Tiêm vaccine mũi 1 bao lâu sinh kháng thể

Tiêm vaccine mũi 1 bao lâu sinh kháng thể
Mũi tiêm tăng cường của vaccine Pfizer khôi phục hơn 95% hiệu quả bảo vệ

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, một người được coi là đã tiêm vaccine phòng COVID-19 đầy đủ khi đã tiêm liều thứ 2 Pfizer hoặc Moderna hoặc 2 tuần sau khi tiêm vaccine Johnson & Johnson một liều. Nhưng để củng cố sự bảo vệ có thể đã suy yếu kể từ đợt tiêm chủng đầu tiên, CDC khuyên nên tiêm nhắc lại với tất cả những ai đủ điều kiện. 

Nghiên cứu cho thấy, việc tiêm tăng cường giúp giảm khả năng nhiễm COVID-19 hoặc bị bệnh nặng nếu bạn mắc phải bệnh này.

Hiện tại, bất kỳ người nào trên 16 tuổi đã được tiêm chủng đầy đủ đều có thể tiêm mũi tăng cường mRNA. Những người đã tiêm vaccine Pfizer hoặc Moderna có thể tiêm nhắc lại sau 5 tháng khi đã hoàn thành liều thứ hai. Những người tiêm vaccine Johnson & Johnson có thể tiêm nhắc lại sau hai tháng khi đã tiêm vaccine một liều.

2. Mũi vaccine tăng cường COVID-19 hoạt động như thế nào?

Khi tiêm bất kỳ loại vaccine nào, hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra phản ứng kháng thể để chống lại sự lây nhiễm trong tương lai.

Giả sử bạn đã tiêm vaccine phòng COVID-19 cuối cùng vài tháng trước. Theo thời gian, phản ứng miễn dịch của cơ thể sẽ yếu đi, và lúc này một mũi tiêm tăng cường sẽ nhắc lại hệ thống miễn dịch với mầm bệnh để tạo ra nhiều tế bào sản xuất kháng thể hơn.

Yếu tố quan trọng trong quá trình này là một loại tế bào bạch cầu được gọi là tế bào B trí nhớ, vẫn ở trong cơ thể bạn chờ để nhận ra và chống lại cùng một mầm bệnh.

Tiêm vaccine mũi 1 bao lâu sinh kháng thể

Nên tiêm nhắc lại với tất cả những ai đủ điều kiện.

GS.TS. Pablo Penaloza-MacMaster, Đại học Tây Bắc Chicago cho biết, vào thời điểm tiêm tăng cường vaccine phòng COVID-19, các tế bào B trí nhớ này đã gặp các protein virus - một hoặc hai lần tùy thuộc vào loại vaccine ban đầu đã tiêm. Do đó, các tế bào có thể tạo ra các kháng thể chống lại COVID-19 nhiều hơn và tốt hơn. Có nghĩa là bạn sẽ được bảo vệ nhiều hơn nếu tiếp xúc với COVID-19. Ngoài ra, mũi tăng cường có thể cung cấp khả năng bảo vệ nhiều hơn trước các biến thể khác nhau.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, với liều tăng cường của Johnson & Johnson hai tháng sau mũi tiêm đầu tiên, mức độ kháng thể tăng gấp 4 đến 6 lần. 

Với mũi tiêm tăng cường vaccine phòng COVID-19 Moderna mức độ kháng thể tăng gấp 37 lần và 25 lần với mũi tiêm tăng cường Pfizer. 

Nghiên cứu cũng cho thấy rằng việc pha trộn và kết hợp các loại vaccine cung cấp nhiều khả năng sự bảo vệ giống như được tăng cường với cùng một loại vaccine đã tiêm ban đầu.

3. Mũi tiêm tăng cường trong bao lâu mới có hiệu quả?

Cho đến nay, không thể biết chính xác thời điểm tiêm tăng cường vaccine phòng COVID-19 có hiệu lực hoàn toàn. Các chuyên gia cho hay, không chắc bạn sẽ được bảo vệ thêm ngay sau khi tiêm liều tăng cường. Bởi thông thường cần mất vài ngày hoặc vài tuần để các tế bào nhớ tạo ra nhiều kháng thể hơn. Tuy nhiên, có thể giữa tuần đầu tiên và tuần thứ hai, cơ thể bắt đầu có sự gia tăng đáng kể khả năng bảo vệ của mũi tiêm tăng cường.

TS. Amesh A. Adalja, Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins, đồng ý rằng hầu hết mọi người sẽ có một số tác động tích cực từ mũi tiêm tăng cường trong vòng một tuần, nhưng hiệu quả đầy đủ sẽ xuất hiện sau 2 tuần.

Theo dõi những người tham gia thử nghiệm vaccine Pfizer trong 100 ngày sau khi tiêm vaccine cho thấy, tác dụng tích cực của tiêm tăng cường có thể bắt đầu ngay sau 7 ngày. Trong thử nghiệm, tỷ lệ những người được tiêm mũi Pfizer tăng cường mắc COVID-19 có triệu chứng thấp hơn nhiều trong thời gian từ 1 tuần đến 2 tháng sau khi tiêm mũi tăng cường so với những người chỉ tiêm mũi tăng cường giả dược. Kết quả có thể tương tự như với mũi tiêm Moderna tăng cường.

Đối với vaccine Johnson & Johnson, các nhà nghiên cứu cho hay, khi tiêm nhắc lại vào thời điểm 6 tháng sau mũi tiêm duy nhất, mức độ kháng thể tăng gấp 9 lần một tuần sau đó. Các mức kháng thể đó tiếp tục tăng lên cao gấp 12 lần sau một tháng tiêm nhắc lại.

Hầu hết mọi người sẽ có một số tác động tích cực từ mũi tiêm tăng cường trong vòng một tuần, nhưng hiệu quả đầy đủ sẽ xuất hiện sau 2 tuần.

4. Yếu tố nào ảnh hưởng đến mũi tiêm tăng cường?

Các chuyên gia lưu ý, hiệu quả của việc tiêm nhắc lại và mức độ bảo vệ của vaccine có thể bị ảnh hưởng bởi một vài yếu tố:

- Người cao tuổi

Người cao tuổi thường phản ứng kém hiệu quả hơn với vaccine. Ngoài ra, những người đang sử dụng một số loại thuốc ức chế miễn dịch có thể không nhận được đầy đủ hiệu quả của mũi tiêm tăng cường.

- Thời gian giữa các mũi tiêm

Các nghiên cứu cho thấy, khoảng thời gian giữa mũi vaccine phòng COVID-19 đầu tiên và mũi tiêm tăng cường càng dài càng tạo ra các kháng thể tốt hơn.

Tiêm vaccine mũi 1 bao lâu sinh kháng thể

Nên tiêm nhắc lại nếu bạn có đủ điều kiện.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là nên kéo dài thời gian để tiêm mũi tăng cường với hy vọng được bảo vệ tốt hơn. Hiện tại chính thời điểm tốt nhất để tiêm nhắc lại nếu bạn đủ điều kiện. Bởi giữa đại dịch nguy hiểm, chúng ta cần có được mức độ bảo vệ cao hơn ngay tại thời điểm này thay vì chờ đợi.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Lưu ý khi tiêm vaccine cho trẻ 12-17 tuổi

Ngọc Nguyễn

(Theo health.com, 21/12/2021)

Kháng thể có thể xuất hiện sau khoảng 12 ngày sau mũi tiêm đầu tiên. Tuy nhiên miễn dịch sau mũi đầu chưa mạnh cho nên cần tiêm mũi thứ hai. Tùy từng vaccine mà khoảng cách cần điều chỉnh cho tối ưu. Sau tiêm mũi hai từ 12 đến 15 ngày sẽ đạt miễn dịch bảo vệ tối ưu.

Tiêm vaccine mũi 1 bao lâu sinh kháng thể

(Ảnh minh họa).

Câu hỏi: Sau khi tiêm vaccine phòng Covid-19 thì bao nhiêu lâu sinh ra kháng thể. Người được tiêm có còn nguy cơ mắc Covid-19 nữa không?

Trả lời:

TS Phạm Quang Thái, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương:

Để chiến thắng và đẩy lùi đại dịch Covid-19 thì vaccine là một giải pháp căn bản. Kháng thể có thể xuất hiện sau khoảng 12 ngày sau mũi tiêm đầu tiên. Tuy nhiên miễn dịch sau mũi đầu chưa mạnh cho nên cần tiêm mũi thứ hai. Tùy từng vaccine mà khoảng cách cần điều chỉnh cho tối ưu. Sau tiêm mũi hai từ 12 đến 15 ngày sẽ đạt miễn dịch bảo vệ tối ưu.

Không có một loại vaccine nào có hiệu lực bảo vệ đạt 100%, nghĩa là sau tiêm chủng vẫn còn một tỷ lệ nhất định các truờ̛ng hợp đã đuợ̛c tiêm có thể vẫn bị mắc bệnh. Thực tế trên thế giới cũng như tại nước ta đã ghi nhận các trường hợp dù đã được tiêm vaccine phòng Covid-19 song vẫn nhiễm bệnh.

Các bác sĩ cho biết có hai khả năng, những người sau tiêm vaccine nhưng vẫn mắc Covid-19. Thứ nhất, dù được tiêm vaccine nhưng cơ thể không tạo ra kháng thể (mặc dù tỷ lệ rất thấp).

Thứ 2, cơ thể tạo ra kháng thể nhưng lượng kháng thể không đủ để chống lại sự xâm nhập của virus (những trường hợp này sau một khoảng thời gian ngắn cơ thể sẽ tạo ra đủ lượng kháng thể và lượng kháng thể này được tạo ra đủ để vượt qua tình trạng bệnh nặng).

Theo các chuyên gia y tế đánh giá, vaccine vẫn còn nguyên giá trị dù trong hoàn cảnh biến thể Delta đang hoành hành. Vaccine phòng Covid-19 không chỉ có tác dụng giảm số nguơ̛ì nhiễm virus, mà còn giúp làm giảm số truờ̛ng hợp bị biến chứng nặng do mắc bệnh, giảm số nguơ̛ì phải nhập viện điều trị do bệnh nhẹ và giảm nguy cơ tử vong.

Các vaccine phòng Covid-19 được thử nghiệm và đánh giá trên những nhóm người khác nhau, chủng tộc và độ tuổi khác nhau; đặc điểm lưu hành của các chủng virus tại các địa phương cũng khác nhau nên không có cơ sở để so sánh hiệu quả bảo vệ phòng lây nhiễm.

Tuy nhiên, khi đánh giá hiệu quả bảo vệ phòng thể nặng và phải nhập viện thì các vaccine Covid-19 được Việt Nam phê duyệt khá tương đồng và đều ở mức rất cao, trên 90%.

Do không có hiệu lực bảo vệ đạt 100%, cho nên những người đã tiêm vaccine vẫn cần tuân thủ, thực hiện biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo khuyến cáo của cơ quan chuyên môn để hạn chế nguy cơ lây nhiễm.

Nguồn: nhandan.vn