Tính lượng mưa trung bình trong ngày ở tphcm m3

Lượng mưa có vai trò quan trọng trong sinh hoạt, sản xuất hàng ngày. Lượng mưa là nhân tố góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội. Ngày nay việc tính toán được lượng mưa sẽ phục vụ rất nhiều cho cuộc sống. Vậy bạn đã biết lượng mưa trung bình của nước ta là bao nhiêu chưa? Để tìm hiểu vấn đề này hãy xem thêm chi tiết tại bài viết dưới đây nhé!

Tổng lượng mưa trung bình của nước ta là bao nhiêu?

Tổng lượng mưa trung bình của nước ta khá lớn, dao động từ 1500-2000mm. Nguyên nhân mưa nhiều do nước ta nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa. Trong hoàn lưu gió luôn hoạt động mạnh. Ngoài ra nước ta cũng là nơi giao nhau giữa nhiều khối khí, dải hội tụ. Đặc biệt gió mùa hạ thổi từ biển vào đất liền mang theo lượng mưa lớn. Bão nhiệt đới cũng là nguyên nhân gây ra những cơn mưa lớn ở nước ta. Tuy nhiên lượng mưa phân bố không đồng đều.

Lượng mưa ở nước ta phân bố không đồng đều

Lượng mưa nước ta tuy lớn nhưng lại không đồng đều. Nguyên nhân do ảnh hưởng về địa hình. Lượng mưa trung bình năm dưới 800 – 1200mm phân bố ở Ninh Thuận và Bình Thuận. Lượng mưa trung bình năm từ 1200 – 1600mm phân bố ở dọc song Tiền và sông Hậu, các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Cao Bằng, Bắc Giang Bắc Ninh…. Nguyên nhân: Do địa hình khuất gió (Lạng Sơn, Cao Bằng…) hoặc hướng địa hình song song với hướng gió Tây Nam (cực Nam Trung Bộ).

Lượng mưa trung bình năm từ 1600 – 2000 mm và từ 2000 – 2400mm: Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ… Nguyên nhân: Do nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa lại có biển bao bọc phía Đông, Nam và Tây Nam phần đất liền nước ta nên chịu tác động của biển, lượng mưa nhiều.

Tính lượng mưa trung bình trong ngày ở tphcm m3

Lượng mưa trung bình năm từ 2400 – 2800 mm và trên 2800 mm phân bố ở Hoàng Liên Sơn, Hà Giang, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, ven biển các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Quảng Ninh… Nguyên nhân: Do địa hình cao và đón gió, đặc biệt là chế độ gió mùa mùa hạ và dải hội tụ nhiệt đới.

Chế độ mưa phân hóa theo mùa rõ rệt và khác nhau về thời gian mùa mưa giữa các địa phương. Vùng Bắc bộ, Tây Nguyên: Mùa mưa bắt đầu từ tháng V đến tháng X (mưa mùa hạ – thu). Nguyên nhân: do mùa hạ có gió mùa mùa hạ thổi từ biển vào mạng theo nhiều hơi nước gây mưa trên phần lớn lãnh thổ nước ta. Vùng DH miền Trung: có mùa mưa từ tháng VIII đến tháng I năm sau.

Cách tính lượng mưa trung bình năm

Để tính lượng mưa ở một địa phương người ta dùng dụng cụ đo có tên gọi là vũ kế. Vũ kế đo mưa có tên gọi khác là thùng mưa, dụng cụ này sẽ được đặt tại các trạm khí tượng của mỗi địa phương. Để tính được tổng lượng mưa hãy áp dụng công thức sau đây:

Rãnh áp thấp có xu hướng hoạt động mạnh khiến TP HCM và một số tỉnh Nam Bộ mưa to vào chiều tối, cộng với triều cường gây ngập những ngày tới.

Tính lượng mưa trung bình trong ngày ở tphcm m3

Mưa lớn, ngập sâu ở ngã tư Huỳnh Mẫn Đạt - Trần Hưng Đạo (quận 5), chiều 15/8. Ảnh: Đình Văn

Sáng 16/8, ông Lê Đình Quyết, Phó phòng dự báo, Đài khí tượng thuỷ văn khu vực Nam Bộ, cho biết trong hai ngày tới ảnh hưởng rãnh áp thấp sẽ gây mưa to vào chiều tối, cộng với triều cường dâng cao, gây ngập nhiều khu vực ở thành phố. Từ 19-21/8, mưa lớn kèm gió, lốc sẽ gia tăng, người dân hạn chế đi qua nơi xoáy nước sâu, cống thoát nước, tránh đậu xe ở gốc cây to dễ tai nạn...

Chiều qua, trung tâm TP HCM trải qua cơn mưa lớn nhất năm kéo dài 4 giờ. Lượng mưa cao nhất gần 113 mm tại trạm đo Lý Thường Kiệt (quận 10). Mưa lớn khiến 47 đường bị ngập, giao thông khu vực quận 1, 3, Bình Thạnh... rối loạn, ảnh hưởng cuộc sống người dân. Ngoài nguyên nhân mưa to kéo dài vượt công suất thiết kế hệ thống thoát nước, đại diện Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật nêu một số khu vực trung tâm ngập sâu do có nhiều dự án hạ tầng thi công, ảnh hưởng việc thoát nước.

Theo ông Quyết, mùa mưa ở Nam Bộ năm nay đến sớm hơn mọi năm do ảnh hưởng khí hậu ở pha lạnh La Nina. Từ đầu mùa nhiều địa phương có lượng mưa cao hơn nhiều so với trung bình năm. Riêng TP HCM và các vùng ven lượng mưa đã vượt 200-400 mm so với cùng kỳ. Cuối tháng 8, lượng mưa sẽ giảm.

TTO - Rất nhiều bài học cần được rút ra nghiêm túc sau đợt mưa tại Đà Nẵng. Tuy nhiên nhiều người trong cuộc cho rằng dù đã theo dõi kỹ thông tin thời tiết nhưng rất mơ hồ vì không thể hình dung được mức độ ngập lũ dựa vào thông số dự báo lượng mưa.

Tính lượng mưa trung bình trong ngày ở tphcm m3

TS Nguyễn Ngọc Huy - Ảnh: NVCC.

Tuổi Trẻ Online đã có cuộc trao đổi với TS NGUYỄN NGỌC HUY - chuyên gia về giảm thiểu rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu, người được cộng đồng biết đến với biệt danh "cánh chim báo bão", chủ trang Facebook gần nửa triệu lượt theo dõi "Huy Nguyễn".

Ông nhận định như thế nào về đợt mưa lũ vừa qua tại TP Đà Nẵng?

Khoảng thời gian mưa tại Đà Nẵng gây ra trận ngập lụt kinh hoàng là từ 15h đến 21h ngày 14-10 với lượng mưa duy trì liên tục trong 6 tiếng. Cá biệt, lượng mưa cao nhất ghi nhận ở trạm Suối Đá, Sơn Trà là 637mm trong 6 tiếng. Trung bình khoảng 100mm trong 1 tiếng.

Tính lượng mưa trung bình trong ngày ở tphcm m3

Người ở trọ trên đường Mẹ Suốt, Đà Nẵng nháo nhào chạy lũ trong đêm 14-10 - Ảnh: B.D.

Hình thái mưa 600mm/6 tiếng liên tục thì thuộc tần suất 500 năm mới xuất hiện 1 lần (xác suất xảy ra khoảng 0,2% mỗi năm).

Liệu đợt mưa "lịch sử" như vừa rồi có tiếp tục lặp lại khi mà diễn biến thời tiết ngày càng khó lường?

Khi nghiên cứu xu hướng lượng mưa lịch sử gia tăng hay không thì người ta dựa vào hai yếu tố. Đó là xu hướng lặp lại của các trận mưa cực đoan trong khoảng thời gian 10 năm trở lại đây để so sánh với quá khứ. Qua theo dõi chúng ta thấy số lượng này xuất hiện thường xuyên hơn, và lượng mưa cũng lớn hơn so với trước. Như vậy cả về tần suất lẫn mức độ đều có sự gia tăng.

Tính lượng mưa trung bình trong ngày ở tphcm m3

Một người dân ở tổ 29, Hòa Khánh Nam, Liên Chiểu (Đà Nẵng) khá bình tĩnh khi nước lên chưa lớn, nhưng chỉ vài tiếng sau nước đã lút nóc nhà - Ảnh: B.D.

Làm sao để hạn chế các rủi ro trước các đợt thiên tai?

Chúng ta chỉ có thể hạn chế các rủi ro bằng cách tăng không gian cho nước bằng hồ chứa, hạn chế phát triển đô thị kiểu be bờ xung quanh bờ biển, hạn chế lấn sông và hãy dành không gian mặt thoáng cho nước tự chảy. Bằng cách đó sẽ giảm áp lực cho các hạ tầng thoát nước cho đô thị.

Ở nông thôn, chúng ta hạn chế bê tông hóa mảnh vườn hoặc mảng sân nhà mình. Các trường học, các công sở không nên bít kín bằng bê tông, vừa nóng vừa không thấm nước.

Mặt khác người dân cần sẵn tâm thế để sơ tán đồ đạc, nắm bắt kỹ thông tin dự báo thay vì cố gắng để bơm nước ra ngoài hoặc tìm giải pháp chống ngập.

Gần như người dân Đà Nẵng đã bàng hoàng vì không nghĩ mưa gây ngập kinh khủng như thế. Dù họ có đầy đủ thông tin nhưng dường như mọi thứ chỉ rất chung chung, số liệu không cụ thể hóa để dân hình dung ra được?

Đúng! Cái quan trọng nhất đó là phải cảnh báo thiên tai tới từng người dân để làm sao mỗi người dân tự nhận ra được rủi ro sẽ xảy đến.

Tính lượng mưa trung bình trong ngày ở tphcm m3

Người dân Đà Nẵng được sửa xe ngập lũ miễn phí từ các thợ tình nguyện quê Quảng Nam - Ảnh: B.D.

Ví dụ người dân trước khi mưa sẽ nhận được thông tin là lượng mưa 500 - 600mm/ngày đến với Đà Nẵng thì cái quan trọng nhất là cộng đồng phải được giải thích cặn kẽ với lượng mưa đó thì sẽ "to" cỡ nào để sơ tán đồ đạc, họ sẽ ở đâu để an toàn.

Về khoa học cảnh báo, dự báo trong tương lai thì chúng ta phải nhanh chóng xác định được mức lũ, trong chuyên môn gọi là "vết lũ". Vết lũ lịch sử sẽ là một cơ sở để đưa ra các phân tích lượng mưa trong tương lai đạt ở mức bao nhiêu, vết lũ đó sẽ được xây dựng từ cộng đồng địa phương.

Quá trình đó họ sẽ ghi nhận trong trí nhớ, suy nghĩ rằng với cảnh báo lượng mưa bao nhiêu thì nhà của họ sẽ bị ngập bao nhiêu. Điều này sẽ thay đổi quan điểm ứng phó và giúp chủ động, hạn chế tối đa thiệt hại như vừa qua tại Đà Nẵng.