Top đặc điểm của thuế giá trị gia tăng năm 2022

25 Tháng Năm, 2022

Vào ngày 28/01 vừa qua, Chính phủ đã trực tiếp ban hành Nghị định 15/2022/NĐ-CP về việc miễn giảm thuế GTGT theo Nghị quyết 43/2022/QH15. Đây là chủ đề đang được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm nhất hiện nay. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ điểm danh qua một số đặc điểm nổi bật tại Nghị định 15 này.

1. Thuế giá trị gia tăng là gì?

Thuế giá trị gia tăng [GTGT] hay còn gọi là VAT, được nghiên cứu ra vào năm 1954 từ chuyên gia Maurice Lauré - một nhà kinh tế học người Pháp. Khi đó ông đang giữ chức vụ là giám đốc cơ quan thuế của nước Pháp, có tên gọi là taxe sur la valeur ajoutée. Vào ngày 10/4/1954, loại thuế này bắt đầu được đưa vào áp dụng cho các doanh nghiệp lớn, sau đó mở rộng đến tất cả các bộ phận kinh tế.

Tại Việt Nam, thuế giá trị gia tăng được hiểu là một loại thuế gián thu, được thu trên khoản giá trị tăng thêm của các hàng hóa và dịch vụ. Loại thuế này được phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông, tiêu dùng... sau đó nộp lại vào ngân sách Nhà nước theo mức độ tiêu thụ. Chính vì vậy, VAT thường được gọi là thuế doanh thu.

2. Vai trò của thuế GTGT

Có thể nói thuế giá trị gia tăng đóng vai trò vô cùng quan trọng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và nguồn thu ngân sách của nhà nước hiện nay. Cụ thể:

  • Thuế GTGT giúp nhà nước tạo ra được nguồn thu lớn và ngân sách ổn định. Từ đó mang lại nhiều cống hiến cho sự phát triển của xã hội.
  • Nhờ có thuế GTGT mà các cơ quan, tổ chức có thể quản lý các loại thuế trực thu một cách đơn giản và tiết kiệm được nhiều thời gian.
  • Các mặt hàng xuất khẩu không cần đóng thuế GTGT mà còn được khấu trừ hoặc hoàn lại số thuế GTGT. Từ đó giúp hạ giá thành sản phẩm và tạo điều kiện thuận lợi cho việc cạnh tranh hàng xuất khẩu với thị trường thế giới.
  • Việc thu thuế GTGT giúp tránh tình trạng thất thu thuế, đồng nghĩa với việc giúp người mua và người bán không thể trốn lậu thuế.
  • Giúp nâng cao tinh thần tự giác trong việc tuân thủ và thực hiện nghĩa vụ của người nộp thuế. 
  • Đối với việc khấu trừ thuế đã nộp ở đầu vào còn giúp cho đất nước thực hiện chính sách hiện đại hóa - chuyên môn hóa sản xuất và tăng cường đầu tư trang thiết bị mới để làm hạ giá thành sản phẩm.

3. Liệt kê các đối tượng phải chịu thuế GTGT

Giờ đây các đối tượng phải chịu nộp thuế GTGT theo quy định ban hành bao gồm: Các tổ chức sản xuất và kinh doanh hàng hóa; các cá nhân sản xuất, dịch vụ chịu thuế và các tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế.

3.1. Tổng hợp các tổ chức sản xuất & kinh doanh hàng hóa - dịch vụ

  • Các doanh nghiệp tư nhân
  • Các doanh nghiệp nước ngoài
  • Tổ chức/ Công ty nước ngoài hoạt động kinh doanh trên địa bàn Việt Nam.
  • Công ty/ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc hợp tác kinh doanh theo các điều khoản của Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam.
  • Công ty cổ phần
  • Các công ty trách nhiệm hữu hạn
  • Hợp tác xã
  • Tổ hợp tác
  • Tổ chức xã hội
  • Tổ chức chính trị
  • Đơn vị vũ trang nhân dân
  • Cùng một vài các đơn vị sự nghiệp khác.

3.2. Tổng hợp các cá nhân sản xuất & kinh doanh hàng hóa - dịch vụ

  • Các cá nhân hoạt động việc kinh doanh độc lập.
  • Hộ gia đình hợp tác kinh doanh với nhau nhưng không hình thành pháp nhân kinh doanh.

4. Chính sách miễn giảm thuế GTGT năm 2022

Căn cứ vào Nghị quyết 15/2022/NĐ-CP được Chính phủ ban hành vào ngày 28/01/2022 vừa qua, có một số điểm nổi bật được tóm tắt ngay dưới đây.

4.1. Tổng hợp các nhóm hàng hóa - dịch vụ được miễn giảm thuế GTGT

Hiện nay, các nhóm hàng hóa - dịch vụ vẫn đang được áp dụng với mức thuế suất là 10%, ngoại trừ các loại hàng hóa và dịch vụ dưới đây, bao gồm:

  • Bảo hiểm, viễn thông, ngân hàng, chứng khoán, kinh doanh bất động sản, các hoạt động tài chính, dầu mỏ tinh chế, các sản phẩm hóa chất, kim loại,... được thể hiện chi tiết ở Phụ lục I được ban hành và đính kèm tại Nghị định 15/2022/NĐ-CP.
  • Các loại sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được thể hiện chi tiết ở Phụ lục II được ban hành và đính kèm tại Nghị định 15/2022/NĐ-CP.
  • Công nghệ thông tin theo pháp luật về CNTT được thể hiện chi tiết ở Phụ lục III được ban hành và đính kèm tại Nghị định 15/2022/NĐ-CP.
  • Dựa vào Nghị định 15/2022/NĐ-CP được ban hành ở trên thì việc giảm thuế giá trị gia tăng cho các loại hàng hóa - dịch vụ quy định trên được áp dụng cho toàn bộ các khâu nhập khẩu, gia công, sản xuất và kinh doanh thương mại.
  • Với các mặt hàng khai thác than bán ra, bao gồm cả việc khai thác than sau đó qua sàng tuyển, hay phân loại theo quy trình khép kín mới bán ra đều thuộc đối tượng miễn giảm thuế giá trị gia tăng.
  • Cuối cùng, đối với các loại hàng hóa - dịch vụ được liệt kê tại Phụ lục I, II và III được ban hành và đính kèm tại Nghị định 15/2022/NĐ-CP sẽ thuộc vào nhóm đối tượng không chịu thuế GTGT. Hoặc đối tượng chịu thuế GTGT là 5% theo quy định của luật thuế GTGT. Từ đó sẽ phải thực hiện theo quy định đó và không được miễn giảm thuế GTGT.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách khai báo thuế lần đầu.

4.2. Quy định về mức giảm GTGT

Theo Nghị định 15 được Chính phủ ban hành, mức giảm áp dụng cho các đối tượng được áp dụng như sau:

  • Đối với các cơ sở kinh doanh sẽ được tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ là 8% đối với hàng hóa - dịch vụ quy định ở trên.
  • Đối với các cơ sở kinh doanh [bao gồm hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh] được tính thuế GTGT theo tỷ lệ % trên doanh thu được giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT khi thực hiện xuất hóa đơn với hàng hóa - dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng theo quy định trên.

Theo nghị định 15 đã nêu rõ, đối với các cơ sở kinh doanh bắt buộc phải nộp hóa đơn riêng của hàng hóa - dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng. Nếu cơ sở kinh doanh không lập hóa đơn riêng cho hàng hóa - dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng thì sẽ không được giảm thuế giá trị gia tăng.

Trong trường hợp cơ sở kinh doanh đã lên hóa đơn và thực hiện kê khai theo mức thuế hoặc mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng chưa được miễn giảm theo quy định tại Nghị định 15/2022/NĐ-CP thì yêu cầu người bán hàng và người mua phải thực hiện lập biên bản hoặc tiến hành thỏa thuận bằng văn bản. Trong đó nội dung của văn bản phải được ghi rõ sai sót và người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót. Sau đó bàn giao hóa đơn điều chỉnh cho người mua hàng. Dựa vào hóa đơn điều chỉnh thì người bán phải kê khai điều chỉnh thuế đầu ra và người mua hàng phải thực hiện kê khai điều chỉnh thuế đầu vào [nếu có].

Và nếu trong trường hợp các đơn vị kinh doanh hàng hóa - dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng đã được phát hành hóa đơn đặt in dưới hình thức vé có in sẵn mệnh giá chưa được sử dụng hết [nếu có], nhưng vẫn còn nhu cầu tiếp tục muốn sử dụng, thì đòi hỏi các cơ sở kinh doanh cần thực hiện đóng dấu theo giá đã giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng, hoặc giá đã giảm 20% trên mức tỷ lệ % bên cạnh tiêu thức giá in sẵn để tiếp tục sử dụng.

Bài viết trên đây đã cập nhật đến bạn về chính sách miễn giảm thuế GTGT theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP do Chính phủ ban hành. Hy vọng qua bài viết này có thể giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về thuế giá trị gia tăng, chính sách và quy định về các mức thuế đang được ban hành hiện nay.

>>> Có thể bạn quan tâm:

1. BRAVO ERP – Phần mềm quản trị doanh nghiệp hiệu quả và tối ưu nhất 2022.

2. TOP 3 phần mềm CRM miễn phí cho người dùng hiện nay.

Gia hạn thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp quý I, quý II/2022

Đối tượng được gia hạn gồm:

1- Doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân hoạt động sản xuất trong các ngành kinh tế sau:

a] Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;

b] Sản xuất, chế biến thực phẩm; dệt; sản xuất trang phục; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa [trừ giường, tủ, bàn, ghế]; sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác; sản xuất kim loại; gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học; sản xuất ô tô và xe có động cơ khác; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế;

c] Xây dựng;

d] Hoạt động xuất bản; hoạt động điện ảnh, sản xuất chương trình truyền hình, ghi âm và xuất bản âm nhạc;

đ] Khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên [không gia hạn đối với thuế thu nhập doanh nghiệp của dầu thô, condensate, khí thiên nhiên thu theo hiệp định, hợp đồng];

e] Sản xuất đồ uống; in, sao chép bản ghi các loại; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn [trừ máy móc, thiết bị]; sản xuất mô tô, xe máy; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị;

g] Thoát nước và xử lý nước thải.

2- Doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân hoạt động kinh doanh trong các ngành kinh tế sau:

a] Vận tải kho bãi; dịch vụ lưu trú và ăn uống; giáo dục và đào tạo; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội; hoạt động kinh doanh bất động sản;

b] Hoạt động dịch vụ lao động và việc làm; hoạt động của các đại lý du lịch, kinh doanh tua du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch;

c] Hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải trí; hoạt động của thư viện, lưu trữ, bảo tàng và các hoạt động văn hóa khác; hoạt động thể thao, vui chơi giải trí; hoạt động chiếu phim;

d] Hoạt động phát thanh, truyền hình; lập trình máy vi tính, dịch vụ tư vấn và các hoạt động khác liên quan đến máy vi tính; hoạt động dịch vụ thông tin;

đ] Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai khoáng.

3- Doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân hoạt động sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển; sản phẩm cơ khí trọng điểm.

4- Doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ được xác định theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 và Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

5- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện các giải pháp hỗ trợ khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân chịu ảnh hưởng do dịch COVID-19 theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Ngành kinh tế, lĩnh vực của doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh quy định tại [1], [2], [3] nêu trên là ngành, lĩnh vực mà doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có hoạt động sản xuất, kinh doanh và phát sinh doanh thu trong năm 2021 hoặc 2022.

Gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế giá trị gia tăng phát sinh phải nộp

Nghị định quy định gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất.

Cụ thể, đối với thuế giá trị gia tăng [trừ thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu], gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế giá trị gia tăng phát sinh phải nộp [bao gồm cả số thuế phân bổ cho các địa phương cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính, số thuế nộp theo từng lần phát sinh] của kỳ tính thuế từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2022 [đối với trường hợp kê khai thuế giá trị gia tăng theo tháng] và kỳ tính thuế quý I, quý II năm 2022 [đối với trường hợp kê khai thuế giá trị gia tăng theo quý] của các doanh nghiệp, tổ chức. Thời gian gia hạn là 06 tháng đối với số thuế giá trị gia tăng từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2022 và quý I năm 2022, thời gian gia hạn là 05 tháng đối với số thuế giá trị gia tăng của tháng 6 năm 2022 và quý II năm 2022, thời gian gia hạn là 04 tháng đối với số thuế giá trị gia tăng của tháng 7 năm 2022, thời gian gia hạn là 03 tháng đối với số thuế giá trị gia tăng của tháng 8 năm 2022. Thời gian gia hạn được tính từ ngày kết thúc thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Trường hợp người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế được gia hạn dẫn đến làm tăng số thuế giá trị gia tăng phải nộp và gửi đến cơ quan thuế trước khi hết thời hạn nộp thuế được gia hạn thì số thuế được gia hạn bao gồm cả số thuế phải nộp tăng thêm do khai bổ sung.

Các doanh nghiệp, tổ chức thuộc đối tượng được gia hạn thực hiện kê khai, nộp Tờ khai thuế giá trị gia tăng tháng, quý theo quy định của pháp luật hiện hành, nhưng chưa phải nộp số thuế giá trị gia tăng phải nộp phát sinh trên Tờ khai thuế giá trị gia tăng đã kê khai. Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng của tháng, quý được gia hạn như sau:

- Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng của kỳ tính thuế tháng 3 năm 2022 chậm nhất là ngày 20 tháng 10 năm 2022.

- Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng của kỳ tính thuế tháng 4 năm 2022 chậm nhất là ngày 20 tháng 11 năm 2022.

- Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng của kỳ tính thuế tháng 5 năm 2022 chậm nhất là ngày 20 tháng 12 năm 2022.

- Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng của kỳ tính thuế tháng 6 năm 2022 chậm nhất là ngày 20 tháng 12 năm 2022.

- Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng của kỳ tính thuế tháng 7 năm 2022 chậm nhất là ngày 20 tháng 12 năm 2022.

- Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng của kỳ tính thuế tháng 8 năm 2022 chậm nhất là ngày 20 tháng 12 năm 2022.

- Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng của kỳ tính thuế quý I năm 2022 chậm nhất là ngày 30 tháng 10 năm 2022.

- Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng của kỳ tính thuế quý II năm 2022 chậm nhất là ngày 31 tháng 12 năm 2022.

Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức có các chi nhánh, đơn vị trực thuộc thực hiện khai thuế giá trị gia tăng riêng với cơ quan thuế quản lý trực tiếp của chi nhánh, đơn vị trực thuộc thì các chi nhánh, đơn vị trực thuộc cũng thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng. Trường hợp chi nhánh, đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp, tổ chức tại [1], [2], [3] nêu trên không có hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc ngành kinh tế, lĩnh vực được gia hạn thì chi nhánh, đơn vị trực thuộc không thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng.

Gia hạn thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp quý I, quý II/2022

Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp, gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp của quý I, quý II kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2022 của doanh nghiệp, tổ chức thuộc đối tượng được quy định nêu trên. Thời gian gia hạn là 03 tháng, kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức có các chi nhánh, đơn vị trực thuộc thực hiện khai thuế thu nhập doanh nghiệp riêng với cơ quan thuế quản lý trực tiếp của chi nhánh, đơn vị trực thuộc thì các chi nhánh, đơn vị trực thuộc cũng thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Trường hợp chi nhánh, đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp, tổ chức tại [1], [2], [3] nêu trên không có hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc ngành kinh tế, lĩnh vực được gia hạn thì chi nhánh, đơn vị trực thuộc không thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

Gia hạn thời hạn nộp tiền thuê đất đối với 50% số tiền thuê đất phát sinh phải nộp năm 2022

Đối với thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân đối với số tiền thuế phải nộp phát sinh năm 2022 của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh hoạt động trong các ngành kinh tế, lĩnh vực quy định tại [1], [2], [3] nêu trên. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thực hiện nộp số tiền thuế được gia hạn chậm nhất là ngày 30 tháng 12 năm 2022.

Gia hạn thời hạn nộp tiền thuê đất đối với 50% số tiền thuê đất phát sinh phải nộp năm 2022 của doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh cá nhân thuộc đối tượng quy định đang được Nhà nước cho thuê đất trực tiếp theo Quyết định hoặc Hợp đồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dưới hình thức trả tiền thuê đất hàng năm. Thời gian gia hạn là 06 tháng kể từ ngày 31/5/2022 đến ngày 30/11/2022.

Quy định này áp dụng cho cả trường hợp doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân có nhiều Quyết định, Hợp đồng thuê đất trực tiếp của nhà nước và có nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh khác nhau trong đó có ngành kinh tế, lĩnh vực quy định tại [1], [2], [3] và [5] nêu trên.

Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có hoạt động sản xuất, kinh doanh nhiều ngành kinh tế khác nhau trong đó có ngành kinh tế, lĩnh vực quy định thì: doanh nghiệp, tổ chức được gia hạn toàn bộ số thuế giá trị gia tăng, số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp; hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được gia hạn toàn bộ thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân phải nộp theo hướng dẫn tại Nghị định này.

Trường hợp ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế được gia hạn trùng với ngày nghỉ theo quy định thì ngày cuối cùng của thời hạn được tính là ngày làm việc tiếp theo của ngày nghỉ đó.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 28/5/2022 đến hết ngày 31/12/2022.  


Video liên quan

Chủ Đề