Tiêm vaccine có được uống nước ngọt có ga

Ảnh hưởng đến kết quả khám sàng lọc và chỉ định tiêm chủng

Do caffeine có trong cà phê, trà, nước tăng lực… nên khi sử dụng những đồ uống này có thể làm tăng nhịp tim. Điều này xảy ra 15 phút sau khi uống cà phê và có thể kéo dài đến 6 giờ, chỉ với liều dùng khoảng 250mg đã có thể gây tác dụng tiêu cực đến hầu hết người sử dụng.

Vì vậy, trong lúc chờ tiêm chỉ nên uống nước lọc và ăn nhẹ. Trước tiêm nếu uống cà phê có thể ảnh hưởng đến kết quả khám sàng lọc và chỉ định tiêm chủng. Nếu sau tiêm sức khỏe bình thường, không có các phản ứng phụ hay các triệu chứng tăng nhịp tim thì có thể uống cà phê.

Tốt nhất nên tạm dừng uống cà phê, trà ít nhất 1 ngày trước tiêm và 3 ngày sau tiêm vaccine COVID-19.

Tiêm vaccine có được uống nước ngọt có ga

Không sử dụng rượu bia sau tiêm vaccine COVID-19
Hiện chưa có bằng chứng nào cho thấy việc uống rượu làm giảm hiệu quả của vaccine COVID-19. Cũng không có bằng chứng cho thấy vaccine COVID -19 không an toàn đối với những người sử dụng rượu bia.

Tuy nhiên, do rượu bia có khả năng ức chế hệ thống miễn dịch, khiến cơ thể mất nước… Rượu bia còn làm suy yếu khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể, tăng nguy cơ biến chứng và có thể gây khó khăn trong công tác phân biệt phản ứng của rượu và phản ứng của vaccine, đặc biệt là phản ứng sốt sau tiêm vaccine phòng COVID-19. Vì vậy nên tránh uống rượu bia trước và sau khi tiêm vaccine.

Tốt nhất, nên kiêng uống rượu bia trong vòng 3 ngày hoặc lâu hơn sau khi tiêm chủng.

Tăng cường bù nước
Sau tiêm có thể có phản ứng sốt, đây là phản ứng thường gặp của hệ miễn dịch sau khi tiêm vaccine. Khi bị sốt sau tiêm vaccine COVID-19, cơ thể dễ mất nước, do đó việc bù nước là rất quan trọng. Nước lọc, nước trái cây là những đồ uống được ưu tiên.

Cách tính lượng nước bù cần theo cân nặng của mỗi người. Nhu cầu nước cơ bản của người trưởng thành là 35 – 40ml/kg/ngày. Đối với người lớn tuổi, lượng nước hàng ngày từ 30 – 35ml/kg/ngày.

Lưu ý nên bổ sung nước đầy đủ, thường xuyên, đặc biệt là các thời điểm như sau khi thức dậy buổi sáng, giữa sáng đến trưa, giờ ăn trưa đến giữa buổi chiều, buổi chiều đến giờ ăn tối.

Ưu tiên uống nước ấm, uống từ từ từng ngụm. Các loại nước hoa quả có thể uống bổ sung như nước chanh, nước cam, nước bưởi ép để cung cấp thêm vitamin C, A cần thiết cho cơ thể. Nếu có cảm giác ớn lạnh có thể pha nước gừng ấm, vì gừng có tính nóng nên rất hữu ích trong việc làm ấm cơ thể.

Tiêm vaccine có được uống nước ngọt có ga

Hạn chế đồ ăn cứng, khó tiêu hóa
Sau khi tiêm vaccine COVID-19, cơ thể có thể sẽ xuất hiện phản ứng mệt mỏi, chán ăn, sốt, sưng đau… Vì vậy, không nên ăn đồ cứng, đồ khó tiêu hoá như phô mai, nước sốt kem, thịt và thức ăn chiên rán vì sẽ rất khó hấp thụ.

Người đi tiêm vaccine phòng COVID-19 về tốt nhất nên dùng thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như súp gà, cháo thịt băm với đậu xanh, súp rau… và chia nhỏ bữa ăn.

Tránh thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo bão hòa
Các loại thực phẩm chứa nhiều đường có thể dẫn đến căng thẳng, lo lắng và giấc ngủ bị xáo trộn, điều này sẽ khiến cơ thể mệt mỏi hơn sau khi tiêm.

Tất cả các loại đồ ăn vặt, nhất là đồ ăn ngọt như bánh kẹo đều phải được tránh trong vài ngày sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19. Có thể thay thế bằng trái cây, salad rau, bánh mì kẹp rau…

Việc tiêu thụ nhiều thực phẩm chế biến chứa chất phụ gia có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Cụ thể, người ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều chất béo bão hòa có nguy cơ cao gây béo phì, viêm miễn dịch và kháng insulin, dẫn đến xơ gan, suy gan, rối loạn điều hòa hệ thống miễn dịch.

Để hỗ trợ tốt nhất cho hệ thống miễn dịch sau khi tiêm chủng, đặc biệt là khi có tình trạng sốt sau tiêm vaccine nên ưu tiên ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và kháng viêm. Lưu ý bổ sung thêm các loại thực phẩm nguyên hạt có nhiều vitamin, khoáng chất, tốt cho sức khỏe như: bánh mì nguyên hạt, yến mạch, gạo lứt, ngô… Bổ sung rau vào bữa trưa và bữa tối, kết hợp thêm trái cây vào bữa sáng và những bữa ăn nhẹ hàng ngày.

Theo suckhoedoisong

Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.

Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Chúng ta đã phủ tiêm vaccine COVID-19 với tỉ lệ khá cao, đã tiêm cho trên 183 triệu liều, tuy nhiên nhiều bậc cha mẹ vẫn rất lo lắng khi cho con nhỏ từ 5 - dưới 12 tuổi tiêm vaccine phòng COVID-19.

Cũng như tất cả các loại vaccine khác, vaccine phòng COVID-19 cũng có các tác dụng phụ không mong muốn, chúng ta cần có phương pháp phòng bị trước.

Dưới đây là một số loại nước uống có thể dùng trước và sau tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 –  dưới 12 tuổi:

Trước khi tiêm vaccine phòng COVID-19

1. Uống nước cam hoặc chanh

Trước khi đi tiêm chủng 30 phút hãy cho trẻ uống 1 cốc nước chanh đường hay nước cam vắt… Đó là những thức uống làm dịu sự căng thẳng tinh thần cho trẻ, làm tăng sức khỏe, đồng thời chanh còn có tác dụng giải nhiệt, giảm đau, chống viêm, giảm sự oxy hóa.

Tiêm vaccine có được uống nước ngọt có ga

Uống nước chanh trước khi tiêm làm tăng sức khỏe cho trẻ.

Sau khi tiêm phòng vaccine COVID-19

Sau khi tiêm trẻ thường đau nên hay quấy khóc, nũng nịu, mệt, nhiều trẻ không có triệu chứng gì nhưng vẫn làm nũng với người thân. Vì vậy khi các con đi tiêm về cha mẹ nên quan tâm, hỏi han, chăm sóc cho các con.

Dưới đây là hai loại nước uống từ kinh nghiệm thực tế giúp giảm tác dụng phụ sau tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 –  dưới 12 tuổi:

2. Nước dừa, gừng tươi, đường phèn 

Dùng sau khi mắc COVID-19 và sau tiêm chủng.

- Thành phần: Dừa non 1 quả lấy nước tầm 300 – 500ml. Gừng tươi 3 lát. Đường phèn 20 – 30g tùy theo khẩu vị.

- Cách làm: Cho vào nồi đun sôi, khuấy đều cho tan đường phèn.

Để nguội bớt rồi chia ra làm 2 hoặc 3 lần uống. Uống trong khoảng 3 - 5 ngày.

Tiêm vaccine có được uống nước ngọt có ga

Bài nước dừa, gừng tươi, đường phèn giảm tác dụng phụ của vaccine phòng COVID-19 cho trẻ.

Tác dụng: 

-Nước dừa có tác dụng thanh nhiệt ở can, thận.

-Gừng tươi làm cho thông mạch ở vệ biểu, giúp cơ thể tránh được sự gai lạnh do sốt, làm giảm các triệu chứng như hội chứng cúm, đồng thời làm giảm cảm giác gai rét do sốt sau tiêm chủng.

-Đường phèn vị ngọt mát đưa thuốc trên vào kinh dương minh (là một trong ba kinh dương), làm cho mạnh khí huyết, lưu thông mạnh vệ biểu, khiến chính khí tăng mạnh, có tác dụng chống ngoại tà xâm phạm.

Lưu ý: Nước dừa có thể gây đầy bụng, chướng bụng, thậm chí đi ngoài… ở một số trẻ, nên nếu trẻ uống gặp các tình trạng này không dùng. 

3. Nước lá tía tô cam thảo

- Thành phần: Lá tía tô 30g, cam thảo 10g.

- Cách sử dụng: Hai vị trên đun với 1 lít nước đun sôi 15 phút rồi chắt lấy nước trong uống trong ngày.

Tiêm vaccine có được uống nước ngọt có ga

Uống nước lá tía tô cam thảo giúp giảm tác dụng phụ sau tiêm phòng COVID-19.

- Tác dụng: Hạ nhiệt, bù nước, giải khí cơ, chống đau mỏi sau khi tiêm chủng.

Chú ý: Với các bệnh nhi bị sốt ≥ 38,5 độ sau khi tiêm chủng nên sử dụng paracetamol theo liều cân nặng, hoặc có thể uống kèm nước cây rau má, cỏ nhọ nồi…

Cần theo dõi trẻ, nếu thấy trẻ có biểu hiện bất thường như sốt cao liên tục, tê môi, lưỡi, phát ban, mệt xỉu… cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Món ăn bổ dưỡng từ thịt gà.


Vắc xin ngừa COVID-19 là loại sinh phẩm sinh miễn dịch mới được phát triển trong thời gian ngắn, giúp con người chống lại vi rút SARS-CoV-2. Hiệu quả mong muốn là tạo được miễn dịch cộng đồng chống lại đại dịch COVID-19. Trước khi đi tiêm ngừa, mỗi người dân nên tuân thủ theo đúng khuyến cáo của các chuyên gia y tế.

Cần chuẩn bị gì trước khi tiêm ngừa vắc xin COVID-19?

- Ngủ thật ngon vào đêm trước khi tiêm: giúp hệ thống miễn dịch hoạt động tối đa.

- Bổ sung đủ nước trước và sau tiêm: nên uống từ từ, chia nhỏ lượng uống, có thể bổ sung nước hoa quả như nước dừa, nước cam, chanh muối… để cung cấp thêm vitamin C, A.

- Ăn no vừa phải các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, chọn thực phẩm tươi sống, ăn thức ăn nấu chín, uống nước sôi để nguội.

- Nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng: sau tiêm, cơ thể sẽ mệt mỏi do tác dụng phụ, nên nghỉ ngơi, có thể tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ chậm trong môi trường thoáng gió...

- Không để bụng đói: nên ăn đủ các nhóm chất thịt, cá trứng sữa, các loại ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây tươi.

- Không uống rượu, bia trước và sau tiêm vắc xin: rượu, bia có thể ức chế miễn dịch, gây mất nước, giảm khả năng chống nhiễm trùng, tăng nguy cơ biến chứng, gây khó khăn khi phân biệt tác dụng của rượu, bia và phản ứng của vắc xin.

- Không uống nhiều thực phẩm chứa caffein (trà, cà phê, nước tăng lực...) trước khi tiêm vắc xin: Caffein kích thích thần kinh giao cảm làm tăng tần số tim, tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim khi sử dụng quá nhiều; điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả khám sàng lọc, chỉ định tiêm ngừa.

- Không ăn nhiều chất béo bão hòa (mỡ động vật): thức ăn nhanh, đồ chiên, nướng, chứa nhiều chất béo bão hoà làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể, gây phản ứng bất lợi.

- Không ăn thực phẩm lạ và các thực phẩm từng gây dị ứng trước đây.

- Không dùng thuốc corticoid trong vòng 14 ngày gần đây và những ngày sau tiêm ngừa.

- Bổ sung đủ nước những ngày sau tiêm vắc xin:  2,7 (nữ) - 3,7 (nam)  lít nước/ ngày (trong đó có khoảng 20% nước đến từ thức ăn).

Các trường hợp thắc mắc thường gặp phải khi đi tiêm vắc xin COVID-19:

- Thể trạng yếu có chích ngừa vắc xin COVID-19 được không: được

- Người có bệnh nền (tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch, đang đặt stent, viêm gan B, C, thiếu máu tán huyết, thiếu men G6PD, rối loạn tiền đình, ghép thận, ghép gan…) có tiêm vắc xin COVID-19 được không: được, nếu khám phân loại xác định bệnh đang ổn định.

- Người lớn tuổi: nên tiêm càng sớm càng tốt (khi khám phân loại được phép)

- Phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú: nên (nên tiêm cho phụ nữ có thai 13 tuần – 34 tuần trong thai kỳ)

- Người đang dùng thuốc điều trị đặc hiệu: được (trừ trường hợp đang dùng corticoid 14 ngày gần đây)

Sau khi tiêm ngừa nên bổ sung thức ăn giàu vitamin tự nhiên: vitamin A, E, C, D, Kẽm (Zn)

1. Vitamin A :

- Cà rốt: một củ cà rốt sẽ cung cấp 7.835 IU vitamin A

- Khoai lang: 100 gam khoai lang cung cấp 19.218 IU tương đương với 384% giá trị vitamin A cần thiết/ngày.

- Các loại rau có lá xanh thẫm: rau cải, cải xoăn.

- Hải sản: cá ngừ, hàu, cá hồi, cá tầm và cá thu chứa một lượng lớn vitamin A.

- Đu đủ: Một quả đu đủ nhỏ cung cấp 30% giá trị vitamin A hàng ngày, ngoài ra còn chứa hàm lượng lớn các loại vitamin, khoáng chất, các enzyme và chất chống oxy hóa.

- Quả bí: chứa nhiều chất beta-caroten, được chuyển đổi thành vitamin A trong cơ thể.

- Thịt bò: 100 gram thịt bò có thể giúp bạn có được 90% lượng vitamin A cần thiết. Thịt bò cũng rất giàu kẽm, một khoáng chất giúp cơ thể hấp thụ chất chống oxy hóa và tăng đề kháng.

- Trái cây khô: mận, mơ, đào là một nguồn vitamin A tuyệt vời. Quả mơ chứa hàm lượng vitamin A cao nhất trong tất cả các loại hoa quả sấy khô.

- Cà chua: Cà chua chứa ít calo và nhiều loại vitamin và khoáng chất.

- Dầu gan cá

2. Vitamin E:

- Ô liu: dầu ô liu

- Lạc: Lạc (đậu phộng, đậu phụng) chứa nhiều lipit.

- Ngô (bắp), cà rốt, cà chua, dừa, yến mạch, măng tây, hạnh nhân, hạt dẻ…

3. Vitamin C: Ổi (ổi là loại trái cây đứng đầu trong danh sách thức ăn chứa nhiều vitamin C. Một trái ổi chứa tới 228mg vitamin C – bỏ xa cam cũng như các loại hoa quả khác), Dứa, Bông cải trắng, Dâu tây, Đu đủ (giàu chất xơ, Kali và vitamin C sẽ giúp giảm mỡ máu, ngăn ngừa quá trình oxy hóa), Ớt chuông xanh, đỏ, Bông cải xanh.

4. Vitamin D:

- Cá biển: Có nhiều loại cá biển được đánh giá là nguồn cung cấp vitamin D, như cá hồi, cá mòi, cá trích, cá ngừ, cá thu…

- Các loại nấm: là thực phẩm giàu vitamin D tự nhiên có nguồn gốc thực vật nhất. Cũng giống như con người, nấm có khả năng tổng hợp vitamin D khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Mặc dù không tổng hợp ra vitamin D3 mà chỉ sản xuất ra vitamin D2, nấm vẫn có tác dụng tăng nồng độ vitamin D trong máu một cách hiệu quả. 

- Lòng đỏ trứng

- Thực phẩm tăng cường: sữa và các chế phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua…); sữa đậu nành, nước trái cây, bột ngũ cốc, yến mạch…

- Phơi nắng có vai trò quan trọng trong tổng hợp vitamin D và tăng cường hệ miễn dịch

5. Khoáng chất Kẽm (Zn):

- Thịt tươi: Thịt là một nguồn cung cấp kẽm tuyệt vời, đặc biệt là thịt có màu đỏ...

- Trứng: các loại trứng gà, vịt...

- Động vật có vỏ: hàu, cua, sò, hến...

- Các loại đậu. Các loại đậu như đậu xanh, đậu đỏ ...

- Ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt khô (bí, dưa, hướng dương. ...)

- Một số loại rau xanh…

Sau tiêm ngừa vắc xin, mỗi cơ thể và tùy thời điểm có thể có những đáp ứng khác nhau; tuy nhiên, tránh xa những yếu tố bất lợi và hỗ trợ cơ thể hợp lý sẽ giảm thiểu rất nhiều tác dụng phụ do vắc xin, giúp cơ thể thích nghi, hồi phục sớm và sinh đáp ứng miễn dịch tốt nhất./.

Bác sĩ Phước Nhường