Tội nhận hối lộ bị phạt như thế nào

Hỏi: Xin cho biết pháp luật quy định như thế nào về tội nhận hối lộ và mức phạt cụ thể của tội danh này?

Trả lời: Tội nhận hối lộ được quy định tại Điều 354 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi năm 2017, theo đó, nhận hối lộ là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.

Hành vi nhận hối lộ có thể bị xử lý hình sự về tội nhận hối lộ khi:

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: [a] Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; [b] Lợi ích phi vật chất.

Phiên tòa xét xử vụ án đưa, nhận và môi giới hối lộ [ảnh minh họa]

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: [a] Có tổ chức; [b] Lạm dụng chức vụ, quyền hạn; [c] Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng; [d] Gây thiệt hại về tài sản từ 1 tỷ đồng đến dưới 3 tỷ đồng; [đ] Phạm tội 02 lần trở lên; [e] Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước; [g] Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm: [a] Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng; [b] Gây thiệt hại về tài sản từ 3 tỷ đồng đến dưới 5 tỷ đồng.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: [a] Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1 tỷ đồng trở lên; [b] Gây thiệt hại về tài sản 5 tỷ đồng trở lên.

- Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

- Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà nhận hối lộ, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.

Tại Điểm c, Khoản 3, Điều 40 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi năm 2017 đồng thời cũng quy định: Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.

Cán bộ nhận hối lộ bao nhiêu tiền sẽ phải nhận hình phạt tử hình? Người phạm tội nộp lại tiền cho Nhà nước thì được hưởng chính sách khoan hồng gì? [độc giả Ngọc Liêu]

Luật sư tư vấn

Căn cứ Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015 [được sửa đổi, bổ sung năm 2017], người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội nhận hối lộ [khung hình phạt thấp nhất là từ 2 đến 7 năm tù]:

- Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội về tham nhũng, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

- Lợi ích phi vật chất.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

- Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá một tỷ đồng trở lên.

- Gây thiệt hại về tài sản 5 tỷ đồng trở lên.

Trường hợp người phạm tội nộp lại một phần hoặc toàn bộ số tiền nhận hối lộ cho Nhà nước sẽ được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo Điều 51 Bộ luật Hình sự.

Đồng thời, theo điểm c khoản 3 Điều 40 Bộ luật Hình sự, người bị kết án tử hình về tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản nhận hối lộ và tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn sẽ không bị thi hành án tử hình [được chuyển thành hình phạt tù chung thân].

Ngoài ra, nhà chức trách không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu họ là phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người đủ 75 tuổi trở lên.

VOV.VN - Theo quy định tại Điều 364 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 về tội đưa hối lộ, phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

Nhiều người vì muốn công việc thuận lợi, đạt mục đích, chấp nhận bỏ một số tiền lớn để "bôi trơn" mà không biết hành vi đó là vi phạm pháp luật, cấu thành tội đưa hối lộ.

Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ. [Ảnh minh họa]

Luật sư Nguyễn Văn Hưng - Giám đốc Công ty luật Phúc Khánh Hưng cho biết, theo quy định tại Điều 364 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 về tội đưa hối lộ, người nào trực tiếp hay qua trung gian hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức bất kỳ lợi ích vật chất và phi vật chất nào [tiền, các tài sản khác, hứa hẹn điều mà được người đó có thể làm được, các lợi ích như được bầu, được giải thưởng, được bổ nhiệm hoặc thậm chí là hối lộ tình dục] để người có chức vụ làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Người đưa hối lộ có thể là bất kỳ ai, bất kể công dân nào đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự...

Điều 364. Tội đưa hối lộ

Người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: Tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; Lợi ích phi vật chất.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: Có tổ chức; Dùng thủ đoạn xảo quyệt; Dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; Phạm tội 02 lần trở lên; Của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.

Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Khoản 7, khoản 8, Điều 364 về tội đưa hối lộ quy định: "Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ. Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ."

"Với trường hợp đưa hối lộ chưa đến mức xử lý hình sự hoặc khi đã được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự thì người đưa hối lộ vẫn có thể bị xử lý hành chính theo các luật chuyên ngành, các văn bản pháp lý chuyên ngành về xử lý hành chính đã có quy định." - Luật sư Nguyễn Văn Hưng cho biết thêm.

Chủ Đề