Tính quân phiệt là gì

Quân phiệt là gì? Để giải đáp những thắc mắc này, mời các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây.

Quân phiệt là gì ?

Quân phiệt [tiếng Anh: warlord; giản thể: 军阀; phồn thể: 軍閥; bính âm: jūn fá] là việc những tướng lĩnh có thể khống chế được quân đội, kinh tế và quyền kiểm soát chính trị ở một vùng địa phương trong một quốc gia có chủ quyền nhờ vào khả năng huy động những đội quân trung thành, định nghĩa trên được giải thích theo từ điển.

Những đội quân này thường được coi là lực lượng dân quân, vốn rất trung thành với thủ lĩnh quân phiệt hơn là với Chính phủ ở Trung ương và chính thể nhà nước.

Các quân phiệt tồn tại xuyên suốt phần lớn lịch sử, ở nhiều các hình thức khác nhau bên trong cơ cấu chính trị, kinh tế và xã hội của một quốc gia hay một vùng lãnh thổ vô chính phủ.

Từ quân phiệt [warlord] trong tiếng Anh xuất hiện lần đầu vào năm 1856, được triết gia và nhà thơ người Mỹ có tên là Ralph Waldo Emerson sử dụng trong một bài xã luận chỉ trích thậm tệ chế độ quý tộc ở nước Anh: Hải tặc và chiến tranh đem đến nơi để phục vụ thương mại, chính trị và thư từ, từ quân phiệt [war-lord] cho đến luật phiệt, các đặc quyền đặc lợi được duy trì, trong khi các phương pháp để có được nó bị thay đổi.

Tóm lại, Quân phiệt là tình trạng quân nhân dựa vào lực lượng quân đội cậy thế lực chiếm quyền binh trong nước đàn áp dân thường.

Ngoài ra, quân phiệt còn được hiểu là chủ nghĩa quân phiệt, là trào lưu tư tưởng chính trị phản động, chủ trương tăng cường sức mạnh quân sự và đẩy mạnh việc chuẩn bị về quân sự, do giới cầm quyền các nước đế quốc chủ nghĩa thi hành nhằm mục đích gây chiến tranh xâm lược, đàn áp các phong trào giải phóng dân tộc hay đàn áp các cuộc đấu tranh giai cấp của người lao động trong nước.

Những đặc điểm vốn có của chủ nghĩa quân phiệt thường là chạy đua vũ trang, tăng nhanh ngân sách quân sự hay thành lập các khối quân sự  chính trị xâm lược, tăng cường ảnh hưởng của tổ hợp quân sự  công nghiệp đối với nền kinh tế và đường lối chính trị của Nhà nước, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền có tính chất sô-vanh.

Cơ sở tư tưởng của chủ nghĩa quân phiệt hiện đại chính là các chính sách chống cộng. Việc quân phiệt hoá nền kinh tế ở các nước TBCN dẫn đến làm giảm sút mạnh những khoản chỉ cho các nhu cầu xã hội, làm tăng thuế, nạn lạm phát, làm cho đời sống vật chất của người lao động xấu đi.

Do đó, khi chủ nghĩa quân phiệt hoành hành ở một nước, các mâu thuẫn kinh tế, xã hội và chính trị trở lên gay gắt.

Chủ nghĩa quân phiệt là gì?

Chủ nghĩa quân phiệt được hiểu là trào lưu tư tưởng chính trị phản động, chủ trương tăng cường sức mạnh quân sự và đẩy mạnh việc chuẩn bị về quân sự, do giới cầm quyền các nước đế quốc chủ nghĩa thi hành nhằm gây chiến tranh xâm lược, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, đàn áp các cuộc đấu tranh giai cấp của người lao động trong nước.

Chủ nghĩa quân phiệt là tư tưởng của một chính phủ cho rằng nhà nước nên duy trì khả năng quân sự một cách mạnh mẽ và sử dụng để mở rộng lợi ích hoặc giá trị quốc gia.

Nó cũng có thể ám chỉ sự tôn vinh của quân đội và lý tưởng của một lớp quân sự chuyên nghiệp và ưu thế của các lực lượng vũ trang trong chính quyền hoặc chính sách của nhà nước.

Chủ nghĩa quân phiệt luôn luôn là yếu tố quan trọng của những ý thức hệ đế quốc, hay xâm lược của nhiều quốc gia trong suốt lịch sử loài người.

Những thí dụ tiêu biểu như thành phố Hy Lạp Sparta, Đế quốc La Mã, Đế quốc Phổ, Đế quốc Anh, Đế quốc Nhật Bản, Đế quốc Mông Cổ, Đức Quốc xã và chủ nghĩa đế quốc Mỹ.

Sau Thế chiến thứ hai, chủ nghĩa quân phiệt xuất hiện qua nhiều nước sau thời kỳ thực dân tại châu Á [Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Myanmar và Campuchia của Pol Pot] và ở châu Phi [như Liberia, Nigeria và Uganda].

Các chế độ quân phiệt cũng thấy hiện lên ở Mỹ Latinh như chính quyền cực hữu của Augusto Pinochet ở Chile, giành được quyền lực nhờ đảo chính và dựa vào sự ủng hộ của Hoa Kỳ, trong khi những nước khác chính phủ quân sự có khuynh hướng thiên tả như của Hugo Chávez ở Venezuela, được dân bầu lên.

Khuynh hướng chủ nghĩa quân phiệt là ý muốn trang bị vũ khí quá mức, vai trò của quân đội gia tăng trong chính trị đối nội và đối ngoại hoặc là sử dụng bạo động như vũ khí cho chính trị. Họ thường tạo ra một lãnh tụ độc đoán, có nhiều quyền lực, và hung tợn.

Những xã hội quân phiệt thường chú trọng đến những tập quán quân sự và địa vị như phân chia cấp bậc, huy chương, danh dự và anh hùng.

Chủ nghĩa quân phiệt không đồng nghĩa với bộ phận quân đội. Nó nói lên một định hướng xã hội thiên về tư tưởng quân sự. Một xã hội nặng về quân sự không phải lúc nào cũng dẫn tới chiến tranh.

Ngược lại cũng có những trụ sở quân sự mà nhìn không thấy có nét quân phiệt.

Đặc điểm của chủ nghĩa quân phiệt

Sau khi nắm rõ định nghĩa về quân phiệt là gì? và chủ nghĩa quân phiệt là gì?

Sau đây là một số đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa quân phiệt:

Mặc đồng phục, tuân lời và phân biệt cấp bậc rõ ràng

Huy chương, huyền thoại, sùng bái anh hùng

Say mê quyền lực và tính ưu việt

+ Ca tụng bạo lực, chiến tranh và vũ khí

+ Khoe khoang sức mạnh và sự bất khuất

Trong những xã hội mà bị quân sự hóa nặng nề, thường là sẽ có một thể chế độc tài, các thành viên thường bị đòi hỏi, từ bỏ giá trị cá nhân và đạo đức cho chính phủ quân đội.

Con người được mài dũa phải từ bỏ cá tính riêng của mình để có được đặc tính chung thích hợp với xã hội đó. Lãnh tụ được hình tượng hóa. Người ta chấp nhận cái chế độ đó không xét lại.

Sự trao dồi về quân sự với mục đích là để luyện cho binh lính tuân lệnh, không đắn đo khi phải giết người khác. Con người bị ảnh hưởng của tập thể phải từ bỏ cá tính riêng của mình. Những hệ thống như vậy được duy trì nhờ sự kiểm soát, tội lỗi, sợ bị phạt.

Một mặt khác những phần thưởng như tăng lương, tăng chức và các gương mẫu chiêu dụ người ta làm theo.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về thắc mắc Quân phiệt là gì? để bạn đọc tham khảo. Nếu Quý bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì đừng ngần ngại vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

Chủ Đề