận lợi hơn và hiệu quả hạ sốt cũng tương tự như với loại hạ sốt dạng gói bột.
  • Dạng viên đạn [viên hạ sốt đặt hậu môn]: Loại này thường được sử dụng trong trường hợp trẻ sốt kèm theo nôn nhiều không uống được, sốt cao co giật hay khi trẻ ngủ bố mẹ không muốn đánh thức. Dạng này được bào chế với 3 hàm lượng thông thường là 80mg, 150mg và 300mg.
  • Loại 80mg dùng cho trẻ từ 4-6kg
  • Loại 150mg dùng cho trẻ có cân nặng từ 7-12kg
  • Loại viên đạn 300mg dùng cho trẻ từ 13-24kg. Lưu ý dạng tá dược qua đường hậu môn thường có tác dụng hạ sốt chậm hơn dạng uống [ gói bột hoặc sirô ] khoảng 15 – 20 phút. Nếu nhà có trẻ em từ 6 tháng đến 6 tuổi nên dự trữ loại thuốc này trong tủ lạnh, đề phòng trẻ sốt cao co giật.

Thuốc dạng viên đạn thường được sử dụng trong trường hợp trẻ không uống được thuốc

Cách sử dụng thuốc hạ sốt cho bé

  • Cho trẻ em uống thuốc hạ sốt khi sốt trên 38,5 độ C. Nên dùng dạng uống hay siro khi trẻ có thể uống được, nếu trẻ sốt kèm theo nôn nhiều không uống được, sốt cao co giật hay khi trẻ ngủ bố mẹ không muốn đánh thức thì dùng dạng viên đặt hậu môn.
  • Liều dùng 10-15mg/kg/lần đối với Paracetamol, liều tối đa không quá 60mg/kg/ngày.
  • Thời gian giữa 2 lần dùng thuốc đối với trẻ sơ sinh là từ 6-8 giờ nếu trẻ vẫn còn sốt trên 38,5 độ. Trẻ lớn hơn nếu trẻ vẫn còn sốt thì thời gian dùng thuốc cách nhau từ 4-6 giờ.

  • Không tự ý dùng thuốc hạ sốt cho trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi khi chưa có ý kiến của bác sĩ.
  • Liều lượng thuốc hạ sốt cần dựa trên cân nặng thực tế của trẻ, chứ không phải theo tuổi. Sử dụng đúng liều để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả hạ sốt nhanh cho trẻ.
  • Không nên sốt ruột khi uống thuốc mà trẻ chưa hạ sốt ngay, cần tuân thủ khoảng cách an toàn giữa 2 lần sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ để phòng ngừa tình trạng quá liều, có thể dẫn đến ngộ độc cấp tính rất nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
  • Thuốc hạ sốt dùng phải còn hạn sử dụng rõ ràng.
  • Tuyệt đối không phối hợp sử dụng thuốc Paracetamol và thuốc Ibuprofen. Vì làm tăng tác dụng độc tính của thuốc.
  • Dù là dạng thuốc nào viên đặt, siro hay dạng gói bột thì thành phần cũng như nhau, không nên nghĩ dùng 2 dạng thuốc khác nhau thì không cần tuân thủ thời gian giữa 2 lần sử dụng. Ví dụ như cho trẻ dùng thuốc hạ sốt dạng gói bột, nếu muốn sử dụng dạng viên đặt hậu môn thì cũng cần cách nhau tối thiểu 4 giờ và tối đa 4 lần/ ngày đối với Paracetamol.

Thuốc hạ sốt là một loại hay được sử dụng nhất là đối với trẻ em. Phụ huynh nên chú ý sử dụng thuốc làm sao cho an toàn và hiệu quả, tránh những tác dụng nguy hiểm đối với trẻ.

Khoa nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: Sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phổi ở trẻ,....Với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh. Cùng với đó là sự tận tâm từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn với các bệnh nhi, giúp việc thăm khám không còn là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám bệnh lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec [áp dụng từ 1/8 - 30/9/2022]. Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: //i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

Làm gì khi trẻ bị sốt? Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị sốt

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề