Tiêm vaccine covid có được ăn trứng vịt lộn không

Thông tin không nên ăn trứng sau khi tiêm vaccine COVID-19 đã khiến nhiều người băn khoăn. Vậy điều này có đúng không và nên ăn gì sau tiêm vaccine COVID-19?

Tránh ăn gì sau tiêm vaccine COVID-19 là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm trong thời gian gần đây. Từ đó, nhiều thông tin về các loại thực phẩm, thức uống mà người sau tiêm vaccine COVID-19 không nên ăn được lan truyền, người này mách người kia như: kiêng ăn trứng, kiêng uống cafe...

Có nên kiêng ăn trứng sau tiêm vaccine COVID-19?

Sau tiêm vaccine COVID-19, có thể ăn được tất cả các loại thực phẩm mà chúng ta không bị dị ứng. Đặc biệt, nên duy trì một chế độ ăn lành mạnh với đầy đủ các chất dinh dưỡng.

Chất đạm là một yếu tố rất cần thiết để hệ miễn dịch của con người hoạt động hiệu quả sinh ra kháng thể. Vì vậy, sau khi tiêm vaccine COVID-19, cần đảm bảo một chế độ dinh dưỡng đầy đủ thịt, cá, trứng, sữa, tinh bột, rau xanh, trái cây… để có được một sức khỏe thật tốt, khi đó hệ miễn dịch mới hoạt động hiệu quả và tạo ra đáp ứng miễn dịch bảo vệ khỏi nguy cơ mắc bệnh.

Tuy nhiên, sau khi tiêm vaccine COVID-19, một số người sẽ có các phản ứng khó chịu như sốt, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, nổi hạch… Do đó, nên ưu tiên sử dụng những thực phẩm dễ tiêu như cháo, súp…

Ngoài ra, mọi người có thể uống nước lá tía tô, ăn cháo với tía tô rất hiệu quả với phản ứng sốt sau tiêm vaccine COVID-19.

Tiêm vaccine covid có được ăn trứng vịt lộn không
Sau tiêm vaccine không cần phải kiêng ăn trứng.

Nên ăn gì sau tiêm vaccine COVID-19?

Để hỗ trợ tốt nhất cho hệ thống miễn dịch sau khi tiêm chủng, đặc biệt là khi có tình trạng sốt sau tiêm vaccine COVID-19 nên ưu tiên ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và kháng viêm. Có thể lựa chọn các loại thực phẩm như:

1. Cá

Cá có đặc tính chống viêm và rất giàu chất béo omega-3 giúp tăng cường khả năng miễn dịch.

2. Thịt gà

Thịt gà là một nguồn thực phẩm giàu protein và có đặc tính chống viêm. Ngoài ra, thịt gà rất thích hợp cho những người bị đái tháo đường và tăng huyết áp. Có thể ăn 2-3 lần/tuần sau khi tiêm phòng.

3. Trứng

Trứng là nguồn cung cấp protein dồi dào và chứa các axit amin thiết yếu giúp tăng cường khả năng miễn dịch.

4. Ngũ cốc nguyên hạt

Sau tiêm vaccine COVID-19 nên bổ sung thêm các loại thực phẩm nguyên hạt có nhiều vitamin, khoáng chất, tốt cho sức khỏe như: bánh mì nguyên hạt, yến mạch, gạo lứt, ngô…

5. Bổ sung thêm vi chất

Những vi chất được xác định là thiết yếu trong quá trình phát triển và hoạt động của các tế bào miễn dịch bao gồm vitamin C, vitamin D, A, E, B6, kẽm, selenium, sắt và chất đạm (gồm axit amin Glutamine). Các nhóm chất này hoạt động như chất chống ôxy hóa để bảo vệ tế bào khỏe mạnh và hỗ trợ việc phát triển cũng như các hoạt động của tế bào miễn dịch và sản sinh kháng thể. Thiếu một trong các chất dinh dưỡng này có thể thay đổi hệ miễn dịch.

Những thực phẩm có nhiều các loại vitamin và khoáng chất này là gan gà, gan lợn, gan bò, gan cá, lòng đỏ trứng, cá, hải sản, sữa...

Các loại rau củ như: Gấc, đu đủ, xoài, rau ngót, rau dền cơm, rau mùi tàu, rau dền, rau đay, rau mồng tơi, hành hoa, đậu tương, giá đỗ, vừng lạc, mầm lúa mạch, dầu hướng dương, dầu ôliu…

Tiêm vaccine covid có được ăn trứng vịt lộn không
Ngũ cốc nguyên hạt tốt cho người sau tiêm vaccine.

6. Ăn nhiều rau xanh và trái cây

Những thực phẩm như rau xanh, nghệ, tỏi, hành tây có nhiều dưỡng chất, đồng thời cũng có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch. Nên ăn nhiều trái cây tươi hay uống nước trái cây giàu vitamin C, A (như cam, dâu, táo, chanh …).

Chế độ ăn giàu chất xơ thực vật với đa dạng trái cây, rau xanh, hạt nguyên cám và rau củ cũng góp phần hỗ trợ sự phát triển và duy trì hệ vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Hệ lợi khuẩn đường ruột được chứng minh giữ vai trò quan trọng trong hoạt động của hệ miễn dịch của cơ thể.

Nếu buồn nôn và chán ăn sau tiêm, không nên bỏ bữa, nên ăn thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa như súp gà, cháo thịt băm, đậu xanh... hay thay thế bằng một ly sữa và chia nhỏ bữa ăn. Không vì bị sốt sau tiêm vaccine COVID-19 mà chán ăn, bỏ ăn, cần cố gắng duy trì chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng.

Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.

Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu bạn nhiễm COVID-19, ngoài tuân thủ các biện pháp điều trị, cách ly tại nhà thì chế độ dinh dưỡng, những gì mà bạn ăn hằng ngày cũng tác động đến tình trạng bệnh. Sau thuốc, chế độ ăn uống là điều quan trọng giúp bạn hồi phục sức khỏe. Một chế độ ăn cung cấp đủ dinh dưỡng, khoáng chất cần thiết chắc chắn sẽ giúp bạn cải thiện bệnh và ngược lại, dinh dưỡng kém khiến bạn chậm hồi phục, thậm chí suy dinh dưỡng có thể gây nguy cơ trầm trọng.

Vì vậy, việc cung cấp dinh dưỡng cho người bệnh nhiễm COVID-19 nhẹ và không có triệu chứng tại nhà là rất cần thiết, giúp nâng cao thể trạng, tăng cường miễn dịch và hạn chế biến chứng.

Những loại thực phẩm bạn nên ăn trong giai đoạn điều trị bệnh được khuyến cáo chung là đầy đủ năng lượng, protein, khoáng chất, nhiều rau, trái cây màu sắc đậm.

Tiêm vaccine covid có được ăn trứng vịt lộn không

Bộ Y tế

Người bệnh COVID-19 cần tăng nhu cầu dinh dưỡng do tăng tiêu hao năng lượng, nếu không bổ sung dinh dưỡng đầy đủ đúng cách người bệnh sẽ suy dinh dưỡng nặng. Suy dinh dưỡng làm tăng nguy cơ bội nhiễm, bệnh trở nặng, kéo dài thời gian thở máy, tăng chi phí điều trị.

https://suckhoedoisong.vn/che-do-dinh...

Chế độ dinh dưỡng cho F0 điều trị tại nhà theo hướng dẫn của Bộ Y tế:

  • Đảm bảo đủ các và đa dạng các nhóm thực phẩm bao gồm: nhóm tinh bột, nhóm sữa và chế phẩm sữa, nhóm dầu mỡ, nhóm rau củ, nhóm thịt cá, nhóm trứng, nhóm các loại hạt, nhóm rau củ màu vàng - xanh thẫm.
  • Không bỏ bữa: Ăn đủ 3 bữa chính và tăng cường thêm các bữa phụ.
  • Hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt (khuyến nghị lượng đường <10% tổng năng lượng ăn vào).
  • Không kiêng khem thực phẩm nếu không có dị ứng thực phẩm hoặc theo lời khuyên riêng của bác sĩ.
  • Người có thể trạng gầy, trẻ em cần bổ sung thêm các thực phẩm có nhiều năng lượng và protein như sữa và các sản phẩm từ sữa.

Như vậy nhóm trứng (bao gồm nhiều loại trứng như trứng gà, trứng vịt, trứng cút…) là nguồn dinh dưỡng được Bộ Y tế khuyên người mắc COVID-19 nên dùng.

Tiêm vaccine covid có được ăn trứng vịt lộn không

2. Trứng chứa nhiều protein

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong số các chất dinh dưỡng, protein trong đó có trứng là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng nhất có thể giúp chống lại coronavirus, có thể giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn.

Trứng chứa selen và vitamin A, B và K và các axit amin và chất chống oxy hóa có thể giúp người bệnh xây dựng một hệ thống miễn dịch mạnh mẽ để chống lại virus. Đó là lý do tại sao bệnh nhân COVID được khuyến cáo ăn trứng.

Deeksha Arora, chuyên gia dinh dưỡng tại Apollo Spectra Delhi cho biết: "Trứng cũng có thể giúp khắc phục các bệnh nhiễm trùng do cảm lạnh và cúm. Protein giúp xây dựng lại và phục hồi cơ bắp. Đôi khi, mọi người có thể bị đau cơ khi nhiễm COVID, vì vậy, hãy ăn trứng theo lời khuyên của bác sĩ ".

Trung bình trong 1 quả trứng lớn thành phần dinh dưỡng khoảng:

  • Lượng calo: 72
  • Tổng chất béo: 4,8 gam (1,6 gam bão hòa, 1 gam không bão hòa đa, 1,8 gam không bão hòa đơn)
  • Tổng Carbohydrate: 0.4 gam (0 gam chất xơ, 2 gam đường)
  • Chất đạm: 6,3 gam
  • Natri: 71 mg, Kali: 69 mg
  • Cholesterol: 186 mg
  • Vitamin A:160mcg5,4% giá trị hàng ngày (DV)
  • Canxi: 24.1mg, 2,2% DV
  • Sắt: 4,9% DV

3. Lợi ích của việc ăn trứng trong dịch COVID-19

Trứng chứa rất nhiều axit amin và chất chống oxy hóa, giúp cải thiện sức khỏe và giữ cho hệ thống miễn dịch của bạn hoạt động một cách tốt nhất. Mỗi quả trứng chứa 7g protein xây dựng cơ bắp ngoài các vitamin cốt lõi thiết yếu như selen (22%) và vitamin A, B và K. Trứng cũng chứa một chất dinh dưỡng khác là riboflavin (vitamin B2), rất quan trọng cho sự phát triển và tăng trưởng. Ăn trứng có thể giúp chống lại nhiễm trùng và giữ cho cơ thể khỏe mạnh.

3.1. Trứng giúp tăng cường khả năng miễn dịch

Người ta cần tiêu thụ đầy đủ protein để hỗ trợ phản ứng miễn dịch và trứng rất tốt do có các chất dinh dưỡng như vitamin D, kẽm, selen và vitamin E mà cơ thể cần để tăng cường hệ thống miễn dịch. Nhờ đó, bạn có thể duy trì sức khỏe dẻo dai trong thời kỳ đại dịch, đồng thời có thể đối phó với các tổn thương do oxy hóa gây ra. Bạn cũng sẽ có thể kiểm soát mất cân bằng nội tiết tố và điều chỉnh lượng đường trong máu.

3.2. Trứng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ bị sương mù não

Trứng thực sự tốt cho não bộ. Trứng luộc chứa choline rất cần thiết cho hệ thần kinh của một người. Điều này cũng có thể hữu ích trong trường hợp người mắc COVID-19 đang bị hội chứng sương mù não.

Tiêm vaccine covid có được ăn trứng vịt lộn không

3.3. Ăn trứng hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Có một thực tế là COVID-19 có thể ảnh hưởng đến trái tim của một người. Vì vậy, ăn một quả trứng có chứa Folate, axit béo không bão hòa và vitamin E rất có lợi cho tim mạch, trứng chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho tim mạch và nên được bổ sung trong thực đơn.

4. Ăn trứng đúng cách

Phần lòng trắng của trứng chứa nhiều protein. Lòng đỏ trứng có chứa sắt, vitamin B2, B12 và D mà lòng trắng trứng còn thiếu. Nhiều người tin rằng chỉ có lòng trắng trứng mới tốt cho sức khỏe và bỏ qua việc ăn lòng đỏ. Lòng đỏ trứng có thể chứa hàm lượng cholesterol cao đáng kể nhưng chúng cũng rất giàu protein và selen, là những khoáng chất quan trọng. Ăn một lòng đỏ mỗi ngày là an toàn với người có sức khỏe bình thường.

Tốt hơn là bạn có thể hỏi ý kiến chuyên gia, và sau đó ăn phù hợp theo yêu cầu dinh dưỡng của bạn do số lượng trứng có thể ăn khác nhau ở mỗi người, thậm chí có người bị dị ứng với trứng.

Tiêm vaccine covid có được ăn trứng vịt lộn không

Trứng là thức ăn quen thuộc và giàu chất dinh dưỡng, các chất dinh dưỡng lại có tỷ lệ cân đối, do vậy trứng có thể sử dụng cho cả trẻ em và người lớn.

Theo BS. Nguyễn Văn Tiến - Viện Dinh dưỡng Quốc gia:

Với trẻ nhỏ :

  • Trẻ từ 6 - 7 tháng tuổi, mỗi bữa ăn 1/2 lòng đỏ trứng gà.
  • Trẻ từ 8 - 9 tháng tuổi, mỗi bữa ăn 1 lòng đỏ trứng gà hoặc 4 quả trứng chim cút.
  • Trẻ từ 10 - 12 tháng tuổi cho ăn cả lòng đỏ và lòng trắng và mỗi bữa ăn 1 quả.
  • Trẻ từ 1 - 2 tuổi ăn từ 3 - 4 quả/tuần.

* Với người lớn:

  • Một tuần chỉ nên ăn khoảng 3 quả/tuần.
  • Người bị tăng huyết áp hoặc cholesterol cao trong máu vẫn có thể ăn trứng, vì nó không làm tăng huyết áp và cholesterol máu, tuy nhiên không nên ăn quá nhiều.
  • Có một số người có thể bị dị ứng với trứng, cần chú ý ăn với lượng nhỏ, chút ít để thử phản ứng.

Trứng chứa nhiều chất dinh dưỡng như kẽm, magiê, sắt và protein. Thời điểm thích hợp để ăn trứng là trong bữa sáng. Bạn sẽ có thể tràn đầy năng lượng cho cơ thể và có thể thực hiện mọi công việc nhà một cách dễ dàng. Lựa chọn tốt nhất là ăn trứng ở dạng luộc để giữ nguyên giá trị dinh dưỡng của chúng.

https://suckhoedoisong.vn/nguoi-mac-covid-19-co-nen-an-trung-169220228230900029.htm

Hoàng Nam Tổng hợp