Tiến trình lịch sử việt nam tiếng anh là gì năm 2024

Cuốn giáo trình TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM dùng cho sinh viên đại học ngành Luật, hệ đào tạo từ xa, được biên soạn theo đề cương đã phê duyệt, gồm 6 chương, do hai tác giả phân công thực hiện như sau:

Chương sách Tác giả

Chương 1: Việt Nam từ thời tiền sử đến cuối thời Bắc thuộc Đặng Như Thường

Chương 2: Việt Nam từ đầu thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX Đặng Như Thường

Chương 3: Việt Nam từ 1858 đến 1945 Mai Thanh Nga

Chương 4: Lịch sử Việt Nam từ 1945 đến nay Trần Vũ Tài

MỤC LỤC

Trang Chương 1: VIỆT NAM TỪ THỜI TIỀN SỬ ĐẾN CUỐI THỜI BẮC THUỘC 1

  1. Việt Nam từ thời tiền sử đến thời kỳ bắt đầu dựng nước 1 1.1. Thời kỳ nguyên thủy 1 1.1. Thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc. 7 1.1. Nền Văn minh sông Hồng 11
  2. Việt Nam thời Bắc thuộc [179 TCN - 907] 12 1.2. Chính sách đô hộ và đồng hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc
12

1.2. Tình hình kinh tế - xã hội - văn hóa 16 1.2. Các cuộc đấu tranh giành độc lập 17

  1. Một số nhận xét về lịch sử Việt Nam từ thời tiền sử đến thời Bắc thuộc
21

1.3. Những đặc điểm cơ bản của lịch sử Việt Nam từ thời tiền sử đến cuối thời Bắc thuộc

21

1.3. Ý nghĩa lịch sử của phong trào đấu tranh giành độc lập thời Bắc thuộc

22

Chương 2: VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỶ X ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XIX 23 2. Việt Nam từ đầu thế kỷ X đến đầu thế kỷ XV 23 2.1. Việt Nam thế kỷ X 23 2.1. Các vương triều Lý - Trần - Hồ 28 2.1. Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm 32 2.1. Văn hóa Việt Nam thời Lý - Trần - Hồ 35 2. Việt Nam thế kỷ XV 37 2.2. Chính sách đô hộ của nhà Minh và khởi nghĩa Lam Sơn 37 2.2. Việt Nam thời Lê Sơ 39 2. Việt Nam từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XVIII 44

4.3. Miền Bắc chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất [1965-1968]. 93 4.3. Chống chiến lược “Việt nam hóa” và “Đông Dương hóa” chiến tranh.

95

4.3. Hiệp định Pari về Việt Nam 97

4.3. Cả nước dồn sức giải phóng miền Nam, giành toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc [1973 - 1975]

99
  1. Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên CNXH [1975 – nay] 102 4.4. Khắc phục hậu quả chiến tranh, hoàn thành thống nhất đất nước [1975 - 1976]
102

4.4. Bước đầu xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc [1976 - 1985] 103

4.4. Đất nước thời kỳ đổi mới [1986 – nay] 110 TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH 114

TÍN CHỈ 1: LỊCH SỬ VIỆT NAM CỔ - TRUNG ĐẠI Chương 1: VIỆT NAM TỪ THỜI TIỀN SỬ ĐẾN CUỐI THỜI BẮC THUỘC

  1. Việt Nam từ thời tiền sử đến thời kỳ bắt đầu dựng nước 1.1. Thời kỳ nguyên thủy Những dấu vết đầu tiên của con người trên đất Việt Nam Trong lịch sử loài người, giai đoạn đầu tiên là thời kỳ nguyên thủy. Trong khảo cổ học, giai đoạn này tương ứng với thời kỳ đồ đá cũ. Trong nhân loại học, nó tương ứng với thời kỳ người vượn. Người vượn tồn tại cách ngày nay khoảng 2 triệu năm đến vài chục vạn năm. Trên lãnh thổ Việt Nam, các nhà khảo cổ đã tìm thấy nhiều dấu vết của người vượn, gần giống với người vượn Bắc Kinh, cách ngày nay trên dưới 50 - 60 vạn năm. Trong các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai [Lạng Sơn]; Thẩm Ồm [Nghệ An]; Hang Hùm [Yên Bái]... các nhà khảo cổ học đã tìm thấy một số răng người vượn nằm trong lớp trầm tích màu đỏ cùng di cốt các động vật thời Cánh tân, cách ngày nay khoảng 40 - 50 vạn năm, cùng với những công cụ lao động của người vượn. Ở một số địa phương trên cả nước như Hang Gòn [Xuân Lộc - Đồng Nai], Lộc Ninh [Bình Phước], núi Đọ [Thanh Hóa]... đã tìm thấy công cụ lao động của người nguyên thủy. Những công cụ đó làm bằng đá, có ghè đẽo thô sơ rất giống với các công cụ đá thời đại sơ kỳ đá cũ. Do trình độ thấp kém, công cụ lao động thô sơ, lại sống trong điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt nên người vượn đã hợp thành từng bầy để cùng lao động và chống thú dữ. Khác với các bầy động vật, bầy người nguyên thủy đã có quan hệ xã hội, có người đứng đầu, có sự phân công lao động giữa nam và nữ. Mỗi bầy thường có khoảng 20 - 30 người, gồm các thế hệ khác nhau, lấy hái lượm, săn bắt làm phương tiện để sinh sống và lang thang khắp nơi.

1.1. Các giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thủy ở Việt Nam

  • Sự xuất hiện người hiện đại: từ Ngườm đến Sơn Vi Trải qua một thời gian dài sinh tồn và phát triển, người vượn đã chuyển biến thành người khôn ngoan [hay còn gọi là người hiện đại]. Tên khoa học là Homo sapiens. Người hiện đại thường xuất hiện vào hậu kỳ Cánh tân. Trên lãnh thổ Việt Nam, ở hang Thẩm Ồm [Nghệ An] đã tìm thấy răng người cổ và xương răng một số động vật như voi răng kiếm, gấu tre. Răng người Thẩm Ồm có những đặc điểm của răng người - vượn [Homo erectus] lại có đặc điểm răng người hiện đại [Homo sapiens]. Ở hang Hùm [Yên Bái], hang Kéo Lèng [Lạng Sơn] lại phát hiện được 2 chiếc răng của người hiện đại, có niên đại cách ngày nay khoảng 3 vạn năm. Ở mái đá Ngườm [Võ Nhai, Bắc Thái], các nhà khảo cổ học đã khai quật được nhiều mảnh tước nhỏ, tách từ những hòn cuội để dùng làm nạo và mũi nhọn, có niên đại cách ngày nay khoảng 23 năm, thuộc giai đoạn hậu kỳ đá cũ. Vào cuối thời đại đá cũ, trên một vùng rộng lớn của miền Bắc nước ta, có nhiều bộ lạc săn bắt, hái lượm để sinh sống. Họ cư trú trong các hang động, mái đá, ven bờ các con sông, suối. Các di tích văn hóa thời kỳ này được các nhà khảo cổ học gọi bằng một thuật ngữ chung là văn hóa Sơn Vi [lấy tên xã Sơn Vi, Sông Thao, Phú Thọ - nơi phát hiện những hiện vật đầu tiên thuộc nền văn hóa này]. Dấu tích của văn hóa Sơn Vi được tìm thấy ở nhiều nơi trên lãnh thổ Việt Nam: Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị... Các bộ lạc Sơn Vi dùng đá cuội ghè đẽo ở rìa cạnh tạo nên những công cụ chặt, nạo hay cắt. Hai mặt còn lại của hòn cuội vẫn vẫn giữ được vẻ tự nhiên. Đặc trưng của công cụ Sơn Vi là những hòn cuội được ghè đẽo ở rìa cẩn thận, có nhiều loại hình ổn định, thể hiện bước tiến trong kỹ thuật chế tác đá, song chưa có kỹ thuật mài. Sự xuất hiện của người hiện đại Sơn Vi đánh dấu bước chuyển biến trong tổ chức xã hội, các thị tộc, bộ lạc ra đời. Mỗi thị tộc gồm vài ba chục gia đình với vài ba thế hệ cùng chung huyết thống, sống quây quần với nhau trên cùng một địa vực. Một số thị tộc sống gần nhau, có họ hàng với nhau vì cùng chung một nguồn gốc tổ tiên xa xôi hợp lại thành bộ lạc. Các thị tộc trong một bộ lạc có quan hệ gắn bó, giúp đỡ nhau trong cuộc sống và có quan hệ hôn nhân giữa con trai của thị tộc này với con gái của thị tộc kia trong cùng một bộ lạc. Mọi thành viên trong cùng thị tộc đều có phong tục, tập quán như nhau và đều được tự do, bình đẳng.
  • Thời kỳ Hòa Bình - Bắc Sơn Tiếp theo văn hóa Sơn Vi là văn hóa Hòa Bình. Hòa Bình là địa điểm đầu tiên phát hiện được di chỉ văn hóa thuộc thời kỳ văn hóa đá mới trước gốm, có niên đại cách ngày nay khoảng 12 đến 10 năm. Cư dân Hòa Bình đã mở rộng địa bàn cư trú khắp vùng núi Tây Bắc [Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu...] vào đến các tỉnh miền Trung [Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên...].

hái lượm phát triển, nông nghiệp manh nha. Các công xã thị tộc này có thể là các công xã thị tộc mẫu hệ đang ở vào giai đoạn văn hóa đá mới trước gốm, cách ngày nay khoảng 1 vạn năm. Nối tiếp văn hóa Hòa Bình là văn hóa Bắc Sơn. Các bộ lạc Bắc Sơn cư trú trong các hang động, mái đá vùng núi đá vôi, gần sông suối thuộc các tỉnh Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An... Tuy ra đời sau văn hóa Hòa Bình nhưng văn hóa Bắc Sơn có quan hệ nguồn gốc và những đặc trưng chung của văn hóa Hòa Bình, có niên đại cách ngày nay khoảng 7 năm. Cư dân Bắc Sơn cũng định cư trong các hang động đá vôi, lấy cuội ở sông suối để chế tạo công cụ như cư dân Hòa Bình, nhưng tiến bộ hơn ở chỗ đã biết mài đá. Công cụ đặc trưng của văn hóa Bắc Sơn là rìu mài lưỡi. Trong các di chỉ thuộc văn hóa Bắc Sơn, bên cạnh các rìu mài còn có các bàn mài bằng sa thạch để mài, dũa. Ngoài rìu mài còn có các công cụ bằng đá khác như bôn, đục, dao... Với những chiếc rìu đá mài nhẵn, cư dân Bắc Sơn dễ dàng chế tác các công cụ bằng tre, nứa, gỗ, do vậy lao động thuận lợi hơn. Trong một số di chỉ thuộc văn hóa Bắc Sơn, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra đồ gốm. Đây là một thành tựu mới trong kỹ thuật chế tác công cụ của cư dân Bắc Sơn. Người Bắc Sơn lấy đất sét nhào với cát để khi nung, đồ gốm không bị rạn nứt. Đặc điểm đồ gốm Bắc Sơn có miệng loe, đáy tròn, hình dáng còn thô và độ nung chưa cao. Nhờ cải tiến công cụ lao động, trình độ sản xuất nông nghiệp của cư dân Bắc Sơn cũng được nâng lên một bước, song nguồn lương thực do nông nghiệp mang lại vẫn chưa đóng vai trò chủ đạo. Hoạt động kinh tế cơ bản vẫn là săn bắt, hái lượm. * Thời kỳ cách mạng đá mới và các bộ lạc trồng lúa Tiếp theo Hòa Bình - Bắc Sơn là văn hóa Đa Bút. Di chỉ văn hóa Đa Bút được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1926 - 1927, tại Vĩnh Lộc [Thanh Hóa], có niên đại cách ngày nay hơn 6 năm. Nhiều nhà khoa học xếp văn hóa Đa Bút vào thời kỳ văn hóa Bắc Sơn 1. Đồ gốm Đa Bút tiến bộ hơn đồ gốm Bắc Sơn. Đặc trưng cơ bản là nồi có đáy tròn, mặt ngoài có những vết lõm, độ nung chưa cao. Văn hóa Quỳnh Văn [Quỳnh Lưu, Nghệ An] cũng thuộc văn hóa đá mới có gốm sau Hòa Bình - Bắc Sơn 2 , phân bố ở vùng đồng bằng ven biển Nghệ An, Hà Tĩnh. Người Quỳnh Văn đã bước đầu định cư tương đối lâu dài và tiến hành săn bắt, hái lượm các nguồn lợi tự nhiên ở ven biển miền Trung. Đồi sò điệp Quỳnh Văn vừa là nơi cư trú, vừa là khu mộ của người nguyên thủy. Sau khi khai quật, các nhà khảo cổ học cho rằng, mộ địa Quỳnh Văn vẫn là nơi chôn cất các thành viên của thị tộc, chưa có dấu hiệu chứng tỏ sự phân hóa tài sản trong cư dân Quỳnh Văn. Văn hóa Quỳnh Văn có niên đại cách ngày nay gần 5 năm.

1,2 Các tác gi฀ ฀฀i c฀฀ng L฀ch s฀ Viêt Nam, t฀p 1, NXB Giáo d฀c, H฀ N฀i v฀ m฀t s฀ tác gi฀ khác

th฀฀ng x฀p v฀n hóa ฀a Bút, Qu฀nh V฀n v฀o khung v฀n hóa B฀c S฀n, nh฀ng chúng tôi th฀y khung niên ฀฀i không thích h฀p. ฀ ฀ây chúng tôi theo quan ฀i฀m c฀a các tác gi฀ Ti฀n trình l฀ch s฀ Vi฀t Nam, NXB Giáo d฀c, H฀ N฀i, 2000, tr 14 - 15.

Cùng thời kỳ với văn hóa Đa Bút - Quỳnh Văn, ở nhiều nơi khác trên lãnh thổ Việt Nam, người nguyên thủy đã tạo ra bước tiến có tính “cách mạng” trong việc cải tiến công cụ lao động. Họ không chỉ biết ghè đẽo, mài đá một mặt mà phổ biến là mài nhẵn cả hai mặt và khoan, cưa đá. Nhờ vậy, công cụ có hình dáng gọn, đẹp hơn, loại hình phong phú và thích hợp với từng công việc, năng suất lao động tăng. Khắp các tỉnh miền núi như hang Ba Xã, hang Mai Nha [Lạng Sơn] cho đến các tỉnh trung du, đồng bằng và ven biển Bắc bộ, Trung bộ, Nam bộ như Cái Bèo [Hải Phòng], hang Bái Tử Long [Quảng Ninh], Gò Trũng, cồn Cổ Ngựa [Thanh Hóa], Trại Ổi [Quỳnh Lưu, Nghệ An], Rú Ta [Diễn Châu, Nghệ An], bãi Phôi Phối [Nghi Xuân, Hà Tĩnh], cồn Lôi Một [Thạch Hà, Hà Tĩnh], Đồng Lê [Quảng Bình], đảo Bích Đầm [Khánh Hòa], Buôn Triết [Đắc Lắc], Cầu Sắt [Đồng Nai]...đều tìm thấy chiếc rìu tứ diện hay rìu có vai được mài nhẵn cả hai mặt. Có những di chỉ có cả rìu răng cưa, rìu mài nhẵn toàn thân, rìu có chuôi tra cán. Ngoài ra còn có bôn, đục, dao, cuốc đá có chuôi tra cán và đều được mài nhẵn. Cư dân lúc bấy giờ còn biết dùng tre, nứa, gỗ làm cung tên, làm cán các loại cuốc, rìu, dao; dùng xương, sừng làm đục, dao nhỏ, kim khâu; dùng vỏ ốc làm công cụ nạo, gọt. Nhờ sự tiến bộ vượt bậc của kỹ thuật chế tác công cụ và sự phong phú của các loại hình công cụ, nền kinh tế có bước phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực. Hoạt động kinh tế đa dạng. Hái lượm, săn bắt vẫn tồn tại song không còn đóng vai trò chủ yếu trong đời sống của các bộ lạc, mà nhường chỗ cho nghề trồng lúa. Họ đã biết dùng cuốc có lưỡi mài nhẵn, có cán để xới đất sau khi dùng lửa đốt hết cỏ dại, lau sậy hoặc dùng cuốc xới đất và cỏ, rồi cho nước vào làm thối cỏ, sau đó gieo hạt. Bên cạnh nông nghiệp trồng lúa, nghề chăn nuôi gia súc cũng ra đời và phát triển. Chó, lợn, gà, trâu bò... được nuôi trong nhà. Cư dân lúc bấy giờ đã định cư tương đối lâu dài trong các hang động, mái đá hoặc làm nhà sàn để ở. Ngành thủ công rất phát triển, nhất là nghề chế tác đá, làm đồ gốm và dệt vải. Đồ gốm được làm bằng tay hoặc bằng bàn xoay, hoa văn đa dạng [dấu thừng, hình chữ S nối đuôi nhau chạy quanh gờ miệng, hình sóng nước, hình ô trám, hình gân lá, hình xoắn ốc, hình khắc vạch...]. Nhiều đồ gốm được tô thổ hoàng màu đỏ. Bên cạnh đó, nghề kéo sợi, dệt vải cũng trở thành những nghề phụ khá phổ biến trong các gia đình. Tại các di chỉ Bàu Tró, Thạch Lạc đã tìm thấy những dọi xe chỉ bằng đất nung. Xã hội chia thành nhiều thị tộc, nhiều thị tộc hợp lại thành bộ lạc. Mọi thành viên trong thị tộc, bộ lạc đều bình đẳng, người già và phụ nữ được tôn trọng. Tất cả mọi người đều phải tham gia lao động. Đời sống tinh thần được nâng cao. Bằng chứng là đồ trang sức rất phong phú, đa dạng: vòng đá, chuỗi hạt đá, nhẫn đá, vòng làm bằng vỏ ốc có đục lỗ để xỏ dây; những chuỗi hạt hình trụ, hình thoi bằng đất nung; những vòng tay bằng sừng... Ở di chỉ bãi Phôi Phối có những khuyên tai bằng đất nung được trang trí bằng những chấm hoặc

Tại đảo Hòn Tre [Khánh Hòa] và các đảo ở khu vực bờ vịnh Cam Ranh, từ năm 1925 đến nay đã phát hiện nhiều di tích văn hóa Xóm Cồn được xếp vào giai đoạn hậu kỳ đá mới - sơ kỳ đồng thau. Công cụ đá điển hình ở Xóm Cồn là loại rìu bôn tứ giác thon dài. Đồ gốm phong phú, với lối vẽ hoa văn màu đỏ nâu và vàng da cam. Cư dân ở đây còn biết sử dụng vỏ nhuyễn thể làm công cụ và đồ trang sức. Bên cạnh nghề đánh bắt cá, khai thác thủy sản, cư dân Xóm Cồn đã biết trồng trọt và chăn nuôi. Thuộc di chỉ văn hóa Đồng Nai còn có di chỉ Cầu Sắt thuộc hậu kỳ đá mới. Các di chỉ Bến Đò, Phước Tân, Hội Sơn, Ngãi Thắng... là bước phát triển tiếp sau giai đoạn Cầu Sắt. Các bộ lạc nông nghiệp ở lưu vực sông Đồng Nai đã biết sử dụng những chiếc cuốc đá mài nhẵn, thân cong về phía trước, có kích thước lớn để làm đất. Gốm Đồng Nai đa dạng về kiểu dáng và hoa văn trang trí, có những nét gần gũi với gốm Phùng Nguyên. Như vậy, cách ngày nay khoảng 4 năm, không chỉ các bộ lạc Phùng Nguyên mà còn nhiều bộ lạc khác trên khắp lãnh thổ Việt Nam đã biết đến hợp kim đồng thau. Văn hóa Phùng Nguyên và các nền văn hóa sơ kỳ đồng thau khác đều được phát triển từ các nền văn hóa hậu kỳ đá mới. Nếu xem Phùng Nguyên là nền văn hóa sơ kỳ đồng thau tiêu biểu nhất, thì ở hầu hết các nền văn hóa cùng thời, đồ gốm đều phảng phất phong cách Phùng Nguyên. Sự xuất hiện của hợp kim đồng thau được xem là sự kiện trọng đại nhất trong đời sống kinh tế xã hội nguyên thủy, là cơ sở cho bước phát triển nhảy vọt của các bộ lạc nguyên thủy trên đất nước ta trong giai đoạn tiếp theo. 1.1. Thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc. Những chuyển biến về kinh tế - xã hội

  • Về kinh tế: Thời hùng Vương, kỹ thuật luyện kim ngày càng phát triển, công cụ lao động bằng đồng thau ngày càng chiếm ưu thế. Sự tiến bộ của công cụ bằng sắt đã thúc đẩy nền kinh tế ngày càng phát triển. Nông nghiệp lúa nước đóng vai trò chủ đạo, phổ biến từ trung du đến đồng bằng. Với việc chế tạo ra lưỡi cày, nông nghiệp dùng cày đã thay thế cho nông nghiệp dùng cuốc trước đó, đánh dấu bước tiến trong nông nghiệp. Sự xuất hiện của các công cụ bằng đồng còn chứng tỏ bước tiến về kỹ thuật canh tác của cư dân Việt cổ lúc bấy giờ. Sự phát triển của kinh tế nông nghiệp lúa nước đòi hỏi ngày càng bức thiết công tác trị thủy, thủy lợi, khai khẩn đất đai, mở rộng diện tích canh tác. Đã có một số tài liệu cho thấy, cư dân lúc bấy giờ đã biết sử dụng biện pháp tưới tiêu “tưới ruộng theo nước triều lên xuống” 4. Họ còn biết trồng lúa trên các loại ruộng nước, bãi và nương rẫy với những hình thức canh tác phù hợp. Ngoài trồng lúa là chính, cư dân lúc bấy giờ còn biết nghề làm vườn, trồng rau củ, cây ăn quả. Cùng với nông nghiệp còn có chăn nuôi, đánh cá và thủ công nghiệp cũng phát triển. Để phục vụ nông nghiệp, cư dân lúc bấy giờ đã biết chăn nuôi trâu bò. Nhiều di tích văn hóa Đông Sơn có nhiều xương trâu bò 5. Các gia súc, gia cầm được nhân dân chăn

4 Dẫn lại theo Lịch sử Việt Nam [từ nguồn gốc đến ngày nay], NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 1998, tr 28. 5 Ở di tích Làng Vạc tìm thấy 13 chiếc răng trâu bò. Ở Đình Chàng tìm thấy sừng trâu bò. Trên trống đồng Đồi Ro có hình bò. Ở di chỉ Gò Mun, xương trâu bò nhà chiếm tỉ lệ 38,7%. Ở Đình Chàng tăng lên 68,7% so với tổng số xương các động vật [Số liệu trích từ Lịch sử Việt Nam, tập 1, Sđd, tr 72].

nuôi rộng rãi. Nghề thủ công cũng có những bước tiến quan trọng. Trong đó, kĩ thuật luyện kim đạt đến trình độ điêu luyện khiến các học giả nước ngoài kinh ngạc và phủ nhận tính bản địa của nó. Trống đồng, thạp đồng là những hiện vật tiêu biểu cho trí tuệ, thẩm mĩ và tài năng của người thợ thủ công lúc bấy giờ. Bên cạnh đó, nghề làm đồ gốm cũng phát triển thêm một bước. Nghệ thuật nặn gốm bằng bàn xoay được cải tiến, chất lượng gốm ngày càng tăng. Hình thức trang trí ngày càng phong phú, đa dạng như: nồi [đáy tròn, đáy bằng, đáy lồi], hoa văn [hình chữ S, dấu thừng, hình ô van]... Chính sự phát triển của kinh tế trên nhiều lĩnh vực đã tạo điều kiện mở rộng trao đổi hàng hóa với nước ngoài, chủ yếu với các nước trong khu vực. Hiện tượng một số trống đồng loại 1 Hegơ của nước Văn Lang ở Thái Lan, Malaixia đã chứng tỏ điều đó. * Về xã hội: sự phát triển của kinh tế đã tạo điều kiện tăng thêm nhiều của cải, sản phẩm dư thừa ngày càng nhiều, tạo nên cơ sở cho sự phân hóa xã hội. Chế độ tư hữu tài sản ra đời và ngày càng phát triển, xã hội phân hóa giàu nghèo. Ngay từ thời Phùng Nguyên, hiện tượng phân hóa xã hội đã xuất hiện. Trong số 12 ngôi mộ khai quật ở Lũng Hòa [Vĩnh Phú] có 2 mộ chỉ có 2 hiện vật chôn theo người chết, 2 mộ có tới 20 hiện vật và 14 hiện vật, một số mộ còn lại có phổ biến từ 3 - 13 hiện vật. Đồ tùy táng giống nhau gồm: công cụ, đồ dùng bằng đá, gốm 6. Điều đó chứng tỏ ở thời kỳ này xã hội đã có sự phân hóa. Sự phân hóa đó diễn ra từ từ, ngày càng rõ nét và trải qua quá trình lâu dài. Tuy nhiên, sự phân hóa chưa sâu sắc và gắn liền với phân hóa tài sản, trong xã hội lúc bấy giờ đã xuất hiện các tầng lớp xã hội khác nhau: - Quý tộc: gồm các Tộc trưởng, Tù trưởng bộ lạc, Thủ lĩnh liên minh bộ lạc và những người giàu có khác. - Dân tự do: là tầng lớp đông đảo nhất trong xã hội, giữ vai trò là lực lượng sản xuất chủ yếu. - Nô tì: là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội. Sự hình thành nhà nước đầu tiên - Nhà nước Văn Lang thời Hùng Vương * Địa bàn, cư dân và niên đại Căn cứ vào các thư tịch cổ của Việt Nam [Việt sử lược, Lĩnh Nam chích quái, Dư địa chí...]; căn cứ vào quá trình chuyển hóa lịch sử từ nước Văn Lang thời Hùng Vương sang nước Âu Lạc thời An Dương Vương, rồi đến hai quận Giao Chỉ, Cửu Chân thời thuộc Triệu, Hán; căn cứ vào các di tích khảo cổ học thuộc văn hóa Đông Sơn đã phát hiện, có thể khẳng định: Địa bàn cư trú của cư dân Việt cổ thời Văn Lang tương ứng với vùng Bắc bộ, Bắc Trung bộ của nước ta ngày nay và một phần phía Nam Quảng Đông, Quảng Tây [Trung Quốc]. Cư dân thời Hùng Vương là Lạc Việt, một bộ tộc trong Bách Việt 7. Các nhà khảo cổ học gọi cư dân Bách Việt là giống “Mông Cổ phương Nam”, bao gồm giống người

6 Lịch sử Việt Nam [từ nguồn gốc đến ngày nay], Sđd, tr 32. 7 Bách Việt là tên người Hán gọi cư dân ở phía Nam sông Dương Tử, khác người Hán, bao gồm: U Việt ở Triết Giang, Điền Việt ở Vân Nam, Mân Việt ở Phúc Kiến, Đông Việt ở Giang Tây, Nam Việt ở Quảng Đông [Trung Quốc] và Âu Việt, Lạc Việt [Việt Nam].

Như vậy, nhà nước thời Hùng Vương là một hình thái nhà nước phôi thai còn in đậm dấu ấn chế độ bộ lạc - công xã trong quá trình chuyển từ xã hội nguyên thủy sang xã hội phân hóa giai cấp sơ kỳ mang đặc trưng riêng của phương Đông. Tuy còn sơ khai song nó đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong lịch sử Việt Nam, mở đầu thời đại dựng nước và giữ nước đầu tiên của dân tộc. Cuộc kháng chiến chống xâm lược Tần và sự hình thành nhà nước Âu Lạc

  • Kháng chiến chống Tần Năm 221 TCN, nước Tần tiêu diệt 6 nước Tề, Sở, Yên, Hàn, Triệu, Ngụy, kết thúc cục diện “thất hùng” thời Chiến Quốc, thống nhất Trung Quốc. Để thực hiện tham vọng bành trướng lãnh thổ, nước Tần đã mở rộng những cuộc chiến tranh xâm lược đại quy mô lên phía Bắc, xuống phía Nam, lập ra một đế chế rộng lớn đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Năm 218 TCN, Tần Thủy Hoàng đã sai Hiệu úy Đồ Thư chỉ huy 50 vạn quân xâm lược đất đai của Bách Việt phía Nam sông Trường Giang. Hàng vạn quân Tần tràn vào lãnh thổ phía Bắc và Đông Bắc nước ta lúc đó. Lúc bấy giờ, hai tộc người Lạc Việt và Tây Âu vốn gần gũi về dòng máu, địa vực cư trú, văn hóa và kinh tế đã không chịu khuất phục, sát cánh cùng nhau trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù chung. Theo sách Hoài Nam Tử của Lưu An [? - 122 TCN], “người Việt đều vào rừng, ở với cầm thú, không ai chịu để cho quân Tần bắt” và “họ cùng nhau đặt người kiệt tuấn lên làm tướng để ban đêm ra đánh quân Tần” 9. Cuộc kháng chiến lâu dài của nhân dân Lạc Việt và Tây Âu [214 - 208 TCN] đã làm cho quân Tần lâm vào tình thế khốn quẫn “lương thực bị tuyệt và thiếu”, “thây phơi, máu chảy đến hàng chục vạn người” 10. Trên đà thắng lợi, người Việt đã tổ chức đánh lớn, đại phá quân Tần, giết chết chủ tướng Đồ Thư, buộc Tần Nhị Thế phải ra lệnh bãi binh ở đất Việt vào năm 208 TCN.
  • Nước Âu Lạc thời An Dương Vương Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần, liên minh Tây Âu - Lạc Việt hình thành và ngày càng mạnh lên. Uy tín của Thục Phán - thủ lĩnh của bộ lạc Tây Âu ngày càng được củng cố. Việc Thục Phán thay thế Hùng Vương có lẽ được thực hiện sau khi cuộc kháng chiến thành công [năm 208 TCN]. Thục Phán lên làm vua, lập ra nước Âu Lạc và xưng là An Dương Vương, đóng đô ở Cổ Loa. Sự thành lập nước Âu Lạc không phải là kết quả của một cuộc chiến tranh thôn tính mà là sự hợp nhất cư dân, đất đai của Lạc Việt và Tây Âu. Nước Âu Lạc chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn ngủi, khoảng từ năm 208 - 179 TCN. Tuy vậy, nước Âu Lạc ra đời là một bước kế tục và phát triển cao hơn nước Văn Lang. Kinh tế, chính trị, văn hóa thời Âu Lạc đều tiếp tục phát triển trên cơ sở những thành tựu đã đạt được của nước Văn Lang. Đặc biệt, do yêu cầu của cuộc chiến đấu chống ngoại xâm nên kỹ thuật quân sự thời Âu Lạc có những tiến bộ vượt bậc.

9,2 Theo Lưu An viết trong Hoài Nam Tử [Trích theo Lịch sử Việt Nam, tập 1, NXB KHXH, Hà Nội, 1971, tr 129].

  • Sáng chế ra nỏ bắn một lần nhiều phát tên thường gọi là nỏ liễu hay nỏ liên châu. Loại vũ khí lợi hại này được thần thánh hóa thành “nỏ thần”. Năm 1957, khảo cổ học đã phát hiện ở Cầu Vực [phía Nam thành Cổ Loa] một kho mũi tên đồng gồm hàng vạn chiếc.
  • Kiến trúc quân sự nổi tiếng thể hiện sức mạnh của nước Âu Lạc là thành Cổ Loa. Dấu tích còn lại ngày nay của thành Cổ Loa là 3 vòng thành. Thành ngoài dài hơn 8. m, cao 4 - 8 m, vây quanh một khu đất [nay là xã Cổ Loa và một phần các xã Dục Tú, Dục Nội thuộc huyện Đông Anh [Hà Nội]]. Thành giữa dài 6 m, cao từ 12 - 16 m. Thành trong dài 1 m, độ cao trung bình 5m. Chân thành dày từ 20 - 30 m, mặt trên của thành rộng từ 6 - 12 m. Quanh thành đều có hào sâu và rộng từ 10 - 30 m. Thành Cổ Loa là công trình lao động quy mô lớn của nhân dân Âu Lạc. Số lượng đất đá đào đắp [ít nhất là 2.168 m 3 ] đòi hỏi phải có hàng vạn nhân công. Thành được thiết kế hợp lý và sáng tạo: dùng sông làm hào, dùng gò cao, dải đất cao làm lũy. Xây thành giữa vùng đầm lầy, úng nên nhân dân đã biết phát huy kỹ thuật kè đá tảng để chân thành thêm vững chãi. Thành Cổ Loa còn thể hiện nghệ thuật quân sự độc đáo, sáng tạo của nhân dân Âu Lạc. Đây là một công trình phòng ngự kiên cố và lợi hại, một căn cứ bộ binh gồm nhiều công trình phòng thủ [hào, lũy, ụ công sự, lũy tiền vệ] liên tiếp nhau. Cổ Loa vừa là một căn cứ bộ binh, vừa là một căn cứ thủy quân quan trọng. Thuyền chiến có thể vận động khắp 3 vòng thành phối hợp với bộ binh, vừa có thể từ Cổ Loa ra Hoàng Giang, ngược sông Hồng, xuôi sông Cầu, thông ra cả hai hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình để đi đến mọi miền đất nước. 1.1. Nền Văn minh sông Hồng Thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc đã có thời gian tồn tại trong lịch sử Việt Nam khoảng trên dưới 2 năm TCN. Bằng sự lao động sáng tạo và đấu tranh kiên cường bền bỉ, người Việt cổ đã góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước, đưa nền kinh tế - xã hội trải qua những bước phát triển vượt bậc và đạt được nhiều thành tựu to lớn, tiêu biểu là sự hình thành và phát triển của nền văn minh đầu tiên của dân tộc ta: văn minh Văn Lang - Âu Lạc. Nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc [còn gọi là nền văn minh sông Hồng] được hình thành cùng với sự hình thành nhà nước Văn Lang và sự phát triển đời sống vật chất, tinh thần của người Việt cổ. Nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc có cội nguồn lâu đời của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước ở vùng Bắc bộ và Bắc Trung bộ, mang tính bản địa đậm nét, kết tinh bản lĩnh, truyền thống, cốt cách, lối sống của người Việt cổ. Nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc đã trải qua một quá trình hình thành và phát triển lâu dài, liên tục từ Phùng Nguyên đến Đông Sơn, từ sơ kỳ thời đại đồng thau đến sơ kỳ thời đại sắt; cùng với quá trình hình thành và ra đời của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc ở thế kỷ VII - VI TCN.

An Dương Vương mắc mưu Triệu Đà, bị kẻ thù dồn vào tình thế cô lập, xa rời nhân dân, xa rời những người cương trực, tài giỏi. Vận mệnh nước Âu Lạc đứng bên bờ vực thẳm. Khi Trọng Thủy về nước báo tin, Triệu Đà liền đem quân sang xâm lược Âu Lạc, đánh vào kinh đô Cổ Loa. An Dương Vương mất cảnh giác, bị động đối phó và bị thất bại nhanh chóng. Năm 179 TCN, Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của nhà Triệu, mở đầu thời kỳ đen tối, lâu dài trong lịch sử dân tộc - thời Bắc thuộc và chống Bắc thuộc [179 TCN - 905]. 2.1. Chính sách đô hộ và đồng hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc Thời Bắc thuộc kéo dài hơn 1 năm, trải qua các triều đại Triệu, Hán, Ngô, Ngụy, Tấn, Tống, Tề, Lương, Tùy, Đường kế tiếp nhau xâm chiếm và đô hộ nước ta. Chính sách đô hộ của chính quyền ngoại bang biểu hiện trong từng triều đại có lúc khác nhau, lúc rắn, lúc mềm nhưng mục đích biến Âu Lạc thành quận huyện, đồng hóa dân tộc, bóc lột tàn tệ và triệt để nhân dân ta thì không thay đổi.

  • Tổ chức cai trị: chia Âu Lạc thành các quận huyện và nằm trong bộ Giao Chỉ [có lúc gọi là châu Giao Chỉ]. Thời Triệu, Âu Lạc được chia thành 2 quận: Giao Chỉ [vùng Bắc bộ ngày nay] và Cửu Chân [Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh], sáp nhập vào đất Nam Việt. Ở mỗi quận, Triệu Đà đặt một chức điển sứ để cai quản, thu cống phú và một chức tả tướng phụ trách về quân sự. Cách thức cai trị của nhà Triệu còn lỏng lẻo, vẫn cho các Lạc tướng người Việt được cha truyền con nối. Những tục lệ, tập quán cũ của Âu Lạc vẫn tạm thời được duy trì. Cơ cấu xã hội Âu Lạc cũ hầu như chưa bị đụng chạm đến. Năm 111 TCN, Âu Lạc bị nhà Hán đô hộ. Nhà Hán chia Âu Lạc thành 3 quận: Giao Chỉ [vùng Bắc bộ ngày nay], Cửu Chân [Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh] và Nhật Nam [từ đèo Ngang trở vào đến Quảng Nam - Đà Nẵng], trụ sở đặt ở quận Giao Chỉ. Đứng đầu bộ Giao Chỉ là một viên Thứ sử. Đứng đầu quận có một viên Thái thú phụ trách việc hành chính, thu cống phú và một viên Đô úy trông coi quân sự. Ở các huyện, nhà Hán vẫn duy trì phương thức cai trị cũ của nhà Triệu, dùng người Việt trị người Việt. Các Lạc tướng vẫn được cai quản địa phương của mình với danh hiệu mới là Huyện lệnh [ở huyện lớn] và Huyện trưởng [ở huyện nhỏ], được phát ấn đồng có dây tua xanh. Cách cai trị đó vừa đảm bảo được nguồn bóc lột, vừa ít động chạm đến quyền lợi của tầng lớp quý tộc bản địa. Càng về sau, nhà Hán càng xiết chặt ách đô hộ. Đặc biệt, kể từ năm 43, sau khi lật đổ chính quyền tự chủ của Hai Bà Trưng, nhà Hán tiến hành thiết lập lại chính quyền, loại bỏ dần những tổ chức cũ của chính quyền bản xứ, tiến thêm một bước trong việc tổ chức cai trị trực tiếp bằng quan lại người Trung Quốc trên đất Âu Lạc đến tận cấp huyện. Các Thứ sử, Thái thú vẫn được duy trì. Ở mỗi huyện có Huyện lệnh đứng đầu là người Hán. Các chức Lạc tướng thế tập của quý tộc bản địa bị bãi bỏ. Chỉ có một số ít người Việt trung thành với chính quyền đô hộ mới được giữ chức Huyện lệnh nhưng không được quyền thế tập. Các quan lại trong bộ máy chính quyền đô hộ hầu hết đều là người Trung Quốc.

Đến thế kỷ VI, nhà Tùy thiết lập, cai trị Âu Lạc đã tiến hành bãi bỏ đơn vị hành chính cấp châu, lập lại cấp quận. Trị sở quận Giao Chỉ được dời từ Long Biên về Tống Bình. Miền đất nước ta được chia thành 7 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Tỷ Cảnh, Hải Âm, Chăm Pa [3 quận Tỷ Cảnh, Hải Âm, Chăm Pa tương đương với vùng Bình - Trị - Thiên ngày nay], Ninh Việt. Về danh nghĩa, các quận trực tiếp phụ thuộc vào chính quyền trung ương nhưng trên thực tế, các quận ở nước ta lúc bấy giờ chỉ là đất ràng buộc lỏng lẻo, bọn Thái thú mặc sức cát cứ, tùy tiện áp bức nhân dân ta. Sang thời Đường, chính quyền đô hộ đã đổi các quận thành châu như cũ. Năm 622, nhà Đường lập Giao Châu đô hộ phủ. Năm 679 đổi thành An Nam đô hộ phủ với các hình thức và thủ đoạn cai trị hà khắc hơn. An Nam đô hộ phủ quản 12 châu: Giao Châu, Long Châu [Bắc bộ ngày nay]; Thang Châu, Chi Châu, Vũ Nga Châu, Vũ An Châu [Quảng Đông, Quảng Tây]; Ái Châu, Phúc Lộc Châu, Diễn Châu, Hoan Châu [đất Trung Quốc và Quảng Ninh] và 41 châu Ky mi [vùng dân tộc ít người, miền núi hẻo lánh]. Dưới châu có huyện, hương, xã. Xã nhỏ có từ 10 - 30 hộ, xã lớn có từ 40 - 60 hộ. Hương nhỏ có từ 70 - 150 hộ, hương lớn có từ 160 - 540 hộ. Đứng đầu phủ có Đại Tổng quản, sau đổi là Đô đốc. Lúc có chiến tranh lại gọi là Kinh lược sứ, về sau lại gọi là Tiết độ sứ nhằm tăng thêm quyền lực cho chức vụ đó. Ngoài ra còn có một bộ máy quan lại giúp việc, cai quản hành chính, chính trị, quân sự và thu thuế. Mặc dù tiến hành thiết lập chính quyền đô hộ tới tận hương, xã nhằm trực tiếp khống chế các xóm làng người Việt nhưng trong thực tế, chúng chỉ kiểm soát được cấp châu, huyện mà chưa bao giờ can thiệp được vào cơ cấu xóm làng của người Việt.

  • Vơ vét, bóc lột tàn bạo nhân dân bản xứ Dựa vào tổ chức cai trị và quân đội mạnh, chính quyền đô hộ ra sức bóc lột nhân dân bản xứ. Chính quyền đô hộ đẩy mạnh việc chiếm đoạt ruộng đất, xây dựng cơ sở kinh tế riêng nhằm duy trì lâu dài nền thống trị của chúng trên đất nước ta. Mặt khác, chúng còn thực hiện chính sách đồn điền, đưa tội nhân và người Hán đến ở lẫn với người Việt để xâm lấn đất đai. Phương thức bóc lột cơ bản vẫn là cống nạp. Đây là một hình thức bóc lột nặng nề của chính quyền đô hộ. Nhân dân ta phải cống nạp nhiều của ngon, vật lạ, quý hiếm của phương Nam mà chính quyền đô hộ và chính quốc yêu cầu. Chính quyền đô hộ còn nắm độc quyền sản xuất, chi phối muối và sắt. Đời sống của nhân dân ta vô cùng khổ cực. Bên cạnh đó, nhân dân ta còn phải nộp tô thuế và đi lao dịch cho chính quyền đô hộ. Tô thuế nặng nề làm cho “trăm họ xơ xác”, nhiều nơi nông dân bị phá sản, phải bán mình, bán vợ con cho nhà giàu để làm nô tỳ. Hiện tượng dân lưu vong ngày càng đông đảo.
  • Đồng hóa dân tộc, khủng bố và đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta Trong hơn 1 năm đô hộ nước ta, các triều đại phong kiến phương Bắc đã tích cực thực hiện mọi biện pháp nhằm đàn áp nhân dân ta về quân sự, đồng hóa về xã hội, biến đất nước ta thành quận huyện của Trung Quốc.

Sự chuyển biến về kinh tế đã thúc đẩy thương nghiệp phát triển. Mạng lưới giao thông thủy bộ được mở mang. Việc buôn bán trong nước và với nước ngoài được đẩy mạnh. Lúc bấy giờ đã xuất hiện một số đô thị như Luy Lâu, Mê Linh hoạt động nhộn nhịp. Luy Lâu [Thuận Thành - Bắc Ninh] trong nhiều thế kỷ là trung tâm chính trị, kinh tế của Giao Châu. 2.2. Những chuyển biến về văn hóa - xã hội

  • Về mặt xã hội: Quan hệ lệ thuộc là quan hệ bao trùm giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ ngoại bang. Người Việt đều được xem là “thần dân” của Hoàng đế phương Bắc. Chính quyền đô hộ đặt quan cai trị tới cấp huyện nhưng không khống chế được các làng xã của người Việt. Tầng lớp hào trưởng địa phương người Việt vẫn dựa trên cơ sở ruộng đất công hữu của các vùng, các công xã mà bóc lột nông dân. Người Việt không ngừng củng cố quan hệ cộng đồng, làng xóm. Tuy nhiên, do sức sản xuất phát triển, những mối quan hệ xã hội mới ra đời và phát triển, trong khi đó một số truyền thống cũ bị phá vỡ hay không còn tác dụng trong hoàn cảnh mới. Việc xóa bỏ cơ cấu bộ lạc, giữ lại và củng cố cơ cấu xóm làng đã tạo điều kiện cho khối đoàn kết dân tộc được tăng cường. Do hậu quả của chính sách chiếm đất lập đồn điền và tô thuế nặng nề, chiến tranh tàn phá, nhiều thành viên công xã người Việt đã bị phá sản, trở thành nô tỳ hay nông dân lệ thuộc. Nhìn chung, thời kỳ này đã xuất hiện một số đồn điền của chính quyền đô hộ, một số trại ấp của địa chủ gốc Hán và một số thị trấn, xóm làng của người Hoa. Sự có mặt của các tầng lớp kể trên vừa làm gia tăng dân số, vừa tăng thêm các yếu tố Hán hóa. Song người Việt không vì vậy mà bị Hán hóa, mà ngược lại, một sood người Hoa di cư sang Giao Châu dần bị Việt hóa, hòa nhập vào cộng đồng người Việt. Đặc biệt, sự xuất hiện của tầng lớp hào trưởng địa phương người Việt có ảnh hưởng lớn về kinh tế, chính trị, văn hóa trong nhân dân. Phần lớn tầng lớp này đã trở thành thủ lĩnh của các phong trào đấu tranh, ý thức dân tộc ngày càng cao.
  • Về mặt văn hóa Người Việt đã tiếp thu một số yếu tố văn hóa vật chất trong sản xuất nông nghiệp và hoạt động công thương nghiệp như: kỹ thuật bón phân làm vườn, làm giấy, thuộc da, chế biến thủy tinh, hương liệu... của người Hoa và người Ấn Độ, Trung Á. Bên cạnh đó, người Việt cũng tiếp thu một số yếu tố văn hóa tinh thần như tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tôn thờ những người có công với nước. Các phong tục tập quán truyền thống của dân tộc như ăn trầu, nhuộm răng đen, tôn trọng phụ nữ vẫn được giữ gìn. Tiếng Việt phát triển, hấp thụ nhiều yếu tố ngôn ngữ Hán, Việt hóa những yếu tố Hán thông qua cách dùng, cách đọc và tạo thành từ ngữ Hán - Việt. Phần cốt lõi của văn hóa tinh thần là tư tưởng được biểu hiện dưới các hình thức tôn giáo, tín ngưỡng cũng tác động mạnh đến nước ta. Sự du nhập và hòa quyện của Nho

giáo, Phật giáo, Đạo giáo 13 đã tạo nên sắc thái đa nguyên và hỗn hợp trong đời sống tôn giáo, tín ngưỡng Việt Nam. 1.2. Các cuộc đấu tranh giành độc lập Kể từ cuộc kháng chiến chống Triệu Đà xâm lược bị thất bại đến khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ [179 TCN - 905], đất nước ta liên tiếp bị các triều đại phong kiến phương Bắc xâm lược và đô hộ. Trong hơn 1 năm ấy, chúng ra sức vơ vét bóc lột của cải, ráo riết thực hiện chính sách Hán hóa nhằm đồng hóa dân tộc Việt và xóa bỏ độc lập, chủ quyền của đất nước ta. Song chúng đã thất bại, nhân dân ta đã đứng lên đấu tranh vũ trang liên tục để giành lại độc lập dân tộc. Bảng 1: Một số phong trào đấu tranh vũ trang tiêu biểu của nhân dân ba quận

TT Thời gian Người lãnh đạo Địa điểm Lực lượng - Kết quả 1 40 Hai Bà Trưng Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam

Nhân dân 3 quận nổi dậy hưởng ứng cuộc khởi nghĩa do Hai bà Trưng lãnh đạo. Cuộc khởi nghĩa thắng lợi, giành được chính quyền độc lập, tự chủ trong vòng 3 năm. 2 137 Nhật Nam Hàng ngàn dân chúng nổi dậy đánh phá huyện lỵ, giết trưởng lại. Thứ sử Giao Châu phải huy động hơn 1 vạn quân Giao Chỉ, Cửu Chân đi đàn áp. 3 157 - 160 Chu Đạt Cửu Chân, Nhật Nam

Hơn 5 nghĩa quân nổi dậy, tiến đánh quận trị Cửu Chân, giết chết Thái thú. Phong trào kéo dài 3 năm mới bị đàn áp. 4 178 - 180 Lương Long Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam

Nhân dân quận Giao Chỉ nổi dậy liên kết với dân các quận Cửu Chân, Nhật Nam. Phong trào do Lương Long lãnh đạo, kéo dài trong 3 năm, lôi kéo hàng vạn người tham gia. Thứ sử Giao Châu phải huy động 5 quân Hán sang phối hợp với quân các quận mới đàn áp được. 5 190 - 193 Khu Liên Nhật Nam Nhân dân huyện Tượng Lâm nổi dậy đánh chiếm huyện lỵ, giết

Chủ Đề